Vì đâu nên cớ biển nổi ba đào... Trời cao dậy sóng... !?
Trận lụt hồng thủy như một lời cảnh cáo, gửi tới muôn loài dưới gầm trời. Bởi Công Tạo đã bị tiêu hủy do tham vọng từ Hoàng Đế, đối với Chiến Thần Xi Vưu chăng?!
Hơn 5.000 năm qua, có mấy ai đã bất chợt suy đến sự kiện hồng thủy ngày ấy do nguyên cớ từ đâu không?
Tạo Hóa đã dày công tạo tác sự sinh trưởng và dưỡng dục muôn loài vạn vật, và giao cho giống nòi Thần Tiên gìn giữ mà duy trì điều tiết. Ví như: Bức đồ Quy Tàng mà Hóa Công đã chạm trên lưng của Tiên Huyền Nữ đó, phản ảnh quy luật: Mạch nguồn dòng thủy lưu từ sơn khê, khơi nguồn nhựa sống, tưới khắp lục cõi mà dưỡng nuôi vạn vật. Rồi cuốn tất cả cặn bã ra sông mà đổ về biển cả. Bức đồ Liên Sơn được tạo tác trên lưng của Chiến Thần Xi Vưu với ý chỉ; Từ nước biển bốc lên hóa khí, tỏa khắp cõi lục hư mà dục trưởng muôn loài, điều tiết vạn sự. Rồi lại luân hóa trở về nguồn cội cho trọn vẹn một chu kỳ luân hồi vậy.
Tạo Hóa không có thể gửi gắm thiên ý sai lầm bao giờ cả. Chỉ có tham vọng của loài người. Khiến nên đất bằng phải dậy sóng. Bởi vắng bóng Thần Xi Vưu để điều tiết khí hậu mà gây nên nỗi biển dâu ngày đấy.
Hoàng Đế không còn đủ số để sống đến ngày đó mà nhìn thấy hậu quả con cháu phải mang, bởi nguyên nhân mà Hoàng Đế đã trót gieo ngày trước.
Với những đôi mắt trần tục của loài người dưới khắp gầm trời. Không bao giờ đủ để thấy được rằng: Việc làm đầu tiên của Tạo Hóa trong trận lụt hồng thủy đó là dâng nước dòng Dương Tử, định phận lại ranh giới của giống nòi Rồng Tiên từ phía bờ Nam! Bỏ mặc phía bờ Bắc của dòng Dương Tử phải chịu đắm chìm trong cơn thịnh nộ của ba đào...
Ta thấy suốt thời kỳ Đế Khốc và Đế Nghiêu của tộc Hoàng Đế, không tài nào trị thủy nổi. Bèn tìm dòng dõi của Thần Kim Cang là Thuấn. Với hy vọng; Hậu duệ của Thần Nhạc Công, sẽ dùng cây Đàn Dao Cầm mà điều tiết thủy lưu, cứu vãn tình thế. Và ngôi Vua cũng như Nga Hoàng với Nữ Anh, được xem như là lễ vật dâng lên cho Thuấn vui lòng mà cảm - hứng - khởi tiếng đàn.
Thế nhưng, Thuấn đã làm phụ lòng kỳ vọng của hậu duệ Hoàng Đế mất rồi. Bởi Khúc Nam Phong không đủ để điều khí tiết của trời cao hòa điệu lại. Dìu sao nổi cơn thịnh nộ của thủy triều tại biển cả dịu nhịp ba đào. Trong lần Vua thuấn cùng đi kinh lý qua vùng Lĩnh Nam! Nào ai biết được nguyên do gì mà Vua Thuấn chết ở đấy?!
Phải chăng?... Vua Thuấn đã âm thầm tế lễ mà tạ tội cùng đất trời khi ấy !! Bởi sông Tương, là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh tìm chồng rồi "cùng chết một lượt"...!? Lại là dòng cuối để đổ vào Hồ Động Đình !? Lại nữa rằng: Sông Tương (sông Tiêu) chính là dòng thủy mạch ôm lấy cánh đồng Tương, đất Tương Dạ, nối liền với Núi Thên Đài Sơn trong dãy Quế Lâm. Là vị trí cũng như nơi mà Thuấn cùng hai bà từng đến để tế lễ tạ tội cùng Thần Linh đất trời. Thiên Đài Sơn cũng là nơi mà Lộc Tục đăng đàn xưng vương, lập quốc khi xưa. Khu vực này vốn là ở về phía Nam của Động Đình Hồ.
Thế cho nên việc duy nhất có thể trị thủy, chính là của dòng Bách Việt mà thôi. Và Đại Vũ đã thể hiện chính xác điều đó đối với thiên hạ dưới gầm trời khi đấy. Như tôi đã có giới thiệu trong các bài trước; Đại Vũ chính là giống nòi của dòng Bách Việt. Và Đại Vũ cũng đã thống nhất lấy dòng Dương Tử, để định giới với Lộc Tục. Cùng thể theo Thiên Ý khi đấy mà lấy tượng trời, sắp thế đất mà phân ranh. Kể từ sự kiện cũng như giai đoạn cột mốc của lịch sử đương thời thủy nạn. Có Núi Thái Sơn, Sông Nguồn (Dương Tử), ghi sử sách, tạc bia miệng làm chứng khi đấy. Có Trời cao, Bể rộng lưu câu "Thệ Hải Minh Sơn" vào Thiên Thư, gửi Kinh Dịch làm bằng ngày sau.
Bởi cớ đó; Lộc Tục mới có thể danh chính ngôn thuận mà Định Quốc với quốc hiệu là Xích Quỹ. Xưng Vương trên danh hiệu là Kinh Dương Vương tại vùng Ngũ Lĩnh với Kinh Đô là Cửu Linh. Bởi trước đó, Lộc Tục đã định cư tại Động Đình Hồ, vốn là Minh Đường của vùng Ngũ Lĩnh rồi vậy.
Nước Xích Quỹ là một quốc gia hoàn toàn độc lập trong giai đoạn của lịch sử khi đấy. Và, kiểm soát toàn vùng, miền..., thuộc về phía bờ nam của sông Dương Tử. Hồ Động Đình chính là đất Kinh (Kinh Đô) khi đấy, nên cũng được gọi là Kinh Việt. Lại còn địa phận của Hồ Phiên Dương, tiếp giáp với Hồ Động Đình, vốn là dòng Thường Việt cư ngụ. Cũng được gọi là đất Dương Việt. Thế nên Lộc Tục mới xưng hiệu là Kinh Dương Vương.
Thực chất cội rễ của giai đoạn lịch sử này là: Hiệu Kinh Dương Vương ý là nói đến sự liên minh của hai dòng Kinh Việt nơi Hồ Động Đình và dòng Dương Việt của Hồ Phiên Dương mà ra. Và hai dòng này mới kết thông gia với Lạc Long (Kinh Việt) và Âu cơ (Dương Việt, Thường Việt) mà sinh ra giống nòi Âu Lạc. "Đóng quách" cái kịch bản "Nghi Lai" vốn là "Vô Minh" đi cho rảnh nợ trót vay tư tưởng dị lai, ghép mầm (vấn đề này tôi sẽ chỉ rõ chân tướng sự việc sau).
Trang sử nối tiếp biên niên sử của giai đoạn này. Đã bị "xé mất", hầu phi tang những ghi chép về một sự kiện có tình tiết như sau:
Sự kiện Khải con của Đại Vũ, cãi lệnh cha mà giết ông Ích để tiếp tục giữ ngôi Nhà Hạ. Ông Tiết mới nổi loạn và dẫn đến việc lập ra Nhà Thương. Nhóm của Ông Ích và Tiết chính là dòng Thường Việt. Bởi sau đó con cháu xảy ra ra mê muội trong việc săn lùng Thần Quy để nghiên cứu việc Bói Mai Rùa, cũng như Văn Giáp Cốt. Khiến nên cơ trời đã khiến một nhóm Thường Việt cầm di ấn mà vượt qua dòng Dương Tử, định cư nơi Hồ Phiên Dương cận Hồ Động Đình. Từ đó mới gọi là Dương Việt là ý nói đến dòng người Việt ở đất Dương, đối với dòng người Việt ở đất Kinh của Hồ Động Đình mà ra.
Khi Nhà Thương phát hiện, liền tổ chức những cuộc tấn công vượt qua sông Dương Tử để truy lùng lại di ấn. Lúc này hai dòng Kinh Việt và Dương Việt đã liên minh và chống lại Nhà Thương. Bởi nguyên cớ đấy cho nên Lạc Long và Âu Cơ mới mang theo di ấn, tách ra khỏi khu vực Ngũ Lĩnh, dò theo di chỉ của bức đồ Liên Sơn, nương khí mạch mà tìm về vùng Nghĩa Lĩnh. Chính tại nơi đây là "Tổ Rồng" của giống nòi Thần Tiên, trong những tháng năm di nghiệp định cơ. Ông Bà đã hạ sinh ra trăm trứng cùng một bào thai để làm nên nòi giống Âu Lạc hiện nay. Dĩ nhiên giống nòi đó hôm nay có các bạn độc giả bao gồm cả tôi. Những người đang cùng tham khảo những luận giải của cội nguồn trên page này. (Rất cùng hãnh diện và tự hào chung. Khi thế hệ của chúng ta hôm nay, đang hiện diện đúng vào thời điểm, trăm năm cần có mặt này).
Và vùng Nghĩa Lĩnh chính là ngọn Hồng Lĩnh bao gồm cả đất Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An ngày nay. Tại đây, do ý "Thiên Cơ" nên ngay sau đó, ông bà mới chia mỗi người 50 con mà đi mở cõi theo Thiên Ý khải định.
Lạc Long Quân liền dẫn 50 con ra Phong Châu mà lập ra nước Văn Lang, hoành mâu nơi biên ải cùng bức đồ Liên Sơn. Còn Âu Cơ ngày đó, mang 50 con dò nguồn mạch Hồng Lĩnh, theo hướng Nam mà vượt qua Ngọn Bạch Mã, lập ra nước Chiêm Thành mà lo hậu thuẫn với bức đồ Quy Tàng. Ngày ấy, nước Chiêm Thành còn được gọi là nước "Chiêm Bà" là do nguyên cớ ấy mà ra.
Thế cho nên, các nhà khảo cổ sau này vẫn cứ mãi ngạc nhiên không hiểu sao gen di truyền của khu vực này vẫn có hệ Mông Cổ, Thường Việt!? Bởi từ nguyên do này cũng như khi trước hòa huyết với Hoa Trung (Trung Hòa, Mông Cổ) là Hoa Hạ (Hạ Hòa, Miêu Việt, một trong Tam Miêu) như tôi đã dẫn mà ra.
Cho nên khi Cao Biền dò ra Đầu Rồng chính là khu vực Ba Vì gần Núi Tản Viên. Rồi sau đó mới đến khu vực Hồng Lĩnh thuộc Lưng Rồng mà không có thể tìm ra được Đuôi Rồng là vì thế. Bởi ngày đó Cao Biền cho rằng ngọn Hồng Lĩnh là ngọn cuối cùng trong giới phận của Âu Lạc rồi. Phía bên kia là thuộc nước Chiêm Thành. Mã Viện cứ ngỡ chỉ có rải rác nhóm Thường Việt tan tác từ giai đoạn Nhà Tần xâm lược đánh phá, chạy men theo đường biển, tới tị nạn mà thôi. Và Mã Viện gọi đó là Lâm Ấp, không màng để mắt tới.
Thật ra nếu ta tính huyệt toàn cõi đã hình thành như hiện nay thì sẽ thấy như sau: Núi Ba Vì, thuộc khu vực Tản Viên, chính là Đầu Rồng. Núi Ngũ Hành, thuộc khu vực Bạch Mã (đèo Hải Vân), thuộc Lưng Rồng. Và Núi... vùng Thất Sơn, thuộc Đuôi Rồng nằm trọn đất nước hiện nay. Chính vì khi xưa khi Cao Biền điểm huyệt... Đuôi Rồng đã ẩn tàng ở phía bên kia dòng sông Cửu Long mất rồi vậy. (Thế Cuộc đương thời khi đó thì Long Thế đang quay đầu để Đương Cuộc ải Bắc. Còn Thế Cuộc đương đại là đang quay đầu vào Nam thủ "Tàng Thế" mà đương Đại Cuộc ở Biển Đông...).
Cũng nguyên do Cột Đồng ngày trước, Mã Viện đã trấn tại khu vực Hồng Lĩnh thuộc Nghệ An nên tuyệt khí. Vì thế nên dân Nghệ an và Hà Tĩnh xưa nay rất gian khổ và khó khăn muôn bề vậy. Nhưng bên Thanh Hóa không chịu nhiều ảnh hưởng. Thế nên Linh khí tại vùng này mới có thể sinh xuất nhiều anh tài cho nước Việt xưa nay là vì thế. Bởi nơi đây chính là vùng đầu tiên mà Lạc Long Quân có ý dời đến; Nghĩa Lĩnh.
Ranh giới thì Cao Biền cùng Mã Viện căn cứ vào dòng Sông Lam. Và gọi vùng này là Tượng Lâm. Hầu như tất cả các nhà sử học xưa nay đều suy diễn lầm lẫn rằng: Căn cứ vào số ít dân Thường Việt sinh sống tại Lâm Ấp khi đấy cùng với tên Tượng Lâm. Họ liên tưởng đến vùng Lâm Ấp của Tượng Quận khi xưa mà dòng Thường Việt định cư. Bởi gặp loạn Tần Thủy Hoàng mà tan tác và chạy theo đường biển đến định cư tại đây. Từ đó mới ngỡ là Lâm Ấp và Tượng Lâm từ Lâm Ấp của Tượng Quận mà ra.
Kể ra thì các tư duy dò tìm cội nguồn của các sử gia Việt cũng kiệt xuất thật đấy. Thế nhưng vấn đề thuộc thiên cơ, e rằng bất khả suy diễn cho được rồi vậy.
Bởi Tượng Lâm mà ngày đó Cao Biền và Mã Viện gọi tên, ý là ở:
Theo thuật Phong Thủy nơi đỉnh cao thì Tượng Số mà ngày đó Cao Biền tính toán thì sự quy - tàng - ẩn là ở Quẻ Địa Trạch Lâm! Nên gọi là Tượng Lâm vậy. Bởi xét Quẻ Lâm vốn đóng tại cung Khôn. Đó là đất của Quy Tàng. Đồng thời cũng là Tử Địa trong Cửa Tử của Bát Môn. Xét trong phạm vi Tử Địa của Thuần Khôn. Thao lược trong 3 bước, thì bước thứ 2 là Quẻ Địa Lôi Phục. Có nghĩa là "Sấm" sét đang ẩn tàng trong lòng đất (Địa)! Bước thứ 3 bao hàm tượng Huyệt Mạch (Trạch) đang tiềm ẩn dưới lòng đất (Địa) tại vị trí này!! Đó là toàn ý của Tượng quẻ Địa Trạch Lâm tàng ẩn trong đó.
Dĩ nhiên đó chính là huyệt mạch nhất định phải trấn "Cột Đồng" để ngăn chặn bước biến hóa thứ 4 là Địa Thiên Thái vậy. Vì theo Lý thì Số 4 là số Thành. Và từ đó dẫn đến việc Mã Viện cũng như Cao Biền cho rằng; Phía địa phương bên kia dòng Sông Lam, chỉ là khu Lâm Ấp, chưa có thể nở "trứng rồng" cho được. Không đáng nằm trong tầm mắt, chỉ việc trấn áp tại vị trí này là tuyệt khí. Đó, chỉ là "Nước Chàm" ( !? ). Phàm, bậc quân tử: Quyết, tay không nhúng Chàm vậy. "... !?". Hi!... Bởi; "Trứng Rồng lại nở ra Rồng. Liu Điu lại nở ra dòng Liu Điu" mà thôi.
Tượng trời vì thế cũng tạc tượng Vọng Phu trông chồng đến hóa đá, tính từ Thanh Hóa, Nghệ An..., dọc theo miền trung, hầu như đều khắp trên toàn vùng Chiêm Bà khi xưa...! Dĩ nhiên, nàng Tô Thị cũng lặn lội ra tới tận biên ải ở Lạng Sơn mà trông chồng...!! Kể cũng đau xót cho sự chia lìa ngàn năm lắm vậy. Suốt mấy ngàn năm, tượng đá vẫn... ngóng trông... nơi Thiên Lý "!?". Cho dù có phải hóa thạch.
------------------
Ta hãy gõ lên bàn phím: "Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 với giọng ca Duy Quang, Thanh Lan, Hoàng Oanh". Để cảm nhận nhạc sĩ Lê Thương, thay lời trải lòng cùng nước non mà hoài vọng..., trước khi có lời bình nhé.
Bởi bài viết này chỉ có thể đặt dấu "chấm hết", sau clip Hòn Vọng Phu đấy mà thôi.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Xin cám ơn Huynh rất nhiều về những dòng lịch sử vô vùng sinh động và chân thực này. Khi đọc những gì Huynh đã nêu, lần nào cũng vậy: mình vừa xúc động lại vô cùng mừng rỡ vì đã sáng ra và đã hiểu ra bao nhiêu là điều mà mình hay thắc mắc về sự logic trong tiến trình tìm về với cội nguồn của Tổ Tiên xa xưa cũng như những điều sai lệch nghiêm trọng trong sách sử của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên khi đọc đến ký sự thứ 19 này,Huynh có đề cập đến vấn đề Cao Biền và Mã Viện trấm yếm phong thuỷ Việt Nam ở đầu rồng và thân rồng, còn đuôi rồng họ không tìm ra được và nay nhờ Huynh mà mình biết được đuôi rồng là tại thất sơn an giang, mình cũng là người an giang, mình xin mạo muội hỏi Huynh 1 điều là liệu Trung quốc hiện nay họ có biết điều này và họ có âm mưu phá hoại trấm yểm thất sơn như Cao biền và mã viện, hoàng phúc... đã trấn yếm Việt Nam ta như trước đây không, vì hiện nay theo mình biết là bọn người trung quốc họ đang thuê rất nhiều cơ sở, địa điểm kinh doanh ( trá hình ??) ở vùng thất sơn này, mong Huynh giải đáp cho. Xin cám ơn Huynh rất nhiều !!!
Trả lời: Chào bạn Huỳnh Thái Hòa.
Thật sự thì hiện nay Trung Quốc đã trấn xong cơ bản mạch khí của toàn vùng Miền Tây Nam Bộ mất cả rồi. Điều này tôi đã phát hiện từ năm 1998. Đó là những công trình mà Trung Quốc xây đập Thủy Điện tận trên thượng nguồn sông Mê Kông. Mình không thể ngăn cản được. Ví dụ như những con đập chính để chặn nguồn mạch như; Nọa Trác Độ... Mật độ dày đặc được tập trung từ đập Đại Triều Sơn, Mạn Loan, Tiểu Loan...
Sau đó, Trung Quốc lại cho tiền những nước như Mianma, Lào, Campuchia tiếp tục xây đập dài theo bên dưới nữa. Hiện nay tổng cộng khoảng trên dưới 20 đập thủy điện dọc theo sông Mê Kong rồi. Thế nên hiện nay Sông Cửu Long đã cạn nước cả khu Miền Tây Nam Bộ là vì nguyên cớ đó (hiện tượng đứt thủy mạch). Mãi từ năm 1998 đến nay mới thấy thì đã quá muộn.
Tượng của dòng Cửu Long ứng với nhà Phật ở chỗ: Ngày xưa Phật ngồi gốc Bồ Đề, có con Rắn 7 đầu che mưa. Ngày nay thì là tượng con Rồng 9 đầu hóa thân bởi dòng Cửu Long. Điều này thì Đạt Ma Sư Tổ cũng từng có nói kệ rằng: "Rắn hóa Rồng nhưng không đổi vảy". Dĩ nhiên không ai có thể lĩnh hội nổi điều Thiên cơ đó cho được cả.
Tuy nhiên, Thiên Lý đã đi trước những âm mưu đó mấy bước rồi. Tôi đã nói; Lưới Trời đang dần hạ...
Dĩ nhiên nếu như bạn nói đó. Tôi khẳng định chắc chắn là Trung Quốc đang âm mưu những việc đó rồi vậy. Chỉ đáng buồn là đa số tư duy của nước mình hiện nay. Lại không đủ để nhìn tới những hành động đó của Trung Quốc.
Những việc này thì tôi không có thể chia sẻ ra trên mạng cho được. Tạm vài lời cùng bạn như thế. Nhân tiện tôi tặng bạn một, hai trong những bài thơ (câu nhớ, câu không) đã lạc trong ký ức... Tôi đã tức sự trên Đỉnh Núi Cấm, trong những ngày cắm sào "Bến Thiền" trên dọc đường tìm về nguồn cội. Bài thơ này cũng có nội dung hợp với trang Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư mà Bạn đang theo dõi.
PHÂN VÂN...
....................... tìm về nguồn cội
Gối mỏi chân chồn lạc nẻo duyên
Cắm sào bến thiền ta đợi chuyến
Trạm đạo bến đời gẫm đắng cay
Quy Phật, thuế đòi... cầm mái tóc!
Rồi đây mái nào che nắng hạ?
Mai biết lấy gì đội mưa thu...
----------------
HOANG KHÚC!
Vừa giăng Đỉnh Cấm bức màn đêm.
Vài bóng sao trời treo vội vã.
Cung Hạ Hóa Công nhẹ so dây.
Vút cao muôn thuở khúc u hoài.
Chùng điệu nỉ non giọng ấm ức.
Điệp vẳng xa gần nấc nhặt khoan.
Nhại bè chưa đủ rủ chuông ru.
Ôi Hạ khóc hoang đẫm sương mù.
Tượng Trời khiến đến nỗi...: Nơi đầu ngõ Lạng Sơn; Hòn Vọng Phu, bế con, ngóng chồng muôn đời nay, đã sụp đổ! Tận cuối nẻo Kiên Giang; Hòn Phu Tử dắt con, tìm vợ vạn kiếp qua, cũng ngã theo!!
Khiến cho câu thơ ca trong hồn dân tộc; "Tìm em như thể tìm chim. Chim bay bể Bắc, anh tìm bể Nam...". Càng thêm ai oán, não nùng hơn...
Tôi tạm có thể chia sẻ cùng bạn vài lời riêng như thế mà thôi.
Hỏi: Tôi cũng đã đọc rất kỹ từng bài viết của ngài... cũng nhớ trước có bài khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất 6 nước...ông ta đã dừng võ ngựa trước thành cổ loa của An Dương Vương...! Không chiếm và gây chiến tranh nữa bởi ông ta biết mình cũng có mang dòng máu bách Việt.... vậy sao bài viết này ngài lại nói tổ tiên Thường Việt lại bị quân tần đánh cho tan tác phải di tản khắp nơi như vậy? Thứ hai: Qua bài này tôi có chút thắc mắc mong ngài giải thích giúp: Tộc Bách Việt qua thời gian phát triển đã sinh sôi ra rất nhiều giống khác: Kinh Việt, Dương Việt, Thường Việt... từ Động Đình Hồ tới tít phương nam như vậy...! Thì mạn phép cho hỏi liệu bây giờ người Bách Việt đã sống rải rác như vậy hoà huyết vs người Hán ... liệu Trung Hoa ngày nay bao nhiêu % là người có dòng máu Bách Việt thưa ngài ???! Mong hồi âm..! Đa tạ từ những kiến thức ngài đã cung cấp.. quả thật vô cùng...cùng thâm sâu.
Trả lời: Chào bạn Hiểu Thấu. Tôi rất mong có những mẫu thắc mắc giống như bạn (không vội bác bỏ, khi gặp chi tiết).
Tần Thủy Hoàng tấn công nhóm Dương Việt, tại khu vực Hồ Phiên Dương tan tác là nhóm mà sử gọi là Tượng Quận. ( đó là nhóm Việt Thường của Kinh Dương Vương khi xưa tại khu vực Ngũ Lĩnh còn lại bởi loạn ly). Khi xưa đó là lúc Kinh Dương Vương đang chống với nhà Thương (cũng là Thường Việt). Cản đường cho Lạc Long với Âu Cơ cầm di ấn, âm thầm chạy về ngũ lĩnh. Sau đó Lạc Long ra Phong Châu. Rồi An Dương Vương đoạt ngôi.
Vậy, nước Xích Quỹ thời Kinh Dương Vương khi bị mất đi, thì vẫn còn nhóm Thường Việt (Dương Việt) này lưu lạc và đến thời Tần là đang tập trung định cư tại khu Tượng Quận, Lâm ấp. Là thế hệ của Ông và Bà. Hùng Vương là thế hệ đời Cha, Anh Dương Vương là thế hệ đời con, do lấy Mẫu Hệ nên thờ Mẹ. Gốc giống thuộc về Âu Cơ-Dương Việt-Thường Việt-Cửu Lê. Tần Thủy Hoàng đánh nhóm Việt ly hương này tan tác, họ mới chạy theo đường biển về Tượng Lâm. Họ vẫn chưa biết nước Âu Lạc này thuộc nhóm nào trong Bách Việt, kể cả Tần Đế khi đấy.
Cái gen rất đau lòng của người Việt cho đến tận hôm nay là: Anh em trong nhà, cứ vì tranh giành miếng ăn, địa vị mà thôn tính lẫn cả nhau. Thậm chí tranh cả từng lời nói, bất chấp phải trái, sẵn sàng mạt sát nhau một cách thậm tệ để tranh..., phần hơn!?. Xã hội hôm nay đấy, ra đường. Chỉ cần quẹt xe một phát xem...(...), đủ kiểu ngay!!! Cho nên Tần Thủy Hoàng biết là Bách Việt đấy, nhưng đánh để lấy di ấn lại là chuyện khác. Mục đích là lấy di ấn chứ không phải thôn tính. Chứng tỏ là việc Phù Tô và Mông Điềm xây thành, chia ranh.
Còn về câu hỏi thứ hai thì...; Ta nhất định phải tra tư liệu lại mới có câu trả lời tương đối được. Bởi theo quy luật tự nhiên của Vũ Trụ vận hành thì: Nếu tới đời thứ tư là họ hàng đã quên nhau rồi. Giọt máu đào đã bị pha loãng mất rồi. Đến đời thứ 6 là sẵn sàng tranh giành, tàn hại lẫn nhau. Qua hết 9 đời là xong! Mối dây thiêng liêng đó, chỉ còn ràng buộc được là nhờ dòng nào có gia phả truyền lại mà thôi, và bậc trưởng tộc nhất định phải là người anh minh và mẫu mực, thì may ra... Tuy nhiên; Nếu là "thuần gen Việt", Bản tính dung hòa và yêu đạo đức của giống nòi Thần Tiên thì cho dù muôn đời sau. Vẫn có thể tìm đến và sống chan hòa với nhau được thôi.
Còn hiện nay thì tôi điển hình như: Nhóm Tam Miêu từ Chiến Thần Xi Vưu xưa kia, và hiện nay chia lạc ra là: Tộc Miêu Việt đang ở tại Trung Quốc hiện nay là một trong 5 dân tộc lớn nhất. Họ đặc biệt, hàng năm vẫn còn thờ Thần Xi Vưu rất nghiêm túc. Dân tộc Mèo (H'mông), tại Việt Nam và rãi rác khắp các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đều có. Đó là Miêu thứ hai trong Tam Miêu. Gốc Miêu thứ ba có nguồn tại riêng xứ Gia Miêu, Thanh Hóa. Và hiện nay đang là người Miền Nam (Gia Định) chiếm đa số, thuộc dân tộc Kinh (Kinh Việt). Do theo Chúa Nguyễn Hoàng ngày xưa vào đây khi mở cõi. Dĩ nhiên có một số rất lớn vô tình theo thời loạn mà lại tiếp tục trôi lạc trên khắp thế giới sau 1975. (vấn đề này, tôi sẽ giải thích sau để giống nòi nhìn lại nhau).
Đời cha là 1, đời con là 2, đời cháu là 3. Không kịp nhìn lại giống nòi, e rằng đời thứ 4 là lạc mất gốc cội nguồn rồi vậy. Giọt máu đào, đã không còn thắm được nữa.
Đó là quy luật của vũ trụ tự nhiên.
Cảm ơn bạn đã đọc rất kỹ. Tôi cũng đã thấy những mắc xích đó không được rõ cho lắm, vẫn chưa kịp đính chính lại rõ hơn. Nhưng qua thế; Tôi vẫn còn đầy kỳ vọng vào rất nhiều người Việt của thế hệ hôm nay; Vẫn còn đang tràn đầy dòng máu nóng hùng thiêng của giống nòi Thần Tiên, chảy trong huyết quản.
(Qua đó, hy vọng hâm lại những "giọt máu đã trót lạnh"... cùng dân tộc Việt, vốn đã đong quá đầy bi thương.).
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏