Theo phép tính Tam Nguyên Cửu Vận.
Ta xem lại đồ hình "điểm vận", kèm theo Thái Cực Tượng Đồ VN. Theo đó, ta sẽ thấy mỗi Vận trong phép chuyển Vận đó là 20 năm x 3 vận = 60 năm là một Nguyên. Từ đó ta áp dụng vào Thế Vận trong giai đoạn 1000 năm khi Nhà Hán đô hộ, tính từ Triệu Đà.
Nếu ta có theo dõi những bài viết trên trang này từ đầu. Ta dễ dàng nhận thấy 1000 năm đó đã bao gồm 2 cuộc bể dâu. Như vậy chia ra Thế Cuộc nô lệ 500 năm ban đầu đó thì Vận hành thuộc về Âm Thế. Và Thế Cuộc của giai đoạn 500 năm về sau thì, Vận hành là Dương Thế!
Từ nhận định đó, cho ta thấy được rằng: Lý Vận thứ nhất, chuyển tương đương 200 năm thì xảy ra sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vận thứ hai, cũng 200 năm dành cho sự nổi dậy của Bà Triệu!! và 200 năm của Vận cuối là Lý Bí (Bôn). (Chính xác thì Thế vận là 180 năm. Do năm nhuận, cách tính rất phức tạp. Tôi chỉ đưa ra ước lượng để ta dễ tham khảo thôi).
Tôi cũng đính chính với quan niệm của các sử gia như sau: Tên của Lý Nam Đế là Lý Bí hoặc Lý Bôn, không có nghĩa là Trái Bí, Trái Bầu hay Hoa Thiên Lý như các vị trước nay suy diễn như thế cho được "!?" Mà tên này chính là tên của Quẻ Dịch. Đó là tên Quẻ Sơn Hỏa Bôn. Hoặc Sơn Hỏa Bí mà ra. Theo Dịch Lý thì Bôn hay Bí đều cùng nghĩa như nhau. Ai muốn xem và xét nghĩa theo Bôn hoặc Bí đều được, không sai. Điều này có "Dịch Nghĩa"..., Bôn là cái Thời còn phải bôn ba chưa định. Bí thì lại tiềm ẩn ý..., Vận còn bế tắc, chưa hanh thông.
Tôi cũng cần phải lưu ý thêm rằng: Kinh Dịch vốn là nền tảng của Văn Hóa từ muôn năm qua cho đến tận hôm nay là điều không phải bàn cãi nữa. Vì thế ngay từ thuở sơ khai của thời kỳ cổ đại. Những bậc vương tử, tri thức nói chung. Họ luôn đặt tên con cái theo nền tảng của Kinh Dịch để thể hiện Văn Hóa như:
Thứ nhất; Họ thường đặt tên con theo Thập Thiên Can, ta có thể thấy như các vua từ giai đoạn của Nhà Thương (Thường Việt). Thứ hai, thì đặt theo Thập Nhị Địa Chi. Và thứ ba là theo Ngũ Hành. Duy nhất dòng Bách Việt đại đa số lại lấy tên của các Quẻ Dịch mà đặt tên! Ta có thể tra xét lại quá khứ lịch sử từ giai đoạn của Xi Vưu đã đều thấy điều đó trong Văn Hóa người Bách Việt rồi vậy! Điều này càng khẳng định thêm cho quan điểm Kinh Dịch vốn là văn hóa của dân tộc Việt vậy.
Bằng bất kỳ giá nào; Tôi cũng phải lấy được Kinh Dịch về lại cho dân tộc Việt hôm nay. Bởi đó chính là di chỉ của giống nòi này. Kinh Dịch còn đầy rẫy những giá trị tiềm ẩn trong đó, mà nhân loại trong tương lai, cần phải sử dụng cho những mục đích phát triển chung. Kinh Dịch vốn là một Kỳ Thư, Di Bảo của dân tộc Việt đã mặc định là "Lạc Thư" bị trôi lạc, vùi lấp. Nên phải chịu cảnh để cho thiên hạ gây nát loạn xưa nay.
Thế cho nên trong giai đoạn của Lý Nam Đế, Lý Bí hay Lý Bôn chính là văn Hóa tiềm ẩn của Kinh Dịch. Tiếp đến là Triệu Quang Phục cũng không ngoại lệ. Đó gọi là tượng trời, dựa theo đó để... Chiêm Tượng. Và đó cũng chính là đọc chỗ không chữ, rất gần với Thiên Thư rồi vậy.
Thiên Thư vốn là Sách Trời, nơi tôi vừa diễn giải chính là chiếc cầu nối với Sách Người (Nhân Thư), mà xưa nay ta quen gọi là Lịch Sử. Và chiếc cầu nối giữa sách người và sách trời chính là tất cả những Kinh Điển, bao gồm cả Kinh... của các Tôn Giáo nói chung.
Như tôi đã mô tả giá trị Kinh Dịch tiềm ẩn trong thời An Dương Vương với Thành Cổ loa thì miễn bàn rồi. Vậy các nhà Dịch Học nói chung, nghĩ gì về những cái tên như: "Thi Sách" !, Triệu Thị "Trinh" !!, Lý "Bí, Bôn" !!!, Quang "Phục" !?. Những giá trị của Kinh Dịch tiềm ẩn liên tiếp trong các thời kỳ xảy ra những sự kiện như thế? Tôi sẽ chứng minh những giá trị này, xuyên suốt lịch sử Việt cho mãi đến tận ngày hôm nay.
Thế mới có thể gọi là; "Nấu Sử Sôi Kinh" cho được vậy.
Chúng ta quay trở lại đề tài đang dở dang, tiếp tục nối mạch lại như:
... Như những gì mà ta đã thấy; Bởi An Dương Vương đại diện cho dòng mẹ, làm mất nước vào tay Nhà Hán. Cho nên trong suốt giai đoạn mà nương dâu lở thành bể rộng đó. Các bà phải có trách nhiệm nổi dậy là tất yếu đối với Dịch lý. Tuy nhiên ta thấy; Trời sinh ra, vốn đã định số là phận nữ nhi rồi. Thế cho nên không có thể cáng đáng trọng trách, mà mang cơ đồ lại cho dân tộc được rồi vậy.
Và Vận Thế đến giai đoạn của Lý Bí chính là Dương Vận! Nói cách khác thì đó chính là dòng của Cha. Điều này ta có thể nhận thấy rất rõ khi Rồng đã cho móng Triệu Quang Phục như... Rùa từng có cho móng đối với An Dương Vương khi xưa vậy.
Đáng tiếc thay cho Triệu Việt Vương ngày đó. Vương đã không nhìn ra được là mô hình lịch sử đang "lập lại", chu kỳ vận hành của mô hình trật tự tự nhiên của vũ trụ. Và Vương lại dẫm đúng vào vết xe cũ, khi vừa vượt qua khỏi khu "đầm lầy" Dạ Trạch. Nơi mà Long Thần đã cõng Vương thoát ra khỏi vũng lầy lịch sử khi đấy.
Ta phải đủ để lĩnh hội được rằng: Cái linh khí của dân tộc Việt tại khu Đầm Dạ Trạch mà ngày đó Triệu Việt Vương được phù trợ (Quang Phục). Lại chính là cái hồn thiên dân tộc từ cái Đầm Nhất Dạ khi xưa mà Chử Đồng Tử từng định cư! Thế cho nên ta mới nghe như mơ hồ về một truyền thuyết rằng Chử Đồng Tử đã trao móng Rồng cho Triệu Quang Phục trong những trang sử đính kèm. Cái ý tiềm ẩn này, những thế hệ ngàn sau không có thể suy tới cho thấu được. Đó là một sự thật mà ta không có thể viện đến bất kỳ một cứu cánh nào mà thoát ra khỏi sự thật lịch sử đó cho được. Bởi vì đó là chuyện của Thần Tiên. Ta cũng quen gọi một cách chưa suy gẫm thấu đáo là: Thần Thoại !!
Chiếc xuồng độc mộc của Triệu Quang Phục bị sa lầy trong vũng lầy Lịch sử khi đó ở đoạn; Triệu Việt Vương đã gả Cảo Nương cho Nhã Lang, vốn là con của Lý Phật Tử..., "ở rể" !?
Than ôi! ...Bi kịch của quá khứ, lại tái diễn với dân tộc Việt nữa rồi..."!?".
Về việc này thì: Ngũ Hổ Tướng của anh em nhà họ Trương nhìn thấy rất rõ. Nhưng tiếc thay; Trương Hống và Trương Hát đành ôm nỗi thất vọng đong đầy uất ức đối với Triệu Việt Vương khi can gián không thành. Để đến nỗi sau khi chết, cả hai vị Trương Hống và Trương Hát đã tụ khí anh linh, không chịu tan mà hiển thần, tiếp tục phò trợ non sông Việt về sau.
Ta có thể nhận thấy hồn thiêng của hai vị bàng bạc theo núi sông từ Tam Giang (3), lên Lục Đầu (6) và hiện nay thành Cửu Long (9) "!?". Đó chính là linh khí ngàn đời của dân tộc, chung đúc anh linh mà thành nên hiện tượng như thế cả. (3 - 6 - 9, vận trù của thế tam nguyên. Ta có thể dựa theo đó mà lập ra Thế Cục từ Kỳ Môn Độn Giáp. Từ đó..., mới Lộ Diện cho ta Nhận Diện được Cục Diện nào hiện nay đang diễn ra... trên Bình Diện... thời thế đương đại hầu chiêm, nghiệm... mà có thể nói về Thế Cuộc...).
Khí hồn thiêng của núi sông đó, từ Tam Giang, Như Nguyệt, Lục Đầu, Bạch Đằng cũng cùng một khí chung đúc mà nên những chiến công lừng lẩy sử sách muôn đời. Đặc biệt đã hiển oai linh mà nộ khí trong những trận đánh xảy ra trên sông Như Nguyệt về sau này của Dân tộc Việt, bao gồm Nhà Tiền Lê và Nhà Lý (nơi có đền của hai vị Thần này). Kể, anh linh của dân tộc Việt; Sống làm Tướng, tuy không thỏa chí bình sinh, nên uất khí không tan. Thác cũng quyết thành Thần mà phò sông núi Nước Nam cùng giống nòi vậy.
Ta xét thấy phiên bản của giai đoạn lịch sử này, mô phỏng trung thành với bản gốc của 500 năm trước. Cho nên cuối cùng rồi Lý Phật Tử cũng mang đất nước mà giao cho Nhà Tùy như Triệu Đà đã từng làm trong quá khứ!
Xét ở vào chu kỳ Dương Thế của 500 năm tiếp theo sau. Ta vẫn thấy quy luật vận hành cũng đúng với từng thời điểm cũng như sự kiện xảy ra như: Mai Thúc Loan, Ngô Quyền, khởi đầu cho Đinh Bộ Lĩnh tiếp theo. Và cuối cùng là Lý Công Uẩn! Ta nhận thấy Ngô Quyền đã thoát ra khỏi vũng lầy khi đó bằng cách: Quyền Vương quyết bày trận trên sông Bạch Đằng để vẫy vùng cho thỏa chí cõi bờ, chứ không chấp nhận bám mãi "ao làng" đầm lầy nữa.
Ở đây ta chỉ xem xét đến những vấn đề của những sử liệu bị vùi lấp dưới hố sâu của quá khứ. Khi dòng sử dân tộc phải chảy qua những gập ghềnh trong thác lũ...
Vì thế trận chiến trên sông Như Nguyệt, được ta soi tư duy vào giữa đêm trường tại thời điểm... Lý Thường Kiệt đang kình trận. Sở dĩ ta lướt qua diễn biến tiền cảnh sông Như Nguyệt thời Tiền Lê là bởi: Khí thiêng khi ấy đã cùng Lê Đại Hành lan tỏa đến tận sông Bạch Đằng, nên những thế hệ sau khó nhận ra rõ ràng oai linh cho được.
Ta phải biết; Trước khi ánh trăng rằm nhập hồn, hiển danh trên mặt sông... Như Nguyệt mà nộ khí thiêng ngàn năm, soi sáng sử thiêng. Lý Thường Kiệt đã giăng xong thiên la và đang trầm tư trên võng... địa...
Trên bờ sông Như Nguyệt ngày đó? Lại chính là địa phương mà hồn thiêng oai linh của Dân tộc Việt đang tụ xứ!: Đình thờ nhị vị Thần Linh của dân tộc; Trương Hống, Trương Hát !! Ngôn ngữ của nhân loại đã tỏ ra bất lực khi mô tả về diễn biến gì đã xảy ra phía bên trong ngôi đình này ngay trong đêm đó!? Ta chỉ có thể nghe truyền lại rằng: Trong một đêm nghĩ kế phá Giặc Tống. Sáng ngày, Lý Thường Kiệt khi bước ra sân đình, tóc đã hóa bạc trắng mái đầu... !?.
Và cũng trong đêm đó...; Ba quân nghe sĩ khí chất ngất âm ba của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, rền vang trên sông Như Nguyệt. Khí thiêng của sông núi tỏa mờ, giăng phủ khắp mặt sông Như Nguyệt. Che giấu linh ảnh của một Tàng Long đang chờ thời khắc..., đưa giặc Tống đi vào ác mộng của dòng Sử Thiêng...
Điểm dòng sử mạch...
Như thế, Ta xem xét lại trong suốt 500 năm của cuộc thế vào thời vận cuối này của lịch sử. Thật rất khó để cho ta có thể điểm đúng Thế Sử của giai đoạn này cho được. Trước hết, ta phải nhận định rõ hoàn cảnh mà dân tộc đang phải rơi vào trong suốt 1000 năm khi đó đã. Người Việt chỉ là thân phận nô lệ, hoàn toàn không có quyền để được học hành. Hoàn toàn không đủ được phép ghi chép bất cứ điều gì vào sách chứ chưa nói gì đến chép sử. Cho nên lịch sử của dân tộc Việt đang rơi vào cái thế mà tôi gọi là "Thế Sử" !
Chính vì thế cho nên lịch sử của dân tộc Việt là; "Thế Sử" khi đó buộc phải ghi vào..."Bia Miệng" !, mà truyền đời lại cùng "Thế Hệ" mai sau. Và hôm nay, ta nhất thiết cũng phải căn cứ vào cái Hệ của Thế đó, để sàng lọc ra những giá trị phủ lấp mà Xử Thế.
Quả thật, không hề có một mảy may đơn giản nào cho vấn đề này bao giờ cả. Bởi ta biết những truyền thuyết được truyền miệng, kể lại đó. Vốn có tính mơ hồ, đại dị, thêm thắt, một cách vô tội vạ của bao đời chồng chất ! Khiến nên cái tính hoang đường luôn đong đầy và khỏa lấp hết tư duy mọi đương đại của chúng ta.
Tưởng; Để có được một khối óc sàng lọc ra được những chân giá trị lịch sử tiềm ẩn trong đó, hoàn toàn là việc không tưởng. Tuy nhiên những công việc đó, rồi cũng đến lúc mà giai đoạn lịch sử, nhất định sẽ sản sinh cho giống nòi. Chúng ta nhất định phải ý thức được điều này cho bằng được vậy. Và đó cũng chính là bản tính của lịch sử rất đặc biệt của riêng dân tộc Việt mà thôi.
Vậy tôi sẽ điểm ra những cột mốc của giai đoạn mà dòng sử của dân tộc mang tính tiềm ẩn đó như sau:
Cột mốc thứ nhất, có tiềm ẩn những giá trị mang tính "Bảo Tàng" của dân tộc Việt là giai đoạn "thời điểm": Đinh Tiên Hoàng! Bởi những giá trị lịch sử của giai đoạn này vừa thoắt bước vào hiện thực, lại thoắt đi vào huyền thoại mà chưa một ai có thể nhận ra được chân giá trị gì tiềm ẩn trong thời gian đó cả !?
Về những giá trị này mà ở vào thời điểm hiện tại của hôm nay. Tôi vẫn chưa có thể trình bày ra ở đây cho được (!?). Mà những giá trị này vẫn đang còn chờ những yếu tố mà lịch sử đòi hỏi phải hội đủ ở trong thì của tương lai gần nữa.
Và cột mốc thứ hai đó là Nhà Lý. Đồng thời giai đoạn nối tiếp thứ ba nối liền theo chính là Nhà Trần.
Thuật ngữ " đốt cháy giai đoạn" mà tôi vừa ghi ra ở đây? Hoàn toàn chỉ là dòng chữ xuất hiện cho có mà thôi. Chính vì thế, nên tôi nhất định ghi hai chữ sau khi gõ phím enter là:
"Gián đoạn"...
... Và chờ bài kế tiếp vậy.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏