Tôi khẳng định với 3 ứng cử viên sáng giá được liệt kê sau đây:
1 . Quân Sự với Lưu Bá Ôn làm đại diện.
2. Y Học có Lý Thời Trân chiếm vị trí một trong Tứ Thần Y.
Với những giá trị thực tại đó, đã từng được các triều đại trước phát huy và duy trì trong quá khứ lịch sử tiềm ẩn rất khéo léo. Những thực tại này của Kinh Dịch, không mấy ai nghiên cứu Dịch Học nói chung, có thể dễ dàng phát hiện cho được. Đơn giản bởi tính Bói Dịch đã che mờ đi những thực tại giá trị này. Đó là điều ta khó phủ nhận cho được.
Tính từ giai đoạn của cột mốc lịch sử này. Ta cứ dò mạch điểm huyệt dòng sử một cách sơ lược xem sao?
a) Như tôi đã chỉ rõ; Cánh cửa đầu tiên khi bước vào thế giới của Dịch Học chính là Y Học. Vậy ta cũng theo trình tự đó mà dò la... manh mối.
Với khả năng kém cỏi tôi không biết có còn "chân nhân bất lậu tướng" nào... Ẩn dật trong giai đoạn của Nhà Chu, lẩn khuất ở đâu đó nơi hẻm rừng xó núi nào nữa hay không? Nếu không, tôi chỉ ra một trong những đại diện của Tứ Thần Y đó chính là: Biển Thước. Thần Y Biển Thước xuất hiện vào thời loạn Chiến Quốc. Vào lúc đỉnh điểm của Kinh Dịch đang phát huy đến độ "; Đạo cùng tắc biến, Đạo cực tắc phản" !
Và thời loạn Chiến Quốc, phản ảnh toàn cục cho ta thấy rõ cái nguyên lý đối xứng gương ở chỗ: Hễ phản chính kiến, ắt biến tư duy. Trong giai đoạn này và kể về sau nữa, ít có ai nhận ra Biển Thước chính là dòng của Bách Việt. Ông đã thể hiện qua tên hiệu là Việt Nhân làm khẳng định! Riêng cái áo nghĩa của tên Biển Thước, hàm ý bên trong là Xích Hải. Đó chính là Xích Hải Việt Nhân vậy (giống Rồng ở miền biển của Người Việt). Tuy nhiên ta thấy, với khả năng dụng Dịch lên đến đỉnh độ đó; Nhà Chu trụ vững cơ đồ đủ một Thế Cuộc 500 năm trọn vẹn. Chính cái loạn Chiến Quốc, phát sinh Bói Dịch từ Khổng Tử, gây nên sự sụp đổ là một đầu mối nghi ngờ để xem xét. Nhất định không có thể bỏ qua cho được.
b) Nhà Hán với 3 công cụ ứng dụng thực tại giá trị của kinh Dịch đó. Đã được Trương Lương phát huy lên đến tột đỉnh. Vì thế Nhà Hán cũng đi trọn 500 năm của một chu trình Thời Vận. Trong giai đoạn này, ta cũng thấy tất cả tinh hoa của Y Học phát tiết mà nở rộ... như tôi đã có dẫn. Và cũng đề cử được cho đời nhân vật Hoa Đà trong Tứ Trụ Y Học. Và lẽ đương nhiên, Nhà Hán có đủ năng lực để trấn yểm nước Việt 1000 năm liền sau đó qua sự thông đồng của Triệu Đà.
c) Nhà Đường tiếp nối nền tảng từ Nhà Hán, cho nên ta thấy cũng có ứng cử viên đắc cử ghế thứ ba trong Tứ Trụ là Tôn Tư Mạc! Do Nhà Đường có yếu kém về thuật Phong Thủy hơn so với Nhà Hán trước đó. Một phần rất lớn là do bị tác động từ quan điểm của Nhà Phật. Nên ta thấy cơ đồ cũng có thể duy trì non... vài ba trăm năm, cũng đủ để được gọi là trường tồn.
d) Với Nhà Minh thì rõ rồi. Bởi giai đoạn lịch sử này cũng tương đối gần, nên ta dễ dàng nhận biết được một cách thuyết phục nhất. Không cần phải liệt kê những sự kiện Quân Sự lẫn Phong Thủy. Ta không thể chối bỏ cho được nhân vật cuối cùng trong tứ trụ chính là Lý Thời Trân vậy.
Tuy nhiên những dẫn chứng điển hình vừa qua. Chúng ta đã bỏ sót qua giai đoạn của Tần Thủy Hoàng! Điểm lại; Về lĩnh vực Quân Sự thì thuyết phục tuyệt đối. Bởi Tần Thủy Hoàng đã gồm thâu lục quốc. Trong khi giai đoạn này đầy rẫy những mưu sĩ cũng như sách lược Binh Pháp xuất hiện khắp các chư hầu đương thời khi đó. Xét đến lĩnh vực Phong Thủy thì Tần Thủy Hoàng đã từng thân chinh mà đi đến biên thùy. Vượt qua sông Dương Tử mà dùng roi đánh phạt địa huyệt của núi Thiên Ấn Sơn phía trước núi Chung Sơn để thị uy. Hy vọng qua đó thì cái khí của thiên tử đủ để trấn áp toàn vùng Ngũ Lĩnh này. Và Y Học thì có Từ Phúc. Một y nhân đã tính đến bào chế thuốc trường sinh rồi chứ không màng đến thuốc đơn thuần nữa!
Cớ sao lại không được liệt trong danh sách Tứ Thần Y !? Điều lý giải có vẻ như là Từ Phúc và Nhà Tần thuộc giải ngoại hạng rồi vậy. Bởi Tần Thủy Hoàng vốn là một trong nhóm Bách Việt ngày ấy. Vả lại, Từ Phúc cũng một đi không trở lại và đang định cõi ngoài biển đông kể từ ngày đó mất rồi. Như tôi đã từng nói tránh về vật chứng và nhân chứng. Thế nhưng ngẫm không ai đủ hiểu đến nhân chứng tiềm ẩn mà tôi gợi ý trong những bài trước. Đó chính là Người Nhật hôm nay.
Tôi khẳng định:
Người Nhật chính là nhân chứng đắt giá nhất, cho người Việt hôm nay về Kinh Dịch chính là của Người Việt. Và ngày đó, Từ Phúc mang theo Thái Bình Kinh. Và Kỳ Thư này vẫn đang hiện diện tại Nước Nhật, kể từ ngày đó cho đến giai đoạn hôm nay.
Thế cho nên ta thấy Chu nguyên Chương, không có thể bỏ qua ý định thôn tính nước "Đại Ngu" cho được rồi. Lẽ đương nhiên ta không phải thắc mắc đối với Nhà Minh khi Chu Nguyên Chương dời đô vượt qua dòng Dương Tử để tọa lạc tại Nam Kinh.
Và Chu nguyên Chương cũng nhất định không chịu thua kém Tần Thủy Hoàng, khi phạt roi núi Ngưu Đầu, cứ ngoảnh theo phương Nam... 100 hèo !?. Để gọi là thị uy "chướng khí". Thế nhưng, Chu nguyên Chương trong ngày đó; Đã không đủ để biết rằng, Kim Ngưu lại chính là linh tổ của họ rồi.
Và cũng kể từ giai đoạn đó; Người Trung Quốc vĩnh viễn chớ có nuôi mộng giục ngựa đo móng lên mảnh đất của Người Việt, thêm nửa móng ngựa nào nữa.
Phải! Vĩnh viễn.
Chúng ta tạm xét lui trở về trước thời điểm khi Nhà Minh thôn tính Người Việt, đang vỗ ngực xưng danh là Đại Ngu. Tôi xin miễn bàn về hai chữ này. Bởi tự nó đã nói lên tất cả rồi. Có lẽ do hai cha con nhà Hồ Quý Ly đã điểm trúng huyệt mảnh đất có thế Long Xà Ẩm Thủy mà đắc chí chăng?! Khốn thay, đó lại không hề là địa mạch của dân tộc Việt bao giờ cả. Tuy thế, hai cha con của Hồ Quý Ly cũng đã cho quân Minh bạt vía bao phen trong giai đoạn đấy.
Và rồi Nhà Minh ngay lập tức tiêu hủy toàn bộ những chứng cứ mà Nhà Trần đã từng khôi phục lại được từ hơn trăm năm trước. Dân tộc Âu Lạc lại phải đắm chìm giữa dòng sử đục thêm trăm năm nữa...
Ta thật khó khăn lắm mới có thể nhìn thấy được trong đêm trường tăm tối đó, có một sự kiện như bóng huỳnh hoặc chập chờn...:
Bởi Nhà Minh biết rất rõ những bí sử đối với Kinh Dịch lẫn giống nòi Âu Lạc. Lại thêm những gì mà nhà Minh chiếm đoạt được từ Nhà Trần cũng như khả năng của hai cha con Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng thể hiện. Khiến nên Nhà Minh đã âm thầm bắt Hồ Quý Ly mà giam trong cấm ngục và dụ dỗ Hồ Nguyên Trừng mà khai thác tuyệt kỹ sở học. Ngày đấy, ta thấy Hồ Quý Ly đã thà ôm tuyệt kỹ mà chết trong ngục, Hồ Nguyên Trừng chưa có thể sở hữu cho được. Thế cho nên Hồ Nguyên Trừng tuy đã thuần phục Nhà Minh, tận hiến cũng không có đủ khả năng để đọc thấu được Kinh Dịch mà hòng thi thố.
Ngay lập tức, Nhà Minh quay trở lại dò la...
Và lần này thì Nhà Minh đã đảo ngược kế hoạch như sau: Trong kế hiểm ngày trước là Nhà Minh đã bỏ cha là Hồ Quý Ly để bắt con là Hồ Nguyên Trừng hòng ấp ủ mầm non tương lai... Và kế hoạch ngày đó đã hoàn toàn phá sản khi Hồ Quý Ly ôm tuyệt kỹ xuống mồ mà chịu tội cùng giống nòi Âu Lạc mất rồi. Lần này mưu độc hơn là họ bắt cha và bỏ con...
Đó là bắt Nguyễn Phi Khanh và bỏ... Nguyễn Trãi !!!
Ô hô ! ... !! ... !!!
Thế mới biết Cơ Trời vốn không phải là nơi để thiên hạ với tới, cho dù có là tưởng tượng hay chỉ là giả thuyết. Đối với Tạo Hóa, con người có tài giỏi đến mấy cũng trở thành trò hề mà thôi. Nói chi đến những thành phần... miễn bàn.
Và rồi việc tất phải đến là Thần Kim Quy trao Gươm cho Lê Lợi để thực thi ý Thuận Thiên đã định.
Ta xét thấy quy luật tiềm ẩn của Kinh Dịch đã thể hiện trong hai giai đoạn như: Nhà Trần ngoài quân sự và phong thủy, y học đã cống hiến Tuệ Tĩnh làm minh chứng. Duy có điều đáng tiếc là Nhà Trần lại đắm chìm vào thuật bói toán bao gồm tử vi từ Trung Quốc sang, nên phải trả giá một cách đáng tiếc cho những lầm lạc đó. Đến Nhà Lê, Nguyễn Trãi đã dụng đến đỉnh của Dịch Thuật cũng như quân sự. Thậm chí Nguyễn Trãi cũng đã dụng đến "Bói Quỷ" để mà dựng cơ đồ của Âu Lạc trong giai đoạn đó. Lĩnh vực Phong Thủy ngay lập tức đóng góp Tả Ao. Y học cũng không chịu thua với sự xuất hiện trong giai đoạn lịch sử nhà Lê với Hải Thượng Lãn Ông, để khẳng định giá trị một cách tuyệt đối của Kinh Dịch.
Cũng chính vì lãnh đòn chí tử từ Nhà Lê mà Nhà Minh dần quỵ. Nhân cơ hội đó, tộc Hoàng Đế dốc binh thôn tính Nhà Minh với ẩn ý danh xưng là Dã Tiên ( !! ), mong phát tín hiệu cùng Nhà Lê. Tộc Nữ Chân cũng đang hiệp công cùng Dã Tiên, khiến Nhà Minh muôn phần bấn loạn "binh pháp". Xét phúc phận của Nhà Minh là do quan điểm của Nhà Lê đã được Nguyễn Trãi thảo trong Bình Ngô Đại Cáo qua ý: "Ta mở đức hiếu sinh, mà hòa hiếu thực lòng...". Nếu không, e rằng ngày đó Nhà Minh đã thành ra "con ma lạc mồ" trong giai đoạn lịch sử này rồi mà chớ ...
Nhưng quả có như thế thật !...
Bởi Thanh, đồng nghĩa với Kim ... Và đó cũng là những gì đang tiếp đến trong bài... chờ nối tiếp...
Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏