📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.8 - KINH DỊCH - KINH VIỆT | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Chúng ta đã manh nha biết được một phần nào đó về cội nguồn lịch sử của Dân Tộc Việt Nam qua tiếng vọng của Dao Cầm.


Và trong loạt ký sự tiếp theo với chủ đề là Kinh Dịch. Một lạc thư, vốn lạc mạch và đang tìm về lạc chủ! Đó chính là cái lý của sự "quy hồi", hoàn toàn đồng nghĩa với hai từ; Thần Quy! (theo một cách hiểu nào đó, tùy thuộc tư duy độc giả).

"Thương thay thân phận con rùa
Xuống đình cõng hạc, lên chùa đội bia" !.

Tiếng vọng ca dao với âm thanh bi ai từ giống nòi Thần Quy! Câu thơ ca này đã vang vọng, xuyên rách bao trang sử khuất trong dạ trường tăm tối suốt ngàn năm. Ở đây tôi chỉ tạm bàn lướt qua như là... Xuống đình là nơi vốn chỉ thờ Thần, lại có vẻ cõng Hạc nơi Tiên cõi! Lên chùa là chốn để cúng Phật, lại ra chiều đội bia chốn trần tục!!. Bởi bia ấy vốn chỉ để ghi danh tiến sĩ mà thôi! Thiên tượng mong mặc định cho những thế hệ tương lai... nào đó (!?). Nếu thuộc dòng dõi Thần Quy, mong một ngày; Cái học con cháu đủ rộng, để minh oan cho tổ tiên trong quá khứ phải chịu nhiều oan khốc muôn đời vạn kiếp qua. Vậy mà biết bao thế hệ tiếp nối thế hệ... Có may mắn tránh được bia đá ngàn năm dãi dầu cùng năm tháng, cũng khó tránh được bia miệng trăm năm của Nguyễn Khuyến mà trơ theo với thời gian?! Những tiến sĩ giấy, tiến sĩ đá đó. Dù muốn dù không, cũng đành hóa thoái sĩ của ngày hôm qua mất cả rồi. Rất đỗi bi ai...

Và kẻ sĩ đương đại, có một vài ký sự giải bày như sau:

Hạt nhân cơ bản, hội đủ năng lượng yêu cầu..., gia tốc cho tham vọng của Hoàng Đế ngày đó dựa vào mà dám cả gan; Vuốt ngược vảy rồng dưới yết hầu của chiến thần Xi Vưu, chính là Kinh Dịch!
Ta phải biết Tiêu Khúc của chiến thần Xi Vưu ngày đó, dựa trên nền tảng của Tiêu Phổ là một phần của Kinh Dịch. Vì Liên Sơn Dịch chính là một áng thiên thư mà Tạo Hóa đã tạc trên mình của Thần Xi Vưu trong ngày thứ tư, khi Người thiết kế mô hình không gian vũ trụ tự nhiên.

Như tôi đã có từng diễn tả qua trong đoạn cuối của Dao Cầm. Lãng tử Xi Vưu thường ngao du trên toàn miền quá khứ hồng hoang đó, không phải chỉ ở "ao nhà" tại địa phương định xứ của dòng Dương Tử. Điều này phản ảnh trong một lần mà Xi Vưu đáo xứ muôn phương và xuống tắm trên dòng sông Hoàng Hà. Phục Hy đã "chép lại" được trên lưng của Xi Vưu bức đồ Liên Sơn đó.

Tôi cũng nhất thiết phác họa, lưu thêm nét ý, chúng ta cùng nghị lãm:

Bức họa của thuở hồng hoang có nét, vẻ như thế này... Các bộ tộc nguyên thủy thường tìm nhau chốn ban sơ bằng những âm thanh của những tiếng hú dài gọi nhau. Về lâu sau, tiếng gọi của bộ tộc Phục Hy phát triển thành tiếng Tù Và, được thiết kế từ sừng trâu. Tiếng gọi của bộ tộc Xi Vưu vốn có tiếng Tù Và đã chế tác bằng vỏ ốc của biển cả. Tiếng gọi của bộ tộc Hoàng Đế lại là tiếng được tạo ra từ khúc tre và gọi là Tiêu Khúc! Ba "âm cụ" này phản ảnh tính riêng biệt của văn hóa bản - sắc - thể của từng vùng miền khi đó. Cũng bởi tính phiêu du mà trong một lần ngang qua xứ Hữu Hùng. Lãng thần Xi Vưu đã trao đổi Tù Và ốc (Tiêu Ốc) với Tiêu Khúc của một dòng luân di trong bộ tộc Hoàng Đế. Cũng chính điều này mà Hoàng Đế phát hiện Xi Vưu xiêu hồn lạc phách trước tiếng đàn Dao Cầm của Tiên Huyền Nữ mà âm mưu bày kế nhốt Tiên Huyền Nữ. Rồi biến tiếng Dao Cầm thành chiến cụ chiêu dụ và hàng phục Xi Vưu trong trận Trác Lộc.

Thường thường..., khi ta mới tiếp cận Kinh Dịch. Luôn luôn, thể dụng đầu tiên được xem xét và ứng dụng phải là Y Học. Đây cũng chính là lĩnh vực duy nhất, mà thế nhân chúng ta ứng dụng được từ Kinh Dịch một cách nghiêm túc nhất, từ chính thể của Kinh Dịch. Chính vì nguyên do này mà ta thấy đến đời Thần Nông. Thần Nông chính là vị thầy thuốc khởi thủy của nhân loại, khi ông tiếp cận Kinh Dịch. Cổ sử còn ký dấu lưu trữ; Thần Nông đi thử thuốc, một ngày đã bị trúng độc 72 lần cả thảy!

Đến khi Hoàng Đế đánh chiếm bộ tộc này. Hoàng đế phát hiện những giá trị của Kinh Dịch đang được bộ tộc Thần Nông khai thác (Ta cũng sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi biết rằng Hoàng Đế lúc tiếp cận Kinh Dịch cũng lập tức làm ra bộ Hoàng Đế Nội Kinh ngay thôi). Kể từ đó, Hoàng Đế rắp tâm phải chiếm cho bằng được Kinh Dịch của Bộ Tộc Xi Vưu bằng mọi giá. Vì thế Kinh Dịch mới là nguyên nhân chính, khiến cho Hoàng Đế thôn tính Xi Vưu. Thế nhưng, nếu muốn thôn tính được Xi Vưu, đang là một Chiến Thần lẫy lừng khi đó. Hoàng Đế nhất định phải có được những điều kiện mà Hoàng Đế trước đó, đã âm thầm chiếm được từ Bộ tộc Cửu Lê như những gì trình bày tiếp đến là:

Xét riêng về bộ tộc của Tiên huyền Nữ. Nếu như ngày Tạo Hóa tạc cho Xi Vưu bộ Liên Sơn Dịch thì Người lại tác lập cho Tiên Huyền Nữ ở tộc Cửu Lê bộ Quy Tàng Dịch. Chính vì Hoàng Đế chiếm được sách lược Quy Tàng từ Tiên Huyền Nữ, nên mới dám ôm mộng thôn tính Xi Vưu. Ta có thể suy thấy điều này từ những trang sử hiếm hoi ngày đó còn rơi rớt lại như sự việc:

Một trong những sách lược quan trọng mà Hoàng Đế dụng để giao tranh cùng chiến thần Xi Vưu là 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư. Sử sách còn ghi lại là 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư này chính bởi Phong Hậu lập ra. Để Phong Hậu lập được 13 thiên đó, có nguyên nhân từ sách của Hoàng Đế đưa cho! Vậy Hoàng Đế từ đâu mà có được sách ấy?! Và sách ấy là sách gì? Lại ở đâu đó... Dưới lớp bụi dày của thời gian, lẫn khuất trong các dòng sử lẻ loi còn sót lại: Hoàng đế bảo rằng... Sách đó là của Cửu Thiên Huyền nữ tặng cho Hoàng Đế! Luận khảo đến giai đoạn này thì chúng ta không cần phải đặt câu hỏi Cửu Thiên Huyền Nữ là ai nữa rồi vậy. Mọi chứng cứ đã "lạy ông tôi ở bụi này" mất rồi. (Quả! Không hổ danh là con cháu của Tô Hiến Thành).

Cửu Thiên Huyền Nữ chính là Tiên Huyền Nữ, thủ lĩnh của bộ tộc Cửu Lê. Sao lại có chuyện Tiên Huyền Nữ lại đi "tặng" sách của mình cho kẻ thù để thôn tính chồng của mình cho được?! Thật khôi hài. Bởi đây chính là câu nói dối kỳ vĩ nhất trong khởi đầu lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên chính câu nói này lại là minh chứng không thể chối cãi được là Kinh Dịch vốn là của dân tộc Việt.

Như ta đã thấy; Kinh Dịch được ứng dụng thành - công - quả nhất, chính là Y học. Sau đến nữa là Quân sự. Ngoài 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của buổi ban đầu, còn có:
1. Thái ất Thần Kinh.
2. Kỳ môn Độn Giáp.
3. Lục Nhâm Đại Độn.

Và lĩnh vực cuối cùng đó chính là Phong Thủy. Phong Thủy ở đây là Phong Thủy đại cuộc. Là Thiên Đô, là xem thịnh suy của một dân tộc, tồn vong của một quốc gia. Không hề là dạng phong thủy cầu cơm bao giờ cả. Riêng về việc bói toán là phản ảnh đã bế tắc trong khả năng dụng Dịch rồi vậy. Bởi nó phản ảnh ở do sự không hiểu, ắt dẫn đến chiêm..., nghiệm..., suy..., diễn... vân vân và v.v... Tôi khẳng định; Kinh Dịch vốn không phải là sách để bói toán.

Ta xem xét kỹ càng lại cái gọi là "Thuyết Dịch". Trong đó mô tả Phục Hy đóng vai trò như một "quan sát viên". Đã quan sát "vật bị quan sát" là vạn vật trong quá khứ không - thời gian đó như sau:

"... Ngẩng lên xem tượng trời, cúi xuống xét thế đất... Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vạn vật... Và rồi Người chợt "nhìn thấy" trên lưng của con Long Mã có 55 dấu điểm trắng đen, liền "chép lại"!.

Ta thấy; Phục Hy đã photocoppy nguyên bản gốc có sẵn từ trên lưng của Long Mã chứ không phải tự làm ra như sự "cố nhận" xưa nay. Trong giai đoạn này (sau Hoàng Đế, tính từ Chuyên Húc cho tới đế Nghiêu), ta xét thấy sử vẫn thường hay tả về một tộc ở Phương Cấn hoặc Quỷ Phương. Đó chính là lãnh địa khởi nguồn khi xưa của Nước Xích Quỹ thuộc bộ tộc Xi Vưu. Liên Sơn dịch cũng thể hiện nguyên lý quẻ Cấn làm khởi đầu là vì thế. Sau dần, do chuyển vận lý khí của Càn Khôn, nên mới chuyển đến cung Tốn làm định xứ như hiện nay. Sử của Trung Quốc vẫn còn ghi chép lại sự việc; Trong giai đoạn ấy, có xảy ra việc khắp nơi truyền tai cho nhau rằng; Trời đã giao ấn trời cho bộ tộc đó nắm giữ! Vua Nghiêu đã sai Hy Thúc (một viên quan chuyên đo bóng mặt trời để làm lịch ngày ấy), sang xem xét và Hy Thúc sau đó đã lăn Trống Đồng của Bộ Tộc này về, báo rằng: Họ nói ấn trời được khắc trên này!? Không một ai hiểu trên trống đấy nói lên điều gì cả! Mãi khi Khổng Tử ra đời mới có thể hiểu nổi!!

Cũng trong thời Vua Nghiêu, có xảy ra nạn lụt hồng thủy. Tính từ Hoàng Đế truyền xuống mới có 4 đời. Cho nên Vua Nghiêu biết duy chỉ có dòng Bách Việt của tộc Xi Vưu mới có thể đủ khả năng trị thủy so với hai dòng tộc Hoàng Đế và Phục Hy. Bởi vì Kinh Dịch là di chỉ sách lược vốn là của họ. Vì thế ta mới thấy Vua Nghiêu liền sai ông Cốc, thuộc trong nhóm Bách Việt, đứng ra nhận trọng trách trị thủy là tất yếu. Ông Cốc thất bại, bị phạt chặt chân để răn đe. Liền sai ông Khí là con của ông Cốc, tiếp tục thay cha mà trị thủy. Ông Khí rồi cũng như cha mà lo việc trị thủy không xong. Vua Nghiêu cũng xử phạt bằng hình thức móc mắt.

Giai đoạn này thì ngôi Vua đã được truyền qua đời của Vua Thuấn. Vua Thuấn vốn có gốc từ dòng của bộ tộc Phục Hy. Cho nên dòng của Bộ tộc Hoàng Đế truyền đến đời của Vua Nghiêu là dứt. Vua Thuấn lại tiếp tục sai con của ông Khí là Đại Vũ phải nối đời của ông, cha của mình mà tiếp tục việc trị thủy. Thời điểm này có xảy ra một sự kiện là; Ông Ích, vốn thuộc dòng chính của Tiên Huyền Nữ được truyền di ấn trong nhóm Bách Việt. Biết Đại Vũ tuy là thuộc tộc Bách Việt nhưng do không được giữ di bảo truyền đời nên không thể trị thủy được. Vì tương thân cùng giọt máu đào nên đã tương trợ Đại Vũ mà trị thủy thành công ngày đó.

Nguyên do, ông Ích đã cùng Đại Vũ đã theo dấu Thần Quy để khơi sông về biển. Quy Tàng Dịch là ấn trời đã khắc bức đồ đó trên lưng của Tiên Huyền Nữ mà ra. Trong khi tướng tinh của Tiên Huyền nữ vốn lại là Huyền Vũ (Thần Kim Quy). Dựa theo bức đồ đó mà ông Ích và Đại Vũ dò theo dấu Thần Quy về biển cả (Vu Quy). Cũng nguyên cớ đó mà sử chép; Đại Vũ khi khai sông trị thủy, đã thấy Thần Quy nổi trên sông Lạc mà chép lại bức Hậu Thiên Đồ là từ nguyên cớ này vậy.

Do công trị thủy ngày đó, cho nên Vua Thuấn nhường ngôi kế tục cho Đại Vũ. Đại Vũ vốn lại là một trong nhóm Bách Việt ngày đó từ bộ tộc của Tam Miêu và Cửu Lê. Tuy nhiên do Đại Vũ biết được công này là từ ông Ích mà ra cả thôi. Nên Đại Vũ có ý truyền ngôi kế tục lại cho ông Ích. Thế nhưng con của Đại Vũ là Khải, đã vì cớ đó mà giết ông Ích để chiếm quyền nối ngôi nhà Hạ từ Vua Đại Vũ. Chính sự kiện này mới xảy ra việc ông Tiết, thuộc anh em họ của ông Ích, nổi lên diệt Nhà Hạ mà mở ra Nhà Thương về sau này. Và mãi cho tới khi Vũ Vương mở ra Nhà Chu. Cơ nghiệp này mới trở về với tộc của Hoàng Đế. Bởi Chu Văn Vương vốn là dòng phả hệ thuộc Hoàng Đế.

Chúng ta tạm quay trở lại để xem xét những chi tiết có tính liên quan đến Kinh Dịch.

Ta xét thấy; Trong giai đoạn của Vua Đại Vũ là xem như Kinh Dịch đã được sinh thành trọn vẹn. Bởi cái gốc cội rễ của Tiên Thiên vốn từ cung độ của địa phương Cấn Quỷ. Cho nên sử sách chép Phục Hy nhìn vào thiên tượng đó mà cho rằng: Khí núi tỏa ra không bao giờ dứt, mới đặt tên là Liên Sơn Dịch. Bởi đó thuộc vùng trú xứ thiên số của Xi Vưu mà ra. Và Đại Vũ cũng dựa trên miền định quán địa phận của Tiên Huyền Nữ bao gồm toàn miền thổ Khôn mà cho rằng: Vạn vật vốn sinh ra từ đất và cuối cùng cũng trở về với đất, nên đặt tên cho Hậu Thiên Đồ là Quy Tàng Dịch.

Cho nên ta dễ dàng nhận ra:

Văn Vương mới chỉ có thể sử dụng quẻ bói Tiên Thiên từ thủ pháp "điên đảo" với cỏ Thi từ mộ của Phục Hy mà thôi. Trong giai đoạn Quy Tàng hình thành trong đời Hạ Vũ, nên tiếp tới Nhà Thương là lại đang mò mẫm nghiên cứu cách bói "mu rùa". Ví như họ dùng yếm rùa đốt trên lửa, sau đó nhìn theo vết rạn nứt trên yếm mà chiêm..., nghiệm..., suy..., gây rối loạn thiên hạ mọi sự. Để mong tiên tri dự đoán mọi việc không lấy đâu làm xác định cho được. Cái yếu tố xác xuất của mọi phương pháp bói, đều có xuất phát nguồn từ đây mà ra cả.

Như đã trình bày: Y Học phản ảnh không hề là sự rủi may hay xác xuất. Đó là thuốc để chữa bệnh cứu người một cách thực sự nghiêm túc. Vì thế, chữ " Đức" luôn hiện diện kèm theo để tán dương cho Y Học. Kế đến là quân lược. Những sách lược như; Thái Ất Thần Kinh, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Độn v.v... Không phải là nơi để mang sinh mạng của muôn vạn sinh linh ra để trông chờ vào sự rủi may bao giờ cả. Chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên gì khi thấy Giáp Cốt Văn xuất hiện trong giai đoạn này. Bởi cũng từ những đường nứt từ trong bộ xương - giáp - yếm (giáp cốt) của rùa mà ra. Nó có dạng như chữ tượng hình, từ những vết nứt đó.

Cho nên tôi khẳng định:

Thuyết Kinh Dịch xưa nay mà ta đã được biết từ Chu Dịch, hoàn toàn chỉ là một Giả Lập Thuyết, không đủ nền tảng để đứng vững. Khiến nên xưa nay đã có một số rất đông học giả lẫn sử gia của Trung Quốc nghi ngờ; Kinh Dịch không phải là của người Trung Quốc, là có cơ sở chính đáng.

Như tôi đã có từng nói: Chỉ có duy nhất dân tộc Kinh (Kinh Việt) mới có đủ khả năng "Khảo Kinh" mà thôi. Bởi đây chính là di bảo truyền đời của chính dân tộc này. Dĩ nhiên tôi sẽ trình bày toàn bộ giá trị thật sự của Kinh Dịch còn đang tiềm ẩn ở phía sau đó ra ánh sáng trong nay mai. Để khẳng định chỉ có giống nòi này mới biết và sử dụng được toàn bộ nguyên lý của Kinh Dịch. Những giá trị đó xưa nay vẫn chưa có một ai lĩnh hội nổi. Tôi biết Lão Tử là người duy nhất hiểu chừng 70% Kinh Dịch. Trần Đoàn ước chừng 30%. Kỳ dư, chỉ được nước gây nát loạn Kinh Dịch mà thôi. Một học thuyết của dân tộc Việt Nam đã bị thất lạc từ ngàn xưa. Họ vẫn chưa có thể hiểu nổi Kinh Dịch từ hàng bao ngàn năm qua. Vì thế, tôi có lời khuyên những ai là người Việt đang học lại từ họ; Hãy cẩn thận tuyệt đối với Kinh Dịch. Đã đến lúc quy luật của thiên số, nhất định phải thu hồi Kinh Dịch về với chính chân chủ của nó.

Dĩ nhiên; Hồi sau sẽ rõ...

Và đó cũng là đề tài sẽ được đưa lên bàn phẫu thuật sắp đến trong bài kế tiếp, tính từ Chu Văn Vương. Người đã viết ra Chu Dịch như tên gọi hiện nay.
... Ánh bình minh của Kỷ Nguyên Mới dần ló dạng...

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Cảm ơn thầy chia sẻ! Em cũng đã được nghe Kinh dịch có xuất điểm là của Tộc Việt. E đã cố đọc sách về kinh dịch của thầy đưa lên nhưng khó nắm bắt quá. Thầy có thể giúp khuyên em học Kinh dịch thế nào, đọc tài liệu gì không ạ???.

Trả lời: Theo như sự bình xét trước nay thì có 3 cuốn, tôi liệt kê theo thứ tự:
1- Phan Bội Châu.
2- Ngô Tất Tố.
3- Nguyễn Hiến Lê.

Rất cần cho kể cả những ai đã nhuần về bói Dịch tham khảo. Duy có Nguyễn Hiến Lê thì đã ứng dụng thành đạo xử thế của người quân tử rồi.

Hỏi: Nước Văn Lang của các đời vua Hùng thuộc truyền thuyết, chỉ là bộ tộc nhỏ nằm trong các bộ tộc thuộc bách việt, thuộc phía nam sông Dương Tử ( Mà về sau này, sau khi thống nhất phần phía bắc sông Dương Tử, Tần Thủy Hoàng mới giao cho Nhâm Ngao và Triệu Đà cầm quân xuống chinh phạt phía nam. Sau khi chinh phạt xong rồi, Nhâm Ngao và Triệu Đà lập quốc gia Nam Việt và hùng cứ, không về thần phục Tần Thủy Hoàng nữa. 

Triệu Đà thôn tính văn Lang của các vua Hùng sau này ). Vì vậy, nói Kinh Dịch là của người Việt Nam hiện tại, có điều gì đó khiến suy nghĩ. Có thể nguồn gốc của Kinh Dịch xuất phát từ một bộ tộc nào đó, mà trải qua các cuộc chinh phạt liên miên của lịch sử cổ đại, bộ tộc đó đã bị tiêu diệt. nhưng tinh thần Kinh Dịch thì vẫn được kẻ chiến thắng lưu giữ và sử dụng. Tôi nghĩ, hiện nay, Kinh Dịch đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vấn đề quan trọng là khai thác và ứng dụng nguyên lý của Kinh Dịch trong mọi mặt của đời sống con người như thế nào mới là quan trọng. 

Và chắc chắn điều này là rất khó. Chứ cứ đọc sách để muốn tìm ra xuất xứ chính xác của Kinh Dịch từ đâu, thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và giấy mực. Mà e rằng cuộc phân định sẽ không bao giờ đến hồi kết thúc.

Trả lời: Ý kiến của bạn rất phải. Với quan điểm của cá nhân tôi là trước khi ứng dụng, nhất thiết phải xác định lại nguồn gốc của Kinh Dịnh mới được. Điều này mới nói lên được câu “uống nước nhớ nguồn”, hoặc đại loại như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây vậy” mà.
Bằng không ư? Chúng ta cứ phải trôi lạc mãi…

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét