📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) Phần 3.15 - TỘC HOÀNG ĐẾ TRỞ LẠI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Khi Thiệu Khang Tiết khơi nguồn dòng thác Bói Dịch tuôn trào. Dĩ nhiên Thập Dực cùng với học thuyết của Khổng Tử đã đăng đàn, diễu võ dương oai trong giai đoạn Nhà Tống. Những mầm mống gây loạn từng bị Tần Thủy Hoàng thiêu rụi, nay lại có cơ sở để Trình Di (cửa Khổng sân Trình) giương lá cờ đầu tiên phong...


Sở dĩ tôi có ý hoặc lời lẽ không mấy nhã nhặn đối với những nhân vật mà thiên hạ xưa nay thờ lạy bởi:

Như ta biết Kinh Dịch vốn là học thuyết được Lão Tử phát huy tinh hoa với tất cả những gì có thể, trong nhóm Bách Gia trước đó. Khổng Tử chỉ khi "lĩnh giáo" Lão Tử thì mới trở về và lao vào nghiên cứu Kinh Dịch, khi bóng tuổi đã xế cuối chân đời. Cho nên ta thấy tư tưởng Đạo Giáo vào thời kỳ cuối, chịu sự nhiễm trường tư tưởng của Đạo Gia tác động khá nhiều rồi. Hiểu một cách khác thì Khổng Tử đã kín đáo sao chép lại tư tưởng của đạo gia, sửa sang, gọt dũa tinh xảo sang làm đạo giáo của mình. Với cách làm đó, theo quan điểm của "Khổng Tử dạy": Phàm (ư hừm...), hễ là bậc quân tử, ắt phải khinh bỉ những việc làm khuất tất đó (trộm cắp quen thói). Ta cũng đừng quên rằng: Trong nhóm Bách Gia đương thời, dù muốn dù không; Đạo Gia và Đạo Chích vẫn được liệt vào một hàng đẳng cấp cao hơn Đạo Giáo là một sự thật khó chối bỏ cho được.

Thiệu Khang Tiết đã vướng vào cái bẫy lối mòn rất kín đáo đấy. Chu Đôn Di cũng như Trình Hạo lại là bạn của Thiệu Khang Tiết, thủ lĩnh cuộc cách mạng khởi xướng Bói Dịch. Dĩ nhiên Trình Di là học trò của Chu Đôn Di, nhất thiết phải dựa vào "nền tảng" đấy để mà giương cao ngọn cờ tiên phong mới được. Lẽ đương nhiên trong địa phương Bói Dịch nói chung. Luôn luôn có một diện tích nhất định để Trình Di canh tác, tán gieo ra làm mẫu mực cho đời sau... dò la tung tích. Lại còn Chu Hi nữa! Chu Hi cũng noi theo dấu của Trình Di nên cũng được xếp ngồi chung chiếu cùng Trình Di trong xứ Dịch mà cùng... Tán, Bốc...

Tiếp đến, còn bao nhiêu "bậc tiên nho", xếp vây quanh mà ca tụng, "đồng bốc" nữa!! Chỉ khổ cho những kẻ nông cạn học đòi bói Dịch, không nhận đâu cho ra là chân giá trị thực hư cho được. Bản thân tôi cũng đã từng nghiên cứu Bói Dịch tới nơi, tới chốn. Tuy nhiên bản thân là nghiên cứu Dịch Học chứ không phải nghiên cứu Dịch Bốc. Thế cho nên nhận ra được đâu là thực hư của toàn diện vấn đề này. Và đó cũng là lý do tại sao tôi lại có những ngôn ngữ dường như khá nặng chung cho những ai lầm lạc như thế. Vội đã khép mi nhìn đời dưới 50% ánh mắt, ra vẻ thấu suốt thiên cơ mà phán bạt mạng. Gây phúc cho tinh thần thì ít, gây họa cho quan điểm thì nhiều. (dĩ nhiên tôi ủng hộ những ai nghiên cứu Dịch Học). Mong các bạn bỏ qua cho ngữ khí có phần khó chịu này vậy. Tuy nhiên, chắc chắn điều đó không phải là hạt sạn trong mâm cơm tinh thần, của văn hóa chung. Mà là vị cay...! Tôi đã từng tiếc rằng: "Phải chi Khổng Tử ngày đó, biết dừng lại ở phạm vi học thuyết Nhân Đạo của mình thì hay biết mấy". Điều này đã làm minh chứng cho chân thành quan điểm của tôi trong những bài viết trước đó rồi vậy.

Được vậy, ta lại tiếp tục... tham khảo:
Cho nên ta không khó mấy để có thể nhận ra Trình Di đã dựa trên nền tảng duy nhất của Quẻ Lý mà lập luận, xây dựng học thuyết của riêng mình. Mà một khi đã khai thác sâu vào đó, ắt cái đuôi của đạo gia phải lòi ra... Đó là Khí! Và rồi ta thấy Chu Hi đã vô tình đề cao Lý và Khí một cách vô tư đến độ chỉ rõ cho mọi người biết rằng: Lý và Khí vốn là triết giáo của Lão Tử dùng để Tu Tiên!! Như người Việt mô tả thì việc làm đó chính là lấy "râu ông này cắm cằm bà nọ" mất đi rồi. Điều có có nghĩa là vẽ mặt diễn hề đó vậy.

Thế cho nên Bốc Dịch trong giai đoạn Nhà Tống, đã che mờ những giá trị thực tại của Kinh Dịch trước đó đã được khai thác dở dang, đối với người Trung Quốc nói chung. Quân sự thì có chiều khá hơn, bởi nhờ vào các sách lược của Binh Pháp đã đủ để lại. Điều tất phải đến là Nhà Tống nhất định phải trả giá đắt. Ta cám cảnh cho Tử Chiêm chỉ trích xu hướng lạc lối của Trình Di không thành, đành cam phận làm Tiểu Ẩn giữa triều mà dỗ hồn bằng Thi Họa... Âu cũng phúc hơn Bao Công ngâm câu "Thương sung thử tước hí" không trọn vẹn, mà phải thuyên chuyển qua Thập Điện đợi chờ kỳ cuối.

Và vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn đang sãi nhịp mô phỏng, tìm lại hình bóng của Hoàng Đế khi xưa... Tuy nhiên, trước khi hậu duệ của Hoàng Đế ra vó; Hậu duệ của Chiến Thần Xi Vưu đã phất cờ lau, dấy hiệu tiên phong. Lê Hoàn rạch cõi, định biên. Và lý Công Uẩn đã nương theo nền móng đấy mà ra tay, "cất vó" trước. Để viết nên trang sử giai đoạn với lời tuyên ngôn, đã được trích trong Thiên Thư. Tôi cũng nhắc thêm rằng: Lý Công Uẩn chính là đại diện của 50 người con đã theo Cha xuống biển khi xưa.

Ta có thể thấy được rằng; An Dương Vương xưa kia chính là dòng Mẹ trên non. Do dòng Mẹ soán ngôi nên khiến dẫn đến họa mất nước. Vì lẽ đó cho nên ta thấy trong giai đoạn ấy thuộc Mẫu Hệ. Hễ Mẹ gây nên việc mất nước, nên trời khiến suốt chiều dài của lịch sử khi đó bắt buộc các Bà phải mang thân chinh chiến nơi sa trường để giành lại. Điều này khiến một số sử gia sau này không hiểu tại sao lúc đó: Các đấng tu mi nam tử đâu mất hết cả rồi. Lại để cho các phận nhi nữ quần hồng phải đứng lên như thế!?

Thật xấu hổ thay! Nhưng biết sao được, thế cục đang là Mẫu Hệ kia mà...!!

Và Lý Công Uẩn chính là người đại diện cho dòng Cha có trách nhiệm đứng ra và lấy lại quốc tổ. Thế nên ta mới thấy Rồng trao móng cho Lý Công Uẩn như Rùa đã từng cho móng đối với An Dương Vương khi xưa. Chúng ta cũng đã quen nghe những huyền thoại tiêm nhiễm của Trung Quốc với những việc đại loại như: Lưu Bang đi đâu cũng có mây ngũ sắc che trên đầu! Thế nhưng chúng ta lại không hề biết đến việc Lý Công Uẩn thuở hàn vi, đêm ngủ ở đâu cũng có Rồng xuống ấp cho ngủ! Mỗi sáng khi thức dậy, người ta thấy nơi ngủ của Lý Công Uẩn, còn rơi rụng vảy Rồng đầy khắp sân chùa!! Bởi lý Công Uẩn thường ghé vào Đình hoặc Chùa để ngả lưng mà ngủ qua đêm. Cũng chính vì nguyên do đó mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã ra sức mà phò chân mệnh giải phóng dân tộc, thoát khỏi kiếp xiềng gông đã hàng ngàn năm qua.

Do đó, chính Nhà Tống đã khiến cho những giá trị thực tại của Kinh Dịch càng sai lạc đi ở một tầm xa hơn nữa bởi Bốc Dịch! Điều nay không có nghĩa là tôi cổ xúy cho Tử Vi!! Nguyên do như tôi đã nói rằng Trần Đoàn chỉ có thể lĩnh hội nổi chừng 30% giá trị của Kinh Dịch mà thôi. Và ông đã cố làm bằng hết những khả năng "có thể" đối với Kinh Dịch. Mọi phương pháp bói nói chung; Đã phản ảnh sự bế tắc đối với Kinh Dịch rồi. Từ đó mới thể hiện qua sự Chiêm... Nghiệm... để hy vọng tiên tri sự việc ở tương lai.

Kể cũng lạ thật đấy! Xưa nay việc của quá khứ là những điều đã từng xảy ra, còn chưa biết đầy rẫy những oan trái vùi lấp. Thiên hạ lại cứ đòi mong được tri đến việc của tương lai, đang còn là những sự chưa có xảy ra bao giờ !?

Nhưng để tiên tri thì điều đó cũng có nghĩa thuộc lĩnh vực của Sấm Thư rồi, không hề là của Bốc Thư cho được. Vì Sấm sẽ cho ta tiên tri chính xác sự việc ở tương lai không lệ thuộc tính xác xuất bao giờ cả. Cho nên ta không được lầm lẫn giữa Sấm và Bói. Vấn đề cần phải thấy ở đây là tôi chỉ dẫn ra tỷ lệ ứng dụng Kinh Dịch cho dự đoán có phần "tạm ổn" tính xác xuất giữa Bói Dịch và Tử Vi mà thôi. Tất cả những điều lầm lạc đó, suy cho cùng thì cũng từ Không tử, Thiệu Khang Tiết bày ra cả thôi. Trần Đoàn ít nhiều cũng chịu sự ô nhiễm chung cùng môi trường đó không thoát ra được. Bằng như muốn tiếp tục nghiên cứu về bói, hầu thỏa tính thắc mắc định số của tương lai thì chi bằng: Sử dụng học thuật của Thái Ất Thần Kinh mà tôi vừa phục hồi cũng như đã trình bày ra ở trang này. Bởi Thái Ất Thần Kinh chí ít cũng đã thể hiện là kiêm cả Tử Vi lẫn Bói Dịch trong đó rồi. (Lưu ý; đừng lầm là kiêm cả Kinh Dịch).

Tuy nhiên tôi nhất định cũng phải nhắc chừng: Ta vốn là dòng dõi thuộc tộc Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ khi xưa. Kinh Dịch vốn thuộc di chỉ sở hữu là của mình. Nói theo cách xưa nay từng nói là của Quỷ Phương, Cấn Quỷ, Xích Quỷ... Vậy thì dân tộc Việt này, còn sở hữu một một cách bói nữa, đó chính là:

Bói Quỷ !... !?
Một tuyệt kỹ không dành cho thiên hạ lạm bàn đến cho được. Bởi chỉ có phương pháp Bói Quỷ mới có thể sánh ngang Sấm Ngôn mà thôi. Gẫm trong giai đoạn Nhà Tống, ít nhiều đã bị tác động bởi sư kiện Thôi Bối Đồ mà khiến sau đó gây lầm lạc cả lên và cổ xúy cho Bốc Dịch phát triển. Thiên hạ đã không hề đủ để biết rằng; Cùng với thời điểm đó, dân tộc Âu Lạc đã xuất hiện Bói Quỷ trải qua các triều đại mà vẫn chưa một ai có thể phát giác chứ chưa có thể nói đến biết cho được. Tôi nhắc lại: Từ biết đến hiểu, lại phải trãi qua cả một quá trình không có thể san bằng trong một sớm, một chiều cho được.

Tôi có thể chỉ rõ trong cùng một giai đoạn này, Bói Quỷ đã diễn ra với Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn. Không như Nhà Tống mày mò trong cách Bói Dịch mà làm loạn xã hội chung. Không ngẫu nhiên mà bài thơ trong kỳ thi Pháp Hoa Hội có câu: "Trắng dạ bạc đầu... bình Tống, Chiêm...", (ý mọn) là thế.

Và một khi hậu duệ của Hoàng Đế quay trở lại để thu phục cơ đồ của Tiên Đế về một mối thì ta thấy; Chữ Nguyên ở đây cốt là lấy từ ý tên quẻ đầu tiên của Kinh Dịch là Quẻ Kiền mà làm quốc hiệu - Kiền Nguyên. Nhiều nhà sử học về sau không hiểu cội nguồn phủ lấp lại cứ nghĩ rằng người Mông không lấy văn hóa bản địa lại lệ thuộc vào văn hóa người Hán trong giai đoạn Nhà Nguyên trị vì?! Bởi văn hóa Mông hay Hán cũng đều từ văn hóa của Người Việt bị đánh cắp mà ra cả thôi. Dĩ nhiên điều tuyệt bí này thì chỉ có Người Mông là nắm rõ nhất. Họ biết người Hán cũng lén thừa hưởng lại từ của Hoàng Đế khi xưa mà ra cả. Cho nên Nhà Nguyên nhất định phải thôn tính Âu Lạc hòng xóa đi di họa về sau. Cái di họa đó, người Hán đã hàng ngàn năm qua rồi mà vẫn chưa có thể hóa giải được.

Thật không may cho Hốt Tất Liệt. Quả là Trời bất dung gian đảng.
Bởi Nhà Trần chính là tinh hoa của giống nòi Âu Lạc. Nếu Nhà Lý có đủ khả năng để đọc thấu Thiên Thư đi chăng nữa. Thì Nhà Trần mới đích thực là sở hữu và được Tạo Hóa Mặc Định Thiên Thư. Như tôi đã có từng nói: Kinh Dịch vốn là Văn U Mặc. Thế nhưng ta đừng bao giờ lầm lẫn giữa Lạc Thư với Thiên Thư. Ta nên nhớ Kinh Dịch có nhắc đến Thiên Tượng. Và Thiên Tượng đó chính là chiếc cầu nối đến với Thiên Thư.

Lại phải lưu ý thêm nữa:
Thiên Tượng ở đây không có nghĩa như Tiểu Tượng và Đại Tượng Truyện trong Thập Dực mà Khổng Tử tưởng tượng... vẽ thành ra Cánh cho được. Hai Tiểu - Đại Tượng đó chỉ là hai con Voi Đất, đã được nặn ra thành Tượng... Phỗng! Hoàn toàn không phải là Thiên Tượng thực tại tiềm ẩn của Hóa Công trong Kinh Dịch cho được.

Chỉ tiếc rằng:
Tuy rằng Nhà Trần đã vượt Vũ Môn cả 3 đợt sóng mà Hóa Rồng trong giai đoạn rạng ngời của dòng sử bạc đó. Nhà Trần tuy có biết, nhưng chưa đủ để hiểu những khúc quanh nào của dòng sử. Từng đã bị san lấp mất mạch trong suốt giai đoạn cả ngàn năm trở về quá khứ miên viễn nữa? Cho nên ta thấy Nhà Trần vào niên hiệu Ứng Thiên đã giao cho Lê Văn Hưu truy dấu sử. Cho nên ta thấy Lê Văn Hưu chỉ rà soát bắt đầu từ giai đoạn đầu là Nam Hán Triệu Đà. Bởi Nhà Trần đinh ninh rằng tất cả mọi đầu mối bị bôi xóa nhất định phải xem xét từ giai đoạn này là hợp lý nhất. Thế nhưng Nhà Trần đâu ngờ được rằng còn đầy rẫy oan khốc trở về trước đó cần phải được làm sáng tỏ nữa.

Điều nhận xét của tôi đối với giai đoạn cũng như quan điểm của Nhà Trần có thể điển hình như: Trong bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo có dẫn chứng Dự Nhượng... Đó là giai đoạn của thời Xuân Thu. Rõ ràng là tư duy thời Nhà Trần rất cao. Không có lẽ nào với khả năng của Lê Văn Hưu lại không đủ để có thể lặn tận đáy của dòng sử ở tầng sâu hơn nữa để mà khảo sát. Và rồi sử gia kế nhiệm không có còn ai đủ để gánh trọng trách đó ngoài: Phù Tiên ! (tên chính thức của Phan Phu Tiên). Với tất cả khả năng để phù cơ đồ tìm về dòng Tiên Lạc...

Thật cay đắng cho giống nòi; Bởi cái bóng của Khổng Tử, đã che khuất tất cả những lối rẽ, dẫn nhánh dòng sử trở về nguồn cội mất đi rồi...

Thế nhưng chí ít; Nhà Trần cũng kịp thắp sáng đêm trường 1000 năm của giai đoạn dòng sử đục, gửi làm di chúc cho con cháu ở tương lai.

Giặc Minh đã ngay lập tức quay trở lại... Bởi những cáo chứng lịch sử của Nhà Trần lúc đó. Chính là tất cả những gì được gọi là văn hóa bao gồm bộ mặt thật của Người Hán sẽ bị phơi bày và sụp đổ toàn diện.

Một bản tính thâm hiểm với gen gian xảo, "di truyền thiên kỷ" ...
... !, ... !! ...

Nếu như kịch bản Thần Kim Quy trao "Móng" cho An Dương Vương thì phần tiếp theo Long Thần phải cho "Móng" với Lý Công Uẩn để được gọi là trọn vẹn.
Thế cho nên nhất định kịch bản: Thần Kim Quy tất phải giao Kiếm cho Lê Lợi để Bình giặc Minh tiếp theo ngay sau chính là Thiên Ý vậy. Nếu như ai đó?; Có bị lạc mất gốc của móng Rùa nơi ký gửi sử thời An Dương Vương. Tất nhiên kẻ đó không có đủ đầu mối để dò đến thanh Kiếm Thuận Thiên mà Rùa lại trao cho Lê Lợi trong dòng sử của giai đoạn này được.

Và thêm nữa: Thế cuộc đó cũng vừa kết thúc khi "Cụ Rùa" Hồ Gươm vừa ra đi đúng với chu kỳ trọn vẹn trong thời kỳ cuối của Tạo Hóa.
Không hề là ngẫu nhiên bao giờ cả.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét