Quốc sử di biên ghi chép các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802-1847, trải qua các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, kiến chế, ngoại giao, xã hội, tập tục... Ngoài ra, sách còn chép khá tường tận về các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Tuệ Tĩnh, Hà Tông Quyền... Có nhiều chuyện nằm bên ngoài quốc sử triều đình Đại Nam thực lục, nên rất có giá trị nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa, bản thân tác giả từng phục vụ trong nội các triều đình, từng giữ chức "Thị giảng ở Viện Tập hiền và Kinh diên khởi cư trú" nên rất am hiểu về các sự việc trong nội bộ triều Nguyễn, do đó, càng làm tăng thêm mức độ tin cậy của quyển sách này. Trong sách, Phan Thúc Trực ghi chú nhiều chỗ, liên quan đến các sự thật lịch sử.
"Quốc sử di biên" tên đầy đủ là Đỉnh tập Quốc sử di biên, là một quyển sử tư nhân, viết theo lối Hán văn cổ, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử của triều đình còn bỏ sót hoặc đề cập chưa chính xác. Sách được Phan Thúc Trực viết vào thời nhà Nguyễn. Học giả Trần Kinh Hoà - chuyên gia nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Hoa kiều của Đài Loan - cho rằng, sách này do Phan Thúc Trực viết trong thời gian phụng lệnh Tự Đức đi thu thập văn thư Bắc Kỳ năm 1851.
Tác giả Nguyễn Quang Thắng, trong quyển Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cho rằng, Quốc sử di biên được viết vào thời Thiệu Trị (1840 - 1847). Sách ghi chép các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802 - 1847, trải qua các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị; đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, kiến chế, ngoại giao, xã hội, tập tục... Trong đó có nhiều chuyện nằm bên ngoài quốc sử triều đình là quyển Đại Nam thực lục, nên rất có giá trị nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa, bản thân tác giả từng phục vụ trong nội các triều đình, từng giữ chức Thị giảng ở Viện Tập hiền, nên rất am hiểu về các sự việc trong nội bộ triều Nguyễn, do đó, càng làm tăng thêm mức độ tin cậy của quyển sách này.
Nội dung Quốc sử di biên chia làm 3 tập: Thượng, Trung, Hạ. Ba tập đều chép lên đầu mỗi tập câu Quốc triều Đại Nam kỷ, hoặc Đại Nam kỷ.
Tập Thượng đầu tiên nêu “Tham bổ ngọc phả đế hệ" chép họ tên và chức vụ 15 người tổ tiên trước Nguyễn Hoàng và giản sử của Hoàng khảo Hiếu Khang hoàng đế (thân phụ Thế Tổ), rồi sau bắt đầu thuật những việc trọng đại dưới triều Thế Tổ Cao Hoàng đế từ Nhâm Tuất đến Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Ất Mão năm thứ 18 (1819). Cuối tập có tham bổ phụ bài “Thế Tổ tế Tổng hậu”. Tập Thượng này gồm 94 tờ, mỗi tờ 18 dòng, mỗi dòng đủ 20 chữ.
Tập Trung, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Minh Mệnh, Thánh tổ Nhân hoàng đế khoảng từ Canh Thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất (1820) đến Canh Tý năm thứ 21 (1840). Cuối tập có phụ lục: tham bổ Ngoại truyện (dẫn Trần - Lê ngoại truyện) ; chiếu dụ và bia ký, bổ dật triều Gia Long và triều Minh Mệnh; các điều trong mục lục "Minh Mệnh chính yếu"; việc tổng trấn truyền cấm hào dân nhân lễ Đại khánh năm Đinh Hợi (1827) thượng dụ ngày tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 8; thơ của Đặng Văn Khải tỉnh Bình Thuận (nghĩa thơ văn có liên quan về đường biển Nam Dương); tập thơ "Phong trúc" của Ngô Thế Lân; bản tên các tông, huyện, phủ thuộc các tỉnh Bắc Kỳ; thời khắc ngày đêm theo mặt trời mọc, lặn; bài biểu của Nguyễn Văn Thành (quận Thành) về luật lệ; những câu đối hay của các quan trong những năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ; tình hình tỉnh Cao Miên cuối đời Minh Mệnh; thơ "Đa nam ngự chế" và thơ "Bình đài" của vua làm ; cuối cùng là mấy lời về Lê Văn Khôi. Cả tập cộng 212 tờ.
Tập Hạ, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Thiệu Trị Hiến tố Chương hoàng đế từ Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến Đinh Mùi, năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Cuối tập có phụ: tham bổ Ngoại truyện, việc lục tuyên khoa năm Bính Ngọ (1846). Tên các cung, điện, đài các, đường lâu của hoàng gia tại Kinh thành Thuận Hóa, danh sách những người đô thi Đình khoa Giáp Thìn (1844), đầu đề văn sách khoa Đinh Mùi (1847) và danh sách những người đỗ thi Đình khoa ấy, tờ chiếu phong Hoàng thái tử năm Gia Long thứ 15 (1816); tên những người trong hoàng tộc được phong năm Gia Long thứ 16 (1817); tên các con trưởng công thân được phong năm Gia Long; bảng đỗ thi Đình năm Nhâm Dần (1842); mục lục ngự chế thi văn của vua Thiệu Trị,...
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏