📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.20 - Ý CHỈ THỜI HÙNG VƯƠNG | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Có những sử gia mà ngày hôm nay; Chúng ta nhất định phải xem xét lại tư cách cũng như hành vi...

Bởi họ đã làm cho những sự thật lịch sử của dân tộc Việt bị che lấp! Khiến nên từ đó, biết bao thế hệ muôn đời sau bị lạc gốc cội nguồn... !!

Trong lịch trình của dòng sử Việt. Con thuyền dân tộc đã có những thời điểm thả trôi theo số phận... Phải chăng ý thức hệ của nòi giống, đã dần quen bị đánh rơi đâu đó trong vũng lầy lịch sử của quá khứ từng trải? Khiến nên có những di bảo tổ tiên bị trộm, cướp... Những chân lý sự thật bị bôi xóa... Đến nỗi hôm nay, ta vẫn không dám tin những điều đó là sự thật, vốn là của mình !? Cho dù tất cả sự thật có phơi bày ra trước mắt!

Rất đỗi đau thương...

Thế nhưng, những thế hệ hôm nay nhất định phải nén đau thương. Để đưa con thuyền Âu Lạc, vượt qua lượn sóng cuối cùng trước Cửa Vũ. Cơn sóng dữ đang lớn dần trước cửa ngõ dân tộc Việt ở biển đông... Tôi khẳng định; Phía bên kia của lượn sóng cuối cùng đó. Chính là miền đất hứa; Địa Đàng. Và đó cũng là địa phương ở phía bên kia, của không gian chiều thứ tư!

Yêu cầu đòi hỏi để vượt qua ngưỡng cửa đó. Ắt phải là những tư duy tiên phong, đạt tiêu chí của quy luật tiến hóa (ưu tú nhất). Cho nên ta nhất định sàng lọc những tư tưởng đã mang mầm vi rút văn hóa ô nhiễm, nhục rữa. Để đưa con thuyền dân tộc Việt hôm nay, lướt vào Kỷ Nguyên Mới.

Và ta cùng tiến hành sàng lọc với sử lịch như sau:

Khi Lạc Long Quân dẫn 50 con ra định đô ở Phong Châu, cùng đương đầu nơi biên ải. Quốc hiệu Văn Lang, có ý là nói đến dòng của 50 người con theo Cha mà ra. Văn Hóa cội nguồn của người Việt đó. Đã được khắc thành "Hoa Văn" trên Trống Đồng, để làm di chỉ cho ngàn sau nhận diện là dòng Cha, thuộc Phụ Hệ. Bằng như theo Mẹ, thì chạm "Hoa Thị" mà làm bằng chứng Mẫu Hệ để noi theo tôn ti trật tự ấy vận hành. Từ đó nên hễ dân tộc Việt, nếu thuộc Nam thì cứ lấy chữ Văn (hoa văn, của văn lang) làm tên lót mà định dõi theo. Bằng như là Nữ tất phải lấy chữ Thị (hoa thị) để thị hiện là đầu dòng vậy.

Nếu Lộc Tục là Kinh Dương Vương, thì Sùng Lãm phát triển tiếp đến để nối, dõi... theo. Nhất định phải là Lạc Long Quân chứ không thể khác cho được. Phàm, nếu "Kinh" là Vương thì "Lạc" cũng là Quân vậy. Ý ở một Kinh một Lạc mà định vị tiếp nối cho giống nòi dọc ngang, thỏa chí tang bồng khắp cõi. Chân lý của Đạo gửi gắm mà tiềm ẩn trong giống nòi này là: Đạo, nhất thiết phải vận hành từ Kinh qua Lạc (nguyên lý) thì mới có thể gọi là đủ Đắc.

Từ đó, ta xác định được Nước Văn Lang là 50 con theo cha Lạc Long, chứ không phải là 50 con theo mẹ Âu Cơ như lịch sử xưa nay vẫn lầm lẫn. Vì thế cho nên các vị Vua Hùng tiếp theo mới lấy họ cha là Lạc Long mà gọi Lạc Hầu, Lạc Tướng, Lạc Bộ (bộ lạc) v.v...

Lại nữa; "Búa Sấm" (Việt Sấm hoặc Sấm Việt) mới dùng để Đáng Trống Sấm (Trống Đồng) của văn hóa Việt Tộc. Đồng thời cũng là chiến cụ của Thần Chiến Tranh và theo đó mà khẳng định giống nòi vốn là theo "Sấm Việt". Cho thế hệ giống nòi mãi ngàn sau, nhìn vào di chỉ cội nguồn ấy mà xác định và hãnh diện, tìm về. Thế nên giá trị của chữ "Việt". Vốn là giá trị từ thời cổ, vẫn đứng vững cùng thời gian. Và đi thẳng vào thời đại và vẫn hiện diện cùng thời đại văn minh hôm nay là Việt Nam. Tất cả mọi cổ ngữ trong giai đoạn đó, đều không vượt qua nổi sự đạo thải của Tiến hóa của ngày hôm qua.

Ta cũng nên phải được biết thêm rằng:

Sử sách còn chép lại; Mỗi Bộ Lạc đều đúc riêng một Trống Đồng của tộc mình. Lúc thời bình, cất một cái "Đình" chung để thờ Trống. Chữ "Đình" có nghĩa là đình chỉ, đứng yên... Đình cũng đồng nghĩa với Định (chỉ định). Cho nên Đình thờ Trống Đồng cũng có nghĩa là nơi "Định Trống" của những bộ tộc chung trong nước Văn Lang.

Nên ta xét thấy Đại Vũ vốn là dòng Bách Việt, cho nên cũng theo đó mà bày ra "Định Đỉnh" theo văn hóa của Người Việt mà ra cả thôi. Đình thờ Trống Đồng thuở đó của dân tộc Việt rất hiển oai linh. Bởi thỉnh thoảng, tiếng gầm như sấm của Trống Đồng, phát ra từ trong Đình, thường rền vang khắp bộ lạc.

Sử còn chép lại; Khi Mã Viện sai người vào Đình lấy Trống để đúc cột đồng. Vẫn cứ thấy có tướng tinh của Trống như khí sương. Khi thì Rồng, lúc là Hổ, từ phía sau Trống nhào ra chụp. Khiến giặc Hán rất kinh khiếp. Chỉ tìm cách mua chuộc người dân Việt nào tha hóa, để lén vào lấy ra mà thôi.

Riêng những lúc xung trận; Một Lạc Tướng dõng mãnh thường đánh Trống Đồng để trên xe, đẩy phía trước đoàn quân. Âm thanh của tiếng Trống sấm gầm rền vang. Từ trong tang Trống, sương khí hiện lên hình của một Mãnh Long thủ thế vồ mồi, chụp xuống uy hiếp tinh thần quân địch. Khiến quân địch vỡ mật, khiếp đảm mà mất hết nhuệ khí.

Về sau, khi các Bộ Lạc xảy ra chiến tranh nội tộc. Nếu thắng tộc khác, họ lại lấy Trống của Tộc kia, đúc nhồi thêm vào Trống của tộc mình để thể hiện và thị uy công nghiệp. Cho nên cũng tùy theo Trống Đồng lớn hay nhỏ mà theo đó xét thực lực và khẳng định quyền uy của từng bộ tộc nữa. Từ đó nên ta lại phát hiện; Câu chuyện "Vấn Đỉnh" mà Vương Tôn Mãng ngày đó nói đến. Ngoài yếu tố nặng nhẹ của Đức, nhất định còn phải xét đến lớn nhỏ của uy quyền nữa mới đủ.

Dĩ nhiên, bởi "hàng nhái" nên thiếu chất lượng văn hóa nền tảng của bản sắc gốc rồi vậy (Madein China mà).

Lại còn vô vàn những giá trị tiềm ẩn văn hóa cội nghồn bị thất lạc như: Vốn dòng mẹ của dân tộc Việt chính là Cửu Thiên Huyền Nữ. Cho nên câu nói thờ "Cửu Huyền" của người Việt. Chính là ở câu gọi tắt từ Cửu Thiên Huyền Nữ mà ra cả thôi. Và di chỉ văn hóa đó mới thể hiện với Kinh Đô đầu tiên thời lộc Tục phải lấy tên là "Cửu Linh".

Thời Hùng Vương phát triển cũng theo nguyên lý đó mà có 9 sự tích cả thảy! Và luân chuyển 9 Âm, 9 Dương thành 18 đời Vua Hùng là dứt. Các Vua Hùng lại bố trí các Lạc Bộ theo hệ thống của Cửu Cung. Thế nên Sơn Tinh mới mang lễ vật hỏi cưới Mỵ Nương là: Voi chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao vậy. Văn hóa của người Việt luôn luôn tuân giữ theo quy tắc của số 9 đó thành "Cửu Trùng", mãi từ ngàn xưa đến tận bây giờ chưa sai lạc.

Tôi có thể điển hình như: Thành Cổ Loa cũng được xây theo hình chín vòng trôn ốc. Dòng tộc cũng nhất định phải đủ chín dòng. Rồi nền tảng Văn Hóa đó đi thẳng vào Thơ ca với câu: "Chiều chiều ra đứng cửa sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều". Để nhắc đến quê hương cội nguồn của quê mẹ, đã chìm khuất nơi xa... mờ..., của những tháng ngày đã qua.

Thậm chí, trong thời cuộc hiện nay. Điều đó đã hóa thiên tượng nơi dòng Cửu Long. Khiến nên người dân miền tây nam bộ: Những cụ già, vẫn được con cháu gọi kính cẩn và thân thương bằng hai tiếng... "Ông Cửu" !?

Và... những giá trị di chỉ văn hóa đấy... Còn vô cùng những dẫn chứng như thế hiện nay trên toàn miền đất nước Việt Nam đương thời. Thậm chí tôi có thể dẫn chứng đến... Lạc đề của trang này mất luôn cũng chưa có thể dứt ra cho được. (Khổ lắm, nói mãi...).

Còn bàn về danh xưng của Hùng Vương là ý ở:

Tính từ thời của Xi Vưu và Hoàng Đế thì; Thực chất Hoàng Đế tên là Hữu Hùng. Hữu Hùng ở đây có nghĩa... "đích thị là Gấu"!. Do Linh Vật tổ của bộ tộc này chính là con Gấu mà ra. Khi đánh thắng Thần Nông và Xi Vưu thì mới xưng là Hoàng Đế. Bởi đã nhất thống cả thiên hạ về một mối. Ta thấy trong Sử Ký của Tư Mã Thiên vẫn có nhắc đến giai đoạn đó là:

Tư Mã Thiên gọi Chiến Thần Xi Vưu là Cổ Thiên Tử Xi Vưu! Và gọi Hoàng Đế với Thần Nông với tên chung là Cộng Công!! Ý tại "Cộng" giữa "Công Nghiệp" của tộc Thần Nông và Hoàng Đế mà ra. Cho nên ta xét và suy từ đây ra sẽ thấy: Trong giai đoạn đó, chỉ có Chiến Thần Xi Vưu mới thực sự là Thiên Tử mà thôi. Sự thật này chính ở Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi rõ chứ không phải ta tự đặt để cho được. Cho nên nhân vật Cộng Công trong cổ sử. Chính là để chỉ đến Hữu Hùng và Thần Nông, trước khi xảy ra trận Trác Lộc.

Cho nên tên hiệu mà Lạc Long Quân dùng để gọi là Hùng Vương đó. Chính là để khẳng định lại dòng dõi này mới là Vua (khi xưa) của Gấu (Hữu Hùng, Hoàng Đế), chứ không hề là bất kỳ ai khác cho được. Bởi Hoàng Đế, vốn không phải là Thiên Tử theo Thiên ý đã định, từ thuở tạo dựng vũ trụ ban đầu.

Thế cho nên trong những bài viết trước của page này. Tôi mới diễn tả là Tòa Bắc Đẩu (Sao Gấu, Đại Hùng Tinh), Hoàng Đế ngự phía bên khu tứ mộ so với tam quang là có Tòa Hiên Viên... Là vì thế. Thời Nghiêu cũng khẳng định là... "Ấn Trời" đang ở bên đấy đấy!! (tộc Quỷ Phương). Và ta mới mục kích được cảnh Hy Thúc sang lăn Trống Đồng về! Và bẩm báo rằng: Họ bảo... "Ấn Trời" khắc trong này này "!?". Và Đại Vũ cũng bắt chước lệ đúc Trống Đồng mà đúc ra Cửu Đỉnh! (Lại là chữ "Cửu..." nữa! đầy tang chứng của văn hóa Việt như thế đấy...).

Tóm lại, để kết thúc bài khảo luận dông dài này. Tôi kết luận sơ lược thời Hùng Vương như sau:

Trong 18 đời Vua Hùng, sở dĩ có 9 sự tích là bởi: Trong giai đoạn đó, thời nào có xảy ra sự kiện cần phải tích lũy lại cho mai sau thì gọi là sự tích. Các đời khác vốn không có tích sự gì, nên không đủ để lưu vào sử sách, vậy thôi. Ta gọi đó là kho tàng văn hóa dân tộc. Và dĩ nhiên, hễ đã là kho tàng, ắt phải có giá trị cho mai sau. Và những giá trị tiềm ẩn trong kho tàng văn hóa đó. Tôi sẽ sử dụng và trình ra cùng các bạn có những giá trị gì như sau:

Đời Hùng Vương Thứ 3 là sự tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Hai danh xưng "Đồng Tử" và "Tiên Dung", đã đủ để khẳng định đó chính là giống nòi của Thần Tiên rồi vậy. Đồng thời để khẳng định là hậu duệ của Thần Tổ Xi Vưu; Chữ Đồng Tử khi đấy cũng đã thể hiện có phép thuật đầy mình. Chỉ cần cắm cây gậy, đội chiếc nón lên trên là hóa thành cung điện ngay tức khắc. Và cũng trong một đêm, cung điện biến mất. Chữ Đồng Tử và Tiên Dung; Một gậy, một nón... về trời!

Dĩ nhiên, Chữ Đồng Tử nghiễm nhiên yên vị trên chiếc ghế đầu tiên trong Tứ Bất Tử của dân tộc Việt Nam trước hết.

Kế đến, trong đời Hùng Vương thứ 6. Cũng không chịu thua kém với ứng cử viên cho ghế Tứ Bất Tử đó là Thánh Gióng! Phù Đổng Thiên Vương cũng ngay lập tức; Ra roi giục ngựa mà lướt gió lên thiên cõi. Chiếc ghế thứ hai, có chủ.

Thấy chiếc ghế thứ ba chờ mãi vẫn chưa có ai được đề cử! Sơn Tinh sau khi diễn xong vở "Long Hổ Tranh Châu" cùng Thủy Tinh. Gửi lại cho con cháu mai sau biết huyệt mạch chính của dân tộc Việt. Liền cũng cưỡi mây mà kịp đến với chiếc ghế thứ ba đang chờ chủ... tọa.
(Bởi giá trị ý tiềm ẩn ở phía sau cái áo nghĩa này là: Chúa sơn lâm nơi núi rừng vốn là Hổ. tu luyện ngàn năm nên đắc Tinh mà hóa Thần. Và tên hiệu mới gọi là Thần Sơn Tinh. Vua biển cả lại là Rồng. Vẫn một nghĩa như thế, nên cũng được ám chỉ là Thần Thủy Tinh vậy. Và cả hai vị Thần này quyết diễn tích Tranh Mị Nương, quê ở "Phong Châu" mà ra thế: 
"Long Hổ Tranh Châu". Đó là nền tảng của văn hóa nơi đỉnh cao một cách tuyệt đối của dân tộc Việt từ ngàn xưa. Khó có ai có thể nhìn với tới cho được cả. Tất cả những tư duy nông cạn chớ có lạm bàn mà vọng ngôn đối với nền tảng văn hóa của giống nòi Thần Tiên).

Riêng chiếc ghế thứ tư trong Tứ Bất tử xem ra có phần lúng túng chung cho tất cả các học giả cũng như sử gia nói chung! Khi thì cho là Từ Đạo Hạnh, lúc lại nói rằng Nguyễn Minh Không! Lại còn thêm Trần Hưng Đạo mà không giải thích nguyên do!! Để rồi cuối cùng; Tiên Chúa Liễu Hạnh, yên vị nơi chiếc ghế cuối cùng sau 3 lần ra vào Thiên - Hạ - Giới, dễ như đi chợ!

Thật ra trong mô hình thiết kế nên tòa kiến trúc Tứ Bất Tử trên nền móng văn hóa của dân tộc Việt rất có nhiều sai sót!

Trong giai đoạn thứ nhất; Được tính trong thời kỳ Hùng Vương. Từ Chử Đồng Tử cho đến Sơn Tinh là triều đại cuối cùng. Ta thấy có ngay 3 ghế có chủ an tọa! Vẫn thiếu mất một vị!?
Sau đến, tính từ nhà Lý là do cột mốc thoát cảnh nô lệ mà định chủ quyền. Ta thấy xuất hiện liên tiếp lại có 3 nhân vật như: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Hưng Đạo làm đại diện! Nhưng vẫn khiếm một ghế!? Cuối cùng phải đợi tận đến Nhà Lê mới có Liễu Hạnh là đủ Đức độ để mà ngồi vào chiếc ghế cuối cùng cho đủ bộ Tứ Thánh.

Thế nhưng nếu xét trở ngược trở về quá khứ của giai đoạn của chu kỳ 2000 năm trước thì xem ra vẫn khiếm khuyết một ghế!? Và các nhà học giả lẫn sử gia tìm mọi cách bổ khuyết thêm... Như những gì tôi vừa trình bày ở trên.

Thật ra trật tự của mô hình văn hóa đó thể hiện sự tiềm ẩn phía sau như:

Trong mô hình Tứ Bất Tử của giai đoạn 2000 năm đầu với 3 vị thời Vua Hùng đó. Ta quên mất còn có Tiên Dung nữa! Bởi ngày đó cả hai vợ chồng. Bao gồm Đồng Tử và Tiên Nữ... người gậy, người nón cùng về trời chứ không riêng gì một Đồng Tử. Đó là hệ logic của văn hóa Tứ Bất Tử trong giai đoạn đầu.

Và ở giai đoạn thứ hai sau công nguyên. Ta có bộ 3 Thánh Tử như tôi vừa nêu bao gồm Đạo Hạnh, Minh Không và Hưng Đạo. Dĩ nhiên sự có mặt của Liễu Hạnh là vừa đẹp và đủ để được gọi là văn hóa nền tảng đối xứng.

Tuy nhiên, để tạo ra yếu tố liên kết nền tảng văn hóa xuyên suốt qua cả hai giai đoạn đó. Cho nên ta mới thấy công trình kiến trúc đó được gọt dũa lại như sau:

Do thời điểm ban đầu cũng đã tương đối bị thời gian xóa mờ đi giá trị trong lịch sử. Hơn nữa, Cột mốc để móc xích thứ hai kết nối thì không ai sáng giá hơn Hưng Đạo Đại Vương; Trần Quốc Tuấn. Và nghiễm nhiên Trần Hưng Đạo được chỉ định để ngồi thay vào chỗ của vị Thánh Tổ Chử Đồng Tử là hợp lệ. (Ấy là nghỉ Hưu, bạn đọc chớ có suy diễn là soán vị mà nguy). Dĩ nhiên, nếu một khi "Đức lang quân" có chống gậy về nghỉ Hưu thì; "Vị nương tử" cũng phải cắp nón theo chồng mà cùng theo về cõi hư vô thôi...

Điều này sẽ làm nổi bật nét bản sắc của bức tranh văn hóa Việt từ cội nguồn là: Văn hóa Thời Vua Hùng không phải gọi là Quan Lang! Mà phải là Quân Lang, hoặc Lang Quân mới đúng. Văn hóa đã bị xóa lạc mất dấu... "cái nón" lá ở chỗ này. Ý chỉ là người chồng trong văn hóa Văn Lang. Lang Quân còn có nghĩa là người Nam, con của Lạc Long Quân trong nước Văn Lang mà ra. Thế nên người Nữ là Mỵ Nương. Là "Nương Tử" của "Lang Quân". Và tất nhiên phải "nương" theo chồng mà cùng "đi, về" vậy.

Cho nên văn hóa dân tộc Việt có Tứ Bất Tử bao gồm:

Thánh Gióng ; Phù Đổng Thiên Vương.
Thần Sơn Tinh ; Tản Viên Sơn Vương.
Thánh Trần ; Hưng Đạo Đại Vương.
Tiên chúa ; Liễu Hạnh Tiên Chúa.

Đó chính là toàn cảnh của tòa kiến trúc văn hóa trong lịch sử của Dân Tộc Việt Nam hôm nay.

Nhất định, không bao giờ được suy tôn hoặc tranh cãi thiếu tư duy logic. Từ đó, dễ dẫn đến sai lạc cho những thế hệ mai sau là..., nguy cho văn hóa của dân tộc lắm vậy.

Thế nên người Trung Quốc đã ăn cắp văn hóa từ cội nguộn dân tộc của Người Việt. Họ nhất định phải "xóa dấu nón" văn hóa Việt thời Vua Hùng thành Quan Lang!

Có như thế; Họ mới có thể sử dụng nền tảng văn hóa đấy thành... "Lang Quân và Nương Tử" cho văn hóa của họ mà vẫn: Đảm bảo người Việt không có thể nhận diện cho được.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Dạ thưa Thầy cho phép em được hỏi có phải vì Thuỷ Tinh bại trận trước Sơn Tinh nên không được ngồi ghế Tứ Bất Tử?


Tộc ta là con Rồng cháu Tiên, xuất nguồn từ Thuỷ Tộc. Thuỷ Tinh và Lạc long Quân đều có nguồn gốc liên quan đến Rồng và Thuỷ Tộc. Vậy ng
oài việc thua trận ra thì còn lý do gì để khiến Thuỷ Tinh có nguồn gốc thuỷ tộc lại k được ngồi ghế Tứ Bất tử của dân tộc ta.



Xin Thầy giải đáp giúp em ạ. Em xin cảm ơn Thầy!


Trả lời: 1. Do lý tính của Phong Thủy được dựa trên nền tảng của Thuyết Âm Dương từ Kinh Dịch mà ra cả thôi. Và giai đoạn đó chính là âm cuộc. Là Âm Thế, nên Thần Sơn Tinh mới chiếm được cục diện. Ví như 500 năm Hổ giành được Châu và 500 năm Rồng giành được Châu vậy. Vậy, ta có thể xét thấy hễ âm thịnh là dương suy. Trong suốt dọc dài lịch sử; Mỗi khi giai đoạn Mẫu Hệ là có hiểm họa mất nước như không. Ngay như Thời này cũng là nói lên sự kết thúc của các triều đại Vua Hùng vậy.

a- Sơn Tinh=Âm=Hổ=Mẫu Hệ…
b- Thủy Tinh=Dương=Long=Phụ Hệ…

Gương xưa lịch sử, muôn thế hệ về sau nhất định phải soi kỹ.


2. Về ghế Tứ Bất Tử. Tôi đã phân tích rất rõ, có bạn vẫn chưa nắm được, hiểu lầm rồi hỏi mập mờ dễ gây sự hoang mang cho các bạn khác. Nhân tiện, tôi nhắc lại như sau:

1 Chử Đồng Tử.
2 Phù Đổng Thiên Vương
3 Sơn Tinh
4 Liễu Hạnh.

Xét Tứ Bất Tử như trên vẫn đang còn là một sự lủng củng quan điểm chung do thiếu tri kiến làm nền tảng để hình thành tư duy xưa nay.

Tôi đã dẫn ra và phân tích lại với:

1 Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương).
2 Thần Sơn Tinh.
3 Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương).
4 Tiên Chúa (Liễu Hạnh).

Điều đó ta cũng còn nghe gọi với tên khác là Tứ Thánh Tử. Và đó chính là quy luật trật tự mô hình thực tại tự nhiên tiềm ẩn của Tạo Hóa. Thế nhân quen sự rối loạn làm tạp tri kiến xưa nay nên lạc gốc nguyên bản từ nguyên thủy muôn đời qua rồi.


...
KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét