📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.9 - VĂN VƯƠNG VỚI KINH DỊCH | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Đối với bói Dịch, Tây Bá Hầu Cơ Xương là cái tên đứng đầu danh sách trong trang sử sớm. Thành quả đó đã được Nhà Ân khảo nghiệm tại miếu đường và cho nghỉ dưỡng dài hạn tại Dữu Lý... 7 năm. Nghe đâu..., quẻ bói mà Tây Bá Hầu Cơ Xương sở hữu nơi tiền cảnh quá khứ đó chính là quẻ Tiên Thiên... Quái!


Theo phương pháp này thì..., kịch bản hiện tại không tái diễn nữa rồi. Bởi nó chỉ hữu dụng duy nhất là cỏ Thi! Cỏ Thi vốn là một loại cỏ chỉ mọc được ở xung quanh mộ của Phục Hy mà thôi! Vả lại thủ pháp lấy quẻ rất công phu và tốn rất nhiều hơn thời gian! Yêu cầu cao nhất là đòi hỏi người lập quẻ phải trong trạng thái vô thức hoàn toàn và thao tác tựa như người lên đồng hiện nay vậy. Chính vì thế nên quẻ rất linh nghiệm. Do đã bắt được nhịp giao hòa cộng hưởng cùng vũ trụ. (Điều mô tả này, các độc giả cô đồng sẽ dễ hiểu hơn... những ai không phải là cô đồng).

Thật ra trong giai đoạn này thì Cơ Xương chỉ mới được phong Hầu mà thôi. Điều này được thể hiện ở chỗ: Danh xưng Cơ Xương là "Hầu". Do bị giam cầm ở Dữu Lý nên con cả là Ấp Khảo tạm quyền trong nước, được xưng "Bá". Đến khi con thứ Cơ Phát, diệt Vua Trụ thì mới định là "Vương". Biết vậy, tuy nhiên do thói tục, xưa nay xưng tụng là Văn Vương đã quen. Tôi cũng chiếu theo thường lệ ấy mà viết, để mọi người dễ nhận biết. Chứ kỳ thực, Tây Bá Hầu Cơ Xương không hề là Vương bao giờ cả. Bởi trọn đời, ông chỉ nhận mình là chư hầu của Nhà Ân mà thôi. Chỉ khi mất đi, Cơ Phát mới khởi binh phạt Trụ, liền xưng Vũ Vương. Vấn đề là những thế hệ về sau đó biết suy tôn tổ tiên họ.

Khi Văn Vương xé những tờ lịch cuối cùng trong tổng số du di 2.500 tờ thì: Bá Ấp Khảo vội mang hai vật gia bảo truyền đời đi chuộc cha là; Con Vượn Bạch và cây Đàn Dao Cầm! Hai bảo vật này chính là của Hoàng Đế hơn một ngàn năm trăm năm trước, từng dùng để thôn tính chiến thần Xi Vưu! Di bảo truyền đời này khẳng định Văn Vương chính là hậu duệ thuộc bộ tộc Hoàng Đế, không bàn cãi.

Quả! Oan gia ngõ hẹp!! Do Bá Ấp Khảo không biết Văn Vương đã thêm dây thứ 6 nên vô tình đụng đến dây Sát. Chính tiếng Đàn Dao Cầm này đã gây cho Đát Kỷ ngất ngây, bơ phờ như có vẻ xiêu hồn. Con Vượn Bạch do sống đã ngàn năm, nên nhìn thấy được tướng tinh của Đát Kỷ, nhảy chồm lên hòng chụp Đát Kỷ, khiến Vua Trụ cho là thích khách. Và trong vòng một nốt nhạc, Bá Ấp Khảo cùng Vượn Bạch biến thành thịt băm viên, gửi cho Văn Vương thưởng thức! Ý của Vua Trụ là xem khẩu thực giữa Thánh, Tục, có gì khác?

Trong suốt thời gian nghiên cứu Lịch ròng rã 7 năm ở ngục Dữu lý. Cùng với hạt giống có sẵn là quẻ Tiên Thiên. Văn Vương đã từng du Thiền và bất ngờ bước qua ngưỡng cửa của không gian chiều thứ tư. Văn Vương sững sờ khi phát hiện được Kinh Dịch đang ở bên nước Văn Lang, chính là của dân tộc Việt! Cho nên ta thấy khi vừa được phóng thích. Không bỏ phí một khoảng thời gian nào cả. Ngay lập tức Văn Vương xin vua Trụ cho cất binh đi đánh 2 nước là Mật Tu và nước Sùng để đoái công chuộc tội!?

Ta phải đủ để thấy và biết rằng nước "Sùng" ở đây chính là Sùng Lãm! Tên khai sinh của Lạc Long Quân. Ta phải nhất thiết hiểu rằng: Tư Mã Thiên là một sử gia. Nếu ông ghi thật vào sử thì mang tội bất trung với nước. Nhưng nếu không ghi thì bất chính với trời khi đứng ra viết sử ký. Vì thế Tư Mã Thiên mới viết tránh đi là nước "Sùng" cho trọn vẹn đôi đường. Tùy ai muốn hiểu sao thì hiểu. Ít ra, ông cũng không phải thẹn với lòng mình. Tư Mã Thiên ngày đó không hề biết được rằng: Dấu chỉ mực đó, sẽ là chứng cứ cáo trạng trong tương lai, cuối trang sử muộn...

Dẫu sao đi chăng nữa. Tư Mã Thiên vẫn không hổ danh là Sử Thánh mà người đời đã ban tặng.

Và rồi ngày đó, Văn Vương đã chạm trán với Thánh Gióng trong đời Hùng Vương Thứ 6! Mục đích chính của Văn Vương ngày đó chính là lấy cho bằng được Kinh Dịch. Phải! Chính Văn Vương là kẻ đã cầm quân xâm lược nước Việt và ăn cắp được Kinh Dịch ngày đó. Một người mà mọi người thường suy tôn lên thành bậc Thánh Hiền!?

Thật kinh hoàng.
Sau cơn "Sốc"... Nếu mọi người chưa đủ tỉnh để chấp nhận sự thật "hai năm rõ mười" đó. Tôi tiếp tục đưa ra những nhân chứng, bằng chứng thuyết phục một cách tuyệt đối cho sự kiện này trong tương lai gần. Tôi chỉ biết được một điều chắc chắn rằng: Bao thế hệ của người Việt muôn đời nay, đều biết: Thánh Gióng đã dẹp Giặc Ân, chứ không hề là bất kỳ giặc nào khác cho được. Thiết nghĩ... Tôi không cần phải đóng ngoặc kép cho câu...; Là người Việt, chúng ta không bao giờ được phép quên điều đó.

Sự cố diễn biến sau đó trong lúc đi "khoe quan" 3 ngày. Dĩ nhiên, do e lậu "thiên cơ", Văn Vương đã bảo toàn phi vụ "Chu Mật" đó bằng kế thứ 36; "Dĩ đào vi thượng sách"! Văn Vương đã ruỗi mã truy phong trước những vó ngựa nan truy của Nhà Ân liền ngay phía sau đấy.

Khi về đến nước, sau khi tiếng Dao Cầm tấu khúc "Văn Vương Khóc Ấp Khảo" lắng dịu đi. Văn Vương đã ngày đêm nghiền ngẫm bảo vật vừa cắp đoạt được, hòng hiểu dụng trong nay mai... Và Văn Vương đã làm một việc che giấu cả mọi người là hợp nhất hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng thành một cuốn với tên Chu Dịch. Ý là Dịch của Nhà Chu. Điều này đã che được mắt của biết bao nhà Dịch Học xưa nay. Bởi các nhà Dịch Học truyền đời về sau cứ nghĩ rằng; Hai cuốn đó, đã bị thất lạc trong giai đoạn Nhà Tần đốt sách mất rồi.

Tôi khẳng định: Hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng không hề mất đi đâu được cả! Mà đã được Văn Vương ngày đó khoác phủ lên chiếc áo là Thượng Kinh và Hạ Kinh đang hiện hữu trong Chu Dịch hiện nay. Ta xét thấy; Với khả năng ngày đó của Văn Vương cũng đáng để được gọi là thượng thừa đối với Kinh Dịch nói chung. Bởi đã ra sức hoàn thành cuốn Chu Dịch với Văn Ngôn.

Thế nhưng trong giai đoạn lịch sử đó. Nhân vật mà ta có thể gọi là mẫu "chân nhân bất lậu tướng" chính là Chu Công Đán. Ông đã không cần ai biết đến những kỳ tích như sau: Lưu ý; Chu Công Đán chính là em ruột của Văn Vương chứ không phải như đa số người lầm tưởng... Cái tên Thúc Đán cũng đã minh chứng điều này, miễn tranh cãi. Khi còn nhỏ, Cơ phát ham chơi. Chu Công Đán đã giao cho một thầy giáo mù... đọc kinh sách cho nghe! Và chính Chu Công Đán đã kế tục Văn Vương mà viết Thoán Từ cho Chu Dịch.

Văn Vương không hề hiểu thấu những giá trị thực tại còn tiềm ẩn trong Kinh Dịch cho được. Điều này đã được chính Văn Vương thể hiện ở câu: "Kỳ duy Thánh Nhân hồ"?. Bởi Văn Vương tự biết những việc của mình đã làm, không đủ để được sánh với bậc Thánh. Do những thế hệ sau đó suy tôn mà thôi. Ta thấy do mọi người nghĩ đây là sách của Văn Vương làm ra nên mới có tên là Chu Dịch. Văn Vương đã được mặc định cùng Kinh Dịch nói chung, kể từ khi Nhà Chu định cơ đồ.

Chúng ta đều biết Nhà Chu có tục chia đất cho con cháu trong dòng tộc. Từ đó các hàng vương tôn về sau dĩ nhiên đều có sở hữu Kinh Dịch làm bảo vật truyền đời. Họ ra sức nghiền ngẫm, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người. Và điều tất phải đến là mỗi người một sách lược, không ai chịu nghe ai cả. Cái loạn Đông Chu ắt phải đến. Đó là giai đoạn mà sử sách mô tả là "Trăm nhà đua tiếng"! Điều ít ai nhìn thấy là ở chỗ: Do cội rễ Kinh Dịch từ Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ trước đó, cho nên mô hình của Bách Việt trước đó được tái lập ở giai đoạn... Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh Trăm trứng, nở trăm con về sau này.

Nên lưu ý: Ta không được lầm lẫn giữa Bách Việt trước đó là sự kết tinh từ Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ. Còn Bách Bộc sau này là do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Cho nên mọi sử gia lẫn học giả sau này vẫn thường lầm lẫn giữa Bách Việt và Bách Bộc là một. Kỳ thực, họ không đủ biết điều mô phỏng trung thành cho mô hình thiết kế này có chu kỳ cách nhau hơn cả một ngàn năm. Điều đó càng khẳng định gen di truyền từ thuở khai thiên lập địa của giống nòi này. Do Lạc Long Quân vốn thuộc dòng Lạc Việt. Là dòng được di ấn truyền đời từ Xi Vưu trong nhóm Bách Việt. Còn Âu Cơ lại là dòng Âu Việt, có sở hữu gia bảo từ Tiên Huyền Nữ. Và hai bộ tộc này đã kết hợp qua di chỉ đó để hình thành nên liên minh hùng mạnh nhất trong nhóm Bách Việt ngày ấy. Và dòng Âu Lạc ra đời với sự tích trăm trứng nở trăm con kể từ dạo ấy. Và nghiễm nhiên đi thẳng vào lịch sử của dân tộc Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay. Ở đây tôi nhấn đoạn qua thời của Kinh Dương Vương Lộc Tục và Long Nữ (Vụ Tiên). Do tính sự kiện cột mốc phản ảnh Bách Việt và Bách Bộc để chỉ ra...:

Bản ứng dụng sao chép sẽ có mô hình "Bách Gia Chư Tử" từ Kinh Dịch là đánh cắp bản quyền của chân thực tại tác giả trước đấy. Về những thực tại của bản quyền trong quá khứ đương thời lúc đó. Lão Tử chính là người nắm rất rõ căn nguyên duy nhất về Kinh Dịch cũng như ai là quyền sở hữu di chúc đó! Và Lão Tử chỉ một mực "Tu Tiên". Mong mỏi được làm một "Tiên Tử" của giống nòi Rồng Tiên này. Lão Tử đã xướng lên học thuyết với tông chỉ: "Vô Vi"!

Điều này có nghĩa là... "Đừng làm gì cả, cứ để cho vận hành theo lẽ tự nhiên..."!. Có biết bao nhiêu kẻ mà cái học chưa đủ để biết tới "Văn U Mặc" bao giờ. Đã "cao ngạo" cất tiếng vọng từ "đáy giếng", cho rằng Lão Tử là tư tưởng yếm thế " ! "..., " !? ".

Ta có thể xem xét thấy tất cả các bằng chứng, còn đậm nét mực trong tác phẩm "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử hiện nay. Sẽ là bằng chứng tố cáo đắt giá và hùng hồn nhất cho sự kiện này. Ví dụ đơn cử một trong vô vàn những chứng cứ mắc mỏ nhất là:

"Không gì thâm hơn biển, lòng người thâm hơn. Không gì hiểm hơn hang sâu, lòng người hiểm hơn".

Và sau cùng Lão Tử cũng đành dối trời mà tận trung với nước như câu:

" Ta chấp nhận làm suối khe cho mọi người dò... Ta chấp nhận làm hang sâu cho mọi người tìm...".
Vâng! Đã thế thì ta sẽ dò tìm trong bài kế tiếp với tựa đề; "Lão - Khổng và Kinh Dịch" vậy.
Ta sắp có kịch hay để xem...

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét