📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.42 - EINSTEIN NÓI GÌ VỀ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI? | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


Kể từ lúc công bố Thuyết Tương Đối, nhân loại chúng ta không thể nào hiểu nổi Einstein muốn nói đến điều gì?!
Một hôm, có một nhà nghiên cứu lấy làm bực bội. Ông tìm đến và bảo với nhà đại bác học rằng: “Ông hãy làm ơn giải thích một cách dễ hiểu nhất về Thuyết Tương Đối cho tôi xem có được không?”
Và Einstein đã đáp ứng theo yêu cầu đó như sau;
- Tôi có quen một người bạn bị Mù Bẩm Sinh. Một hôm, tôi đến rủ anh ta:
- Anh có đi uống sữa với tôi không?
- Người bạn Mù lấy làm ngạc nhiên và thắc mắc hỏi lại:
- Thế Sữa là gì?
- Nhà Bác Học ôn tồn giải thích;
- Là một loại chất lỏng, màu trắng.
- Người bạn Mù Bẩm Sinh vẫn chưa hiểu:
- Chất lỏng? Tôi hiểu rồi. thế còn màu trắng thì ra sao!?
- Bác Học từ tốn giải thích tiếp:
- Màu trắng giống như màu lông của con Hạc ấy.
- Người Mù Bẩm Sinh làu bàu
- Lông thì ai mà chẳng biết. Nhưng con Hạc như thế nào mới được?
- Vẫn nhẫn nại, nhà bác học tiếp tục:
- Con Hạc là con vật có cái cổ cong.
- Anh bạn Mù thậm chí xoa xoa tay vào cổ mình lẩm bẩm;
- Cổ thì đây rồi, thế còn cong?
- Nhà Bác Học tận tình cầm tay anh bạn mù kéo duỗi ra rồi bảo:
- Như vầy, được gọi là thẳng.
- Sau đó Bác Học gập tay anh ta lại và tiếp:
- Như vầy, được gọi là cong.
- Đến đây, anh bạn Mù chợt reo lên:
- A! tôi hiểu rồi.
- Sau đó anh bạn Mù tự duỗi tay ra rồi bảo:
- Như vầy, có nghĩa là thẳng.
- Nhà Bác Học vui vẽ xác nhận:
- Chính xác
- Người bạn Mù phấn khởi, tự gập tay vào và tiếp:
- Như vầy, có nghĩa là cong.
- Nhà Bác Học hài lòng khẳng định:
- Không sai.
- Rồi người bạn Mù Bẩm Sinh tiếp:
- Vậy như vầy cũng có nghĩa là Sữa! Thôi, tôi biết Sữa Rồi!!, Tôi không đi đâu!!!.
Đó chính là những gì dễ hiểu nhất về Thuyết Tương Đối mà Einstein đã lý giải ngay từ đầu, nếu tôi không muốn nói là từ Thuyết Tương Đối hẹp.
Đại đa số trong chúng ta đều đã biết qua giai thoại người mù bẩm sinh này, nhưng thực sự chúng ta chưa hiểu gì về giai thoại của Thuyết Tương Đối ấy cả.
Vì sự việc tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự lại phức tạp trầm trọng đến vô cùng. Cũng chính vì chưa hiểu giai thoại người mù bẩm sinh, nên Einstein mới trở thành không thể nào hiểu nổi. Và cũng vì chúng ta chưa có thể hiểu nổi giai thoại ấy, vốn “dễ hiểu nhất”, cho nên càng không có thể có chuyện hiểu được hai anh em sinh đôi. Chính vì không hề có chuyện đó, cho nên những cuộc tranh cãi về anh em sinh đôi mới nổ ra trên diễn đàn khoa học khắp thế giới. Và đó cũng là minh chứng xác thực và hùng hồn nhất, cho điều chúng ta chưa có thể hiểu được.
Chính Einstein, cha đẻ của học thuyết này, vẫn chưa có thể lý giải nổi điều mấu chốt cơ bản nhất của học thuyết này là ở chỗ nào, để mà có thể dễ hiểu hơn được!
Tôi tạm giải quyết vấn đề tranh cãi này "có thể im lặng bớt lại" như sau:
Theo Einstein thì đây chính là cách giải thích "dễ hiểu nhất" rồi! Thế cho nên sẽ không hề có "dễ hiểu nhì" cho bất cứ đề tài nào hoặc cho bất cứ ai! Vậy xem xét chung giai thoại này; Ta thấy Einstein đã giải thích một cách ngắn gọn và súc tích nhất rồi! Thế nhưng anh bạn mù cứ hiểu có một nữa vấn đề thôi!! Thậm chí bác học đã cầm tận tay, cuối cùng anh bạn vẫn hiểu sai về những điều Einstein muốn diễn tả về Sữa!!! Bởi anh bạn đó vốn là người mù từ trong lòng mẹ rồi.
Nếu như Einstein có giải thích lại, vẫn lập lại như thế! Bởi đây chính là cách giải thích dễ hiểu nhất rồi!! Lấy đâu ra dễ hiểu hai, ba, hay bốn, hoặc v.v... nữa cho được? Bởi có một sự thật mà không ai trong chúng ta dám nhìn thẳng vào là; Chúng ta vốn là người mù bẩm sinh đối với Thuyết Tương Đối của Einstein.
Ta xét thấy người mù bẩm sinh hỏi rất chân thành. Bác học cũng đã ra sức giải thích một cách thiện chí. Thế mà vẫn hiểu sai như thế! Huống hồ chi chúng ta lại cứ tỏ vẻ ra như hiểu biết hơn để mà hạch hỏi, chất vấn, tranh cãi nữa...!! Sự việc càng không có lối thoát.
Vậy tôi đưa ra một giải pháp như thế này, chúng ta cùng tham khảo:
- Người mù Bẩm Sinh tiếp:
- Tôi...
- Nhà Bác Học ngắt:
- ... Là Người Mù Bẩm Sinh.
Nhìn chung; Đại đa số tư duy của chúng ta sẽ hiểu rằng: Điều đó có nghĩa là bác học có giải thích nữa thì cũng lại luẩn quẩn như vậy nữa mà thôi.
Lối thoát ở chỗ là: Thế nhưng, ta biết người mù bẩm sinh đó sẽ định nói điều gì?
Ví dụ: Người mù đó nói rằng: Tôi không hiểu, nhưng tôi cứ đi theo xem sao.
Vậy có nghĩa là sau đó, người mù sẽ biết được Sữa là gì. Tuy cũng chỉ là một phần nào đó thôi. Nhưng anh ta sẽ bằng lòng và chấp nhận được.
Sau đó nữa, ta sẽ đủ để suy ra rằng: Lần sau nếu bác học có đến rủ. Chắc chắn anh bạn mù kia sẽ trả lời là "có" hoặc "không" mà thôi. Và lần thứ ba, bác học đang lui cui nghiên cứu. Bất chợt anh bạn mù đến và hỏi:
Bác học ơi!... Có đi uống Sữa không?
-------------
Điều này đã được phản ảnh qua sự việc Oppenheimer từng có đi "uống Sữa" cùng với Einstein trong dự án Manhattan! Để rồi cuối cùng Oppenheimer đã khẳng định qua câu trả lời phỏng vấn:
... Để..., tôi tìm xem người thứ ba là ai ?!
Điều này có nghĩa là ngoài Einstein và Oppenheimer ra. Không còn ai có thể hiểu nổi học thuyết này nữa cả!!! Dĩ nhiên Oppenheimer có biết về "Sữa" thật đấy. Thế nhưng ông lại không có thể hiểu thấu cho được!!!
Sự thật này được phản ảnh cho thấy đến mãi ngày hôm nay. Nhân loại chúng ta vẫn chưa làm cách nào hợp nhất được hai học thuyết này lại với nhau được. Ta xét thấy ngày đó, Einstein đã từng muốn làm điều này trong những ngày đầu tiên khi ông công nhận Thuyết Lượng Tử rồi. Riêng cá nhân tôi thì tôi phát biểu rằng: Vì hai học thuyết đó chưa đủ độ trưởng thành, cho nên chưa có thể kết hợp được.
Nếu xem xét kỹ càng hơn. Ta sẽ phát hiện trước đó, Einstein đã biết học thuyết của mình là có khiếm khuyết điều gì đó mà ông tìm chưa ra được. Đó chính là câu phát biểu thường xuyên lập lại trên môi ông là khi ông xem xét đẳng thức E=mc2: Chưa đủ! Vẫn còn một thực tại nào đó, tiềm ẩn ở phía sau đó nữa!?
Như thế. Vì tương lai của nhân loại hôm nay, kể cả tương lai của những thế hệ mai sau nữa. Thế hệ của chúng ta hôm nay; Nhất định phải tìm cho bằng được, những giá trị nào mà hai học thuyết này đã từng bị bỏ sót qua trước đây. Cho nên chúng ta lại phải làm tiếp công việc mà ngày đó Einstein phải bỏ dở dang bởi tác động của cơn thác Lượng Tử lúc đấy. Tôi lưu ý chung: Từ xưa đến nay, nền khoa học vật lý đều dựa vào một trong hai nguyên tắc để xem xét. Một là dựa trên những phương trình, đẳng thức để xem xét. Hai là dựa trên hệ quy chiếu quán tính.
Bởi chúng ta đang bàn đến sự việc ở góc độ ngoài chuyên môn. Thế cho nên chúng ta dựa trên nền tảng của hệ quy chiếu quán tính thông thường để cùng nhau tham gia quan sát nhé.
Chúng ta cùng bắt đầu với đẳng thức E=mc2.
E=mc2. Là một đẳng thức năng lượng tiềm ẩn toàn phần! Trong đó, tôi sẽ giới thiệu sơ qua từng phần, để cộng đồng chúng ta cùng biết và có thể hình dung sự việc chung như: Ký hiệu E là đại diện cho năng lượng. Ký hiệu m có nghĩa là khối lượng vật chất. Và c2 có nghĩa là vận tốc ánh sáng (trong chân không), bình phương.
Thế cho nên đối tượng đầu tiên mà chúng ta cần phải mang lên bàn phẫu thuật chính là đối tượng; "m" rồi vậy! Chúng ta cũng tuân thủ theo mô hình chuẩn của nền khoa học vật lý là mô hình của "Chất Điểm".
Ví dụ: Là ta đã tháo rời từng thành phần của một sự vật ra thành một đối tượng cơ bản và nhỏ nhất mà không thể tháo rời ra được nữa rồi. Như.., một hạt cát, đối với sự hình dung của những giác quan thông thường của chúng ta chẳng hạn. Nhỏ nữa thì là một hạt bụi vậy.
Và qua bài này thì chúng ta cũng đã biết rồi. Nhỏ hơn thì là một nguyên tử. Nữa thì là hạt electron, proton hay neutron trong đó. Muốn nữa thì trong thế giới hạ nguyên tử là các quark up, down, charm, strange v.v... Như thế, ta biết chắc quark Newtrino là cơ bản nhất hiện nay rồi đấy. Đó là lý do tại sao hiện nay ta cứ nghe nói đến đối tượng Newtrino là bởi nguyên cớ này. Ta đã có một nền tảng kiến thức vững vàng như thế để hiểu đối với mô hình chất điểm rồi vậy. Không hề hoang mang khi ai đó, nói lung tung về mô hình chất điểm này rồi vậy.
Tôi thấy nhất thiết phải lý giải rõ hơn nữa cho các bạn rằng: Nếu như ta muốn xem mô hình là chất điểm theo nghĩa thông thường thì Hạt electron là có khối lượng bé nhất rồi. Ta cứ hình dung đó là thuộc về không gian 3 chiều vật lý bằng trực giác đơn thuần. Riêng Hạt photon thì đang ở giữa ranh giới của hữu hình và vô hình. Là không gian chiều thứ tư. Tôi gọi ranh giới này là độ mông hạn ảnh. Bởi khi Hạt photon vận hành rơi vào địa phương của 3 chiều thì nó biểu hiện tính Hạt. Khi nó rơi qua địa phương bên kia của không gian chiều thứ tư thì nó thể hiện tính Sóng. Chính vì thế nên ta thấy photon có đặc điểm lưỡng tính sóng hạt là bởi do nguyên cớ; Hạt photon đang ở giữa ranh giới này. Và tất cả thế giới hạ nguyên tử mà ta nghe gọi với những cái tên quark là vô hình. Thuộc không gian chiều thứ 5, 6, 7... trở đi rồi.
Tuy nhiên, những điều đó thuộc về tư duy phương tây, cũng như quan điểm của các nhà chuyên môn phía bên trong các phòng thí nghiệm. Vậy tôi sẽ đưa chúng ta (những cộng đồng ngoài chuyên môn, phía bên ngoài các phòng thí nghiệm), trở về với địa phương phương đông của mình. "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" nhé. Thế cho nên chúng ta có thể cùng nhau tham khảo được như sau:
Thật ra điều này thì Phật Thích Ca cũng đã từng phát biểu trước các nhà khoa học những 2.500 năm rồi. Trong bài vừa rồi, tôi cũng đã có giới thiệu qua cùng các bạn rồi đấy. Đối tượng mô hình cơ bản của chất điểm như quark newtrino đó chính là:
"Một vi trần"!
Các nhà chuyên môn cứ việc quan sát với các phương trình, đẳng thức của họ đối với chất điểm newtrino. Chúng ta cũng hoàn toàn yên tâm quan sát, và bàn bạc cùng với hệ quy chiếu quán tính thông thường với đối tượng "vi trần" của mình mà không hề gặp trở ngại gì cả. Bởi như tôi đã có từng nói: Cộng đồng nhân loại của chúng ta hôm nay. Nhất định phải sang sông.
Chúng ta lại tiếp tục cuộc du hành bỏ dở khi nãy:
Khi chúng ta xem xét đối tượng chất điểm cơ bản là "vi trần" này bằng quan điểm của tư duy phương đông của mình. Thì điều đó cũng có nghĩa là ta đã sử dụng đúng công cụ để khai thác rồi vậy. Bởi phương đông vốn thuộc về chiều cảm giác bằng tâm lý, đối lập với phương tây là trực giác là vật lý!
Thế cho nên ta dễ dàng nhận ra rằng: Đối tượng "vi trần" này mới chính là vật thể cơ bản nhất của vũ trụ! Đó mới chính là Hạt Của Chúa!! Bởi Người đã từng gieo hạt "Giống Người" này vào cuối ngày thứ 6 trong Vườn Địa Đàng, mãi từ thuở mới tạo dựng vũ trụ ban đầu rồi!!! Không hề là bất kỳ hạt nào khác mà nền khoa học hiện nay đang đi tìm trong sự lầm lạc một cách vô vọng. Cái "Hạt" mà Nhà Máy L.H.C gọi đó, phải có tên là "Hạt Higgs" mới đủ chính xác! Chúng ta thấy khái niệm "xác xuất" là một khái niệm đầy tai hại cho Thuyết Lượng Tử rồi vậy.
Bởi vì nền khoa học vật lý đã đánh mất điều thiêng liêng này trong tư duy tại thời điểm mà; Descartes cách ly tâm vật thành thế giới quan cơ giới. Thật là cả một nỗi tai hại chung cho nhân loại suốt 360 năm qua (vừa đủ một Vận!).
Thế cho nên ta xác định một cách vững vàng rằng: Vật thể cơ bản của của vũ trụ chính là "Con Người", không thể sai cho được. Là "Hạt Của Chúa". Là đối tượng mà Phật gọi là "Vi Trần". Có ký hiệu m' (khối lượng vật thể). Thay vì m là khối lượng vật chất.
Vậy tôi xin được phát biểu để khai sinh một đẳng thức vừa ra đời: E=mt.
E=mt chính là điều tiềm ẩn phía sau của đẳng thức E=mc2 mà Einstein đã dò tìm trong vô vọng. Vì điều này còn nằm ở trong ý niệm của Einstein và ngoài khái niệm của nền khoa học vật lý đương đại.
Một cặp "anh em sinh đôi" của Thuyết Tương Đối.
E=mc2
E=mt.
Chúng ta nghĩ gì? Khi một cặp anh em sinh đôi này lại "chào đời" cách nhau tương đối khoảng 70 năm!!!
Đã đến lúc nhân loại chúng ta khai thác nguồn năng lượng tiềm ẩn này.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.



Trả lời câu hỏi bạn đọc:


Hỏi: 
Thưa tác giả không tâm thì không có vật phải không ạ.?

Trả lời: Bạn suy như thế là đúng. Thế nhưng vũ trụ, vạn vật cũng đều có tâm cả. Ngay cả như "sự việc" cũng phải có "trọng tâm" nữa là...

Hỏi: giải thích ký hiệu phương trình E=m.t với ad ơi!

Trả lời: Chắc chắn rồi bạn. Do ta phải đi qua đây trước mới có thể đến đó được. Chứ tắt ngang thì không ai nắm bắt được gì cả. Bạn đón xem 1,2 bài tới sẽ có... Hé lộ 1 chút: Đẳng thức E=mt liên quan mật thiết đến Phép Thiền. Bởi E chính là nguồn năng lượng của không gian thứ tư trở đi.

Hỏi: Liên quan đến Thiền mong Đức Ngài hoan hỷ khai thị...! Xin hỏi Thiền vào thời gian nào là tốt nhất!!! Tôi có tìm hiểu khá nhiều về điều này ...! Có người viết về giờ tý ... có người viết giờ nào cũng đk ...! Có người viết vào 6 h sáng và 6 h chiều ? Vậy non mới phải ?!? Đa tạ

Trả lời: Do mọi người luận không ra nên đọc sách nào thì làm theo sách đó, gây rối loạn hết cả lên.
Chúng ta cùng xem xét nhé: Giờ Mão là Trời mở cửa. Giờ Dậu là Đất đóng cửa. Chỉ có 2 thời khắc đó trong ngày là khí trời kết tinh nên mới có sương, móc vào thời điểm này được (thấm nhuần ơn mưa móc). Các giờ khác là không có.
Vả lại: Giờ mão bằng 2 tiếng là từ 5 đến hết 6 giờ, ta chọn lấy 1 tiếng trong đó thôi. Đó là khí trung hòa của dương, không quá dương cũng không thiếu âm, đồng thời cũng là khí trong sạch nhất của dương khí trong ngày (tích đủ tinh khí nên mới có sương, móc). Giờ Dậu là khí trung hòa của âm cũng như thế. Giờ Tý là cực âm, Giờ Ngọ là cực dương rồi. Âm thịnh là dương suy, dương cường là âm kiệt. Ta làm người thì phải đầu đội trời, chân đạp đất mới được gọi là trung dung.
Buổi sáng 1h thì Dinh khí đi được 1 vòng quanh cơ thể thông vào Ngũ Tạng. Buổi chiều 1h là Vệ khí cũng đủ giáp ra ngoài Lục Phủ. Vấn đề là đi cùng nhịp của vũ trụ. Nếu nhiều hơn là "lỡ nhịp", ít hơn là "lỗi nhịp". Ta hòa đúng nhịp thì mới có thể mong nghe được "nhạc trời" (Nhạc Thiều). Lý thường cũng vậy, cứ lỡ hoặc lỗi nhịp thì lấy gì để mong hòa điệu mà tấu lên thành nhạc cho được.
Tiến trình: Thiền đúng, thì sẽ nghe tiếng nhạc trời, tiếp theo là Tinh đủ thì tất phải có hơi Trầm bốc ra từ trong thân như để báo hiệu (hương chiên đàn, mùi thơm rượu nho, xạ hương). Đó là Tinh đã tụ, Tinh tụ thì Thần mới xuất. Lúc Tinh-Khí-Thần đồng nhất thì sau đó mới nói đến vận khí. Thế nhưng ta lại không biết Kinh và Lạc vận hành ra sao, lấy đâu để vận mà khai đạo hầu mong đắc cho được. Người nào may phúc đâu thì trúng đó. Cứ ngỡ mình đắc đạo là thói thường xưa nay. Tuy nhiên được người như thế đã là cực hiếm xưa nay lắm rồi.
Tóm lại; Từ từ thì chúng ta đều biết đến những quy trình và nguyên lý đấy. Vội là hỏng. Tôi lưu ý: Trong năm, tuyệt đối phải tránh hai tiết khí của Tiểu và Đại Thử. Đó là hầm và hố chông thứ nhất. Nẻo Đạo, Tạo Hóa giăng đầy Thiên la Địa võng..., kẻ tham vọng có biết cũng khó thoát. Nói chi đến kẻ không biết mà cứ liều... Ta chưa đến đó được là do ý trời còn thương xót cho kẻ mù mà mến Đạo đấy.
Bạn tạm tham khảo như thế trước nhé... Tôi không dám gây khó, mà là máy Tạo đã Hóa ra như thế.


Hỏi: Buổi Sáng 1 giờ là : vào lúc 1 giờ sáng hay là 60 phút vậy sư Phụ ?

Trả lời: Do lỗi của tôi không nói rõ ràng chỗ này rồi:
Buổi sáng từ: 5h00 đến 6h00 là một tiếng hoặc một giờ. Vậy ta có thể chọn trong khung Giờ Mão đó một trong 3 khung như sau:
1- 5h00 đến 6h00.

2- 5h30 đến 6h30.
3- 6h00 đến 7h00.
Là chọn 60 phút nào trong đó cũng được. Vì đó là giờ Mão, trời mở cửa có mỗi lúc đấy thôi.
Buổi chiều cũng như thế. Ta chọn lấy 1 giờ trong khung đó.
Thời gian này thì khí tụ trong lành (năng lượng) không nhiễm, Các giờ khác là tán khí và nhiễm tạp khí mất hết rồi.



KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét