📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.98 - ĐỌC THIỀN! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

ĐỌC THIỀN!

Câu phát biểu về Thiền, bắt đầu lại như thế đấy!

Đó là tôi không muốn viết rằng ta nhất định phải bắt đầu từ a, b, c… để ráp vần và biết cách đọc về Thiền trước đã. Sau rồi mới có thể nói đến hai tiếng Đàm Thiền cho được.
Lạ thật! Xem xét lại xưa nay; Chúng ta chưa có một thống nhất chung về quy ước của thể loại văn U Mặc này. Lại cứ mãi ra rả về Thiền trên khắp các diễn đàn mà Cãi Thiền suốt bấy lâu nay!? Điều này dẫn đến tầm nhìn của một nhân vật cao kiến và đã gọi chung cho điều đó là “giang hồ đại loạn” trong chừng mực của một quá khứ gần rồi! Và ông đã cười ngạo tất tần tật các kẻ giang hồ đó qua tiếng cười thâm sâu và chua cay thành tên là “ Tiếu Ngạo Giang Hồ”. Đó chính là Kim Dung, một tác gia mà đại đa số chúng ta rất cảm mộ.
Thế nhưng để hiểu ông thì…, khoan đã, chỉ biết thôi. Vì cực hiếm, thậm chí là chưa ai có thể hiểu được ông ta đang muốn ám chỉ đến điều gì hết cả!!! Do ý kiến của một số bạn. Tôi xét thấy trên Trang Ký Sự này, cũng đã có đủ dữ liệu để nối các móc xích thành chuỗi dây chuyền a, b, c…, về văn U Mặc này rồi. Vậy trong bài viết này, chúng ta cùng khai thác cái “nguồn ngôn ngữ” này xem sao nhé: Qua đó, rất hy vọng chúng ta quen dần với thể loại U Mặc, để còn gọi không ngượng miệng, mỗi khi nói đến hai tiếng Đàm Đạo chung.
Vì thực tại xưa nay chúng ta cứ nói Đàm Đạo một cách chung chung, chứ kỳ thật, nó cứ riêng riêng làm sao ấy! Dẫn đến chả Ma nào dại gì mà chịu nghe Ma nào hết cả! Mặc dù tất cả đều khoác áo giấy và cùng đi đêm trên lối Đạo cả thôi.
Mong các bạn thứ cho cái tính cứ khìn khìn (dẫn lời một bạn đọc) như thế của riêng tôi. Và mong nhiều hơn, các bạn cùng hòa vào tiếng cười đó cho thêm thi vị mùi sống đã trở thành vô vị từ bao giờ giữa sóng gió ngôn ngữ giang hồ đại loạn hôm nay. Vì đang có nhan nhản những Nhà Ngôn Ngữ Học, thượng đài, diệu võ dương oai trên khắp các màn hình nhỏ, từng ngày, từng đêm… Ta mặc sức mà rửa tai, nghe không kịp… Vì nó tràn ngập lời rác, luôn đổ một cách vô tội vạ đầy tai, gây ô nhiễm cả văn hóa lẫn tư duy hôm nay đi mất.
Chúng ta cùng vào đề thôi, các bạn nhé:
Dẫn lối vào từ trên Trang này, các bạn nhớ lại bài viết về cuộc thi Thiên Hoa Hội. Trong đó có đoạn mô tả như; “Sông nước sao cười ngạo gió trăng”. Đó chính là ý tôi muốn nhắc đến tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung rồi vậy.
Và vậy, tôi gợi ý; Bối cảnh tác phẩm này mới mở ra tại phái Hoa Sơn và đồng thời cũng kết thúc tại miền địa phương của xứ Hoa Sơn này mà thôi. Là chính nhân quân tử trong giang hồ đương thời đấy đấy! Quân Tử Kiếm kia mà. Bởi Thiên Hoa Hội hay Hoa Sơn cũng vốn rất gần và cùng nghĩa các sự kiện diễn ra với nhau. Vì nó vốn được để mô tả về thế giới của Xứ Thiền, tiềm ẩn trong nó.
Thế cho nên từ mối dẫn này, các bạn không khó mấy để trực kiến tư duy vào cái gọi là Quỳ Hoa Bảo Điển, vốn là đệ nhất đường lối mà thiên hạ nhất định phải theo đuổi và đoạt lấy bằng bất kỳ giá nào, dù phải trả.
Lưu ý: Đã có bạn lầm tưởng Quỳ Hoa là Kỳ Hoa rồi đấy?! Vì Hoa Quỳ cũng có nơi gọi là Hoa Mặt Trời hay Hoa Hướng Dương mà ra cả thôi. Là danh hoa mà tôi đã từng Bình Hoa trong bài Thiên Hoa Hội như: “ Hướng Dương, Hoa Quỳnh kiền Thược Dược” vậy. Không khéo, hiểu sai, tán lầm…, rồi dẫn đến lạc đi, là tất yếu.
Quả nhiên; Các bạn thấy văn U Mặc cũng như thế giới Thiền là rất thi vị và rất khó nghĩ bàn bằng dạng ngôn ngữ đơn thuần thô, như ta thường tưởng như thế mà không phải thế, xưa nay vậy. Thế nên tất nhiên nhân vật được đạo diễn nặn ra cho đứng đầu phái Hoa Sơn phải là Nhạc Bất Quần tỏng đi rồi còn gì. Vì Tham Thiền đúng lối, ắt phải thâm nhập vào xứ thiền mà nghe được Nhạc Trời thôi vậy! Do nhân vật này không có duyên để nghe được Nhạc Trời (Nhạc Bất Quần) khi tham thiền. Mặc dù Ngũ Nhạc là vốn sỡ hữu chung của giang hồ các phái (các Thiền Môn), thế nhưng nó vốn chỉ ở nơi đắc Khí mà tụ. Vậy Nhạc Linh San phải là con của riêng Nhạc Bất Quần trong lãnh địa của Hoa Sơn phái mà thôi. Vậy Nhạc Linh San còn có nghĩa tiềm ẩn và phải được hiểu là; San = Đồi - Núi…, Linh = Linh Khí tụ, nên tham thiền ắt may mà chứng ngộ riêng tại xứ Hoa Sơn mà thôi. Vậy vợ là Ninh Trung Tắc, là sự chứa, bế tắc, ở bên trong có đầy cả. Vả lại, bí kíp của Ngũ Nhạc tất phải hội tụ nơi hang Quá Nhai trên đỉnh Ngọc Nữ đi rồi còn gì. Làm gì có lối nào để cùng về la mã cho được. Không có chuyện tu sao cũng đắc, hoặc thiền sao cũng được đâu nhé.
Do Hoa Sơn đại diện cho Chính phái thì Tà phái phải là Ma giáo là Thần Giáo với nhân vật Nhậm Ngã Hành làm đại diện cho âm dương vậy. Do nhân vật này cứ Tự Hành Thiền cố chấp theo sở kiến riêng mình nên ra Ma Đạo thôi. Con gái phải là Nhậm Doanh Doanh là do chỉ tham Thiền, đạo “vơi vơi đầy”, nên đắc sở gọi thành tên như thế thôi. Do lý Dịch là âm hóa dương, dương biến âm mà ra cả.
Với cái sở tri kiến của Kim Dung về thế giới Thiền này, quả là có cao lắm so với giang hồ các phái trong khắp xứ xưa nay. Bởi cái tư duy chấp kiến vào quan điểm chung của các học giả cùng giai đoạn thế hệ ông, khi thâm nhập, khảo sát Kinh Điển nói chung. Ta xét thấy họ bị vướng ở tư tưởng học thuật nơi đỉnh cao là Thái Ất Thần Kinh! Vì đó chính là thế giới Tu Di, là cõi mà họ lầm tưởng là Lai Cái.
Vậy cho nên dẫn đến đỉnh cao chính là bí kíp luyện Thiền đến hóa thành ra Lai Cái hết đi cả. Như Đông Phương Bất Bại với Quỳ Hoa Bảo Điển vậy. Song song đó còn có cả Tịch Tà Kiếm Pháp nữa chứ! Dẫn nguồn ngữ ý đến đây, các bạn có thể ngộ ra được rằng; Quỳ Hoa đại diện cho mặt trời là dương, và Tịch Tà đại diện cho mặt Trăng là âm trong Dịch Lý rồi đấy. và cả hai quan điểm âm dương dung hòa này mà thành ra Lai Cái hết đi cả mà thôi. Vậy, từ đó Kim Dung mới cùng tư duy tắc biến…, mà hễ phản chính kiến ắt biến tư duy thôi vậy. Thế nên bí kíp (tham Thiền sâu) này, phải được lập ra từ các Thái Giám mà thôi, không khác được.
Kim Dung đã cười ngạo vào mặt tất cả giang hồ các phái qua tác phẩm “Tiếu Ngạo Giang Hồ” là có ẩn ý này rồi vậy. Những khúc nhạc trời đó, phải được tấu lên và dành riêng chỉ có Dao Cầm và Tiêu Khúc mà thôi. Đâu có chốn cho thiên hạ đại loạn, hòng chạm đến tiếng Nhạc Trời trong xứ Thiền mà gây loạn ngôn khắp chợ đời cho được. Và cũng chỉ có Lưu Chính Phong và Khúc Dương mới có thể sỡ hữu cho được. Ta đã biết chứ chưa nói đến hiểu gì về hai cái tên ám chỉ này mà Kim Dung muốn mượn đến?
Vậy hai tiếng Tiêu Dao…, chỉ là lời rác, nhặt nhạnh mà trang bị cho ra vẻ thế thôi. Tự nó đã tố cáo thân chủ rồi vậy.
Mà điều đó đâu đủ với đến quan điểm mà Kim Dung cũng mô tả là rất xuất sắc qua nhân vật “Tả Lãnh Thiền” cho nổi được! Các bạn nghĩ sao về cái gọi là lĩnh vực Tả Thiền so với Hữu Thiền mà Kim Dung muốn mượn ý và diễn đạt? Ta cũng nhất định phải hiểu rằng Kim Dung rất trọng Phật Giáo so với Tiên Giáo. Lý do thì trên trang này đã có từng bàn qua cùng các bạn rồi. Thế nên ta mới thấy ông dành riêng cho Phương Chứng (lối chứng đắc) của Thiếu Lâm và Xung Hư của Thái Cực... vị trí trang trọng nhất trong các nhóm giang hồ loạn giới.
Trên đây là tôi gợi ý một ít ra như thế để cùng các bạn còn dò la tung tích rồi bàn chung. Từ đó, dần quen với cách Đọc Thiền, thâm nhập U Mặc để còn nói đến hai tiếng Đàm Đạo. Vì không thế, tôi không cách gì bàn đến Thiền cho được. Vì một khi “biết bụng Kim Dung”, các bạn mới có thể “đi guốc mộc” mà dạo quanh khắp chốn trong các tác phẩm của ông mà tham quan cho được. Ví như cái tên Kim Dung chẳng hạn. Là dung mạo của Mùa Thu, ẩn Tàng trong đó mà ra cả thôi.
Tôi có thể ghi lại cùng các bạn một tức sự của tôi về thế giới này khi xưa từng lạc bước vào qua bài:
- Trăng Thu Ảo Thuyết!
Nghẹn một nỗi sầu thương trong điệu nấc…
Trăng gieo mình lặng chết khúc lòng sông.
Xác Trăng tan theo mây gió bụi ngàn.
Hồn muôn thuở vẫn chìm sâu ngấn nước.
-----------
Dật dờ đi, Trăng không còn xác nữa…
Suốt mùa Đông, Trăng hoang giá lạnh hồn.
Xuân ích kỷ ngoảnh thờ ơ Trăng lẻ.
Khóc! Ồ không, đã trọn kiếp Hạ vờ.
Lững lờ trôi…, kìa xác Thu úa rạc!
Và từ đó trăng mượn xác thu vàng.
Nợ riêng cõi Trăng - Thu vần thổn thức.
---------
Đông, Xuân, Hạ tranh nhau Mời, Rước, Đón…
Gió, Mưa, Mây đua nhau rót lời Ve.
Đời, Thế, Sự cũng học đòi cách Vãn.
Khóc cho đời chỉ một dáng Trăng Thu.
Phải chăng? Đó cũng là miền thu xứ mà Kim Dung có thuở cũng đã từng in dấu chân xưa, lạc lối đến, thảng khi đủ đôi lần giữa đời thừa?! Và đó cũng là một tập hợp logic chứ không hề là ngẫu nhiên bao giờ. Vậy các bạn cùng khai thác theo lối mòn vừa được phát quang trên đây xem sao nhé.
Có qua chiếc cầu nối ngữ hệ này, chúng ta mới có thể cùng nói đến Thiền được. Chứ không thì vẫn cứ là Giang Hồ đại loạn để cho Kim Dung Cười Ngạo mãi thôi. Mà xã hội Việt Nam hiện nay, thiên hạ đang đại loạn thật. Có ai cùng cất tiếng cười ngạo… rồi hòa mộng tấu khúc Tiêu Dao của Chiến Thần và Tiên Nữ khi xưa hay không?​````
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Không thấy ai đưa ra ý kiến gì cả!! vậy tôi xin được phép mở màn mang chút ngu kiến ra cùng bàn luận với các bạn và tác giả, hy vọng có thể giúp ích được gì cho mọi ngưởi và qua đó mong được tác giả khai sáng cho phần nào!!! Thứ nhất ta bàn đến nhân vật Nhậm Ngã Hành với võ công tuyệt đỉnh Hấp Tinh đại pháp nổi danh trong thiên hạ chuyên đi hút nội lực của kẻ khác làm nội lực cho riêng mình: Có phải ý chỉ những người tự hành Thiền theo sở tri kiến của riêng mình, Hấp Tinh Đại Pháp (chuyên đi thu lượm những tạp tri kiến trong thiên hạ, có đúng có sai... làm của mình), mặc dù có thành quả nhưng lại đi lạc vào ma đạo đúng không thưa ngài ? " Con gái phải là Nhậm Doanh Doanh là do chỉ tham Thiền, đạo “vơi vơi đầy”, nên đắc sở gọi thành tên như thế thôi" vậy tại sao Con gái của Nhậm Ngã Hành lại là con gái mà không phải là con trai? hay là con gái tượng trung cho âm, cho xấu xa, cho tà phái? Thứ 2: Đó là nhân vật "Tả" Lãnh Thiền, có "Hàn" Băng chân khí, lại cư ngụ tại "Núi Tung Sơn"...Tả là Trái, "Hàn" tượng trưng cho âm, cho lạnh, cho tối tăm..."Tung" sơn trong "Tung hoành" ý chỉ người Tu Thiền không tìm đúng nơi khí đất trời hội tụ đáng lẽ phải là Núi Hoa sơn...lại chỉ tu theo "Lạc mạch" chứ chưa có Tu theo "Kinh mạch" nên dẫn đến đắc hàn khí trong người, chỉ có âm mà không có dương????nên quả có đạt nhưng không tròn....? Thứ 3: Là nhân vật Đông Phương bất bại... với ĐÔng Phương có phải là Phương ĐÔng không thưa ngài? chú trọng đến Phương hướng trong quá trình Tham Thiền, người này luyện Quỳ Hoa đạt cảnh giới cao..ý chỉ Người luyện Thiền đi đúng pháp, có trí tuệ nhưng cái hiểu chưa tới mặc dù cảnh giới rất cao vẫn lạc vào ma đạo....!!!!

Trả lời: Quả! Được lời như cởi tấm lòng. Tôi rất mong các bạn cùng bàn về vấn đề này. Vì đây chính là cách chúng ta quen dần với thể loại văn U mặc. Đạo và Đời như hình với bóng vậy. Luận đến đạo là không thể, dễ ngạo ngôn. Bàn về đời là bất kỳ ai cũng có thể, không ngại lỡ lời. Mà hễ luận đời cao đến đâu, cái bóng theo liền đến đó rồi vậy. Kim Dung là một trong các vị đã mượn cái áo ngữ để khoác lên thân ý trong đó! Ta dò từ lối này để tìm về nẻo Thiền là dễ nhất rồi vậy. Xin giao lời cùng “Bạn Người Lạ” như sau:
1. Ý thứ nhất của bạn quả là Kim Dung có dụng ý như thế thật. Vì Nhậm, có nghĩa là nhậm lời, chấp nhận, giữ lấy… Về ý bàn Hấp Tinh Đại Pháp thì nhất định là bạn đã có cao kiến rồi vậy. Tôi tự kính ý này của bạn. Còn bàn về Ma đạo là ý của Kim Dung có như thế thật. Tuy nhiên ở tầng tư duy sâu hơn thì đó chính là nói về Giống Bách Việt xưa đấy bạn ạ! Thế nên nhóm này tự xưng là Nhật Nguyệt Thần giáo. Tất nhiên là họ sở hữu Dao Cầm và hiểu thấu bí kíp. Kìa như cháu của Khúc Dương là Khúc Phi Yên có nói đến cội nguồn là ngoài biển đông còn có vị cao thủ thuyệt đỉnh của phái họ đã quy ẩn tuyệt tích là Kính Nguyệt Thần Ni (Tiên Huyền Nữ), sở hữu “Nhất Chỉ Thiền” đấy thôi. Thế nên những chính nhân thì hóa ra là Ma giáo, còn Ma giáo lại là chính nhân. Bởi có gốc như thế, nên Nhậm Doanh Doanh (đời sau tiếp nối) phải là gái chứ không thể là trai cho được. Vì bản thể là Tiên Nữ, là gái, thuộc âm tính. Nhậm Ngã Hành là trai, vốn là dương tính mà luyện âm nên dễ bị lạc lối ra Ma đạo. Do âm tính nên mới có các bí kíp mang đặc tính của Hoa vậy. Nam mà theo mãi sẽ ra Lai Cái mất thôi. Do thế nên Doanh Doanh phải là Nữ giới và luyện chỉ vừa đủ vơi vơi đầy nên có sở đắc. Theo Dịch lý, dương trước, âm sau, cứ thế mà diễn dịch. Tùy theo thời đó là chính dương hay chính âm, mà lấy đời sau là Trai hay gái. Ví như trong Thần Điêu đại hiệp; Dương Khang là dương cương kiện ra cực ác. Thế nên đời sau sinh ra Dương Quá, là vẫn còn dương và cực dương sinh âm tính nên lại hóa hiền vậy (chưa phải là âm chất, nên không là gái cho được).
2. Ý thứ hai của bạn là chuẩn xác rồi! Tôi chỉ góp thêm; Tả Lãnh Thiền là để ám chỉ đến cái Thiền của các giáo phái không chính thống. Thế nên mới xảy ra sự việc nội bộ giết hại lẫn nhau ở “Phong Thiền Đài”! Vì nhóm này mà luận Thiền là cãi nhau, không ai chịu nghe ai cả!! Dẫn đến tàn sát tri kiến làm nên quan điểm của nhau là tất yếu. Thậm chí cũng gây họa cho cả thiên hạ luôn. Trong thiên hạ được xem như là đứng đầu của Ngũ Nhạc (Ngũ Nhạc ý từ Ngũ Âm bao gồm Cung, Thương, Vũ, Chủy, Giốc mà ra). Thế nên sau cùng ta mới thấy Nhạc Bất Quần của Hoa Sơn, gồm thâu nhóm này mới là đúng.
3. Qua hai ý ở trên, ý cuối này cũng đã được sáng tỏ thêm hơn rồi. Vì Phương Đông là ngoài biển. Là vùng của Đông Di, với vị cao thủ giáo phái này đã nhắc ở trên là Kính Nguyệt Thần Ni với Nhất Chỉ Thiền đã ẩn cư đấy. Vì thế, Đông Phương Bất Bại phải là người của giáo phái này. Mà hễ là Nam mà đã luyện Hoa mãi thì tất đắc “Sở Lai” vậy. Và đó cũng là câu trả lời cuối của bạn đã nêu nếu không đủ tri kiến mà Dấn Thiền sâu vào là; “Người luyện Thiền đi đúng pháp, có trí tuệ nhưng cái hiểu chưa tới mặc dù cảnh giới rất cao vẫn lạc vào ma đạo....!!!!”.

Hỏi tiếp: Thứ 4: đó là nhân vật Lệnh Hồ Xung luyện Độc Cô Cửu Kiếm trên đỉnh Quá Nhai với nhân Vật Phong Thanh Dương... Ngay lần đầu tiên lãnh ngộ được những chiêu thức cơ bản đã đánh bại được nhân vật Điền Bá Quang nổi tiếng gian ác...chúng ta cùng phân tích: Điền Bá Quang có phải đại diện cho tâm sắc dục không? đầu tiên là phải tiêu diệt được lòng dục nếu muốn tiến xa trên đường luyện, Thứ nhì là Độc Cô "Cửu" kiếm có gì đó giống với "Cửu" Dương Thần Công, "Cửu" Âm bạch cốt chảo,... thưa ngài ỹ nghĩa của số 9 này là gi? với cả Độc Cô Cửu Kiếm là 9 chiêu thức với mỗi chiêu thức là phá một loại vũ khí khác nhau có phải tượng trưng cho việc phá 9 loại tà kiến hay gì gì ko? và cảnh giới cao của môn võ này là vô chiêu thắng hữu chiêu.. đầu óc không còn tạp niệm ??? Cuối bộ phim chính Lệnh Hồ Xung là kẻ đã tiêu diệt Nhạc Bất Quần...và tại sao Lệnh Hồ Xung lại kết duyên với Nhậm Doanh Doanh? một chính một tà ? quả là khó hiểu.

Trả lời: Khoan đã!? Đi đâu mà vội mà vàng, “kẻo” vấp phải đá “lại” quàng phải dây?. Vì trước hết, ta phải quán sát cái ý của Ngôn Tạng đã chứ, sau rồi sẽ đến bàn. Vậy Điền Bá Quang có nghĩa là; Cái ánh sáng (tri thức) tiềm ẩn ở trong đất (ruộng=điền). Ý tiềm ẩn thâm sâu trong đó là nói đến những vùng đất có tích tụ Thủy Mạch mà lưu chuyển huyệt đạo, hun đúc nên nguyên khí để chọn nơi đắc khí mà Tham Thiền đó vậy. Tôi không tán quá lên như thế đâu. Vì là Thủy Mạch, thuộc âm tính nên “hắn ta” mới cứ đi tìm các nữ giới mà giao cấu thôi. Mà Nghi Lâm có nghĩa là; Cả khu Rừng đấy, ta cứ “hồ nghi” nơi này có thủy mạch, nơi kia có tụ chân khí để dò tìm mà Thiền mãi (Hằng Sơn, ni cô). Trách gì mà Điền Bá Quang không cứ bám theo không dứt ra được bây giờ? Mà biết đâu được là ai vô tình gieo duyên nghiệp cho ai, giữa Nghi Lâm và Điền Bá Quang? Con Tạo tác quái, éo le thế đấy.
Còn bàn về Độc Cô Cửu Kiếm thì nó vốn có phả hệ như bạn đang dò và nêu ra như thế đấy. Là phép liên tưởng mà bạn Lãng Tổ đã có từng rà được một đầu mối trong lĩnh vực khác. Số 9 này, đỉnh cao và chân nguyên cội rễ của nó có xuất phát nguồn từ Cửu Thiên Huyền Nữ đấy! Là nguyên lý tối cao của Cửu Cung trong Lạc Thư, tiềm ẩn quy luật điều hành cả vũ trụ.
Lệnh Hồ Xung nhất định phải kết duyên với Nhậm Doanh Doanh mới là thực tại chân lý cho được. Nó thể hiện cái gọi là nhất âm nhất dương chi vị đạo từ trong tư tưởng của Dịch Lý mà ra. Là sự giao hòa, hợp nhất hay trung hòa mà ta quen nghe nói đến trong các xứ đạo xưa nay.
Tôi cam đoan; Ai biết cũng như hiểu lai lịch của nhân vật Lệnh Hồ Xung mà Kim Dung muốn ám chỉ là điều gì. Kẻ đó đủ dọc ngang khắp Xứ Thiền mà Đàm Đạo một cách không quái ngại rồi vậy. Cũng đủ cười ngạo khắp thiên hạ, bỏ mặc võ lâm mà vui thú Tiêu Dao vơi vơi đầy…

Hỏi tiếp: Thứ 5 là nhân Vật Phương Chứng (Đường lỗi chứng Đắc) và Xung Hư Đạo Trưởng....có phải Kim Dung muốn nói rằng con đường của Phật Giáo cũng giúp con người có thành tựu phải không thưa ngài ?

Trả lời: Hoàn toàn chính xác một cách tuyệt đối như thế đối với quan điểm của Vị tác gia này đối với Phật Giáo. Ta có thể thấy rất rõ tư tưởng của ông bao gồm Phật – Khổng – Lão xuyên suốt các tác phẩm. Chính nhân quân tử luôn luôn đứng giữa Phật giáo và Tiên Giáo. Cuối cùng ông theo Phật Giáo và xác định đó chính là giáo phái mà ông tôn thờ cao nhất trong hệ thống Tam Giáo. Riêng về Kim Dung. Kim Dung không phải muốn nói rằng con đường của Phật Giáo cũng giúp con người có thành tựu. Mà là nhất định phải thành tựu. Vì theo ông; Đó là chính giáo, là lối dẫn đến Thiền Môn mà ông đã đặt dấu chân hướng đến và bước vào.

Hỏi: Kính Ad,
NNH tuy chưa hiểu được bao nhiêu nhưng cũng mạnh dạn đưa thử cái nhìn của mình lên, mong Ad chỉ bảo thêm.
Hoa sơn: hoa - sự nở/dậy thì/giai đoạn đẹp trinh nguyên; sơn - núi/đỉnh cao. Vậy Hoa sơn có thể hiểu là cái đầu khi bộ não hoạt động hết công suất/khai hoa ( giống tượng Phật hay vẽ trên đầu như cánh hoa sen).
Quỳ hoa bảo điển - muốn luyện thuần dương thì không được để thất thoát dương khí -> tự cung. Đưa thiên dương khí vào cũng làm giảm tính dục.
Bí kíp của ngũ nhạc - ngũ khí triều thiên.
Hang Quá nhai trên đỉnh Ngọc Nữ - cái lỗ trên đỉnh cần xung phá. Quá - qua, nhai - vùng có các mỏm đá nhọn liên tiếp/ lởm chởm => ý chỉ đi quá đó gian nan vô cùng. Ngọc - sự tinh khiết; Nữ - chỉ sự mềm mại, dịu dàng. => ý chỉ khai thông được rồi sẽ nhận được nguồn năng lượng tinh khiết.
Xung Hư - xung lên qua đỉnh để nhập với đại tự nhiên.
Độc cô cửu kiếm - cửu - cực dương; độc cô - cô độc, hay có thể hiểu là con đường độc đạo xuyên qua (kiếm) đỉnh (khai mở) .
Phong thanh dương - phong - gió, thanh - sạch => đưa luồng gió mát sạch vào.
Điền bá quan: điền - mảnh đất, quan - quan ải, bá - ý chỉ người giữ quan ải của mảnh đất.
Như vậy sau khi khai đỉnh thì đưa thiên dương khí xuống đan điền.
Ở mức tập thấp hơn thì dựa vào câu: hạ tâm hỏa, cổ động tốn phong đốt tinh thành khí.
NNH chỉ luận được vậy thôi ạ. Mong Ad chỉ thêm cho ạ.

Trả lời: Bạn cũng đang dò theo một đầu mối… Đó là biểu hiện đầu tiên khi ta tiếp cận phép liên tưởng để phát huy tư duy hoạt động, khai thác. Tuy có đúng có sai. Giống như quy trình hình thành từ Ý Niệm sơ khởi ban đầu vậy. Dần đến định hình Tâm Niệm trong tiềm thức dù còn mơ hồ chung. Bạn đang trong giai đoạn thứ 3 là phát triển đến những Khái Niệm. Tất nhiên những Khái Niệm có lẫn lộn đúng sai trong đó mà ta chưa phân ra được. Bước thứ tư là hình thành Quan Niệm. Ta quan niệm được những gì hợp lý và bất hợp lý. Phân ra và gạt bỏ những bất hợp lý và giữ lại những gì hợp lý để tích lũy thành Tri Kiến mà ta gọi là thực tại Tri Thức đã sàng lọc.
Ví dụ điển hình:
1. Quá Nhai. Là Tư Quá Nhai. Phải được hiểu; Nhai là Chân của bước chân. Vậy Tư Quá Nhai có nghĩa là “riêng kẻ” đó đã “bước quá giới hạn của Thiền” rồi. Ví như câu: “Khi lên đến đỉnh ngọn sào, bước thêm một bước nữa là Đạo!” vậy.
2. Bá Quang chứ không phải là Bá Quan. Và Điền Bá Quang có ý như trao đổi ở trên với bạn Người Lạ. Không khéo, từ đây dễ bị dẫn đến lạc lối tư duy suy diễn đi xa sự thật của nó lắm. Tuy nhiên, ta phải dấn bước mới biết được đúng sai được. Tiếp tục phát huy trao đổi và trau dồi để cùng nhau tinh nhuệ hơn bạn nhé.

Hỏi: Kính thưa anh, quả thực nói đến kim dung cùng các tác phẩm u mặc này là không đủ thời gian mà diễn tả cho được, LƯU CHÍNH PHONG và KHÚC DƯƠNG theo em nghĩ là giờ mão và giờ dậu có đúng không ạ?

Trả lời: Có vẻ gần như thế thôi. Mà là; Lưu được hiểu theo “Giữ” hoặc “Chuyển” cũng đều có giá trị của nó. Và Phong = Gió. Chính được hiểu nối tiếp như Giữ hoặc lưu chuyển (hành) cái chính khí. Vì thế nên vị này mới có thể dùng nó mà “Thổi Tiêu”, tấu Nhạc Trời cho được.
Khúc Dương, bạn cũng suy như thế là ra tiếng Dao Cầm thôi. Vậy ngoài hai vị này ra. Kẻ nào có thể phổ được Tiêu Dao mà khắp giang hồ thiên hạ hòng hóng cho ngọng họng hết một lượt?
Là Nhạc Trời chứ không phải Nhạc của Thiên Hạ chúng ta xưa nay quen nghe bao giờ. Phải được nghe bằng Sự Lắng của Âm, từ tai trong của ngũ uẩn trong xứ Thiền. Không phải là tiếng của cái Thanh, do tai ngoài là ngũ tặc nơi đời thường chúng ta đâu.
Bạn cứ dò hành tung Ngũ Nhạc trong Tiếu Ngạo Giang Hồ đi. Sẽ tìm gặp chân lý thực tại tiềm ẩn đấy bạn Nam Long ạ.

Hỏi: Tôi xin được mạnh bạo đưa ra ý kiến cá nhân và đưa ra suy luận của bản thân mình thưa ngài: "Đông Phương Bất Bại phải là người của giáo phái này. Mà hễ là Nam mà đã luyện Hoa mãi thì tất đắc “Sở Lai” vậy" thực sự câu nói này chưa quá nhiều ẩn ý mà đầu tôi không biết phải diễn tả ntn..xin được nêu chút trải nghiệm của bản thân..thứ nhất: thực sự tôi đã từng có thời gian nhập thất 49 ngày nhưng không nhịn được hoàn toàn mà ngày giảm còn 1 bữa ...ngoài ra là ngậm dược thảo để giữ thân thể ko chết đói....sau đó tôi phát hiện ra một điều là tại sao tuy duy và tính cách của tôi lại thay đổi nhanh quá..khi mà tôi từ một nam nhi nóng tính, bộc trực, hấp tấp, vội vàng bỗng trở nên thùy mị, yểu điệụ và nhẹ nhàng đến lạ lùng..,. nhu cầu xác thân bỗng biến mất và nhiều lúc có suy nghĩ giống con gái "lai cái"...tôi đã quá sợ và phải tìm mọi cách kéo tính nam nhi của mình lại..ngài biết đó (thay đổi nhanh và lớn quá là một sự sock nặng)... tôi luôn nghĩ tôi đã sai ở đâu? chỗ nào ? tôi đã đi sai ở điều gì mà tự nhiên có những thay đổi như vậy ? khi đọc bài này mới vỡ lẽ ra?? mong ngài khai thị cho tôi biết? và qua bài này tôi cũng giải đáp được thắc mắc nửa tin nửa ngờ bấy lâu nay...đó là tôi để ý những vùng nào mà đạo Phật phát triển như: Miền nam, hay đặc Biệt Thái Lan tỷ lệ con trai bị "Gay" hoặc nói đúng ra là "Lai cai" rất nhiều, rất nhiều người chuyển giới ...vậy thưa ngài thế nhân đang sai ở chỗ nào mà thành ra như vậy ? mong ngài chỉ ra điểm sai để mọi người có thể tránh?!!! Thứ 2: " Ai biết cũng như hiểu lai lịch của nhân vật Lệnh Hồ Xung mà Kim Dung muốn ám chỉ là điều gì." Tôi nghĩ cả tác phẩm cả Kim Dung điều mà ông ý muốn nhắn nhủ nhất với thiên hạ đó chính là Lệnh Hồ Xung, theo thiển ý của tôi Lệnh Hồ Xung mà Kim Dung muốn ám chỉ không phải là gì khác mà chính là Phương pháp và cách thức và quá trình để nhập vào xứ thiền...Ta còn nhớ khi anh ta bị trúng chưởng bị THương... anh ta đã được "Đào Cốc Lục Tiên" truyền cho 6 luồng chấn khí để cứu mạng, ai dè chính 6 Luồng chân khí đó lại làm cho cậu ta khổ sở...6 luồng chân khí đó có phải là 6 căn của con người đang hành hạ chúng ta hay không? vấn đề ở đây "Đào Cốc Lục Tiên" lại được mô tả là những kẻ điên điên khùng khùng cũng chính là mô tả sự đảo điên và hoành hạ con người của 6 căn thức đối với người tìm đạo... Ấy chết sao ta lại quên nhân vật quan trọng là Cha của Nghi Lâm nhỉ ? đó chính là :"Bất Giới" Hòa Thượng...Lại Lấy Ni CÔ sinh ra "Nghi Lâm" (khu rừng)...ông ta dùng 2 luồng chân khí áp chế 6 luồng chân khí kia nhưng ngược lại thành 8 luồng chân khí..không thể cứu giải Lệnh Hồ Xung nhưng làm kéo dài tuổi thọ...ám chỉ của Kim DUng đó là: Bất Giới tuy xuất gia nhưng"Bất Giới" không giữ giới chũng chỉ áp chế được lục căn mà thôi chứ không tiêu diệt được sự hoành hoành của nó.. Tuy chỉ có Dịch Cân Kinh và Hấp Tinh Đại Pháp là có thể tiêu trừ được Lục Căn đó có ý là : Chỉ có Phật Giáo Chính Tông và Tiên Đạo đi đúng đường mới tiêu trừ được Lục Căn và thấy nẻo đạo. Nhưng khi nhớ về việc Lệnh Hồ Xung bị nhốt trong cũi sắt học Hấp tinh đại Pháp dưới đáy hồ trong đầu tôi bất giác"chỉ lóe lên " thôi nhé... Kim DUng muốn ám chỉ tới một Quẻ dịch nào đó chăng??? Mong ngài khai thị? thứ 3: Cuối tập phim ta thấy Chính lệnh Hồ xung mới là cao thủ đệ nhất thiên hạ....ông ta có được trong tay Dịch Cân Kinh, bí quyết kiếm pháp Võ đang...Hâp tinh Đại Pháp..Độc cô Cửu Kiếm... Nhưng lại không học Quỳ Hoa Bảo Điển và Quỳ Hoa Bảo Điển bị loại bỏ khỏi giang hồ ...đó chính là điều mà Kim Dung muốn nhắn gửi...Muốn thấy nẻo Đạo phải có cái nhìn ,trí tuệ đầy đủ,tổng thể không phân biệt, không cố chấp, trên nền tảng Phật Giáo và Tiện Đạo làm trọng... và Lệnh Hồ Xung muốn thành cao thủ phải trải qua bao gian nan thử thách thì ứng với muốn có thành tựu phải chịu gian khổ chăng???? có gì sai sót mong mọi người và tác giả tha thứ và bổ xung.

Trả lời: Chà chà! Gay thật!! Mà quả thật cũng khó mà giải thích chữ “Gay” này theo nghĩa nào cho vẹn trinh nguyên!!! Bởi nó là một dạng ngôn ngữ “tị nạn” trong xứ Thiền!? Mà thế giới Thiền lại đang trong hồi đại loạn… Gẫm…, bạn Người Lạ cũng thật là lạ? Một vài cmt hiếm, muộn, mà đã mang đầy thi vị!
Thế nhưng vấn đề này, tôi tạm khất nợ (đạo lý) cùng bạn ở một bài viết sắp đến. Ta phải nạp đủ tri kiến về u mặc để đọc Thiền đã. Rồi khi thâm nhập vào lối Đạo, mới có thể đàm đạo về Phật Giáo được. Mà bạn thấy đấy, trên trang này chưa đả động gì đến Phật giáo cho được. Vừa khe khẽ ướm thử thì…, ôi thôi; Cơ man những kẻ cật lực ném đá tảng tri thức tạp, phủ lấp đầy trang ngay. Tôi chỉ tạm lướt qua rằng: Phật, vốn đại diện cho âm tính, thể hiện cái tượng Từ Bi của người mẹ. Sau Phật, đã làm gì có kẻ nào đắc Thành Quả phật? Riêng chỉ đắc Tinh Hoa phật pháp thôi, đã thậm hiếm. Mà hễ may phúc, lạc lối mà đắc ngộ Hoa trong xứ Thiền thì đã là Gay rồi!!!
Khiến nên ta thấy những kẻ mê thấp, có quan điểm nhu nhược cùng những trắc ẩn cộng đồng xã hội diễn ra hôm nay đầy rẫy cả đấy.
Ví như; Thôi kệ…, do nghiệp đấy…, dẫn đến dửng dưng trước những họa tai, hoàn cảnh, mà cộng đồng đang rơi vào. Vì e chạm vào thì ta phải gánh nghiệp thay họ!!! Mê cao thì lại sinh ra tĩnh lặng trước mọi biến động chung của xã hội, dù có phải chuốc tang thương và đong đầy oan khốc. Họ mộng du định kiến về khái niệm vọng động đó mất rồi. Sốc thay.
Thứ đến, tôi lược lại và đóng ngoặc kép lời bạn, là; “Lệnh Hồ Xung mà Kim Dung muốn ám chỉ không phải là gì khác mà chính là Phương pháp và cách thức và quá trình để nhập vào xứ thiền...”.
Và 6 luồng chân khí đó, đúng là 6 luồng chân khí!
Là Lục Khí trong một năm bao gồm Hàn, Nhiệt, Thử, Thấp, Táo, Phong mà ra. Và nó đã thâm nhập vào Lục Mạch trong người trong quá trình Thiền mà hoành hành khắp tiểu vũ trụ. Ở đây, ta không được hiểu ý theo cách ăn hay dụng phải 6 quả Đào Tiên ở trên hang Quá Nhai được. Cái ảo ngữ mà Kim Dung gồm dụng như; Gốc, Rễ, Thân, Nhánh, Lá, Hoa, Quả đó. Chỉ là đòn hỏa mù tri kiến mà thôi. Vì nó thể hiện cái tượng ở chổ có tuyệt chiêu luôn xé nát thân thể của bất kỳ kẻ nào mà nó thâm nhập và vớ phải trong xứ thiền. Chân tướng đó càng hiện hình rõ ràng hơn khi: "Bất Giới" Hòa Thượng... dùng 2 luồng chân khí áp chế 6 luồng chân khí kia nhưng ngược lại thành 8 luồng chân khí…!? Vậy có nghĩa là lúc này có đến Bát Mạch chứ không còn là Lục Mạch nữa rồi. Vậy vấn đề cần làm rõ ở đây, chính là nhân vật Bất Giới.
Xem nào…; Nếu nói đến giới quy mà nhà phật phải giữ, ta thấy nổi nên tiêu biểu là có Bát Giới. Lại xuất hiện một hệ quán chiếu đến nhân vật Trư Bát Giới khi xưa làm đạo dẫn tư duy đến lối rẽ tri kiến thực tại tiềm ẩn! Từ đây, ta mới xét thấy hai giới bất giữ trong Bát Giới đó chính là Dục giới và Sát giới. Vì vị này làm hòa thượng là bởi dục giới mà thôi. Có như thế mới tiếp cận Ni Cô cho được. Và Nghi Lâm chính là bản cáo trạng, bất khả kháng cáo cho giới phạm này (có ẩn tàng hình ảnh của Trư Bát Giới trong đó). Chính điều này, ta mới thấy Bất Giới cao cơ hơn và có thể khống chế được một cao thủ về dâm dục như Điền Bá Quang trong tay vậy (Hừm! tay mơ mà dám cả gan đụng đến con gái Nghi Lâm của ta cơ à?). Nhưng, cũng oan cho Điền Bá Quang lắm đấy các bạn ạ! Và còn nhiều hơn những oan khốc trong Thiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung nữa kia!! Dân tộc Việt có câu: E rằng, cười người hôm trước, hôm sau người cười đấy.
Và giới thứ hai chính là Sát giới. Bởi trước khi làm hòa thượng để lạm giới, quái kiệt này từng đã là một Đồ Tể. Và sau khi xuất gia, lạm được giới. Cũng sẵn sàng nhập gia mà tung hoành khắp thiên hạ, rượu thịt ê hề, bất giữ giới. Vậy ta thấy Kim Dung cũng khó mà tìm cái tên nào hay ho hơn là Bất Giới mà đặt cho nhân vật này được rồi vậy.
Để làm rõ cho những suy diễn cũng như nhận định đang tán này. Ta xét tiếp đến hai luồng dị khí nào mà lấn áp cả 6 luồng chân khí của nhóm Đào Cốc Lục Tiên kia cho được vậy?! Mặc dù kinh nghiệm cho ta biết; Tuy có Lục Mạch và cả Bát Mạch cả đấy. Thế nhưng vốn chỉ có Lục Khí mà thôi!? Vấn đề này rất dài, ta không bàn trong giới hạn của một cmt được. Vậy hẹn trong các bài sau nhé. Tôi chỉ tóm lại đó chính là hai khí Chân Hỏa và Chân Thủy. Chỉ tạm biết rằng; Khí chân hỏa tiềm ẩn trong Thận Thủy và hóa ngụ tại Mệnh Môn. Khí chân thủy lại trú tàng Hỏa Tâm và biến cư ở Bào Lạc!!! Rất ảo diệu một cách vô thường và thường hằng như thế. Quá khó để có thể nghĩ bàn chung. Đó chính là 8 luồng chân khí cả thảy, đang vận hành trong nghười của Lệnh Hồ Xung. Một giang hồ lảng tử đúng theo như yêu cầu đòi hỏi của tiêu chuẩn Chiến Thần khi xưa trong xứ thiền.
Còn bàn về sự kiện Lệnh Hồ Xung bị giam trong cũi sắt dưới đáy hồ ư? Lại phải một bài khác nữa đấy bạn Người Lạ ạ! Tôi chỉ tạm gợi ý như thế này thôi nhé: Nó hoàn toàn không liên quan gì đến các quẻ dịch ở đây cả. Có chăng, thì hình tượng đó mô phỏng lại cái gông trên cổ của Kê Khang trước pháp trường cùng khúc Quảng Lăng Tán khi xưa mà thôi. Không một ai hiểu nổi rằng; Cho tận đến lúc này. Khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ vẫn chưa có! Mà vẫn còn đang là Khúc Quảng Lăng đơn thuần từ bản hoàn phổ từ Khúc Dương và Lưu Chính Phong mà thôi nhé. Vì ta thấy có kẻ đã đọc thấu thiên thư (Vấn Thiên), mà mang khúc Quảng Lăng đi lập kế “Kim Thiền Thoát Xác” mà cứu Nhậm Ngã Hành.
Và ý cuối cùng: Tôi không bàn gì thêm đối với ý cuối này của bạn. Chỉ lưu ý: Nguyên lý cuối cùng của nó là ta phải nắm được tổng các lịch sử tiềm ẩn qua các tinh hoa của mọi giáo phái mà Lệnh Hồ Xung đang tích lũy và sỡ hữu. Tuy nhiên ta cũng phải đủ để biết và lược bỏ cho dù là đỉnh cao của tinh hoa gặp phải vấn đề.
Ví như: Xét hai chiều quan điểm Chính – Tà, theo góc độ quan sát. Quỳ Hoa Bảo Điển chính là cái Tà của cái Tà Ma giáo (theo góc quan sát của quan điểm chính giáo). Nhất định phải được loại bỏ. Và Tịch Tà Kiếm Pháp, cũng lại là cái Tà trong cái Chính. Phải chịu chung số phận đào thải mà thôi.
Thế nhưng. Đã mấy ai biết được rằng đâu chính, đâu tà?

Hỏi: một điều nữa là tôi thắc mắc là tại sao Kim Dung lại cho Bất Giới Hòa Thượng làm cha của Nghi Lâm ..???? khó hiểu quá... Còn Kim Dung mô tả nhân vật Điền Bá Quang háo sắc, dâm dục là có ý chê bai người đời thiếu hiểu biết, cữ nghĩ rằng lên núi ngồi Thiền là có thể tìm vào xứ thiền mà quên mất Núi Hoa Sơn và Nhạc Linh San đúng không ngài ? có giỏi lắm cũng chỉ được như Tả Lãnh Thiền của phái Tung Sơn mà thôi,.....

Trả lời: Ý tại; Một đời, một đạo mà ra cả thôi. Không giữ một giới là đạo được. Như tư tưởng của người Việt đấy: “Lâm Tuyền pha lẫn Thị Thành mà ưa”. Chính vì sự kết hợp hay giao hòa ( nói thẳng ra là giao cấu) này. Mới có thể sinh ra hạt giống là Nghi Lâm cho được. Vì thuật Phong Thủy tầm long điểm mạch chính là của Tiên Giáo chứ không phải là của Phật Giáo bao giờ cả. Vẫn là tư tưởng của Tam Giáo đã cắm sâu cội rễ trong Kim Dung rồi.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét