📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[PDF] CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG - NGÔ THẾ VINH - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ


Con sông Mekong như mạch sống đã và đang ngày một gắn bó với tương lai vận mệnh của các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam lại là quốc gia cuối nguồn. Đã qua rồi thời kỳ hoang dã của con sông dài 4200 cây số chảy qua lãnh thổ của bảy nước_ kể cả Tây Tạng, mà ngót một nửa chiều dài là chảy trên lãnh thổ Trung Quốc. Không phải chờ tới khi người Tây Phương tới khai sinh đặt tên sông Mekong – vẫn có con sông hùng vĩ từ bao nghìn năm rồi. Do con sông chảy qua những vùng dân cư nói bằng nhiều ngôn ngữ nên đã có nhiều tên gọi khác nhau. Người Tây Tạng gọi tên là Dza Chu – nước của đá, tới Trung Hoa con sông mang tên Lan Thương Giang – con sông xanh cuộn sóng; xuống tới Thái Lào con sông lại có tên Mea Nam Khong – con sông mẹ, tới Cam Bốt có tên riêng Tonle Thom – con sông lớn, tới Việt Nam con sông đổ ra chín cửa như chín con rồng nên có tên Cửu Long.

Riêng tên sông Mekong được giới ngoại giao Tây Phương lúc đó là Anh và Pháp chấp nhận trên bản đồ, có lẽ bắt nguồn từ một tên gốc Thái theo cách phiên âm của người Bồ Đào Nha thành tên gọi Mekong – có ý nghĩa thơ mộng là “ mẹ của các con suối.” Từ thế kỷ đầu tiên của dương lịch, đã có một nền văn minh Ốc Eo nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Thế kỷ 12, đoàn chiến thuyền dũng mãnh của vương quốc Champa đã vượt sông Mekong xâm lăng tàn phá kinh đô Angkor Khmer. Thế kỷ 13, Marco Polo cũng đã vượt qua sông Mekong ngả 10 cửu long cạn dòng Vân Nam để ra khỏi Trung Hoa. Cũng khoảng thời gian này, Châu Đại Quán nhà hải hành Trung Hoa từ Biển Đông ngược dòng sông Mekong lên Biển Hồ tới thăm Angkor viết thiên hồi ký kỳ thú về chuyến đi này.

Thế kỷ 19, Henri Mouhot nhà sinh vật Pháp cũng đã tới với con sông Mekong và tái phát hiện khu đền đài Angkor. Ở Sài Gòn cho dù Pháp đã thiết lập được nền bảo hộ, cuộc sống những người Pháp ở đây đã chẳng sáng sủa gì, họ bất mãn về giá trị thương mại của thuộc địa Nam Kỳ nên bắt đầu quan tâm tới con sông Mekong. Đã có những cuộc thảo luận về điều mà họ gọi là “ý tưởng lớn ” – người khởi xướng là Francis Garnier mới 24 tuổi đang giữ chức vụ Đô Trưởng Chợ Lớn. Garnier không chỉ đam mê với các cuộc phiêu lưu tới “những vùng đất chưa biết” mà còn có niềm tin rằng “một quốc gia_ như nước Pháp, mà không có thuộc địa là một quốc gia chết.” Và kết quả là sự hình thành một đoàn thám hiểm gồm sáu người, tuổi trẻ rạng rỡ và có học thức, sống giữa thế kỷ 19 của chịu đựng và khắc kỷ. Họ đã khởi hành từ Sài Gòn trong bước đầu của cuộc hành trình đầy ắp lạc quan tới thủ đô Nam Vang. Nhưng rồi chuyến đi kéo dài ròng rã 2 năm (1866-1868) với vô số những khó khăn trở ngại không lường được ở phía trước. Chuyến đi hào hùng nhưng bi thảm, kết thúc bằng cái chết của người trưởng đoàn khi đặt chân tới cửa ngõ Vân Nam, họ chưa biết được đâu là đầu nguồn của con sông Mekong nhưng cũng để thấy rằng con sông ấy đã không thể là thủy lộ giao thương với Trung Hoa.

Ba mươi năm sau (1894), một đoàn thám hiểm Pháp khác do Dutreuil de Rhins cùng bạn đồng hành J-F Grenard rời Paris đi Nga rồi sang Trung Quốc theo con Đường Tơ Lụa vào được cao nguyên Tây Tạng. Họ được coi như đã tới gần nguồn nhất của con sông Mekong nhưng định mệnh dành cho Dutreuil de Rhins thật bi thảm, ông bị các dân làng Khamba bắn chết. Riêng Grenard sống sót về tới Paris, tuyên bố đã tìm ra thực nguồn con sông Mekong nhưng đã không đưa ra được chi tiết chính xác nào.






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét