Tính từ khi Lạc Long Quân và Âu Cơ về tới vùng Nghĩa Lĩnh và hạ sinh được Trăm con trong cùng một bào thai. Kể từ giai đoạn của lịch sử đó, Lạc Long và Âu Cơ đã kẻ một lằn ranh phân định giữa hai định ngữ Bách Việt và Bách Bộc (Bọc trứng, bào thai) của dân tộc Việt nói chung. Ta thấy thuật ngữ "Đồng Bào" (cùng một bào thai) có nguồn gốc xuất phát từ đây. Vì thế, thành ngữ "Đồng Bào", vốn là thành ngữ duy nhất và chỉ dành riêng cho Dân Tộc cũng như văn hóa của Người Việt, thuộc dòng Âu Lạc mà thôi.
Chúng ta hầu như không ai có thể nhận ra được rằng: Bách Bộc của Âu Lạc đã thoát ly với quá khứ cội nguồn của Bách Việt trước đó, tại vùng Nghĩa Lĩnh này. Dĩ nhiên trong số 50 người con được chia đôi ngày đó. Đều có sự hiện diện chung của Kinh Việt và Dương Việt.
Ta có thể nhận ra điều đó trong suốt các thời của Vua Hùng như: An Tiêm, Thạch Sanh, Sơn Tinh... Đều phản ảnh đó là thuộc dòng Âu Việt của Âu Cơ. Tôi gọi tắt là dòng Mẹ.
Và An Dương Vương chính là đại biểu điển hình tiêu biểu cho dòng Âu Cơ. Thế cho nên ta mới thấy sử sách ghi là cướp ngôi. Điều này có nghĩa là dòng Ngoại cướp của dòng Nội mà thôi. Thế cho nên quốc hiệu mới gọi là Âu Lạc. Chữ Âu là dòng đứng trước chữ Lạc để thể hiện điều đó. Và dĩ nhiên hiệu xưng An Dương Vương là ý từ dòng Dương Việt của Âu Cơ, so với Kinh Việt của Lạc Long Quân mà ra.
Thế cho nên Linh vật tổ mà An Dương Vương phải thờ, nhất định phải là Thần Kim Quy. Và chế độ đó theo Mẫu Hệ là tất yếu, không bàn cãi. Và Kinh Đô thay vì Phong Châu của họ Nội, thì phải đổi ra Phong Khê theo họ Ngoại là chính xác tuyệt đối vậy.
Đồng ý An Dương Vương thuộc Thường Việt trước đó. Nên có cùng họ với Thục Đế. Tuy nhiên dòng Thường Việt từ khi định cư ở Hồ Phiên Dương thì đã đổi ra Dương Việt. Và Thục Phán nơi này đã là Âu Lạc Việt rồi vậy. Quốc hiệu cũng như Vương hiệu đã phát biểu lên tất cả rồi. Ta cũng nên dừng lại những tranh cãi một cách thiếu tính thuyết phục về thân thế của An Dương Vương vậy.
Vậy có nghĩa là An Dương Vương vẫn tuyệt đối trung thành với quốc gia dân tộc và giống nòi của mình. Chỉ khác một điều là; Vương đã đưa Mẫu Hệ (Âu Việt), lên làm thuyền trưởng của con thuyền dân tộc Việt, trong giai đoạn của dòng sử này mà thôi.
Tất nhiên sự kiện Thần Kim Quy, chỉ cách xây Thành Cổ Loa cũng như cho Móng Nỏ đối với An Dương Vương, là điều hiển nhiên rồi.
Tôi nhắc lại là; Văn U mặc nhất định phải biết cách đọc nơi không có chữ. Trong khi chúng ta còn chưa biết cách đọc như thế. Lại cứ đọc vào ở những nơi có chữ. Lại là dạng ngôn ngữ đơn thuần về sự kiện này. Suy không thấu, rồi cho là chuyện hoang đường, không đáng tin "!?".
Tôi sẽ diễn giải cái ý tiềm ẩn phía sau sự kiện của Thần Kim Quy trong giai đoạn đó như sau:
Sử chép rằng An Dương Vương đã dò theo dấu chân của Thần Kim Quy mà mô phỏng theo để xây thành. Điều này ám chỉ là "bức đồ" (bản vẽ thiết kế) Quy Tàng Dịch, vốn được chạm ở trên mình của Thần Quy mà ra. Đó chính là mô hình của Bát Quái. Dựa theo Tượng Trời trên đấy mà sắp Thế Đất theo. Đó là nguyên lý nền móng vững vàng của Kinh Dịch hàng ngàn đời nay rồi. Ngay cả những phép tính toán hiện nay bao gồm cả những kiến trúc, thiết kế, xây dựng cũng vẫn đang dựa trên dấu chỉ của Thần Quy cả đấy thôi! Có điều gì để có thể gọi cho được là hoang đường hay không?
Về việc cho móng để làm lẫy nỏ nữa! Để hiểu được điều tiềm ẩn này. Ta nhất định đòi hỏi phải trang bị và tích lũy một nền tảng kiến thức không hề nhỏ bao giờ cả.
Ví dụ:
Ta cứ hình dung trong đồ hình của Ma Phương số của Lạc Thư (tham khảo đồ hình trong bài Nhà Hán Với Dấu Vết Kinh Dịch). Trong mô hình Cửu Cung đó cũng chính là nền móng để Thành Cổ Loa được thiết kế theo. Ta xét thấy 4 góc thành ở theo bốn hướng Tây Bắc - Đông Bắc và Tây Nam - Đông Nam.
Theo Lạc Thư thì bốn vị trí này chính là bốn chân của Thần Kim Quy. Ta xét thấy hệ thống số từ dưới lên trên là 2 - 4 - 6 - 8. Tượng trưng cho số móng của Thần Kim Quy. Các "Nỏ Thủ" sẽ được bố trí theo 4 góc xây phía bên trên thành, đúng với hệ thống số đó. Ngoài bốn móng đó ra, còn có một trạm Nỏ Thủ được bố trí ở khu vực trung tâm là số 5. Kiểm soát liên thông cả 4 phương, phối hợp được với cả bốn Hướng.
Tiếp đến thì cửa Thành sẽ được mở theo hướng Bắc thuộc cung số 1. Lối vào lại có một cổng ở trung tâm và thông sang bốn phương Đông - Tây - Nam. Như thế ta sẽ thấy được, bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc phía bên trong của Thành Cổ Loa, đều chịu sự khống chế bằng Nỏ Thần từ: Bốn Hướng Tây Bắc - Đông Bắc - Đông Nam - Tây Nam.
Như thế, ta thấy; tất cả 4 vị trí của bốn Phương Bắc - Nam - Đông - Tây bị rơi vào trận đồ của Bát Quái ở chỗ; Nếu dùng Bát Môn để xem xét thì sẽ hiện ra thế trận như; Bốn phương đó đều đã bị dồn vào "Cửa Nạn" hết cả rồi. Đó là vị trí của các cửa; Hưu - Thương - Cảnh - Kinh. Đều là "Cửa Dữ", tuyệt khí và rời khí... Là Địa Võng. Ắt phải lâm vào đại nạn, có mọc cánh cũng không có thể thoát ra cho được. Bởi phía trên là "Nỏ Thần". Là thiên La.
Nhìn tổng quát, ta thấy: Cứ mỗi khu vực của bốn phương trong thành. Đều chịu sự kiểm soát nhất định từ hai hướng và một phương bởi nỏ thần bố trí phía bên trên. Bốn móng nỏ có thể bắn ra trăm mũi không có gì là sai lạc được cả. (Từ dẫn giải trên đây, ta có nền móng để có thể suy diễn tiếp hệ thống phía bên trong Thành Cổ Loa rồi vậy).
Nếu như chiến cụ của Chiến Thần Xi Vưu xưa kia có Chiếc Búa và Tiêu Khúc thì: Chiến cụ của Tiên Huyền Nữ lại là Đàn Dao Cầm và Cây Nỏ. Vậy Thần Kim Quy không cho An Dương Vương cái Móng Nỏ thì còn cho cái gì nữa đây?
Đó là tôi còn chưa bàn đến những bộ phận để cấu thành cây nỏ nữa. Dĩ nhiên, nếu là dòng dõi này, ta nhất định phải biết tất cả những giá trị đó. Ví như những hoa văn chim Việt trên trống đồng. Ta phải đủ biết vào thời của Tiên Huyền Nữ. Bởi Tiên Nữ ở trong Cung Quảng Hàn. Rất lạnh. Nên chiếc áo Tiên Huyền Nữ mặc vốn được kết bằng lông của một loài chim mà ta quen nghe gọi là Chim Việt "!?".
Ta cũng thường nghe sử sách nhắc đến là Vũ Y hoặc Thiên Y. Do lông Chim rất nhẹ, nên chỉ hơi gió thoảng qua là dường như chiếc áo có điệu múa xao động! Mỗi cử chỉ, mỗi bước chân, chiếc áo như một vũ điệu hòa nhịp theo gót Tiên Nữ vậy. Từ đó Tiên Nữ nơi Cung Hàn mới sỡ hữu Vũ Điệu Nghê Thường "chết người" được.
Từ đó ta mới thấy thời Hùng Vương, con cháu có tục cắm những chiếc lông chim đó trên đầu mà làm mão. Công dụng thứ nhất, chính là để nhận diện ra dấu chỉ của dòng giống Tiên Rồng. Thứ hai làm trang sức. Thứ ba, mỗi khi có binh biến. Giống nòi này chỉ việc đưa tay lên đầu rút lông chim, gắn vào sau đuôi mũi tên. Ngay lập tức, chiếc lông chim đó, sẽ định hướng mục tiêu cho mũi tên của nỏ thần..., "ghim trúng đích".
Tất cả những điều đó. Đã được sử sách suy tôn là; "Cờ Mao".
Điều này, quân của Mã Viện trong quá khứ đã từng mục kích và còn lưu lại trong sử sách rằng: Họ có thể truyền mũi tên cho nhau bằng cách... bắn đúng vào búi tóc của người ở phía xa khác!
Điều tượng trưng của loài chim Việt này. Đã khiến nên tất cả đều bị đánh lừa về Linh Vật tổ của người Việt chính là một loài Chim Việt đã lạc mất dấu tích! (Kỳ thực! loài chim đó, vẫn tiềm ẩn quanh đời. Điều đó vốn là Đạo. Vẫn sừng sững trước mắt mà không có thể nhìn thấy cho được!!). Thế rồi đã có không thiếu những tư duy kiệt xuất. Họ cho rằng đó chính là loài Chim Hạc. Bởi ngày trước, Hùng Vương cũng đã chọn đất Bạch Hạc để định đô trong thuở lập quốc!.
Thế rồi cũng không thiếu những kẻ được và tự xem là sĩ. Thi nhau mà "Múa... Bút" vịnh Hoàng Hạc Lâu !! Khiến nên biết bao thế hệ cháu con thi sĩ, thả sức múa bút tán theo mà vịnh, xướng, ca, tụng... Hoàng Hạc... !?.
Ta thấy, duy chỉ có Lý Bạch khi nhìn thấy bài Hoàng Hạc Lâu, Thi Tiên đã vứt bút, trầm mình luôn đi cho rồi...!, ...!?
Trước khi bỏ đời, Thi Tiên lý Bạch vẫn còn kịp ta thán hai câu:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu.
Thôi Hiệu đề thi tại thượng lầu.
Tùy duyên! Ai muốn hiểu sao thì hiểu vậy.
Như tôi đã từng diễn tả qua trong các bài trước. Tần Thủy Hoàng ngay sau khi gồm thâu thiên hạ Nhà Chu. Bởi cũng có dòng máu của Bách Việt khi xưa. Nên Tần Thủy Hoàng thừa biết di ấn vẫn đang còn ở bên kia dòng Dương Tử. Ngay lập tức, Tần Thủy Hoàng tiếp tục xua quân vượt qua dòng Dương Tử, truy dấu di ấn mà mãi từ thời Nhà Thương còn dỡ mộng. Ta phải biết, với thế lực ngày đó của Tần Thủy Hoàng. Vùng Kinh Việt cũng như Dương Việt tại khu vực Ngũ Lĩnh, khó có thể đương cự. Cuối cùng rồi dòng Thường Việt tại Hồ Phiên Dương, cũng chịu bi cảnh chim Việt mất tổ mà phải lạc đàn...
Thủy Hoàng Đế bèn giao cho Phù Tô và Mông Điềm lãnh trọng trách xây biên ải tại khu vực đó. Đồng thời cũng giao cho Triệu Đà thống lĩnh binh mã, tấn công vào nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Trong giai đoạn của trang sử Việt ngày đó; Vó ngựa của Nhà Tần, đã phải cuồng vó ở phía bên ngoài chân Thành Cổ Loa. Bởi phía bên trong Thành Cổ Loa, có Nỏ Thần của dòng Âu Lạc đang trấn giữ. Cho dù trang sử của giai đoạn này có bị che giấu. Nhà Tần không có thể chạm đến chân tường Thành Cổ Loa của Nước Âu Lạc, là một sự thật không thể chối cãi.
Nếu lịch sử của người Trung Quốc có nhắc đến Tần Thủy Hoàng? Thì đó sẽ là cả một sự kinh hoàng, hằn sâu trong tâm thức của họ muôn đời nay. Vậy thì những trận chiến giữa Nhà Tần trong giai đoạn đó với Nước Âu Lạc bên chân Thành Cổ Loa? Ắt phải khiến nên những nỗi khiếp đảm, vạn lần hơn nữa cho người Trung Quốc.
Bởi tại thời điểm của luận giải này: Ta thấy Nước Âu Lạc trong giai đoạn của lịch sử khi đấy. Chính là giới hạn duy nhất, buộc Nhà Tần phải chấp nhận dừng vó. Sự kiện này, có nguy cơ sẽ là nét mực bôi đen mọi sự hãnh diện hão về lịch sử cũng như văn hóa của người Trung Quốc trong thời kỳ đấy là một hiện thực.
Dĩ nhiên trang sử của giai đoạn lịch sử này. Nhất định không thể tồn tại cho được. Kể cả Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng tránh đả động đến!?. như thế, ta xét thấy Sử Ký của Tư Mã Thiên đã có một khoảng trống lịch sử trong giai đoạn này. Tất nhiên, trong giai đoạn 1000 năm sau đó. Tất cả sử Việt, bằng bất kỳ giá nào; Không thể tồn tại cho được rồi vậy. Và Cổ Loa Thành nhất định phải chịu chung số phận cùng với lịch sử cũng như dân tộc Việt. Bởi di tích đấy, là di chứng lịch sử vốn đong đầy dị ứng đối với người Trung Quốc.
Sự việc lúc này, sẽ được chúng ta xem xét đến một giả thuyết như sau:
Sự kiện Nhà Tần đang dần bị thôn tính bởi Nhà Hán khi đấy. Khiến nên Triệu Đà tiến thoái lưỡng nan, buộc phải mang binh mà kết giao cùng An Dương Vương. Dĩ nhiên không phải là trá hàng cho được. Bởi ta xét thấy mục đích trá hàng là cho ai? Nhà Tần hay Nhà Hán? Lại càng không phải cho Triệu Đà trong hoàn cảnh khi đấy.
An Dương Vương dĩ nhiên nhìn thấy rất rõ hoàn cảnh của Triệu Đà rơi vào lúc đó. Và cũng muốn yên bình. Nên cũng kết thông gia mà tỏ chân tình cùng Triệu Đà, không hề nghi ngờ gì cả. Dần rồi Triệu Đà phát hiện và nắm được toàn bộ sách lược trọng yếu của nước Âu Lạc thông qua sự nhẹ dạ, cả tin của Mỵ Châu. Tham vọng chỉ có thể nổi lên và lớn dần trong tâm địa của Triệu Đà về sau này mà thôi.
Phải lấy làm rất khó cho tư duy, khi ta có thể xét thấy rằng: Nhà Hán, ngay sau đấy. Cũng tiếp tục photocopy phiên bản Trọng Thủy - Mỵ Châu mà diễn lại trên nước Nữ Chân! Tấn tuồng này vốn đã xãy ra trên sân khấu của Lã Hậu. Khi đạo diễn kiêm diễn viên chính Trần Bình thủ vai. Ta thấy Sử Ký Tư Mã Thiên có chép là: "Kế mà Trần Bình ngày đó thi triển ở nước vương bà là tuyệt mật! Mãi đến hôm nay, không một ai biết được là kế gì cả!?".
Như ta biết đấy; Trần Bình rất "đẹp trai" !! Đồng thời cũng là tay ăn chơi, trác táng bậc nhất trong thời điểm đấy. Nói ra xấu hổ chết... Bởi, nói làm sao cho được...
Thế rồi...
Như những gì mà chúng ta đã biết đấy. Thế nhưng, cái giá mà dân tộc Việt của chúng ta phải trả đã quá đắt. Một cái giá mà ngày nay nhìn lại... hầu như lịch sử trên bình diện địa cầu xưa nay. Duy nhất; Chỉ có dân tộc Do Thái, mới có thể chia sẻ và cảm thông được. Bởi họ cũng đã từng trải qua cái giá nô lệ của 1000 năm đó mà không bị mất gốc! Kể cũng hi hữu thật. Trời có "Mặc định" điều gì chăng !? Hồi sau sẽ rõ. Bởi, không có bất cứ điều gì, mãi bị che giấu được nữa rồi.
Đáng buồn hơn. Tại sao người Việt thường chịu chấp nhận người ngoài nhận xuống tận đáy bùn đen, hơn là anh em trong nhà hơn nhau một vài lời nói tỏ bày chính kiến !? Cho dù quan điểm thật chính đáng. Nỗi ưu tư này, đòi hỏi phải chỉ định cho ra nguyên nhân, trước khi bước qua ngưỡng cửa của Kỷ Nguyên Mới. Một nghi án cho vấn đề này bỏ ngỏ: Có phải đó chính là dòng máu "lai căn" từ Hoa Trung và Hoa Thượng, của người Hoa Hạ !? Bởi giống nòi Thần Tiên, vốn không thuộc hệ di truyền đấy cho được.
Chân lý đó. Nhất định phải được thực thi ở thời kỳ cuối trong nay mai...
Thế rồi... Tôi không thể nhắc đến những nỗi thống khổ, mà dân tộc Việt đã từng phải chịu trong suốt 1000 năm đó ra đây cho được. Những điều đó hoàn toàn nằm ngoài sự tưởng tượng hiện nay của hầu hết chúng ta.
Tôi chỉ có thể nhắn nhủ được rằng:
Cái lý của Dịch Kinh đã chỉ rất rõ là: Mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ vốn là Tham Thiên Lưỡng Địa. Điều đó có nghĩa là 3 Dương và 2 Âm. Từ tượng trời mà suy ra; Người đàn ông, nhất định phải là trụ cột trong gia đình, cáng đáng trọng trách mà dìu dắt vợ con trong suốt cuộc hành trình đi về cội nguồn. Bất kỳ mô hình vận hành nào phản ảnh đối lập với quy luật đó. Ắt phải trả với một giá rất đắt.
Điển hình như thời kỳ của An Dương Vương là một bằng chứng khó có thể chối bỏ cho được. Thế nên trong suốt 1000 năm của giai đoạn đó. Thiên ý buộc các bà nhất định phải đứng ra mà giành lấy cơ đồ đã đánh mất về lại cho dân tộc. Và đó cũng là thời kỳ Mẫu Hệ của lịch sử dân tộc Việt.
Những hiện tượng mà lịch sử phải trả giá đắt như điển hình vừa nêu trên đây. Tôi sẽ tiếp tục chỉ ra trong từng giai đoạn về sau mà dân tộc Việt tiếp tục vô tình dẫm phải dấu chân của mô hình Mẫu Hệ. Tạo hóa vốn đã định phận nữ nhi là chân yếu, tay mềm. Nhất định phải nương theo quy luật chứ không phải mang thân gồng gánh cơ đồ cho được. Tất nhiên, nếu có muốn chia sẻ trọng trách. Hãy nương theo mà phụ thêm vậy.
Và đó, cũng chính là ý tưởng của Tạo Hóa. Không khác.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
.
- Hỗ trợ Dân tộc King -
1 Nhận xét
test
Trả lờiXóa⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏