📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.41 - KIẾN TÁNH | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Quy Tâm - Kiến Tánh - Quy Căn.
Chúng ta đều nghe rằng Phật đã dạy như thế! Và ta xét thấy câu như trên là đủ một chu trình trọn vẹn như hệ thống phát triển của Tam Tài! Nếu ta xét thuần theo quan niệm của Phật giáo, thì câu đó cũng thể hiện đủ ý Tam Tạng như: Tạng Kinh - Tạng Luật - Tạng Luận vậy.
Thế cho nên tôi lý Luận, giải theo Luật, diễn nghĩa Kinh như sau:
Từ hai chữ Quy Tâm là nguyên nhân, chuyển tiếp qua Kiến Tánh là nhân duyên. Và từ Kiến Tánh nối đến Quy Căn là thành quả. Vậy nguyên nhân vốn rất đơn giản và dễ hiểu như..., không gian 3 chiều vậy. Nếu thế thì Kiến Tánh thuộc ranh giới, là ngưỡng cửa của không gian chiều thứ tư rồi. Và tất nhiên câu Quy Căn thuộc về địa phương của phía bên kia không gian chiều thư tư!
Ta thấy lúc này, những giá trị đó không còn trong trạng thái vô minh chung nữa rồi. Bởi Phật nói đạo tại Tâm. Nếu trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Vậy ta đã trực chỉ đối tượng Tâm rồi. Ta bắt đầu quan sát vật bị quan sát (m) đó để tìm cái gọi là "Kiến Tánh" xem sao nhé. Chúng ta cùng tham gia..., quan sát:
Vậy hai từ Kiến Tánh phải được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất như.. Kiến = Thấy và Tánh =..., hơi khó thấy một chút rồi!
Bởi Tánh hoặc Tính là vốn có giá trị như nhau. Quy đổi giữa cách gọi chung của Bắc hay Nam mà ra thôi! Như bản tánh, bản tính. Từ nguyên này sẽ được thể hiện rạch ròi khi ta dùng câu Tính Chất hay Tánh Chất. Ta bắt đầu nhận ra câu tánh chất có vẻ như muốn..., lạc đi rồi đấy!
Vì thế cho nên ta rất khó nhận ra được cái Tánh đó là Tánh gì cho rõ ràng được nữa. Do bản thân của nó còn tiềm ẩn trong đó là Mệnh giá! Điều này ta lại hay tách rời ra giá trị riêng là Bản Mệnh. Vậy câu Tính Mệnh hay Tánh Mạng vốn là cái ý nghĩa gốc của từ Kiến Tánh.
Từ đây ta suy ra... rất dễ sáng nghĩa là; Mệnh hay Mạng của ta thuộc Mạng nào? Nếu bất chợt ai đó hỏi như thế thì ta trả lời ngay, không suy nghĩ là; Mệnh Kim, Mệnh Mộc, Mệnh Hỏa v.v...
Từ đó ta mới thấy (kiến) cái Tánh của Mạng này thuộc Tính Chất nào rồi vậy. Từ đó suy ra;
Tính Hỏa là hun đúc, bốc lên. Tính Thủy là trầm lặng, lắng xuống. Tính Mộc là co duỗi, cong thẳng v.v... Và ta nhận ra ngay đó chính là 5 Tánh của Ngũ Hành. Thế nhưng 5 Tánh đó vận hành luân chuyển đủ một chu kỳ tuần hoàn khắp lục cõi biến hóa thành 60 Mệnh, thể hiện trong Lục Thập Hoa Giáp.
Vậy là ta đã Kiến Tánh của chính bản mệnh của cá nhân mình không sai lạc rồi vậy. Thoạt trông, thì thấy cái Tánh này biến hóa "vô thường" khắp đại lục cõi đó. Thế nhưng trong tổng thể của 60 tiểu cõi đó. Cái Tánh này vẫn "thường hằng" như thế, mãi từ vô thủy cho đến vô chung.
Để Kiến Tánh thôi, chúng ta đã thấy nó phức tạp như thế rồi. Các bạn thấy rằng tôi không cố "vẽ ra" như thế, mà bản Tánh của nó vốn là như thế. Đó là ta đã thấy và biết như thế về cái Tánh này của ta. Chúng ta khoan bàn đến sự hiểu về nó đã. Chúng ta tiếp tục bước qua chiếc cầu nối Kiến Tánh này với địa phương Quy Căn xem sao đã nhé.
Căn là..., "Rễ". Quy thuộc..., "Trở Về".
Đơn giản thế thôi! Thế nhưng do ta tưởng thế, sự việc vốn lại phức tạp hơn thế!! Bởi đó là Tánh của Đạo.
Là vì ta biết cái gốc Rễ của cái Tánh (Tính của Bản Mệnh) này ở đâu, để mà còn Quy về cho đúng bản thể của nó mới được chứ? Bởi cái Mệnh đều phải có Số cả! Ta chỉ suy đơn giản như: Trong hệ thống của 60 số Hoa Giáp đó. Thì cái bản mệnh của ta thuộc vị trí số mấy trong tổng số đó mới được. Sự việc rắc rối vô cùng. Vậy tôi chỉ đưa chúng ta lướt qua như thế này nhé; Tôi chỉ thẳng ra là:
5 Tánh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là Ngũ Hành, và; Cái gốc của Ngũ Hành ở tại 4 Mùa. Ta thấy thoắt một cái là, Tiểu Vũ Trụ đã đồng nhất cùng Đại Vũ Trụ rồi đấy!
Bởi sự biến hóa của Đạo vốn là như thế cả. Tuy nhiên nếu ta nắm được cái gốc (tướng tinh) của sự việc. Cho dù nó có biến hóa muôn hình, vạn trạng. Cũng không có thể che sự thấy của ta cho được.
Vậy ta nhất thiết phải truy xét cái bản thể gốc rễ của đại vũ trụ, để còn đưa cái tiểu vũ trụ của ta "quy căn" mà đồng nhất trong đó nữa chứ! Được như thế rồi, thì ta mới có thể đồng nhất cùng vũ trụ mà vận hành, hầu mà mong hành đạo cho được. Từ hành tới đắc hay không đắc, lại còn là một chuyện khác nữa, rất diệu vợi...
Vậy ta tính (toán số- mô hình- lý luận) ra rằng:
Gốc của 5 Hành tiềm ẩn trong 4 Mùa là: Xuân thuộc Mộc, Hạ thuộc Hỏa, Thu thuộc Kim, Đông thuộc Thủy. Và cuối cùng thì Thổ tiềm ẩn trong gốc của 4 Mùa. Đó chính là chia đều cho 4 tháng cuối của mỗi Mùa.
Khi đã xác định được như thế rồi. Nếu Mệnh của tiểu vũ trụ ta thuộc Thủy. Bây giờ Mùa của đại vũ trụ lại là Kim! Ta nhất định phải..., "Chờ Thời" vậy. Khi Thời (là mùa, thời gian) vận hành tới, thì ta mới có thể xác định bản thể, để mà đồng nhất cùng nhịp vận hành của Tạo Hóa được. Bằng như ta là Mệnh Hỏa thì điều đó có nghĩa là...; "Lỡ Vận" mất rồi vậy. Từ thời điểm của luận giải này. Ta xác định được ngay một thiên cơ (số trời) tiềm ẩn là: Số mệnh của Chúa Jêsu là thời ở Mùa Đông, thuộc Thủy! Số mệnh của Phật Thích Ca là vận ở mùa Hạ, thuộc Hỏa!! Cho nên ta thấy tình huống "chờ thời", đỡ hơn hoàn cảnh "lỡ vận" cho bất kể ai, đã trót mang thân phận làm kiếp con người, trôi lạc khắp cõi ta bà... một cách vất vưởng...
Để rồi khi thời của Đạo vận hành đến, thế nhưng mệnh số của ta đã lỡ! Hoặc lúc ta muốn tham thiền, nhập định để hành đạo. Trong khi cái thời - vận - hành đã qua đi. Lúc đó ta cho dù ta có biết, cũng đành phải chờ chuyển kiếp mà thôi. Không có thể níu kéo quy luật của Tạo Hóa lại cho được. Nói gì đến những kẻ không hề biết đến "thiên lý" bao giờ, để còn hiểu được "thiên ý" nữa. Mà cứ nghĩ rằng ta tham thiền vài ba mươi năm, thậm chí năm mười ngày nhập thất. Là đứng ra giảng thao thao bất tuyệt về đạo!! Lại còn phán bạt mạng về thiên cơ, rồi tỏ vẻ như không dám nói ra cho khắp cả thiên hạ biết nữa chứ!!!
Vì thế, ta mới đủ ý thức rằng Quy Căn rất không hề đơn giản cho bất cứ ai bao giờ cả. Từ đây ta mới xác định được bản thể của ta từ khi mới lọt lòng Mẹ. Thời điểm chào đời đó, ta đã hấp thụ cái khí đầu tiên của Đại Vũ Trụ khi đó, vốn đã làm nên cái bản Tính mà thành ra cái chất Mệnh của Tiểu Vũ Trụ ta là Kim hay Mộc, Thủy v.v...
Đó cũng chính là điều mà tại sao Phật lại phải mô tả là; "Hằng muôn ức kiếp, khó tìm cầu".
Nếu ta cứ tham thiền, hành một cách vô minh như Phật đã có từng nói như thế. Ta khởi gieo nguyên nhân đã vốn là vô minh thì, tác nghiệp báo thành quả là luân hồi chuyển kiếp... trong u minh. Không biết đâu là nhân duyên để xác định quay lại hay tiếp tục được nữa. Bởi không quay đầu là lầm, là biển mê. Bằng như tiếp tục là lạc, là trôi dạt.
Là tại vì vẫn còn đầy rẫy những quy luật của vũ trụ, mà ta chưa biết được là bản "mệnh" của mình, có đồng "tính" chất cùng "máy tạo" hay không nữa. Ví như trong suốt quá trình sinh tồn, va chạm cùng cõi ta bà đầy ô tạp này. Ta đã nhiễm phải tạp chất (tánh) hay thể (mệnh) dạng nào đó, mà ta vẫn chưa gột rửa ra cho được! Vì ta có biết được đâu mà xả bỏ cho được?
Tất cả điều đó ta có nghe Phật gọi là Luân Hồi, mà không có thể biết đến cũng như lĩnh hội cho được. Tuy nhiên đó chỉ là một phần rất nhỏ bé của điều được gọi là Đạo như Phật hay Chúa nói đến. Dù sao thì tôi cũng đã viết mở ra tới đây rồi. Chúng ta lại tiếp tục tham khảo thêm một tí nữa về cái Lý của Đạo nhé.
Thôi! Xả hết những điều "luật tạng" cùng với "luận tạng" vừa qua đi. Không chấp.
Thế có nghĩa là ta đã "cố chấp" vào cái gọi là "vô minh" rồi đấy! Con người không có thể vượt qua đạo lý cũng như quy luật của Tạo Hóa cho được. Bằng như ta vẫn cố chấp? Đến năm 2023 thì quy luật đào thải của vũ trụ sẽ thực thi trách nhiệm đó.
Sau năm 2023, những ai còn sót lại, sẽ bước vào Kỷ Nguyên Mới. Họ sẽ nhớ rất rõ sự kiện trước đó để làm gương. Tuy nhiên qua một chu kỳ của 2.000 năm sau đó nữa. Mọi người dần quên đi chính xác những sự kiện của thời điểm 2017. Lại một cuộc nữa là 4.000 năm. Quy luật trật tự tự nhiên của vũ trụ lại: Tất cả đã bị thời gian xóa nhòa đi mọi thực tại hôm nay đối với ký ức của những thế hệ đương thời tương lai đó mất rồi.
Thế cho nên những gì thuộc chu kỳ thứ 3 của 6.000 năm. Nhân loại muốn nắm bắt điều gì trong quá khứ đó thì phải đồng nhất trong đó. Và phương pháp duy nhất để có thể đồng nhất là Tham Thiền vậy. Mọi phương hướng đứng bên ngoài để suy diễn sự việc bên trong thế giới đấy là bất khả. Thế cho nên mọi lập luận, giả thuyết cũng chỉ đơn thuần là giả thuyết mà thôi. Cho dù đó có là một bác học hay triết gia. Vũ trụ hiện tại đang chứng minh điều đó trên bình diện.
Sẽ lấy làm bất hạnh thay cho tất cả những ai. Đã vội xem những giả thuyết đấy là sự thật, rồi dựa trên đó làm nền móng mà xây dựng một mô hình cho riêng mình. Sự việc sẽ trở thành mối nguy cho xã hội, một khi cá nhân đó có thực lực đủ để triển khai mô hình đó vào xã hội. Bởi vì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho những thế hệ kém cỏi đương thời khi đấy bám vào và nảy mầm...
Quy luật của sự tiến hóa lại thực thi trách nhiệm đào thải. Cứ thế...
Ta lại phải quay trở lại với vòng luân hồi của nhà Phật. Bởi những điều đó Phật gọi là "Khổ Não" chung. Lại một chu kỳ lập lại của một phương hướng truy tìm sự giải thoát... Cứ thế...
Mọi sự việc chỉ có thể chấm dứt "Chu Kỳ Luân Hồi" khi: Ta phát hiện ra những sai lầm nào đó, đã từng bị vùi lấp và bỏ sót qua trong guồng máy của Tạo Hóa mà thôi. Khi đó guồng máy của Thợ Tạo mới thoát khỏi sự Luân Hồi, để có thể sinh ra khái niệm Luân Vãng, đắp đổi Luân Chuyển cho đủ được gọi là Luân Lý, mà vận hành theo quy luật vốn có của vũ trụ ban đầu.
Và trong thời điểm của luận giải này. Tư duy của chúng ta lại phải luân hồi trở lại từ ban đầu vậy. Bởi ta chưa có thể thoát ra khỏi vòng luân hồi đó cho được. Vì ta chưa có thể hiểu biết rốt ráo về sự việc. Vậy tôi lại điển hình một sự "luân hồi quan điểm" nữa như sau:
Chúng ta quay trở lại câu khởi đề. Để xác định lại từ những gì đơn giản nhất, mà ta đã bỏ qua như:
"Quy Tâm"!
Vậy ta sẽ Quy về vị trí nào trong cái Tâm của ta? Đó cũng chính là điều mà ta nghe nhà phật thường gọi là Định Tâm vậy. Sự việc rắc rối vô cùng là bởi căn cứ vào đâu để mà xác định cho được bây giờ. Ít nhất ta cũng phải biết và nắm rõ về những thành phần, cơ cấu thực tại của bản thân bên trong của ta trước đã. Sau đó thì mới có thể xác định chính xác vị trí của Tâm để mà mong trụ trong đó cho được.
Và nếu muốn hiểu biết điều đó thì: Công cụ duy nhất có thể khai thác lại chính là Dịch Học. Và muốn giải phẫu để xem xét những sự việc đó. Nhất định ta phải mượn những công cụ của lĩnh vực Y Học. Bởi có câu: "Y Dịch đồng nhất lý". Và tôi cũng đã có từng phát biểu rằng: Cánh cửa đầu tiên để bước vào thế giới của Dịch chính là Y Học. Bằng như ta đi lầm sang cánh cửa khác, tất phải lạc lối trong thế giới thực tại của Dịch là điều phải xảy đến.
Vậy tôi đưa các bạn đi tắt đến một thực tế là: Ta nhất định phải tham khảo ngay tác phẩm tiêu biểu nhất của Y Học là: Hoàng Đế Nội Kinh. Ta xét thấy nổi bật trên hết trong tác phẩm này chính là hệ thống Kinh Lạc. Khoan bàn đến những tính lý cũng như sự vận hành của hệ thống này đã. Ta chỉ việc hình dung ra giá trị đơn giản nhất của nó ở chổ:
Kinh là dọc, Lạc là Ngang. Thế thôi. Điều này được phản ảnh trong mô hình của đại vũ trụ chúng ta như hệ thống của Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến trên trái đất vậy. Căn cứ vào Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến đó. Ta mới có thể xác định được tọa độ để mà định vị. Bằng không? Thì chỉ là trò hề mà thôi. Bởi nếu ta đang lạc ở đâu đó trên toàn miền địa cầu này. Ta kêu cứu với điều kiện phải xác định được tọa độ qua hai trục Kinh tuyến và Vĩ tuyến đó. Ắt sẽ có cứu cánh. Bằng như không xác định được thì..., miễn bàn vậy.
Lưu ý: Thiên thư, là để chép thiên cơ bao gồm cả thiên ý lẫn thiên tượng trong đó. Điển hình: Sử Thiêng cũng như giống nòi của dân tộc Việt Nam đã khải định từ cội nguồn là: Nếu Kinh là Vương (Kinh Dương Vương), thì Lạc cũng là Quân (Lạc Long Quân) vậy !!!, ???, ... Thể hiện Kinh = Dương và phản ảnh Lạc = Âm để định hướng cho giống nòi!!! Sừng sững 5.000 năm qua rồi. Cháu con ngàn đời, muôn kiếp vẫn không thể nào nhìn ra thiên ý đó cho được. (chỉ quen tranh diễn mãi cảnh... Mù Rờ Voi, rồi cãi nhau triền miên!).
Cùng một lý như thế do câu: Thiên địa Nhân gian đồng nhất lý. Biết được hệ thống Kinh Lạc trong tiểu vũ trụ này thì ta mới có thể tiến hành xác định vị trí mà Định Tâm cho được. Đó là tôi chỉ mới bàn về Hình thôi, chưa bàn đến Khí trong đó.
Quả thực tại là: Vô Biên!...
Do tính vô biên đó, tôi lại tiếp tục đưa các bạn tham khảo ở một góc quan sát khác nữa là: Ta nhất định phải biết qua Y Học, để có thể biết được hệ thống Kinh - Lạc, Lục Phủ - Ngũ Tạng, Huyệt - Mạch vận hành ra sao. Thì sau đó mới có thể xác định được "Tâm Người" để định (tri nhân sự của cá nhân ta thôi). Nhất định phải tường địa lý - phong thủy, chuẩn huyệt mạch để mà định "Tâm Đất". Thông thiên văn, tính vận khí bốn mùa mà định "Tâm Trời". Sau mới có thể đồng nhất trong một quy luật của Tam Giới mới có thể nói được câu "Nhập Định", chuẩn bị tham thiền. Trong khi muốn Tham Thiền lại là cả một bộ máy của thiên tạo, vận hành nhất loạt cùng một quy luật (vũ điệu) của vũ trụ trong đó nữa...
Đó là Đạo. Và Đạo vốn Vô Biên.
Cho nên câu "hàng muôn ức kiếp khó tìm cầu", của Phật là chính xác một cách tuyệt đối. Thế nhân chúng ta nếu có may mà liễu ngộ một tí gì đó. Mới biết được là khi đứng trước Đạo, con người thật bé nhỏ vô cùng vậy. Tôi lại phải mượn một câu nữa của Phật mà kết luận rằng: Tôi, hoặc ai đó trong chúng ta, chỉ là thực tại của:
Một “vi trần”
.
Bạn đọc tự do chia sẻ

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Thật là những bài viết thấy rất rất hay với những điều mới mà tôi chưa tìm thấy ở sách nào mà có thể phân tích được như vậy.
Đến đây xin muôn mạo muội hỏi ad về “khái niệm luân vãng”, vì câu này tôi chưa nghe bao giờ không biết có chung nghĩa với luân hồi không? mong được chỉ giáo.

Trả lời: Chúng ta hình dung sự "luân hồi" có nghĩa là sự luân chuyển nghịch chiều kim đồng hồ. Cho nên cứ hồi lại, là khứ hồi, lui trở về quá khứ mãi... Còn "luân vãng" là sự chuyển động thuận chiều kim đồng hồ. Là tiến tới, phát triển tới tương lai. Như câu nhà Phật là "chân như" có nghĩa là ta đã bất động rồi, không còn hồi lại nữa. Từ đó mới có thể bắt đầu gặp "như lai".
Lai = Vãng. Vì thế mới có thể "vãng sanh cực lạc" được. Hồi= Khứ của quá khứ. Vãng=Lai của tương lai.
Vì thế: Luân Lý có nghĩa là một Hồi một Vãng. Tựa như sợi dây cót (dây thiều) trong đồng hồ để khởi động và duy trì thời gian vậy.
Ta thấy, Chúa là Mùa Đông, tính từ tiết Đông Chí hành xuôi đến Mang Chủng thuộc thuận chiều là dương. Phật là Mùa Hạ, tính từ tiết Hạ Chí hành nghịch về Đại Tuyết là âm. Cứ thế mà luân phiên đắp đổi mà điều hóa vạn sự trong năm. Vũ trụ cũng một lý như thế cả. Đó là tượng trời hoặc thiên ý như thế, và đồng thời cũng là lý của Dịch, là:
ĐẠO.

Hỏi: Chả biết diễn tả như thế nào khi mà đọc xong bài viết của ngài nữa!!! Trong đầu tôi chỉ hiện lên những ý niệm khâm phục, ái mộ và thần tượng ngài vô cùng sâu sắc, quả là diễn phúc cho tôi được kỳ duyên biết tới trang này!!! Trong đầu chỉ biết thốt lên , kỳ tài, xuất chúng 👍
Tôi có đọc qua hai lượt nhưng vs hiểu biết và trí tuệ nông cạn tôi chỉ hiểu được phần nào và còn lại là một mớ những băn khoăn và câu hỏi không thể tự giải đáp,... vậy tôi mạo muội được viết lên trang của ngài mong ngài bớt chút thời gian, công Đức khai thị cho kẻ ngu muội này...! Xin đừng cười nếu như tôi hỏi những câu rất ngu xuẩn ..! Thank

Câu 1: Thứ nhất là về tính mệnh (tôi là người Bắc nhé ). Thì ngài nói tiểu vũ trụ đồng nhất với đại vũ trụ từ đó ngài lại viết " Số mệnh của Chúa Jêsu là thời ở Mùa Đông, thuộc Thủy! Số mệnh của Phật Thích Ca là vận ở mùa Hạ, thuộc Hỏa!!" Vậy xin hỏi có phải là người xinh vào thời, vận nào vào mùa nào, thời gian nào thì người đó mang tính mệnh của mùa đó, thời gian đó đúng ko??

Và hai đoạn này nữa "Khi đã xác định được như thế rồi. Nếu Mệnh của tiểu vũ trụ ta thuộc Thủy. Bây giờ Mùa của đại vũ trụ lại là Kim! Ta nhất định phải..., "Chờ Thời" vậy. Khi Thời (là mùa, thời gian) vận hành tới, thì ta mới có thể xác định bản thể, để mà đồng nhất cùng nhịp vận hành của Tạo Hóa được." Và "Để rồi khi thời của Đạo vận hành đến, thế nhưng mệnh số của ta đã lỡ! Hoặc lúc ta muốn tham thiền, nhập định để hành đạo. Trong khi cái thời - vận - hành đã qua đi. Lúc đó ta cho dù ta có biết, cũng đành phải chờ chuyển kiếp mà thôi"
Cho hỏi Ngài là tại sao phải chờ thời(mùa, thời gian) đến chúng ta mới có thể hoà hợp đồng nhất được với đại vũ trụ và lại quan trọng với những người tham thiền như vậy??!? Chẳng lẽ khi mệnh của ta đồng nhất với vũ trụ thì lúc đó là thời của ta đã đến và mọi việc mới trôi chảy và việc tham thiền mới có tiến bộ vượt bậc hay sao???

Câu thứ 2: "Nếu ta cứ tham thiền, hành một cách vô minh như Phật đã có từng nói như thế" xin ngài có thể giải thích rõ hơn về câu này đk ko?
Câu thứ 3: thực sự khi ngài nói về việc "Quy Tâm " trong Thiền Định..! Chẳng nhẽ muốn nhập định thì bắt buộc ta phải xác định được vị trí nào trong cơ thể để ta an trú tâm hay sao? Vậy những lời Phật dạy về mười mấy phép quán trong thiền định chẳng nhẽ cũng ko đủ giúp ta nhập định..! ? Tôi cũng có chút nghi ngờ khi đọc qua những lời phật dạy và áp dụng vào thì đều ko thể định được ..?!? Mong ngài khai thị.

Trả lời: Chân thành xin lỗi bạn đây là một sai sót của tôi, do giải thích chưa được cụ thể.
Việc Quy Tâm tuy khó nhưng lại hóa dễ bởi: Khi đã kiến tánh, quy căn. Ta xác định đúng tính mệnh và thời gian là đã định được tâm trời rồi. Ta đã "yên tâm" với tính mệnh và mùa (gốc rễ) đó. Cũng có nghĩa là ta đã đồng nhất cùng Tâm Trời rồi vậy. Yên Tâm= Định Tâm. Tâm Trời vốn "rỗng". Ta cũng đồng "rỗng tâm người" theo là xong.
Bằng như muốn tính cho rốt ráo thì rất thâm sâu. Ta nhất thiết biết bằng lòng với những gì mình cảm thấy đã "yên tâm" là được. Ví như ta trụ hoặc định tâm chỉ trong một niệm trước khi thở là cũng đủ yên tâm rồi.


Bằng muốn nữa thì:
Bạn phải "nhất định" trong tam định: 1- Huyệt ấn đường (trước trán), thuộc dương, tương đương tâm trời. 2- Huyệt đan điền (dưới rốn khoảng 5cm), thuộc âm, tương đương tâm đất. 3- Huyệt đản trung (chỗ lõm giữa ngực), thuộc trung hòa, tương đương tâm người.
Nếu muốn xác định dễ nhất thì: Ta đo đúng một gang tay từ đỉnh đầu xuống ngay ấn đường trước trán. Rồi cứ thế đo dần xuống, cách đúng một gang tay là chính xác một huyệt. Đừng quên, ông bà dặn ta rồi: May túi đủ "ba gang" thôi đấy nhé!!!
Nhớ: Tâm trời là rỗng. Tâm đất là đặc. Tâm người thì trung hòa. Đặc tính là đồng nhất thể.
Những bài về sau sẽ có luận cụ thể và rất chi tiết những vấn đề này.
Mong bạn Hiểu Thấu đã: "Yên Tâm".


Hỏi: Và Lão Tử có nói một câu đó là: "người nào vội vã tiến về phía trước thì đều ko thể đi xa" tôi đã thấy rất thấm câu này..! Mong ngài hoan hỷ giúp đỡ ..! Tôi đã cảm nhận được một bức tường vô hình ngăn căn bước tiến ( chắc do sự vô minh mà ngài nói) thứ hai đó là tôi cũng vừa nghiên cứu về Hoàng Đế Nội Kinh, nhưng nó có tới 2 tập Linh Khu và Tố Vấn..! Tôi lại đọc qua Tố Vấn thấy hơi khó thâm nhập..! Ko biết có phải tôi nên đọc quyển Linh Khu trước hay ko? Và nên Thâm nhập như thế nào ?! Mong ngài khai thị.

Trả lời: Tôi cũng đã viết: Ta nhất thiết phải băng qua sa mạc mới về đến đích được! Đi tắt lại hóa xa hơn (chớ có lầm với đường tắt 49 ngày. Qua lối nào, phải dùng phương tiện nấy)!! Hoàng Đế Nội Kinh vốn được viết bằng thể loại văn u mặc, nên rất khó thẩm thấu. Tuy nhiên ta chỉ cần biết qua là được. Cái nhân đã gieo đó, sắp đến khi gặp đất tốt là nảy mầm. Lúc đó ta tất biết được nhánh nào sâu và nhánh nào không, để sử dụng không sai lầm khi rơi vào huyễn cảnh của thế giới Thiền.

Như tôi đã từng nói; Hoàng Đế Nội Kinh, rất có thiếu sót là vậy. Bởi Kinh Dịch chính là của Dân Tộc Việt, chứ không hề là của bất kỳ kẻ nào khác cho được.
Tuy nhiên: Nếu có duyên. Phúc đức đủ, Thời vận đến. Tôi sẽ hướng dẫn cụ thể Kinh Lạc, Huyệt Mạch, Tạng Phủ, Khí vận ra sao cùng tất cả chúng ta rất ... "Mạch Lạc"!!!
Tôi tin; Dân tộc Việt Nam hôm nay đủ những yếu tố đó để bước vào Kỷ Nguyên Mới. Tất nhiên còn phải chịu qua sự sàng lọc của tạo hóa nữa. Tôi mượn Kinh Chúa để điển hình:
Thánh Phê Rô là cầm chìa khóa nước Trời. Tượng trưng cho Luật. Nhưng Thánh Phao Lô lại là "Lòng Tin". Vì thế, theo luật là không thể nổi, chỉ dành riêng cho người đã được chọn mà thôi. Lòng Tin thì lại là dành cho tất cả.

Không phải ngẫu nhiên mà mọi tôn giáo đều đã suy tôn Lòng Tin lên thành "Đức Tin"!!! (dĩ nhiên lòng tin đó phải hội đủ cả sự chân thành và công bình).


Hỏi: Thưa Ad! "Do mình là cốt của giống nòi Rồng Tiên nên tu theo Kinh Dịch sẽ tiến nhanh hơn trong thời kỳ cuối này" - (Trích từ các anh đi trước). Nhưng với nhận thức hạn hẹp của cháu, thì liệu có hiểu nỗi văn tự của Kinh Dịch k hay có cách nào để lĩnh hội k ạ? Tu tập Pháp Luân Công vẫn được, nhưng lại chậm tiến hơn đúng k Ad?

Trả lời: Tùy theo ý của mình. Đạo nào cũng đúng cả. Tuy nhiên nếu ta đủ dung hòa là tốt nhất. Kinh Dịch là không lĩnh hội được. May mà có thiên phú bẩm sinh, thì cũng chỉ có thể thâm nhập dễ hơn người bình thường đôi chút thôi. Nhất định ta phải biết cách đọc được văn u mặc và kết hợp với Thiền nữa mới được. Tôi có một lời khuyên chung là: Ai Thiền theo pháp môn nào cũng được, nhưng nên thả lỏng hết và chờ đợi... Bởi phía trước là hố sâu và đầy cạm bẫy đang rình rập…
Tóm lại: Thiền sẽ đáp ứng tất cả các câu trả lời này. Mà nếu không Thiền, các câu hỏi vẫn cứ tra khảo ta trọn kiếp bạn ạ. Thậm chí trước lúc xuôi tay, ta lại còn vẫn thắc mắc…; Không biết thế giới bên kia sẽ như thế nào nữa?..., !!!

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét