Diễn biến giai đoạn cứ phải tranh cãi mãi mà không thể diễn đạt rõ ràng sự việc gì cho được. Khiến nên sự việc cứ mãi trong trạng thái hồ nghi, rồi lại rơi vào bế tắc chung.
Nền khoa học vật lý vào những thập niên đầu của thế kỷ thứ 20 cũng đã vấp phải rào cản rắc rối này. Đó chính là lúc mà Rutherford thâm nhập vào thế giới của nguyên tử mà ta quen gọi là thế giới Hạt.
Nhân loại chúng ta đã vô cùng ngỡ ngàng và cảm thấy kinh ngạc đối với thế giới ấy! Bởi đó là một thế giới động!! Hay đúng hơn là cả một vũ trụ động, mở ra trước tri thức ấu thơ của nhân loại chúng ta!!! Một thế giới đã được Tạo Hóa xây dựng và thiết kế trên nền tảng của cái gọi là cơ cấu động! Điều này ta có thể hình dung tạm như là một mạng lưới vậy. Một cái động toàn thể!!
Những điều này đã đang hiện diện tại ranh giới của không gian chiều thứ tư rồi vậy. Thế cho nên công cụ ngôn ngữ của nhân loại chúng ta đã tỏ ra bất lực, để hoàn thành sứ mệnh diễn đạt của mình.
Tư duy của các nhà bác học biết rất rõ điều này. Và để giải quyết vấn đề khó khăn này, nhà bác học Friedmann đã lập ra công cụ ngôn ngữ của biểu đồ. Hy vọng phương tiện này sẽ giúp nhân loại chúng ta khai thác sâu hơn vào không gian chiều thứ tư. Và biểu đồ đó có tên gọi là "Biểu đồ không thời gian" của Friedmann, vị bác học người Nga.
Chúng ta cùng tham khảo qua hai mẫu trình bày như sau:
Chúng ta hãy tập làm quen với hai biểu đồ ở trên. Bởi đây chính là công cụ ngôn ngữ thuở sơ khai (cái nguyên nhân của hình học) mà ta gọi là biểu đồ. Do ngôn ngữ đơn thuần của chúng ta đã bị giới hạn phía bên ngoài của không gian chiều thứ tư rồi. Thế cho nên mới phải dùng đến công cụ ngôn ngữ của biểu đồ này đễ diễn giải những sự việc về không gian chiều thứ tư đó. Không thể cứ cãi ngang mãi được, và đây chính là phương pháp giải quyết vấn đề của nền khoa học vật lý.
Do không gian chiều thứ tư là vô hình. Là chiều Thời gian. Thế cho nên người ta quy định chiều Tung (đứng), mũi tên chỉ lên phía trên của biểu đồ là chiều của Thời gian. Và chiều Hoành (ngang) được quy định là chiều Không gian. Khoảng cách từ A đến B, ta gọi là khoảng cách (x) trong không gian (hình 1).
Và trong hình 2 thì biểu đồ được trình bày như sau:
Ví dụ trong không gian, ta có sự xuất hiện của một vật (hạt). Vật này đang trong trạng thái đứng yên. Thế nhưng thời gian vẫn đang trôi qua... Vì thế ta biểu thị điều đó bằng một mũi tên hướng lên trên, theo chiều của thời gian.
Nếu ta muốn diễn đạt hay mô tả một vật vận động trong không gian, nếu sang bên trái thì ta sẽ vẽ mũi tên nghiêng sang trái. Nếu bên phải thì ta nghiêng mũi tên sang phải (giống như hai mũi tên ở giữa)
Bằng như hạt vận động nhanh hơn, thì ta chỉ việc vẽ mũi tên đó có độ nghiêng cao hơn mà thôi (hai vạch cuối cùng, hình 3).
Tuy nhiên; Ta không thể vẽ mũi tên này theo phương nằm ngang được. Bởi điều đó có nghĩa là; Không cần một khoảng thời gian nào, mà một vật có thể di chuyển từ A đến B cho được. Đó là điều vô lý. Vậy biểu đồ này là không có chiều ngang. Ta muốn trình bày thì phải tuân thủ theo quy tắc này, chứ không phải muốn vẽ ra sao thì vẽ cũng được. "Không vẽ ngang được" (giống như không cãi ngang được, cố cãi nữa là họ đang nói đến những điều mà họ không biết tới cho được). Vậy mũi tên theo chiều dọc (đứng) là thời gian, chiều ngang là không gian và mũi tên nằm bên trong đó, gọi là vạch vũ trụ.
Và dựa trên biểu đồ này là ta có thể diễn tả đến "thế giới Hạt" được rồi vậy. Ví như ta trình bày một biểu đồ có dạng sau:
Quy tắc đọc biểu đồ là từ dưới lên trên, từ trái sang phải nhé. Thế cho nên ta xem xét thấy trong hình 1 là có hai hạt ở hai hướng, vận hành đến và va chạm với nhau. Tiếp đến là chúng vận hành theo chiều thời gian, rồi Một nhả ra và Một hấp thụ. Sau đó chúng lại rẽ sang hai hướng khác.
Lưu ý: Khi trình ở đây, có một khiếm khuyết (không quan trọng). Hạt photon, pion, eta là vô hình. Khi vẽ phải là một vạch đứt nối. Đưa lên đây thì ra vạch liền. Các nhà chuyên môn không vì thế mà vội tranh cãi điều lặt vặt này nhé.
Trong hình 2 là mô tả một electron và một photon. Do photon là vô hình nên phải diễn đạt có nét đứt nối như thế. Sau khi đã quen đọc rồi, mũi tên hướng lên là đọc xuôi theo chiều thời gian, và đọc ngược chiều thời gian là mũi tên hướng xuống như hình 3. Điều có cũng có nghĩa là hạt positron. Biểu đồ không - thời gian này, về sau đã được phát triển và gắn liền tại mỗi điểm va chạm một phát biểu ký hiệu toán học kèm theo. Và nó đã trở thành một trong những công cụ (lý thuyết trường lượng tử) quan trọng bậc nhất của nền khoa học hiện đại ngày nay.
Vậy là chúng ta đã biết cách đọc theo ngôn ngữ của đồ hình rồi vậy. Và bây giờ tôi diễn đạt sự tương tác của một electron với một photon (hình 1).
Và hai electron tương tác như sau (hạt electron, ký hiệu là e- và phản hạt là e+)
Trong hình 1 mô tả cho ta thấy một electron va chạm với một photon và hấp thụ photon (hủy). Sau đó chuyển hướng khác và nhả ra (sinh) một photon, rồi hai hạt chuyển ra hai hướng khác nữa.
Trong hình 2 là electron va chạm với positron, một bên nhả ra một photon, một bên hấp thụ photon và rồi chuyển ra hai hướng. Điều này cũng được gọi là 2 hạt tương tác với nhau. Hấp thụ là hủy, nhả ra là sinh.
Và...; Trước sau gì thì khi đã quen, rồi thì hai chiều mũi tên chỉ thời gian và không gian cũng trở nên thừa. Và các nhà chuyên môn không nhất thiết cứ phải vẽ ra làm gì nữa. Miễn trong quá trình diễn giải, họ luôn tuân thủ theo nguyên tắc đó. Nên ta thấy những biểu đồ không thời gian đó, được diễn tả như sau:
Trong hình 1, ta thấy biểu đồ mô tả sự va chạm của một proton và một anti-proton. Và đã tương tác với nhau một pion, cuối cùng trở thành hai proton rẽ sang hai hướng.
Thế nhưng hình 2 thì lại hóa thành 2 pion chứ không phải là hai proton như hình 1!
Và hình 3 là mô tả sự va chạm của proton và pion, ở đây lại xuất hiện tương tác với một neutron.
Tóm lại; Trong mọi tiến trình va chạm, ta không thể xác định được chính xác là nó phải xảy ra cho một kết quả như nhau được! Cả một mạng lưới Hadron đều tương tác, đan xen, chằng chịt với nhau trong một tổng thể không xác định được đó. Tôi chỉ có thể trình bày với các bạn sơ lược vài điều đơn giản như trên đây thôi. Mục đích là để các bạn hình dung ra thế giới tương tác đó phần nào. Để tránh được những câu hỏi tranh cãi đến những điều không biết, nên rất vô nghĩa xảy ra. Rồi giận lẫy trong lòng, dẫn đến ném đá lung tung cho hả giận!?
Bởi vì nếu tôi trình bày ra cả hệ thống của Hadron là chắc chắn các bạn sẽ rối loạn lên hết, dẫn đến tư duy không nắm bắt được gì là một sự thật. Thế giới này không khẳng định được một điều gì chính xác cả!! Cho nên ta mới nghe gọi là xác xuất. Ngay cả như biểu đồ sau đây là:
Ta thấy trong biểu đồ của hình 1. Ngay cả một proton, tự thân nó cũng tự sinh ra một hạt pion rồi tự hấp thụ lại! Hoặc cũng có khi nó tự nhả ra một pion. Trong khi đó bản thân nó lại hóa ra neutron!!, Và sau đó tự hấp thụ lại pion và hóa thành proton, như hình 2!!! Đó cũng được gọi là hạt giả!
Ta thấy ngay cả ngôn ngữ “tương tác” cũng không chính xác nữa!? Bởi vì tương tác là để diễn tả sự trao đổi giữa 2 đối tượng với nhau. Đằng này tự thân nó cũng diễn ra thì làm sao gọi là tương tác cho được nữa!?
Và đó là tất cả mọi sự rắc rối, mà chúng ta không thể nào hiểu nổi đối với thế giới Hạt. Và đó cũng chính là cái tinh thần cốt tủy của Thuyết Lượng Tử, đã được đúc kết với hai từ “xác xuất”. Trong mọi tiến trình va chạm, ta không thể khẳng định được một cách chính xác bất kỳ một kết quả nào được cả!!! Nó có 70% như thế này, 20% thế kia và 10% khác đi nữa!
Chúng ta không thể nào xác định được đâu là mô hình chính xác, chứ chưa nói gì đến cơ bản nữa! Cả một hệ thống mạng lưới của các Hạt, đan xen chằng chịt và tương tác với nhau, không theo một trật tự nhất định nào hết cả!! Các nhà bác học cuối cùng rồi cũng sàng lọc và gom lại được những cơ cấu dữ liệu, thiết kế nên một hệ thống được gọi là Hadron.
Trong hệ thống Hadron này, tất cả các thành phần hạt cứ tương tác với nhau qua các quỹ đạo khả dĩ nào đó..., mà cho đến tận ngày hôm nay các nhà chuyên môn chưa có thể xác định được!? Tôi có thể giới thiệu sơ lược qua cấu trúc của hệ thống Hadron đó có mô hình như sau:
Nhân đây, tôi cũng giới thiệu sơ qua để các bạn biết hệ thống của Hadron gồm có các thành phần hạt như sau. Chúng ta cùng tham gia quan sát nhé:
Ta thấy hệ thống Hadron này liệt kê gồm 13 hạt. Và nó có nhiều trật tự khác nhau trong đó. Ví như các hạt được gọi chung là lepton là do các hạt này chỉ tham gia trong tiến trình thuộc hệ tương tác yếu mà thôi. Các Hadron lại chia ra meson và baryon nữa. Các meson lại là tên gọi chung những hạt nào có đối hạt với chính nó. Và các baryon là có đối hạt riêng (anti).
Tất cả các hạt này đều va chạm, sinh ra và phân hủy cùng với nhau trong một mạng lưới tổng thể đó. Hiện nay ta cũng chưa biết được nó tương tác nhau cụ thể như thế nào cả. Tuy nhiên các nhà chuyên môn cũng đã chia ra được 4 loại tương tác cả thảy. Tôi trình bày theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, để các bạn dễ nắm bắt được như:
1- Lực tương tác yếu là các hạt đang trong trạng thái tự do. Chưa hình thành bất kỳ sự liên kết nào cả. Chúng trôi lơ lững và va chạm vô trật tự với nhau. Và chúng tương tác với nhau là hạt boson. Ví như sự phân hủy bê ta chẳng hạn. Chúng không có “chất kết dính” lại với nhau, nên gọi là lực yếu.
2- Lực tương tác mạnh sẽ giữ hạt proton và neutron gắn chặt với nhau để hình thành nhân của nguyên tử. Hạt tương tác này gọi là gluon. Tôi đã có mô tả về nó ở một trong các bài trước cùng các bạn rồi. Ta cũng gọi gồm chung các hạt trong nhân là nucleon.
3- Lực tương tác điện từ là nó níu electron liên kết với nhân, không thoát ra được, để hình thành một nguyên tử đơn thuần. Nó cũng tương tác với các phân tử khác mà hình thành các nguyên tử phức tạp hơn. Và hạt tương tác này là photon.
4- Lực tương tác cưối cùng là tương tác trọng trường. Nó giữ mặt trời, mặt trăng, trái đất và các hành tinh không tách rời ra được. Hạt tương tác này được gọi là graviton.
Thế nhưng, cho mãi đến hôm nay. Nền khoa học của nhân loại chúng ta vẫn chưa có thể phát hiện ra sự hiện diện của hạt graviton đó!! Căn cứ vào 3 lực tương tác kia. Họ suy ra và nhận định như thế, đối với hạt graviton trong tương tác trọng trường!!!
Qua bài viết này, tôi chỉ giới thiệu lướt qua thôi. Để các bạn có một ý niệm cơ bản về Thuyết Lượng Tử là như thế nào. Ta chỉ mới đứng ngoài cửa ngỏ của lý thuyết này mà thôi. Chúng ta thấy nó đã phức tạp và rắc rối như thế nào rồi. Dần tới, tôi sẽ đưa các bạn du hành sâu vào thế giới này tham quan cái gọi là Ma Trận trong đó. Rồi còn thế giới Ma Trận, Vũ Trụ Ma Trận nữa. Để biết rằng xưa nay chúng ta cứ nói đến Ma Trận đơn giản quá. Bởi thế giới Ma Trận này, hiện nay các nhà chuyên môn bao gồm cả bác học vẫn chưa có thể biết tới cho được. Nếu ta tham quan thế giới ma trận này và thấy được nó biến ảo ra sao. Thế giới Thiền với những cảnh giới trong đó cũng phản ảnh giống như thế!
Khoa học là điều mà ta có tiền là có thể trang bị cho bất cứ ai cũng được. Nếu học, là sẽ đến được cái đích của khoa học được thôi. Thế nhưng chúng ta lại thấy không thể nào hiểu nổi được điều có thể hiểu trong một đời này. Vậy mà Đạo là điều không thể hiểu đối với muôn kiếp. Chúng ta lại cứ tỏ ra hiểu về đạo rất thâm sâu vậy!!! Kể cũng lạ thật!?
Muốn hiểu giá trị của đạo. Nhất định chúng ta phải đi qua cánh cổng của khoa học này mới có thể đến được. Ít nhất chúng ta cũng ý thức mà nhẹ lời hơn khi tranh cãi về Đạo. Riêng về khoa học thôi, hiện nay chúng ta cũng đang rất mạnh miệng khi nói về thuyết Lượng Tử và Tương Đối! Trong một vài bài nữa, ta sẽ biết được giá trị đích thực của hai học thuyết này là như thế nào.
Những bài sau, chúng ta dùng công cụ của ngôn ngữ biểu đồ này mà khai thác cùng với ngôn ngữ thông thường xem sao nhé. Từ đầu cho đến bây giờ. Chúng ta chỉ mới có dùng mỗi ngôn ngữ thông thường thôi. Nên dĩ nhiên đã có những tranh cãi vô nghĩa xảy ra rồi. Khi nào cảm thấy bế tắc nữa; Ta mới bắt đầu sử dụng đến công cụ của ngôn ngữ thứ 3 là Toán Học.
Sau đó ta mới bắt đầu ý thức để mà mà Ngộ ra chân giá trị của Đạo.
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư
------------
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: 1. Tôi từ đâu tới ( loài người nói chung)? Từ sự kết hợp ngẫu nhiên bởi các yếu tố để hình thành lên sự sống như Darwin nói, hay từ đấng sáng tạo nào đó có trí tuệ siêu việt? 2. Vũ trụ này là đơn hay đa vũ trụ? 3. Các lỗ đen nếu có, điều gì xảy ra tại đó? 4. Vũ trụ này hình thành do vụ nổ bigbang hay đấng sáng tạo?
Trả lời: 1, Đây là một sự sai lầm trầm trọng của Darwin. Loài người đến từ đấng sáng tạo có trí tuệ siêu việt. Hôm nay sẽ làm sáng tỏ điều này, trước khi bước vào Kỷ Nguyên Mới. Vì thế, loài người không hề là loài vật bao giờ cả. Bằng không nữa thì: Ai cho tổ tiên mình là Khỉ, hãy cứ là Khỉ. Ai xem mình là từ Đấng Sáng Tạo, hãy tìm về với Đấng Sáng Tạo.
2. Vừa là đơn như một Đại Vũ Trụ bên ngoài Tiểu Vũ Trụ. Vừa là các (đa) Tiểu Vũ Trụ trong một Đại Vũ Trụ. Vũ Trụ là vô hạn, nhưng có biên! Tôi sẽ chứng tỏ điều này sắp đến. Chúng ta phải biết giới hạn trong một phạm vi biên đó, trong từng giai đoạn tồn tại và phát triển thôi.
3. Các lỗ đen là có. Bạn có thể tham khảo nó trong bài Không Gian Chiều Thứ 5. Bởi lỗ đen chính là không gian chiều thứ 5 đó. Tư duy cũng như mô hình của nền khoa học hiện nay đang vận hành đến chiều thứ 5 này. Một vũ trụ không mong muốn. Thế cho nên tôi đang thiết lập một mô hình của vĩ trụ khác.
4. Vũ trụ này hình thành từ Đấng Sáng Tạo. Vụ nổ lớn chỉ là một khái niệm mơ hồ mà thôi. Thuyết Bigbang đã được xây dựng trên nền móng của một giả thuyết. Và nó hoàn toàn chỉ là sản phẩm đơn thuần của một giả thuyết không hơn, không kém. Sắp đến, tôi cũng sẽ chứng minh và khai tử Thuyết Big Bang ngay trong trang này. Một sai lầm tai hại cho tương lai cũng như tư duy của nhận loại chúng ta nói chung.
Hỏi: Thưa add, có phải trước khi có kinh dịch thì đã có một nền văn minh phát triển rực rỡ làm nền tảng để kinh dịch ra đời k ạ?
Trả lời: Không hề có chuyện này. Bởi con người sinh ra sự văn minh. Trong khi Kinh Dịch đã tượng hình từ trong tư tưởng của con người trước khi có văn hóa nữa kia! Từ văn hóa tới văn minh lại còn xa lắm lắm.
Ví như…, Khi con người dùng tư tưởng suy ra cái tượng của Dịch Lý, rồi hóa văn là những vạch liền __, đứt _ _ để diễn đạt lại. Rồi lại dùng cái văn hóa hình thành từ 2 vạch này mà mô tả cái Lý của Dịch. Sự văn minh gọi cái văn hóa thời ăn lông ở lỗ đó là lạc hậu. Thế nhưng cái sự văn minh nơi tột đỉnh của hôm nay, vẫn không cách gì để có thể theo nổi Kinh Dịch cho được.
Tóm Lại: Kinh Dịch đã tượng hình trước khi có loài người nữa bạn Lam Hong ạ!!!
Hỏi: Cho hỏi ad một câu ngu muội.. có thể không rep cũng được ..! Ngài đá hoá thánh chưa? Đã đắc lục Thông chưa? Nếu có thì ngài đã đắc tam thiền hay tứ thiền hay ngũ định rồi? Thanks.
Trả lời: Là một Phàm Trần, lẫn lộn chung với mọi Phàm Phu và Phàm Tục.
Hỏi: Ad nghĩ sao về bên Tứ Phủ một lĩnh vực tâm linh tôi vô cùng tò mò...! Vậy những ông đồng bà cốt có phải cũng đắc được năng lượng của không gian 4 chiều ??? E=m't...! Vậy khi ta biết công thức năng lượng đó của không gian 4 chiều làm sao để khai thác nó đây?
Trả lời: Tôi không quan tâm đến bên Tứ Phủ. Mọi ông bà đồng cốt nói chung, họ thường lên đồng trong trạng thái vô thức hoàn toàn. Chính yếu tố này đã giúp họ câu thông được với nhịp điệu của tần sóng giao động cộng hưởng của vũ trụ. Cho nên những gì họ làm và nói đó là của vô thức, có đúng có sai lẫn lộn về cảnh giới đó. Cảnh giới đó chính là ranh giới của không gian chiều thứ tư thôi. Họ không có năng lượng đó. Vì thế, tỷ lệ gây lầm lạc và rơi vào mê tín là rất cao. Nhất là những ai đã quen việc, trong lúc lên đồng bị phân tâm, không đạt trạng thái vô thức được. Họ rất dễ đóng vai đồng giả để giữ danh dự là xem như xong. Cứ thế, một lần, hai lần… rồi ngựa quen đường cũ ngay thôi.
Về công thức E=mt thì trước hết là các nhà khoa học sẽ khai thác mà phục vụ sự phát triển chung của xã hội (dĩ nhiên không loại trừ những kẻ tham vọng khai thác vũ khí mà tham chiến nữa). Thứ hai là để mọi người ý thức được Đạo là đỉnh cao của khoa học chứ không thể suy diễn một cách đơn thuần như xưa nay được. Thứ ba, để sở hữu và nắm được công thức này mà khai thác: Đó phải là những ai đã đủ Đức, ắt sẽ nắm được phương tiện này. Và họ có trách nhiệm phổ biến ra cộng đồng mà cùng dìu dắt nhau hoàn thiện nhiều hơn lên. Đạo không thể để cho thiên hạ làm loạn và gây tác hại cho những thế hệ tương lai mai sau lầm lạc nữa.
Hỏi: Rất rõ ràng cụ thể...! Nhưng tôi vẫn có thắc mắc một điều mong admin giải thích...! Tại sao khi một vài ông đồng bà cốt có thể biết trước được tương lai sẽ ntn, như thế kia.. có chuyện này sẽ đến, có chuyện này sẽ qua...! Trong khi đó là điều của tương lai sẽ xảy ra như vậy? Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tôi luôn luôn tò mò vì điều này...! Mong ad khai thị.
Trả lời: Bạn suy kỹ lại câu này (tôi chép lại trả lời trước);
“Mọi ông bà đồng cốt nói chung, họ thường lên đồng trong trạng thái vô thức hoàn toàn. Chính yếu tố này đã giúp họ câu thông được với nhịp điệu của tần sóng giao động cộng hưởng của vũ trụ”.
Có nghĩa là một khi ta (bất cứ ai) đã đồng cùng tầng sóng giao động… là đã cộng hưởng với vũ trụ rồi. Dĩ nhiên là có thông tin trong đó. Họ chỉ việc truyền đạt lại một cách vô thức thôi. Lượng thông tin đó có hư, có thực lẫn lộn trong đó. Nên có đúng, có sai… và giả đồng, cốt là càng sai tệ hại hơn nữa vậy. Xưa “bói cỏ thi” cũng cùng một trạng thái vô thức như thế, nên Quẻ Tiên Thiên đạt khả năng chính xác rất cao đấy thôi. Tóm lại thao tác đó phải diễn tả là “múa cỏ thi” như lên đồng, mới chính xác hơn.
Hỏi: Lực tương tác trọng trường tương đương với năng lượng tối và cũng là chân như phải không thưa tác giả??
Trả lời: Bạn suy như thế là rất đúng. Và đó cũng là quan niệm chung hiện nay một khi người ta không tìm ra được một thông tin nào về những sự kiện có giá trị như thế.
Câu hỏi của bạn phản ảnh là một câu nói tình cờ mà lại đúng nơi thâm sâu của sự việc. Nên đúng mà sai, sai mà đúng!
Vì sự “chân như” vốn là của góc độ Nhà Phật, thuộc Thuyết Lượng Tử. Trong khi trọng trường lại thuộc là Thuyết Tương Đối là Nhà Chúa, thuộc góc độ “chân không”!
Và cái giá trị chân như mà lại tiềm ẩn trong chân không lại là một đỉnh cao lắm rồi. Ví như có thể mường tượng được là giống cái “vô chân hỏa” mà lại tiềm ẩn trong cái thận thủy mệnh môn vậy! Tuy nhiên “vô chân thủy” lại cao hơn như thế nữa!! Vì nó tiềm ẩn trong Hỏa Xà!!!
Tôi có nói ám chỉ qua rồi: Lão Tử vẫn chưa có thể luận bàn đến đây cho được.
Hỏi: Xin ngài hoan hỉ dành chút thời gian khai thị...! Ngài nghĩ thể nào khi có quan điểm cho rằng, nếu chịu khó tu tập và làm Phước Đức thì một người hoàn toàn có thể thay đổi được số mệnh của bản thân... và lá số tử vi sẽ không còn đúng với người đó nữa ...!? Liệu có thực sự thay đổi được số mệnh??
Trả lời: Quả thật việc này rất khó bạn Hiểu Thấu ạ. Khi trả lời về vấn đề này, tôi cũng phải cẩn thận một cách tuyệt đối. Bởi e rằng người khác suy diễn sai mà hiểu lầm đi. Đúng! Con người có thể thay đổi được số mệnh. Vấn đề nan giải là họ tu bằng cách gì?
Ví dụ tôn giáo: Một người tận cùng, khi tu đúng pháp, đắc đạo thành Phật. Đó là một điển hình cho sự thay đổi số mệnh chẳng hạn.
Dẫn chứng khoa học: Như khoa học cũng đã khẳng định rằng: Hạt cơ bản đó, có khả năng gây tác động làm ảnh hưởng thay đổi toàn bộ cục diện của hệ thống.
Sắp đến, bạn theo dõi sự biến ảo của Ma Trận, sẽ ngộ ra được điều này. Dĩ nhiên Lá Số Tử Vi cũng phải thay đổi theo. Bởi xét cho cùng, thì Lá Số này cũng được dựa trên hệ thống của quy luật đó mà lập ra mà thôi.
2 Nhận xét
Ký sự 3.47 - không có nội dung, mong ad xem lại và cập nhập.
Trả lờiXóaDạ đã sửa lỗi xong, bạn kiểm tra lại xem sao nhé. Chân thành cảm ơn bạn đã bình luận thông báo.
Xóa⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏