Trải qua bao nhiêu tang thương biến đổi, người dân Chàm hiện hợp thành một khối thiểu số công dân Việt Nam, sống tập trung tại những thông ấp riêng, rải rác ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Châu Đốc,….
Như mọi dân tộc khác, người dân Chàm có một nguồn gốc, một lịch sử đấu tranh, một nền văn hóa.
Tuy nhiên, khung cảnh cũ không còn nữa.
Vương quốc Champha tức Chiêm Thành, ngày nay chỉ còn là một thứ hư ảnh bị chôn sau trong một quá khứ phủ phàng.
Một số di tích mà phần lớn là những đền tháp điêu tàn còn lưu lại trên mảnh đất cũ, thuộc miền Trung Việt Nam, bây giờ chỉ còn là chút dấu vết oai hùng của các bậc tiền nhân một thời oanh liệt.
Hoạn nạn dồn dập đã tàn phá đất Chàm, không còn để một cái gì nguyên vẹn, ngay cả con người.
Cho đến mãi những năm gần đây, một số chuyên viên cổ học, sử gia Tây Phương, do nhu cầu của bộ máy thống trị, mới hợp lực ra công khai quật, làm sống lại – ít nữa cũng một phần trong sách vở – những điều vẫn tưởng đã bị vùi chôn dưới lớp đất.
Từ những khám phá lẻ tẻ về cổ học của H. Parmentier, P. Pelliot, M. Colani, L. Finot…, các tác giả như G. Maspero, G. Coedes, J. Leuba… đã lần hồi giả thiết gây dựng lại được các sử kiện lịch sử Champa sau khi đã so chiếu tài liệu, thỏa hiệp xác định các niên hiệu cùng các vị trí các thành phố cũ của người Chàm.
Những công trình khảo cứu kể trên hầu hết đều viết bằng Pháp ngữ, một số đăng trong các tập Excursions et Reconnaissanes, trong các tập kỷ yếu của trường Viễn Đông Bác Cổ v.v…, được lưu giữ một ít tại Viện Khảo Cổ, Viện Bảo Tàng, Thư Viện…, tức những nơi mà những ai ở Sài Gòn hoặc phải có chút vốn liếng Pháp ngữ mới có thể lui tới tìm đọc.
Không nói đến các hàng sách, mà ngay tại Thư Viện Quốc Gia chẳng hạn, mặc dù phiếu sách vẫn còn đó, dường như người ta không còn tìm đâu ra được quyển La Royaume de Champa của G. Maspero hay Un Royaume disparu của J. Leuba…, để mà hiểu người Chàm.
Lịch sử Chàm do đó không được nhiều người biết đến một cách cặn kẽ, và qua mười mấy thể kỷ lập quốc, rồi lớn mạnh, rồi suy vong của Vương Quốc Chàm, họa chăng người ta chỉ còn nhớ đến hình ảnh mù mờ của một Chế Bồng Nga vũ dũng, hoặc là câu chuyện tình của một Huyền Trân Công Chúa, từ Đại Việt được đưa sang đất Chàm…
Người ta cũng không lấy gì ngạc nhiên khi ngay cả thế hệ thanh niên Chàm mới trưởng thành sau này, mang tiếng là gốc Chàm, thì cũng chẳng biết đưa ra một cái gì đáng kể, ngoài những câu chuyện cổ, ngày càng nặng chi tiết hoang đường, do các bô lão kể lại.
Hơn một lần, chúng tôi đã phải băn khoăn trước câu hỏi ngay tình của các bạn thân, vì không biết đáp sao cho gọn trước những thành tích sáng tạo vĩ đại của người xưa, khi mà mình vẫn là người Chàm, nhưng xưa nay cách biệt nhau ngàn trùng.
Vì những lý lẽ đó, những điều trình bày ở những trang sau đây xin được tiếp nhận như tiêu biểu một thiện chí, một tấm lòng của một thanh niên Chàm, tự đặt mình vào một lãnh vực không thuộc chuyên môn của mình, thử lần bước đi tìm nguồn, để một phần nào, nói lên ý nghĩa của một danh từ Chàm gây thông cảm, trong hoàn cảnh hiện tại.
Tập sách nhỏ này, đúng ra, chỉ là kết quả của việc sưu tầm, đối chiếu và tổng hợp các tài liệu Pháp ngữ, diễn dịch ra Việt ngữ, về những sự kiện lích sử Chàm, với mục đích chánh yếu tìm hiểu cùng để nhiều người biết những gì đã được các nhà cổ hộc, sử gia soi sáng và trong khi chưa có sách Việt bàn đến.
Trong muôn và sự việc đã xảy ra và đã được ghi lại, dầu dưới hình thức nào, chỉ có những sự thực khách quan mới có giá trị vĩnh cửu.
Chúng tôi mong và tin rằng các bậc cao minh sẽ vui lòng giúp bổ chính những thiếu sót cũng những lỗi lầm của tập sách này. Xin đa tạ.
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏