📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.36 - THĂM DÒ | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


THĂM DÒ KHÁI NIỆM CƠ BẢN!

Trang Tử! Một triết gia tiêu biểu của Phương Đông. Với câu nói dông dài, đặc thù triết học phương đông như:


"Người ta sở dĩ có nơm là vì cá, có ná là vì chim và có ý là vì lời. Làm sao ta phải biết đặng chim quên ná, đặng cá quên nơm, đặng ý quên lời đi vậy. Ôi! Ta tìm ở đâu ra người biết quên lời để mà đàm đạo đây?".

Và đối lập với phương đông, phương tây cũng có Pascal. Triết gia được suy tôn là giàu ngôn ngữ nhất. Và câu phát biểu đó súc tích và ngắn gọn như sau:

"Cái tôi thấy, nó mênh mông, rộng lớn đến mức... Tôi cảm thấy ngôn ngữ của nhân loại chúng ta nghèo nàn quá. Không đủ để mô tả" !?

Đến như hai bậc siêu vĩ của Đông-Tây như Chúa Jêsu và Phật Thích ca cũng có những biểu hiện như:

Phật cũng không có thể dùng ngôn ngữ của thế gian để mà mô tả hay diễn giải gì được cả! Thế cho nên Người phải dùng đến cái gọi là "Phương tiện" để mà thuyết giáo!!

Và ta thấy Chúa Jêsu cũng không khác hơn khi Người phải mượn đến những ví dụ! Ngay cả môn đồ của Người cũng không thể hiểu nổi!! Để đến nỗi ta thấy mỗi khi tối về, môn đồ của Người thường cằn nhằn rằng; "Sao Thầy không nói thẳng ra đi, mà cứ phải dùng ví dụ như thế!! Không ai hiểu gì cả!!!

Và cuối cùng là Einstein, Bác học của những nhà bác học. Sau khi gặt trơ gốc cả cánh đồng triết học cũng đã phải thốt lên: " Ngay cả một học giả, đòi hỏi có năng khiếu và tính gan dạ. Khi phát biểu về sự thật. Cũng gặp phải khó khăn bởi thành kiến triết học, bao gồm những gì đã được học và tích lũy từ khoa học" !?

Qua những dẫn chứng mở đầu như trên. Tôi ý thức một cách rất sâu sắc về những gì mà mình đang phải đương đầu. Tôi chỉ có thể mượn một phương ngữ của Nhà Phật mà kết luận rằng: Đó là những sự việc; "Bất khả thuyết".

Từ đây suy ra...; Ngay cả Phật Thích ca còn chưa có thể thuyết giảng về đạo học của mình bằng ngôn ngữ thông thường của thế gian cho được. Vậy thì các "Nhà Sư" càng cố thuyết giảng và tỏ ra hiểu Đạo bao nhiêu. Cũng có nghĩa là các vị càng không thể hiểu bấy nhiêu về Đạo cho được rồi vậy!

Thế mà..., tôi đang vẫn phải làm việc phải làm, từ những điều đơn giản nhất có thể. Và dần đến những điều phức tạp tính, lên đến độ trầm trọng nhất, của ngôn ngữ thông thường của nhân loại chúng ta. Bởi một khi ta dùng cái hữu hạn mà nắm bắt cái vô hạn là nguy rồi vậy.

Sau khi có đủ ý thức sự việc sắp đến có tính bất khả diễn đạt như thế. Chúng ta cùng tham khảo với sự cảm thông cùng tôi như sau...:

Trước hết ta phải hiểu rõ nghĩa đen của khái niệm "Phật", theo như quan niệm của người Ấn Độ là: "Người đã tự giác ngộ và giác ngộ người khác"! (giác giả giác tha). Điều đó có nghĩa là; Phật!

Ta xét thấy trong tất cả các giáo lý cũng như tư tưởng của Nhà Phật xưa nay. Người ta luôn bàn đến những vấn đề cao siêu, thế nhưng còn tồn đọng những ngôn ngữ với những khái niệm rất đơn thuần mà ta vẫn chưa có thể lĩnh ngộ cho được!?

Nhìn chung, những "khái niệm" luôn là những giá trị còn rất mơ hồ. Ta chưa có thể làm rõ khái niệm đó để thể hiện thành một "quan niệm" về bản chất của sự việc mà ta đang mô tả đến. Quan niệm sẽ cho ý thức ta biết về những điều hợp lý và bất hợp lý lẫn lộn trong đó. Ý thức ta mới sàng lọc những giá trị bất hợp lý trong tư tưởng đó ra và chỉ tích lũy lại những gì thuộc về hợp lý mà thôi. Từ đây ta mới có thể hình thành được một "quan điểm" về những điều hợp lý mà ta đã tích lũy được từ sự việc. Sau đó ta mới có thể đặt nó thành "mục đích". Rồi ta mới có thể hành động mà theo đuổi cái đích đó đến nơi, và thành hiện thực cho được.

Và khái niệm mà tôi muốn nói đến đó, chính là khái niệm..., "giác ngộ"! Tôi chỉ lạ một điều là hiện nay, kể cả tư duy của các nhà khoa học nơi đỉnh cao cũng vẫn đang còn lầm lẫn về khái niệm này mới chết người đi được!? Bởi một khi nói đến trực giác là ngay cả một giáo sư vật lý của quốc tế, cũng hiểu điều đó như là lĩnh vực thuộc về tôn giáo!? Ta nhất thiết phải làm rõ bản tính công cụ ngôn ngữ này. Bởi đây chính là một trong những công cụ quan trọng được liệt vào hàng trọng yếu trong tương lai, bao gồm cả khoa học lẫn tôn giáo.

Trước hết, đối với lĩnh vực khoa học, ta diễn giải và trả khái niệm này trở về với chính thể của nó như sau:

Đối với 5 giác quan thông thường như Khứu, Thính, Thị, Vị, Xúc giác nói chung. Đây là những giác quan thuộc về không gian 3 chiều, bằng vật lý. Bởi vì ta có thể dùng các giác quan đó vẽ, đo lường, mô phỏng trực tiếp lên không gian 3 chiều vật lý. Đồng thời ta cũng nhận biết những sự việc trong không gian 3 chiều đó một cách trực tiếp như chạm tay vào. Nhìn thấy bằng mắt, nếm bằng lưỡi v.v...

Riêng về không gian chiều thứ tư là chiều của thời gian. Ta chỉ có thể "cảm nhận" bằng... "tâm lý" mà thôi. Bằng khái niệm gọi chung là cảm giác. Ví như ta chạm tay trực tiếp vào một ly nước đá chẳng hạn. Thì xúc giác cho ta biết được cái lạnh "phản tả" cho ta từ ly nước đá đó. Thế nhưng khi ta đưa tay đến cách cái ly đó khoảng 1cm. Chưa có thể gọi là tiếp xúc trực tiếp, mà là gián tiếp (chưa chạm vào). Ta vẫn "cảm nhận" được cái cảm giác của khí lạnh, phả ra từ chiếc ly nước đá đó, phản hồi thông tin.

Cũng vì từ trước tới nay, khái niệm này vẫn đang còn là một khái niệm mơ hồ chung mà thôi. Cũng chính vì thế nên nó chưa ra đời, tất chưa có tên gọi!! Ta chỉ có thể gọi qua loa một cách chung chung là cảm giác hoặc cảm nhận mà thôi! Đây là một sự thiếu sót rất đáng trách của các nhà ngôn ngữ học, đối với nhân loại của chúng ta.

Cũng như thế, nếu ta xét ở vào góc độ của tâm lý, của tôn giáo. Ta chợt ngỡ ngàng khi phát hiện trong lĩnh vực tôn giáo cũng phản ảnh cùng một tình trạng như lĩnh vực vật lý vậy!?

Ví như ta xét thấy những giảng giải của Phật Thích Ca mô tả về 5 giác quan này. Phật thường cho đó là ngũ tặc. Chính cái động của ngũ tặc này. Khiến gây nên che khuất cái gọi là ngũ uẩn, còn đang tiềm ẩn ở phía sau đó nữa! Cái mà Phật gọi là "uẩn giác". Chỉ khi nào ta bỏ mất cái động loạn của ngũ tặc này đi, thì mới có thể "phát giác" được cái "chánh giác" phía sau đó được.

Thế nhưng cái uẩn giác chung chung mà Phật từng ám chỉ đó. Vẫn chưa có tên! Và Phật vẫn chưa có thể gọi cho được cái "giác tiềm ẩn đó", tên là gì nữa!? Bởi ta xét thấy những khái niệm như "giác ngộ", "kiến giác", giác tánh", vân vân và v.v... "!?".

Vậy thì đối với khái niệm "giác ngộ" thì ta gặp (ngộ) được cái giác... gì mới được!? Hoặc như "kiến giác" chẳng hạn. Thế thì ta phải kiến (thấy) cái... giác gì mới được chứ!?

Vậy cái thị giác chính là cái "động hư" của "cái thấy" từ giác quan thông thường, bị giới hạn trong không gian 3 chiều. Còn cái "sự thấy" là cái uẩn giác "chân tĩnh", tiềm ẩn ở phía sau đó của thị giác đơn thuần. Nó vẫn chưa được đặt tên!? Thế cho nên ta mới thấy Phật diễn tả chung chung là giác ngộ, liễu ngộ, kiến ngộ v.v... như thế.

Vậy khi ta chợt phát giác ra và bắt gặp (giác ngộ) được cái uẩn giác, khuất phía sau đó của thị giác. Vẫn chưa có thể gọi là đắc đạo như mọi người thường lầm tưởng xưa nay. Và cái chức năng của uẩn giác đó, ta thường gọi một cách ngẫu nhiên là chức năng của giác quan thứ 6 suốt bấy lâu nay vậy. Vậy khi ta đã giác ngộ và kiến giác được cái uẩn giác tiềm ẩn đó rồi. Ta nhất định còn phải tìm hiểu về cái "tánh giác" (bản tính, tính chất) của nó nữa. Sau mới có thể tiến hành khai thác công cụ đó mà phát huy cho được. Đó mới có thể gọi là "đắc đạo" được.

Đó chính là chức năng của giác quan thứ 6! Cái điều mà tất cả mọi tôn giáo đều tạm gọi là Đạo. Với tư duy của nền khoa học thì cũng mô tả sự việc này một cách bất toàn và đầy vô thức là; "Nguồn năng lượng tiềm ẩn toàn phần" đó vậy!!

Vậy từ đây suy ra...;

Để nhân loại chúng ta có thể khai thác được nguồn năng lượng đang tiềm ẩn này. Ta nhất định phải có công thức! Từ gợi mở này đưa tư duy chúng ta nhớ đến một Đẳng Thức năng lượng tiềm ẩn toàn phần của nhân loại hiện nay. Đó chính là đẳng thức của Einstein; E=mc2 !?

Chà, chà..! Vấn đề đã thoắt nhiên, đẩy lên độ phức tạp trầm trọng mất rồi! Bởi mô hình của vũ trụ là một tổng thể đồng nhất trong đó. Ta không thể tách rời các cấu phần yếu tố có tính đồng nhất đó ra cho được.

Vậy thì chúng ta bắt buộc phải xem xét lại cái đẳng thức bất hủ E=mc2 này xem sao nhé. Bởi đối tượng này chính là công thức để khai thác nguồn năng lượng của vũ trụ đó, không khác được. Ta chỉ nhớ rằng; Khi xưa, Einstein vẫn biết cái đẳng thức này vẫn còn một giá trị nào đó, tiềm ẩn ở phía sau nữa!? Ông đang không thể nào tìm ra cho được..., bỗng dưng; Thuyết Lượng Tử xuất hiện và cuốn tất cả trôi theo cơn thác cuồng loạn của mình.

Ta thấy khi Planck đưa cho Einstein xem cái đẳng thức E=hv của Planck thì: Einstein đã nhìn vào đấy xem xét khá lâu, rồi trầm ngâm phát biểu:

"Không đủ! Vẫn còn một giá trị nào đó..., tiềm ẩn rất sâu ở phía sau đó nữa !?". Và Planck liền phát biểu ngay:

"Tôi không muốn thế hệ tương lai kết tội tôi. Vì đây (E=hv) chỉ là..., giả định". "!!".

Thôi chết! Vậy mà tất cả các nhà bác học của suốt hơn 100 năm qua. Đều dựa trên nền móng của "sự giả định" này, để mà thiết kế cũng như xây dựng mô hình tương tai của nhân loại chúng ta !?

Thật khôi hài!?

Tôi nhớ không lầm thì: Trước khi qua đời, Einstein còn gọi Zeilinger lại dặn dò và trăn trối rằng: "Mai sau có ai nói với anh về cái hằng số Planck đấy. Anh đừng ngần ngại mắng thẳng vào mặt của họ rằng; Ông chẳng hiểu một tí gì về Thuyết Lượng Tử cả" !?

Thế nhưng, ta thấy muốn mổ xẻ cả hai cái đẳng thức này để xem xét "gốc bệnh" ở đâu. Trước hết, ta phải thấy được rằng; Đối tượng nào mới là "đối tượng cơ bản", để ta sử dụng hai công cụ (E=mc2 và E=hv) này, mà áp dụng khai thác nguồn năng lượng của vũ trụ đang tiềm ẩn?!

Dựa trên mô hình chuẩn là "chất điểm". Ta thấy choán lấp hết tư duy của nhân loại hiện nay chính là nhà máy gia tốc hạt L.H.C! Họ đang hì hục khai thác cho bằng được cái gọi là "Hạt Của Chúa"!!!

Theo tôi thì: Ta nên gọi đây là "Hạt Higgs" thì chính xác hơn. Bởi nếu ta thành công hay thất bại, thì Hạt Higgs vẫn không có vấn đề gì ở đây cả. Thế nhưng nếu ta phát biểu là Hạt của Chúa là có vấn đề đấy! Không nên như thế. Nếu tôi là Peter Higgs, tôi sẽ lên tiếng với mọi người rằng; Ta nên rút lại câu phát biểu là "Hạt Của Chúa". Bởi vì nhà máy L.H.C là hoàn toàn phá sản, đối với dự án của mình rồi vậy. Bởi tôi biết trong lúc thảo luận về một định hướng còn bế tắc chung. Peter Higgs đã phát biểu đột xuất câu "Gia Tốc"! Thế rồi nhà máy L.H.C ra đời!! Nếu thế thì tôi sẽ phát biểu là sự "Giảm Tốc" thì sao? Điều này có nghĩa là nhà máy L.H.C đã hoàn toàn phá sản trong dự án gia tốc của mình đối với điều cơ bản của vũ trụ.

Ta phải đặt vấn đề và xác định quan điểm lại là: Hai công cụ đẳng thức của Einstein và Planck đó là để khai thác nguồn năng lượng tiềm ẩn trong "đối tượng cơ bản" của vũ trụ, chứ không phải là để tìm ra hạt cơ bản của vũ trụ. Không hề.

Thế cho nên ta phải xác định lại cái gọi là hạt cơ bản của vũ trụ, là điều kiện đòi hỏi tiên quyết trong mọi vấn đề được đặt ra. Đối với nền khoa học thì nhân loại chúng ta đã bị lạc mất nguyên nhân cội rễ ngay từ trong nguyên nhân của lịch sử! Đó chính là giai đoạn mà Descartes đã cách ly giữa Tâm và Vật vào thế kỷ thứ 17. Quan điểm về một thế giới quan cơ giới ra đời. Mô hình của vũ trụ đã được xem như có thể tháo rời ra và lắp ráp từng phần lại với nhau! Mô hình này có lợi ích cho vật lý là khoa học. Song nó lại trở thành một tai họa khôn lường, đối với lĩnh vực tâm lý thuộc tôn giáo và văn hóa nói chung.

Thế cho nên khi ta xem xét cái hạt nhân cơ bản của vũ trụ trong lĩnh vực tôn giáo thì... Mọi giáo phái đều khẳng định đó chính là;

"Con Người"!!! (Sốc...).

Phải! Vì đây mới chính là yếu tố cơ bản nhất của vũ trụ. Là mô hình Hạt Nhân của vũ trụ. Nó thể hiện tất cả các lý tính mà nền khoa học đã từng mô tả về hạt nhân cơ bản này. Nó là một thành phần độc lập và tổng thể trong mô hình của vũ trụ! Không thể tách rời, không thể phân chia!! Và hoàn toàn có tính tác động gây ảnh hưởng đến toàn cục!!!

Và đó mới chính là "Hạt Của Chúa"!

Bởi đây chính là Hạt Giống mà Người đã gieo trong thời điểm cuối của ngày thứ 6. Là ngày cuối cùng khi Người tạo dựng mô hình của vũ trụ cơ bản ban đầu. Thế cho nên ta mới thấy tất cả các tôn giáo xưa nay. Đều tập trung khai mở cũng như ươm mầm phát triển cho hạt nhân cơ bản này của vũ trụ là đồng bộ.

Nếu ta xét riêng về văn hóa cũng như ngôn ngữ U Mặc của dân tộc Việt thì sẽ thấy:

"Hạt Nhân" cũng có nghĩa là "Giống Người" !?. Hoặc "Nhân Tố" cũng còn có nghĩa tiềm ẩn giá trị là "yếu tố con người" rồi vậy!!! Bằng như muốn suy tiếp? Thì tôi gợi ý thêm cho các bạn tham khảo từ "Nguyên Nhân" nữa nhé?!

Lại..., Sốc!!

Một trạng thái gây sốc..., đầy thi vị!!!

Đến thời điểm của luận giải này. Buộc ta phải xem xét và khảo luận lại hai từ "Vật Lý" của nền khoa học hiện nay như sau:

Cái nghĩa hoàn chỉnh của từ "Physics" (vật lý) nguyên thủy là: "Truy tìm tự tính của sự vật". Thế cho nên ta thấy rằng ta đã hoàn toàn hiểu sai lầm về hai từ "vật lý" hiện nay là rất tai hại và đong đầy khiếm khuyết. Tóm lại; Điều này đã phản ảnh cho một tư duy bất toàn của nền khoa học nhân loại nói chung.

Thế cho nên ta thấy vấn đề được đặt ra như: Tìm "vật chất cơ bản của vũ trụ"? Là sai!

Mà phải đòi hỏi vấn đề đặt ra là: "Vật thể cơ bản của vũ trụ" mới đủ chính xác. Do xưa nay chúng ta luôn không biết cách đặt câu hỏi cho chính xác!! Ta có thể thấy điều đó đã thường xảy ra. Khi các nhà chất vấn đặt câu hỏi đối với những nhà phát minh xưa nay. Trong khi các nhà phát minh lại phải trả lời theo yêu cầu của câu hỏi áp đặt đó chứ không được trả lời theo sự thấy của mình!? Khiến sự việc luôn luẩn quẩn và đi vào rắc rối không có lối thoát chung.

Dấu chân luẩn quẩn này, ta vẫn thấy các nhà chất vấn luôn vấp phải mà chưa có thể thoát ra cho được hiện nay!!!

Vậy nếu muốn tìm hiểu về cái "Hạt Nhân" vốn là vật thể cơ bản của vũ trụ đó. Ta xét thấy Phật có khuyên rằng: "Quy Tâm"!..., rồi lại "Kiến Tánh"!!..., Phật tại Tâm!!!

Thế nhưng...; Muốn "Kiến Tánh" để mà "Quy Căn" như lời của Phật dặn dò đó. Ta phải ý thức được rằng; Đó chính là cả một "Tiểu Vũ Trụ" đang mô phỏng và vận hành một cách tiềm ẩn trong đó nữa kìa!!!

Vậy cái công cụ duy nhất, để có thể khai thác vật thể cơ bản, đồng thời cũng là tiểu vũ trụ này.

Chính là Kinh Dịch rồi vậy!!

Lần cuối, tôi phải ghi lại rõ hơn là:

"Sốc Triền Miên..."!!!

Bạn đọc tư do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.

---------------



Trả lời câu hỏi bạn đọc:


Hỏi: 
 Nuốt từng chữ :)) nhoè :)) con người là tiểu vũ trụ mô phỏng của đại vũ trụ...! Cho nên muốn khai thác và hiểu hết về đại vũ trụ thì ta phải quy tâm để hiểu chính mình đã...! Đó cũng chính là những gì phật dạy đi tìm bản tâm thanh tịnh ( tâm Phật) nơi chính con người mình mà ko đi tìm ở đâu khác cho được ...! 

Phật đã từng nói có bốn điều bất khả tư nghì mà nhân loại với tư duy phàm phu có cố cũng không hiểu được trong đó có một điều đó là " nặng lực của một vị Phật" phải chăng khi hiểu được và khai thác được sức mạnh của chính mình thì con người cũng có thể khai thác được và hiểu hết được mọi bí ẩn cũng như sức mạnh của vũ trụ và đó là "nhất thiết trí" của Phật...! Hiểu biết tất cả không ngăn ngại...! 

Tôi có nhớ từng đọc trong một bài báo khoá học rằng...! một hạt cơ bản của vũ trụ chứa đầy đủ Thông tin của đại vũ trụ không biết đúng ko admin? Và ngài có nói chỉ có duy nhất giống nòi Kinh Việt, dòng Tiên mới đủ khả năng khảo Kinh Dịch,?! Vậy những người giác ngộ đạt trí tuệ xuất thế gian chẳng lẽ cũng ko hiểu nổi kinh dịch khi mà trí tuệ của họ còn vượt thiên ý, vượt qua cả tam giới ???? Mà họ ko phải dân tộc Việt..?!

Trả lời: 1- Trước hết; Toàn ý của bạn hỏi về Phật đó. Phật nói không hề sai, sắp đến tôi sẽ chứng minh điều đó một cách minh bạch và rõ ràng.

2- Khoa học nhận định như thế đối với vật thể cơ bản là rất đúng. Ví dụ như trên trang này thì tôi đã khẳng định là "con người" rồi. Vậy bạn cũng thừa biết đó là một tiểu vũ trụ rồi vậy. Thêm một nguyên lý nữa là: "Khi ta quan sát một vật thể cơ bản đó, ta có thể hiểu đồng bộ tất cả các vật thể khác! Hoặc khi ta quan sát đồng bộ tất cả các vật thể khác, ta cũng hiểu một vật thể cơ bản duy nhất này!!

Vậy nếu bạn quan sát chính cơ thể bạn, các thành phần cơ cấu tạo nên cấu trúc cơ bản con người của bạn ra sao. Thì tất cả đồng bộ các vật thể khác trên bình diện địa cầu cũng có một cấu trúc giống như thế không khác được! Hoặc khi bạn quan sát bất kỳ một vật thể nào khác trong tổng thể đó. Bạn cũng hiểu chính mình như thế không sai được.

3- Thật ra từ ngày tạo dựng vũ trụ cho đến hôm nay. Chưa từng có bất kỳ một ai vượt qua khỏi Thiên Ý cho được. Vì nếu có thì thế nhân chúng ta đã được ở trong nước thiên đàng hay cõi cực lạc hết cả rồi. Trong khi hiện nay tất cả chúng ta đang phải chìm đắm trong tận cùng sự hỗn loạn, đồng bộ. Đó là một sự thật không thể phủ nhận cho được. Riêng những bậc đã vượt qua Tam Giới là đã có, chỉ có thể đếm đủ kín trong lòng bàn tay thôi. 

Thế nhưng tất cả các vị đó: Đều cũng khẳng định Kinh Dịch là của chính Dân Tộc Việt Nam chứ không hề là của bất kỳ dân tộc nào khác cho được. Tôi sẽ chứng minh cả Chúa lẫn Phật cũng đều khẳng định như thế cả!!!
Phải: Chỉ duy nhất có mỗi Dân Tộc Kinh mới đủ khả năng Khảo Kinh mà thôi.

Điều đó cũng có nghĩa là đã đến ngày "Tận Thế". Chỉ có điều đáng buồn nhất là người trong nhà lại thường không được ưu đãi mà hưởng phúc nhiều hơn người ngoài (do tính "...", của người Việt mà ra cả thôi).
Bởi đó là Đạo.

Đôi lời chân thành cùng bạn. Tôi rất làm cảm mến trước câu hỏi của bạn. Đáp lại, tôi sẽ viết dành riêng cho bạn một bài (chen ngang vào, đột xuất trước thời điểm) về không gian chiều thứ 6 cận, chiều thứ 7. Dĩ nhiên tất cả các bạn khác cũng đều xem là đề tài tham khảo chung.

Hỏi: Xin hỏi admin liệu những thông tin của ngành Thông thiên học có chính xác ? Liệu admin có nói về phân tâm học của Freud không ?
Có phải tất cả đang trong 1 quá trình hoàn nguyên vĩ đại ?
Xin chân thành cám ơn admin !


Trả lời: Phải! Ta đang trong quá trình hoàn nguyên vĩ đại cận tương lai. Thông thiên hay phân tâm học vẫn đang tìm cách mô tả về những hiện tượng như thế, và cũng còn gây nhiều tranh cãi, chưa thống nhất được.
Nhưng nếu ta xem xét theo những trật tự nhất định trên trang này thì dễ dàng nhận ra được rằng:
Phân tâm học của Freud là sở đoản đối với tư tưởng của người phương đông chúng ta mất rồi. Bởi bản thể của phương tây là vốn hữu hình, vì thế khoa học vật lý mới là sở trường của họ. Riêng những gì thuộc về Tâm Lý nói chung, thuộc về sở trường của phương đông.
Biết thế, nên tôi không quan tâm gì nhiều, đến những gì không thuộc sở trường của họ nói chung.


KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét