Đề xuất thống nhất quan điểm; tổng các kiếp bao gồm trước và sau là có thật! (ôi mệt óc rồi…, thế nhưng chúng ta nhất định phải xốc lại hệ tư duy đã quá ê chề, đủ lâu).
Điều ở trên được trích lục dựa trên so sánh mô hình của tư duy như; vật chất không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này qua dạng khác mà thôi. Vậy điều đó cũng có nghĩa rằng linh hồn không tự mất đi mà chỉ chuyển kiếp luân hồi từ dạng thể xác này qua thể xác khác như thế.
Thế nên trong bài viết này, chúng ta cùng nhau bàn về vấn đề 2 trong 1 là Luân Hồi và Chuyển Kiếp các bạn nhé:
Thế nhưng sự việc rắc rối ở chỗ khái niệm Luân Hồi này vốn là thành phần riêng lẻ trong cơ cấu Nguyên Lý bao gồm; “Luân Hồi – Luân Vãng – Luân Lý”!!! (hệ Tam Tài). Vậy đòi hỏi trước hết là chúng ta cùng Triết cái Lý của khái niệm Luân Hồi như sau:
Vậy khái niệm Luân Hồi được hiểu là một sự chuyển động (luân) nghịch chiều kim đồng hồ (hồi). Luân của sự luân chuyển theo vòng tròn và hồi là ý tại việc khứ hồi. Và ý của khái niệm này là nói đến một sự thoái trào trở ngược về cùng quá khứ. Một sự thoái hóa, lạc hậu đối với trào lưu tiến hóa chung cùng mọi giai đoạn hiện hữu. Thế rồi chúng ta thấy Nhà Phật đưa ra khái niệm Bất Động, Yên Tĩnh v.v…, như là một cứu cánh để cảnh tỉnh tư duy của thế nhân vẫn mãi chìm đắm trong hố sâu của dòng xoáy Luân Hồi một cách triền miên mà không cách gì thoát ra cho được.
Trong một bối cảnh mà thế nhân ngủ quên ý thức và rơi vào trạng thái đóng băng định kiến như suốt bấy lâu nay. Phật chỉ cần thế nhân chúng ta Tĩnh Lặng lại mà thôi, ấy vậy mà cũng khó lắm rồi thay! Vì sự tĩnh lặng tuyệt đối cùng với nghĩa dừng lại mọi sự chuyển động ngược chiều mà ta quen nghe gọi là Luân Hồi và không chịu hiểu về nó một cách rốt ráo cho được.
Từ đây suy ra…:
Vậy thì xưa nay thế nhân cứ mãi luân hồi chuyển kiếp triền miên rồi! Và hai từ Giải Thoát chỉ là một khái niệm hoàn toàn mơ hồ và không có thật giữa hiện sinh. Ta mãi khư khư mang bao gông kiếp chấp mê không tỉnh. Tự đeo dài xiềng xích và ôm án lưu đày khổ sai trong cơn mộng du định kiến miên viễn giữa cõi ta bà hiện kiếp! Thật đáng sợ thay!!
Luận điểm như trên chỉ rõ ra rằng; Thế nên trong kiếp hiện sinh, chúng ta không thể nào biết hoặc nhớ gì về cái kiếp mà mình đã từng một hư thời in dấu chân qua cho được. Vì kiếp hiện sinh này là một sự chuyển kiếp của khái niệm luân hồi. Là một sự thoái hóa đối với kiếp trước, là kém cỏi hơn thế. Làm sao mà có cơ may nào cho một tư duy thoái hóa theo kịp tư duy tiến hóa cho được. Trong khi giai đoạn chuyển hóa cần thiết phải có, lại chưa trải qua nữa. Tất nhiên thế sự tranh cãi, vọng ngôn, đánh đồng đẳng cấp phải xảy ra đối với một xã hội xô bồ tràn đầy nhiễu nhương là tất yếu.
Và ta xét thấy ở đây Phật chỉ mong sao thế nhân hồi tỉnh và tĩnh lại. Là sự bất động, đơn giản thế thôi. Khốn thay! Sự đơn giản mà thế nhân rất muốn khoác lên mình xưa nay đấy, vốn lại được thiết kế rất phức tạp vô cùng!!! Tóm lại; sự bất động, yên tĩnh sẽ dẫn đến miền ngôn ngữ cao hơn, được phát biểu với khái niệm:
Chân Như!
Vậy chân như có nghĩa là chúng ta đã dừng lại, không còn chuyển động theo hướng nghịch chiều nữa rồi. Là đã thoát khỏi khái niệm luân hồi phủ rêu quan điểm bao kiếp suốt bấy lâu. Giai đoạn chuyển hóa này tôi gọi là Luân Lý! Là sự thoái hóa bắt đầu chuyển hóa đến sự tiến hóa trong tương lai của cái gọi là kiếp sau. Là kiếp lai sinh. Thế nên khái niệm uẩn ngữ Luân Vãng nhất định phải hiện thân cùng với giai đoạn tiến hóa, vốn là định luật của Tạo Hóa trong mô hình vận hành của vũ trụ tự nhiên! Một khái niệm không hiện diện trong tự điển nhà Phật. Và Phật cũng gọi điều đó là:
Như Lai!!
Là cõi cực lạc! Là sự chuyển động theo chiều thuận kim đồng hồ để tiến hóa đến tương lai (vãng sinh cực lạc là khái niệm xứ sở của Như Lai)!! Thế nên chúng ta xét thấy khái niệm Luân Vãng đang tồn tại ở hai chiều thuận nghịch với khái niệm Luân Hồi. Tổng hai cơ cấu khái niệm đó chính là khái niệm Luân Lý rồi còn gì các bạn hiện sinh ta hỡi!!! Vậy, thế nhân chúng ta trong giai đoạn hiện sinh đã có thể kiễng chân nhìn thấy một mô hình Tương Lai mà Phật Thích Ca từng ám chỉ là Như Lai ngay trong tầm mắt gần rồi vậy.
Trên đây là những Triết Lý mà Nhà Phật gọi Là Triết Ngôn mà chúng ta đã từng được Người dạy suốt 2.500 năm qua mà…, mà… lại cứ thuộc lòng mà không chịu vỡ lòng (sự luân hồi…mà)!!!
Chúng ta cùng tôi ơi! Bởi sự kém cỏi trong cách diễn tả của bản thân tôi sau những mớ bòng bong ngôn từ luân hồi rối rắm ở trên. Cuối cùng chúng ta cũng thoát ra khỏi sự phức tạp luân hồi ngôn ngữ đó để có được góc thành kiến mới và thấy rằng:
Công lý vẫn mãi đang trong trạng thái du hồn bởi thế nhân chúng ta vì một lý do nào đó chưa chịu hoàn hồn!? E rằng cõi ta bà lại thêm tái hồi một oan kiếp nữa phải chịu cảnh luân du hồn hoang chăng? Bởi miền đất hẹn nơi xứ Phật không được khai thác do quá nhiều định kiến chấp chặt và phủ lối dò tư duy mất đi rồi. Đó cũng chính là lý do mà tôi không cách nào tiếp tục đưa các bạn du hành sâu hơn cho được nữa (khoảng lặng thời gian vừa qua).
Một khoảng lặng thời gian đã đóng cửa ngân hàng tri kiến phía bên kia không gian chiều thứ tư đã trải qua một cách hoang phí trong thời kỳ cuối này mất rồi đấy các bạn ạ. Phải đổ nợ đạo lý nơi cuối nẻo tương lai đối với thế hệ hôm nay là có thật! Bởi trong các tiền kiếp luân hồi, chúng ta cứ mãi đáo hạn khoản nợ đạo lý cùng Hóa Công mãi rồi! Đã đến lúc Người phải đóng cửa ngân hàng thôi. Những khoản nợ “Đạo Lý” mà thế nhân chúng ta cứ vay mãi từ “Đất Trời” mà không chịu trả lãi “Nhân Nghĩa” từ ngày tạo dựng vũ trụ đến nay rồi.
Kìa! Đã đến mùa gặt của Tạo Hóa… Thần chết đang sắm sửa lưỡi hái… để gặt hái thế nhân. Ấy vậy mà thế nhân chúng ta cứ mãi đo lường chắc, lép, so đo quả muộn... Do đạo lý, nhân nghĩa hôm nay chỉ là những hư quả mất cả rồi.
Vậy xét từ nguyên nhân kiếp trước, hư quả đời hiện sinh này mong gì có được hạt giống gieo mầm lai sinh sắp đến? Cứu cánh tư tưởng nào cho tương lai chung? Sự giải thoát luân hồi chỉ là một thuần hư vọng rong rêu và chìm đắm thân phận trong đáy tư tưởng mà thôi.
Bối cảnh đã dài chịu luân hồi như thế. Cớ sao thế nhân cứ mãi lôi kéo miệt mài thân phận kiếp trước làm nghiệp lực lên kiếp này thêm nặng chất chồng hơn cho gánh đời mòn mỏi những ê chề như thế?! Mà chúng ta có biết kiếp trước được đâu? Thế nhân thật muôn hài.
Đó là là quan điểm con cái Nhà Phật. Vậy so sánh với quan điểm con cái Nhà Chúa thì sao?
Thật ra; Nhà Chúa cũng không chối bỏ kiếp trước hay sau gì ở đây hết cả! Có khác chăng, đó chỉ là sự xóa nợ mà kiếp trước thế nhân đã từng đáo hạn nợ đạo lý cùng Người mà thôi!
Ví dụ chỉ định được nêu, có phát biểu như sau:
Khi sinh ra. Nhà Chúa có hình thức rửa tội tổ tông! À! Hóa ra tội tổ tông ở đây được hiểu là kiếp trước vậy. Và Nhà Chúa tiến hành nghi thức rửa tội như một đức ân xóa nợ của cái gọi là kiếp trước đi rồi. Thế nên con cái Nhà Chúa được xem như vô tội từ khi cất tiếng chào đời nơi ngưỡng cửa của kiếp hiện sinh rồi vậy. Họ vô tội từ trong tư tưởng khi đến kiếp hiện sinh mà họ đang lại sống…
Thế nên những con cái của Nhà Chúa không tin vào cái kiếp hư ảo nào đó mà họ đã từng nặng nợ cùng Tạo Hóa. Nói cách khác là họ không tự lôi kéo hay cố đa mang những nghiệp lực hư ảo vào thân phận làm người hôm nay. Tóm lại là họ nhẹ tênh gánh đời trong kiếp này. Vì thế, mọi tuổi thơ đối với con cái của Chúa là hoàn toàn vô tội. Chúa đã cho loài người một cơ hội để bắt đầu làm lại từ kiếp này. Tất cả được chào đón đến kiếp này là như nhau. Một sự vô tội bình đẳng cho mọi tuổi thơ của loài người. Từ đó, họ tiếp tục có cơ hội vay Đạo Lý để làm lại và khai thác lợi nhuận Nhân Nghĩa chỉ trong một kiếp để xóa nợ đã từng nợ trong muôn kiếp trước đó. Khế ước về một giao ước trong kiếp lai sinh hoàn toàn sáng hơn trong tư tưởng của họ đối với con cái Nhà Phật cứ vơ nợ hoang đè nặng hơn cho kiếp đời này rồi vậy.
Bởi thế nên tự điển của Nhà Chúa có khái niệm Luân Lý đối với khái niệm Luân Hồi của Nhà Phật mà thế nhân không tri kiến đến cho nổi được. Bởi lòng đố kỵ, tự nó gây nên sự chia rẽ và che mờ lý trí mất cả đi rồi vậy.
Mong thay thế hệ dân tộc VN hôm nay, cùng nghiêng vai, thẳng lưng, gắng nghĩa nhân gánh cho trọn gánh vuông tròn.
Tương lai thêm dài âu lo, hiện tại xén ngắn giai đoạn…
Một gánh non sông chừng trĩu nặng…
Hai gánh nhân loại khó cất vai…
Ba gánh đất trời kiệt đạo lý…
Lắng…, công lý Luân Hồi đang hồi chuyển hóa…!
Lưu ý: Hồi Đạo chứ không phải Đạo Hồi các bạn nhé. Lơ đễnh một bước chân là gãy gánh… nơi cuối nẻo như không!
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Đệ tử mạo muội xin Thầy mách bảo cho cách thực hiện : Tĩnh lặng và Tĩnh lặng tuyệt đối cho mọi người hữu duyên cùng biết, được không ạ ? Đệ tử xin cảm ơn Thầy rất nhiều !
Trả lời: Tĩnh lặng đơn giản nhất là Thiền. Tất nhiên một sự tĩnh lặng tuyệt đối bao gồm cả không gian, thời gian, địa điểm… Và đồng nhất Đại và Tiểu Vũ Trụ làm một trong suốt 49 ngày. Tôi đang cố gắng cùng một vài bạn đọc có tâm huyết thực hiện kế hoạch triển khai điều đó. Một Thiền Viện. Tôi cũng đã có ý tĩnh lặng trang này đi cho rồi… Khi nào bạn muốn thăm dò hay thực chứng sự tĩnh lặng, hãy tìm đến Thiền Viện. Tôi luôn rộng cửa đón… (người thiện tâm), 49 ngày đang chờ các bạn… thực chứng.
Hỏi: Bài viết về Đề Tài này theo thiển nghĩ của tôi Tác Giả nên Nghiên Cưu thêm để Hiểu Sâu hơn....!!!
Trả lời: Tôi nhắc lại là đang viết lại và chia sẻ ký sự ở phía bên kia không gian chiều thứ tư. Sự phát triển của chúng ta đang bị giới hạn trong không gian 3 chiều đương đại. Tôi không hiểu “ Hiểu Sâu hơn” 3 chiều đó là nơi nào theo ý bạn Đỗ Thanh Ngọc đã khuyên?!
Tôi đã im lặng, bởi có nhiều bạn lên tiếng không vì một vài cá nhân mà làm ảnh hưởng đến sự quan tâm chung của mọi người. Tôi lại thử “Thăm Dò… Khái Niệm Luân Hồi” mà xem chừng như vẫn mãi luân hồi… Mặc cõi ta bà cho muôn kẻ dạo… ngôn.
Hỏi: mình nghĩ đây là Trang khoa học...vậy mọi Dẫn giải nên Cụ thể,,, có Tính thực tế,,,dơn giản ai ai cũng có thể Hiểu và Cảm nhận đc thì hay hơn...( vì Đức Phật là nhân vật Lịch sử )...
Ps...có 1 bài viêt về Tứ thánh Tứ bất Tử,,, Tg đã ghi sai 1 nhân vật ( hiểu sai nhân vật, vậy kt cổ còn khiếm khuyết)...!
Trả lời: Chúng ta nên tránh những trao đổi có tính luẩn quẩn. Vì điều này dễ tố cáo năng lực tri thức lẫn nhận thức của bản thân. Không khéo, mọi người lại vô tình rơi vào cái vòng luẩn quẩn đi mất (Chúa, Chiến Thần, Tiên Nữ, Einstein, Borh... cũng đều là các nhân vật lịch sử)… Vấn đề đang bàn của trang này là những diễn biến lịch sử đó…, có thực hư lẫn lộn trong ý thức chung của chúng ta mà các thế hệ hôm nay đang lạc gốc tri kiến chung. Nguy cơ sự đào thải đang chờ đợi từng ngày vẫn không hay biết.
Bằng như bạn đã có cao kiến về Tứ Thánh Tử, hãy cùng bàn và chỉ ra chỗ sai đó cho hoàn thiện hơn kiến thức chung. Mọi điều tôi đã viết, vẫn còn nguyên đó. Tôi luôn nhận và bảo lưu ý kiến của các bạn có ý kiến trao đổi đúng. Trên trang này cũng đã thể hiện điều đó rồi. Bạn nên tránh nói chung chung như thế, e người khác mới vào tham khảo sẽ gây hoang mang cho họ.
Lưu ý: Chu kỳ luân hồi có nhiều trạng thái… Ví như tôi đã phải luân hồi đến 10 bước (10 kiếp) đi ngược trở về quá khứ. Bạn mới luân hồi có 3 bước thôi. Hiện kiếp, ta đang cùng hiện diện. Vậy sự trao đổi cũng như góc nhìn là có khác, không đánh đồng giá trị tri kiến được (tôi phải đầu thai 7 kiếp nữa trong điều kiện tĩnh lặng thì mới bằng bạn được). Bởi tôi đã chịu chìm đắm trong luân hồi sâu và xa hơn (và suy ngược lại). Đó là tôi chưa kể đến sự tĩnh lặng và luân vãng.
Bạn nghĩ sao?... Khi có người phát hiện và chỉ ra một quả núi kim cương. Lại có một thợ đẽo đá khảo sát và phát hiện một hòn sỏi rơi vãi dưới chân núi. Thế là cả quả núi kim cương bị chối bỏ. Mà đã biết “Được Ngọc Trong Đá” hay “Được Đá Giả Ngọc” đâu bạn Đỗ Thanh Ngọc ạ. Bởi Thanh… và Trọc…, là có khác (…cùng tắc biến).
Hỏi: "Thế nên trong kiếp hiện sinh, chúng ta không thể nào biết hoặc nhớ gì về cái kiếp mà mình đã từng một hư thời in dấu chân qua cho được" => Ý câu này chưa đúng vì theo một số tài liệu thì nếu bạn tu luyện đến một độ nào đó thì tâm thức vượt cả không gian và thời gian, lúc đó có thể biết được quá khứ và tương lai.
Trả lời: Phải bạn ạ. Thế nhưng bạn xem xét kỹ càng lại xem sao rồi hẵng cmt. Tôi đang bàn với cả cộng đồng chúng ta, không phải bàn riêng các vị tu luyện vượt không gian và thời gian. Thế nhưng chiều thứ tư là thời gian mà vẫn chưa một ai hiểu cũng như mô tả về nó cho nổi được. Kể cả nền khoa học đương đại. Trong khi chỉ có tư duy khoa học mới có thể làm sáng tỏ đạo giáo cho được. (những ý này tôi cứ chép lại mãi, e các bạn trên trang lại nhàm mà ngại trích dẫn cùng bạn rồi).
Hỏi: Sao ko bàn luôn vài chiều khác mà chỉ chiều thứ 4? Hay bị hạn chế nơi gọi là chiều thứ 4?
Chắc gì chiều thứ 4 là thời gian?
Không gian chiều thứ 4 là không gian của thế giới có chiều thứ 4 hay là không gian của bản thân chiều thứ 4?
Nếu không mô tả được về thời gian hoặc chiều thứ 4 theo hiện ngôn thì còn chưa nói được khái niệm về luân hồi.
Mời đạo hữu!
Trả lời: Khi muốn thượng đài tranh... cãi đạo. Cho dù có là Tả đạo như Tả Lãnh Thiền hay Hữu Đạo như Nhạc Bất Quần thì nhất thiết cũng phải trông trước ngó sau đã. Bạn Trần Anh Tuấn vội vàng quá, e vấp phải đá lại thêm quàng cả dây rồi kìa!
Trên trang này còn đầy cao thủ thứ thiệt đang tĩnh lặng và “quen sốc thầm”, theo dõi diễn biến đấy bạn ạ. Không cãi cố liều như cmt mà bạn vừa “buông tên” được đâu.
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏