📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.34 - LỐI TẮT KHOA HỌC | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


LỐI TẮT QUA KHOA HỌC

(Rất Nhiều Chông Gai...)


Trước khi tiếp tục tham khảo bài viết này. Tôi có một đôi lời cùng các bạn đang tham khảo như sau:


Tôi biết đề tài khoa học vật lý là khô khan như... sa mạc vậy! Thế nhưng ta không vượt qua sa mạc này, e rằng con đường tắt có rất nhiều chông gai đang chực chờ..., kể cả tôi!

Bởi vì tôi nhất định làm việc phải làm. Đó là hợp nhất giữa khoa học và tôn giáo. Như thế, nếu ta không ý thức được nền móng của các bài viết sắp đến như thế nào. Ta lại dẫm vào dấu chân cũ ngàn đời nay là... lại lạc gốc rễ từ cội nguồn. Lại tiếp tục trôi tự do... tới tương lai đầy bất trắc.

Có một sự thật ngay trước mắt là những đề tài sắp đến như những Ma Trận đầy huyền ảo, như hư như thực, không biết đâu là huyễn hay thực cảnh nữa vậy. Lúc đó sẽ vấp phải đầy rẫy thành phần ném đá vào trang này là có thực! Người ta sẽ ném vào cái chân lẫn cái hư, rối loạn tất cả.

Lúc đó, tôi buộc phải chỉ dành riêng trang cho những nhà chuyên môn mà thôi. Tôi rất mong điều đó không xảy ra. Bởi tôi ý thức; Mình là một thành phần trong tổng thể của cộng đồng hôm nay. Tuy nhiên quy luật vận hành của mô hình vũ trụ đang thực thi trách nhiệm đào thải nhân loại chúng ta trong... Một tương lai chỉ 6 năm nữa mà thôi.

Và chúng ta tiếp tục theo dõi...

Mắc xích cuối cùng bắt buộc ta phải xem xét nơi cội rễ của nền khoa học hình thành từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên! Điều này có nghĩa là ta đã bỏ qua 5 cuộc bể dâu trong lịch sử của nền khoa học của nhân loại rồi; 2.500 năm. Vì thế nền khoa học đương đại và nhân loại chúng ta đang vận hành ở chu kỳ cuối cùng là thứ 6 để..., hình thành hoặc hủy diệt.

Thế cho nên nhân vật đầu tiên mà tôi giới thiệu là triết gia Hy Lạp Heraclitus!

Ông cho rằng nguyên lý của vũ trụ là sự biến dịch... miên viễn, vận động không ngừng. Sự tĩnh tại chỉ là vọng tưởng. Và ông lấy ngọn lửa làm biểu tượng cho nguyên lý của vũ trụ đó. Mọi biến dịch của vũ trụ đều do sự động và tác động của mọi cặp đối lập. Ông xem mỗi cặp đối lập đó là một nhất thể.

Và mắc xích tiếp đến xuất hiện triết gia Parmenides đồng thời. Ộng đối lập và phản bác rằng không hề có sự biến dịch! Đó chỉ là sự lầm lẫn của giác quan. Nguyên lý của ông là sự tồn tại. Từ quan điểm này mới phát sinh vật chất bất hoại. Và khái niệm bất hoại trở thành khái niệm gốc của tư duy phương Tây. Tư duy khoa học bắt đầu châm rễ tại quan điểm gốc này.

Rồi lại đến Leucippus và Dmokritus dung hợp cả hai quan điểm lại. Vì trộn lẫn hay tách rời chúng ra thì cũng đều tạo nên mọi sự việc trên thế giới. Tuy nhiên sự tồn tại được tạo nên từ những chất liệu bất biến. Từ đây, khái niệm nguyên tử ra đời. Là hạt vật chất nhỏ bé nhất, không thể phân chia. Và giai đoạn này đã vạch ranh giới để phân chia giữa Tâm và Vật một cách rõ nét. Thế là khoa học phát triển..., tuổi thọ cũng đã được 2.500 năm.

Đó là quan điểm của tư duy phương Tây. Thế nhưng mọi người đều quên (hoặc chưa biết) rằng; Đấy là góc nhìn bị giới hạn trong không - thời gian của phương Tây trong thời điểm đó. Bởi cũng cùng một thời điểm đó, tại vùng không - thời gian của phương Đông xuất hiện:

Phật Thích Ca Mâu Ni. Người cho rằng: Sự động của thế gian chỉ là sự "vọng động" (so với "vọng tưởng tĩnh tại" của Heraclitus)! Nguyên lý tĩnh tại phải đạt tới chân lý của nó là sự "chân như" tuyệt đối!!

Rồi lại còn có cả Lão Tử nữa! Ta thấy quan điểm của Lão Tử tựa hồ như dung hòa giữa hai quan điểm đó của Phật Thích Ca và Heraclitus qua tư tưởng "Vô Vi"!!! Điều này có nghĩa là đừng làm gì cả, cứ để cho thuận theo tự nhiên vậy.

Ta xét thấy tư tưởng này chính là tư tưởng của Kinh Dịch! Và tôn giáo mà Lão Tử đang tôn thờ đó, chính là Tiên Đạo!!

Vậy giai đoạn này chính là thời điểm của các tư tưởng này chào đời và tuổi thọ đều đã được 2.500 năm như nhau. Thế nhưng, ta xét thấy Lão Tử đang dựa trên nền tảng tư tưởng của Kinh Dịch mà ra cả thôi! Vậy ta truy nguyên nguồn gốc tư tưởng này ngược trở về quá khứ... Có thể gấp đôi khoảng thời gian tuổi thọ của các tư tưởng kia như 2.500+2.500= 5.000 năm xem sao?

Theo như những gì mà các bạn đã theo dõi trên trang này. Khoảng thời gian này thì tư tưởng của Kinh Dịch đã trưởng thành rồi kia mà! Và đồng thời đó cũng chính là tư tưởng của chính dân tộc Việt.

Thế cho nên nhân loại hôm nay, không thể nào phủ nhận được cái giá trị của mọi cội rễ tư tưởng trên bình diện... Thoát ra ngoài tầm ảnh hưởng của Kinh Dịch từ giống nòi Thần Tiên này cho được.

Và tôi dựa trên nền tảng của Tiên Đạo làm "Điểm Tựa", để thiết kế một mô hình tương lai của vũ trụ trong kỷ nguyên mới như sau:

Dựa theo nguyên lý của Kinh Dịch thì mô hình thực tại tự nhiên tiềm ẩn của vũ trụ thể hiện (Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy trong vạn vật):

Tư tưởng Dịch Lý có Ngũ Hành. Xét trong người có Ngũ Tạng, Ngoài có 5 giác quan. Bàn tay có 5 ngón. Mùi có 5 mùi, Vị có 5 vị. Màu sắc có 5 Gam, Thế giới có 5 Châu. Vân vân và v.v...

Từ đó suy ra (lấy tượng trời, sắp thế đất)...: Ắt Đạo (Tôn Giáo) phải có 5 mối, và Khoa Học phải hội đủ 5 Học Thuyết. Để đủ được gọi là trật tự tự nhiên của mô hình thực tại tiềm ẩn trong vũ trụ cơ bản, vận hành...

Ta thấy sự việc bắt đầu rắc rối rồi đấy. Vì mô hình có giá trị tư tưởng vô biên đã xuất hiện. Một tư tưởng đang hoài thai và chờ ngày cất tiếng khóc chào đời trong kỷ nguyên mới cùng nhân loại. Thế nhưng mấy ai đã biết được học thuyết này chưa chào đời, hay đã trưởng thành từ bao giờ rồi!?

Và cũng có thể đang còn tiềm ẩn ở đâu đó trên... toàn miền thế giới này như lời nhận định của vị kiến trúc sư trưởng của Lý Thuyết Dây Witten !! Ắt ta đã có trang bị một số ít vốn tri thức, để biết qua câu phát biểu trên diễn đàn khoa học vậy lý năm 2005 rồi!!! Nếu ta không thu nạp tài nguyên thông tin này qua một trong những bài viết trong "sa mạc khô khốc" vừa qua. Ắt đầy hoang mang rồi vậy.

Chắc chắn ta ý thức được số vốn tri thức của ta đang rất không đủ để đầu tư vào khai thác lợi nhuận từ tài nguyên trong tương lai rồi vậy. Tuy nhiên, ta cùng tập trung hùn hạp (huy động vốn) vốn tri thức chung để tiếp tục tham gia nhé. Dĩ nhiên kể từ lúc này, chúng ta đã xem như là người một nhà cả rồi. Bởi vốn tri thức chung đã hình thành từ sự huy động vừa qua.

Chúng ta cùng phiêu lưu:

Khởi đầu, ta đã cảm thấy rắc rối, phức tạp trầm trọng vô cùng rồi. Bởi vì xét trong hàng ngàn giáo phái hiện nay. Ta biết đề cử giáo phái nào để đại diện. Trong khi bất kể người cao hay kẻ thấp, ai ai cũng nhất định khẳng định tôn giáo mà họ đang tôn thờ mới là chân lý!

Dĩ nhiên, tôi chưa quên số phận của nhà văn Salman Rushdie xảy ra trước sự kiện vùng vịnh đầu tiên. Bởi nếu như lịch sử của dân tộc Việt phản ảnh có bao nhiêu sự oan khốc, lạc gốc cội nguồn bị vùi lấp. Thì lịch sử của các tôn giáo khác cũng mô phỏng có bấy nhiêu oan khốc và lầm lạc bị che đậy từ ngàn đời qua! Chính vì điều đó, khiến nên mãi tận hôm nay, nhân loại vẫn chưa có thể thấy được cõi cực lạc hoặc nước thiên đường ở đâu cả. Mặc dù cả Chúa lẫn Phật điều từng hứa điều đấy là đang ở rất gần.

Ta thấy ngay cả như nền khoa học cũng cứ mãi nghi ngờ, dự đoán ngày tận thế suốt gần hai thập kỷ qua. Nay hành tinh này, mai thiên thạch nọ, thậm chí dẫn chứng luôn cả Nostradamus lẫn Vanga mà vẫn cứ chưa thấy biểu hiện gì cả!? Như hiện nay lại xuất hiện hành tinh Nibiru... đang tham gia nhăm nhe cùng các sự kiện...

Thế cho nên tôi xét để chọn ra 5 Giáo Phái nào được đề cử dựa trên tiêu chí:

1. Trước tiên là Kinh Điển của họ phải ở nơi đỉnh cao của tư tưởng triết học bao gồm cả văn u mặc. Đồng thời đã được nhân loại toàn cầu chấp nhận một cách hiển nhiên.
2. Tiêu chí thứ hai là tuổi thọ phải trên ngàn năm và không ngừng phát triển thêm ra mãi theo thời gian.
3. Thứ ba thì: Điều gì là sự thật, sẽ sống mãi cùng với thời gian. Bởi giá trị của thời gian hàng ngàn năm, đã trả lời khẳng định sự thật tồn tại đó đang hiện hữu.

Chúng ta cùng tham khảo:

1- Ấn Độ Giáo với Kinh Veda. (bao gồm Hindu và Balamon),
2- Hồi Giáo với Kinh Coran.
3- Phật Giáo với Kinh Phật.
4- Thiên Chúa Giáo với Kinh Thánh.
5- Huyền Giáo với Kinh Dịch.

Điều này phù hợp với mô hình tự nhiên như bàn tay có 5 ngón vậy. Nếu như có 4 hoặc 3 ngón, thì ta gọi đó là khuyết tật rồi. Bằng 6 hay 7? Ắt là dị tật vậy. Thế cho nên 5 ngón, chính là mô hình tự nhiên không sai được.

Trước hết, ta phải biết nhóm Huyền Giáo này đã. Đây là nhóm "Bách gia chư tử" bao gồm; Lão Tử, Khổng Tử, Tuân Tử, Liệt Tử, Mặc Tử v.v... Một trăm nhà. Nhóm này không suy tôn bất kỳ một vị Thần nào cả. Họ cho rằng vũ trụ tự nhiên vận hành. Và thống nhất suy tôn Kinh Dịch Làm đầu; "Quần Kinh Chư Thủ". Nên ta gọi đó là Huyền Giáo.

Xét Đạo Chúa, dĩ nhiên trong này phân nhánh từ một gốc ra bao gồm; Do Thái Giáo, Tin lành, Thiên Chúa Giáo... Tôi gọi chung là Đạo Chúa. Và Đạo Phật cũng vậy. Trong đó cũng có các tôn giáo có chung cội nguồn rồi phát triển ra như; Cao Đài, Hòa Hảo, v.v..., tại Việt Nam mà họ đọc tụng chung Kinh Phật.

Ta nhất thiết phải thâm nhập vào kinh điển của tất cả các giáo phái đó một cách thực sự nghiêm túc. Với một tư duy không phân biệt, bàng quan, công bình và thật sự kính cẩn. mới có thể may ra tìm được một chân lý chung tiềm ẩn trong đó cho được.

Thế nhưng, hiện nay không ai làm điều đó cho được cả! Bởi thiên hạ cứ lo mãi đố kỵ, chê bai, gièm siểm lẫn nhau. Nếu không thì cũng chẳng bao giờ chịu đọc kinh của đạo khác. Vì họ e có tội hoặc ý phản đạo!! Thế nên thiên hạ không thể biết được rằng: Tạo Hóa đã cố ý giao cho mỗi giáo phái, giữ một giá trị của chân lý Đạo. Để xem thử, nhân loại có đủ đức tính dung hòa hay không? Nếu thật sự có ai đó, dung hòa được điều này, ắt Đạo sẽ hiển hiện không sai một. Và đó cũng là ngày tận thế (thế cuộc lầm lạc) để bước vào đời mới rồi vậy.

Ta thấy việc dung hòa tư tưởng của các giáo phái nói chung. Đã là việc không có thể đối với thiên hạ hiện nay rồi. Nói chi còn đối thủ đối lập sừng sỏ nhất, đó là nền Khoa Học của nhân loại, đang chờ nữa!?

Điều đáng sợ nhất khi thâm nhập vào trong lĩnh vực này là: Một người bình thường, thậm chí tri thức rất kém. Chỉ cần họ đọc qua một vài cuốn Kinh. Khoác chiếc áo có mang màu Đạo Hạnh lên người thôi. Thế là ta tha hồ mà rửa tai không kịp, để nghe họ giảng thao thao bất tuyệt về Đạo rồi!!! Đó là một sự thật đang xảy ra hiện nay tại Việt Nam.

Rất phải đáng kinh hãi!

Và cho dù ta có tiến hành tham khảo những gì sắp đến. Tôi lại không có thể bàn đến Đạo Hồi lẫn Đạo Ấn cho được. Vì đại đa số người Việt Nam hiện nay rất lạ lẫm với tư tưởng của hai giáo phái này. Ngay cả nhóm Huyền Giáo đây thôi. Cũng đã được liệt vào hàng hiếm rồi vậy. Làm sao ta có thể Luận Giáo để mà hòng Đàm Đạo cho được.

Như tôi đã từng nói: Đạo vốn là ở nơi đỉnh cao của tư duy. Thậm chí chỉ có ở những nơi mà tư duy đã thoát thói tục, ly đời thường. Mới có hy vọng gần cửa Đạo cho được.

Và ta lại xét ở chiều đối lập là Khoa Học, cũng được tôi liệt kệ ra 5 học thuyết cơ bản như:

1. Định Luật Đòn Bẩy của Archimedes.
2. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn của Newton.
3. Lý Thuyết Trường của Maxwell và Faraday
4. Thuyết Tương Đối của Einstein.
5. Thuyết Lượng Tử của Bohr, Heisenberg, ...

Do ta đã bỏ qua những đề tài khoa học rồi. Nên các bạn phải chấp nhận một cách mặc định đối với 5 học thuyết mà tôi đã liệt kê như thế.

Tuy nhiên, như tôi đã có nói qua; Thỉnh thoảng, tôi vẫn cứ đan xen một vài bài khoa học vào trang này. Vì mọi sự có thành hiện thực để khai thác phục vụ cộng đồng nhanh hay không. Chính là khả năng của các nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học vật lý.

Bởi xưa nay: Nền khoa học vật lý chính là chiếc bánh lái. Định hướng cho sự phát triển của cộng đồng nhân loại chúng ta đi vào tương lai một cách rõ ràng nhất.

Bằng không: Ắt chúng ta sẽ lạc vào thế giới của sự mê tín mất thôi. Để rồi việc tất phải đến là;

Giúp ích cho cộng đồng thì ít, nhưng gây họa cho xã hội và tương lai thì nhiều.
.
Bạn đọc tư do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.

-------------



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Đạo học thì mênh mông. Tuổi thọ thì có giới hạn
Thì làm sao để mà từ Đạo kia trở về đích trước từ số Mệnh!
Cả Khổng Tử còn phải thốt lên rằng: giá như ta có thể sống thêm được vài năm nữa để học đạo.

Trả lời: Vấn đề này Lão Tử đã từng ta thán lúc đấy rồi: "Ta thấy không thể nói thiên hạ chịu nghe ta rồi vậy. Ta về trời thôi".
Mọi sự cốt là ở chỗ thiên hạ không ai chịu nghe cả. Khổng Tử biết Lão Tử đấy. Ông cũng có chịu nghe đâu, nói chi đến cả thiên hạ. Hôm nay cũng vậy. "Có ai chịu nghe và chịu thấy đâu"!
Ngày đó nếu có, mọi sự đã khác. Hôm nay cũng không khác!!
"Luân Hồi...", Biển mê...

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét