📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[PDF] HẢI NGOẠI KỶ SỰ (1963) (TƯ LIỆU QUÝ VỀ CHỦ QUYỀN ĐẠI VIỆT) - THÍCH ĐẠI SÁN - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ


“Hải ngoại kỷ sự” có giá trị nhiều mặt chứ không chỉ riêng vấn đề chủ quyền biển đảo. Hòa thượng Thích Đại Sán (1633 – 1705) là một nhà bác học lớn, một trí thức lớn có tầm bao quát rất rộng khi sang Phú Xuân (thành phố Huế ngày nay), theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu, đã ghi chép lại khách quan, trung thực những điều tai nghe, mắt thấy trong thời gian lưu lại Việt Nam.

Theo các tư liệu lịch sử trong nước ghi chép còn lưu lại được, đầu thế kỷ 17, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã đặt ra Hải đội Hoàng Sa, trong đó lấy 70 người dân ở đảo Sa Kỳ (Lý Sơn) hàng năm ra Hoàng Sa – Trường Sa để thu lượm hải vật mang về.

Thực tế, đây là hoạt động thực thi chủ quyền, trấn giữ biển Đông, bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài. Điều này tư liệu của Việt Nam ghi chép khá rõ, đặc biệt tư liệu ở Sa Kỳ (Lý Sơn) rất tỉ mỉ. Do ảnh hưởng của Hải đội Hoàng Sa khá lớn cho nên được nhiều người nước ngoài đến Việt Nam ghi chép lại. Trong đó có Hòa thượng Thích Đại Sán.

“Hải ngoại kỷ sự” chép như sau: “…những cồn cát nằm thẳng bờ biển, chạy dài từ đông bắc qua tây nam; động cao dựng đứng như vách tường, bãi thấp cũng ngang mặt nước biển; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là “Vạn Lý Trường Sa” […] Thời Quốc vương trước, hằng năm sai thuyền “điến xá” (thuyền đánh cá của ngư dân – PV) đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tất vào” (tr. 182 – 183).

Như vậy, chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được ghi lại bằng tư liệu trong nước mà còn bằng cả tư liệu của người nước ngoài, cụ thể ở đây là Hòa thượng Thích Đại Sán, sang Việt Nam đời vua Khang Hy nhà Thanh.





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét