📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.104 - LỤC CÕI LUÂN HỒI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

LỤC CÕI LUÂN HỒI


Xét thấy trong giai đoạn Đa Mạt:

Ý là khi Đạt Ma tổ, truyền giáo Phật Đạo sang Trung Quốc. Đó chính là giai đoạn mà Phật gọi và tôi tin và hiểu là Mạt Kinh mất đi rồi vậy. Là 500 năm thứ hai, sau 500 năm Mạt Pháp thứ nhất đã đi về với tính Không, thế nên không tính là Pháp Phật được nữa.
Vậy chúng ta cùng bàn bạc cho rõ ràng quan điểm hơn trong giai đoạn Mạt Kinh này như sau; Vì vấn đề đặt ra là Mạt Kinh! Ta xét thấy trong chu kỳ này… Khởi nguồn giai đoạn có Chankara biên soạn lại Kinh Veda và Jêsu hình thành Kinh Tân Ước. Hai nền móng cũ là Sử Thi Veda (tại Việt Nam có Thi Sách“!” với Kinh Dịch, bàn sau) và Cựu Ước chuyển giao giai đoạn. Thế nên ta xét thấy:
Toàn cõi tư tưởng của Phật là Lục Cõi. Là hệ số 6 trong mệnh số mô hình tự nhiên mà Tạo Hóa đã định. Tất nhiên Lục Thông là Lậu Tận Thông như Phật Thuyết là một xác quyết tuyệt đối. Cũng chính vì thế mà cuối chu kỳ Mạt Kinh. Đồ đệ cuối cùng theo hệ di truyền Đạt Ma là Lục Tổ Huệ Năng đã làm mất Kinh!
Với những trình bày trên, chúng ta đủ cơ sở để tiến hành xem xét dấu dép của Sư Tổ Đạt Ma trong giai đoạn này bao gồm các sự kiện cần đặt lại vấn đề như:
Khi Đạt Ma diện kiến Lương Vũ Đế, đấu pháp ngôn trên vũ đài tranh cãi đạo lý ngày ấy. Sở Ngôn của Đạt Ma vốn là tư tưởng của Phật Thích Ca từ bên Ấn Độ. Thế nhưng mấy ai thấy ra được Sở Thuyết của Lương Vũ Đế lại đang là tư tưởng của Lão và Khổng đã hiện diện tại Sở Quốc là Trung Quốc lúc đấy đấy. Hai tư tưởng va chạm tư duy cũng như tri kiến đương thời nơi đỉnh cao văn hóa nhân loại ắt phải có xung đột. Một bên là Vua sở tại với luật hiến; lời Vua như tiếng Trống Lệnh vậy, là Chủ. Và bên còn lại là Hành Giả (tôi không muốn viết là hành khất), trú quán cùng pháp quy; nghe như mang Chuông đi đánh xứ người vậy, là Khách.
Ta thấy ngôn từ mà hai bên trao đổi trong quá khứ đó về đạo lý. Lương Vũ Đế nhắc đến ngôn U Mặc thực tại, Đạt Ma lại diễn thuyết U Minh hư không! Cứ mơ mơ, hồ hồ các lối mòn tư tưởng dẫn thông về nẻo đạo lý. Và khi tranh cãi có vẻ nặng ký, sự kiện đáng tiếc ắt xảy ra.
Tiếp đến là việc Lương Vũ Đế cho binh mã đuổi theo Đạt Ma ngay sau khi ngài bỏ đi. Thế nhưng, sao không mấy ai suy đến mục đích của cuộc đuổi theo ngày đó là gì? Đâu đã hẳn vì Đạt Ma sang sông bằng cây sậy mà Lương Vũ Đế phải dừng vó truy đuổi phía bên này sông. Bởi bên kia sông vẫn đang trong phạm vi mà Lương Vũ Đế kiểm soát kia mà! Vì đạo lý cũng như sự công bình, tôi đề xuất tri kiến và phát biểu một kiến ngộ:
Lương Vũ Đế ngày đó rượt theo Đạt Ma là tìm sự dung hòa sau buổi tranh luận về đạo lý chứ không hề là truy đuổi bởi bất kỳ một ý đồ nào xấu hơn ý đấy. Thế nhưng Đạt Ma đã cố chấp, bỏ bến mà vung tay phóng lao bằng sậy, làm đò sang sông trong ngày đó mất đi rồi. Và sự Cáo Chấp với bản án 9 năm ngoảnh mặt vào vánh đá là một bản án “trầm tích”, hóa thạch, gửi đến thế hệ đương thời hôm nay xem và xét lại… Tất nhiên Lương Vũ Đế cũng đành ngậm ngùi mà quay lưng vào cấm cung suốt giai đoạn quá khứ tương đồng, tận… thế của thời kỳ cuối hôm nay.
9 năm Bất Thối Chuyển, là hạng Kim Cang! (ý theo mật ngôn của nhà Phật, tùy duyên mà hóa độ chúng sinh nơi cõi ta bà).
Rồi éo le khắp lục cõi thay, con tạo mãi trớ trêu đến đỗi…:
Chợt có kẻ vì một lý do chán đời nào đó, không buồn biết?! Một quyết, dầm mình trong sương tuyết, nguyện xả thân vì đạo! Đạt Ma… “Tổ Sư”. Sau 9 năm trầm tư mặc tưởng (không biết có ngộ được điều gì in trong vách đá hay không, tôi không bàn đến). Chỉ biết rằng Đạt Ma đã khai tâm cho kẻ loạn tâm đó với cách giải thích u u, minh minh như cái gọi là thiên cơ mà Đạt Ma thường dụng trong suốt đời giảng đạo của mình.
Hỡi ôi! Bản chất vốn có của Thế Nhân. Hầu, hết vốn… cũng không dung và hòa nổi những dạng thuyết ngôn mang Tính Không đó cho được. Bối cảnh như thế. Đạt Ma lại cứ nói bóng, nói gió về việc xả thân mãi!?
Với cách nói hư quanh của Đạt Ma, khiến nên kẻ nông nổi khi có tấm lòng thật muốn cầu đạo đã xả một cánh tay thực tại mất rồi.
Một tai hại thuyết giáo, đối với Thế Nhân chung.
Tất nhiên, ta thấy ngôi vị Kế Tổ ắt phải rơi vào cánh tay đã trụ vào hư không của Huệ Khả rồi vậy. “Một cánh tay đắc lực”.
Và sự việc tiếp nối truyền đời đến vị Lục Tổ Huệ Năng là mất Kinh để ấn định chu kỳ Mạt Kinh. Vậy, Khả Năng bao gồm từ Đạt Ma. Đạo lý từ Phật mà đời sau truyền lại vốn là như thế, đối với các chúng thế nhân từ thuở “não nào”, về phiền “não nay”. Tất nhiên, khoan xét về sau. Và càng không hề bàn đến chuyện về sau hơn nữa.
Với góc quan điểm của người Việt Nam tôi. Tổ Tiên có dạy dỗ và giáo truyền cùng giòng giống cháu con..., kể cả chắt, chút, chít… về mãi sau. Là “lá rụng về cội”. Dựa trên nền tảng của di truyền ý thức này xét thấy; Cuối cùng, cái Lá Tổ - Huệ Năng rồi cũng rụng về Cội Tổ - Đạt Ma đấy thôi. Là một hóa thành Đại Bàng và một biến ra Rùa Vàng nơi kiếp sau mà tiếp tục tìm đạo và hành đạo!
Lại xét xa hơn về Căn Tổ, nền tảng làm nên đạo lý đó. Chúng ta không thể nào chối bỏ cho được Quốc Giáo của Ấn Độ chính là Hindu Giáo chứ không phải là Phật Giáo bao giờ. Mà tượng trời cũng đã mặc định và khải định qua các linh vật bao gồm như;
Thần Rắn, Thần Khỉ, Thần Bò, Thần Voi, Thần Chim vân vân và v.v… kính thưa các vị Thần. Là một tư tưởng Đa Thần, làm kết luận chung. Vậy Chim Đại Bàng và Rùa Vàng vân vân, cũng là một luân hồi đáo xứ Tổ Tông của họ mà các chúng về sau tựa như nắm lá thu được trên tay Phật, lại rụng trả về cội vậy thôi. Thiên tượng khải định linh tượng Thần Rắn Naga là Tổ Đạo trên toàn miền Ấn Giáo của người Ấn Độ nói chung. Với 7 chiếc đầu thì cái đầu chính là đại diện cho Đạo Hindu mà nay ta gọi là Ấn Độ Giáo. Và 6 cái còn lại phân bổ toàn miền giáo phái tại Ấn Độ mà ta từng nghe gọi là “Lục Sư Ngoại Đạo”! Tất nhiên trong đó có bao gồm cả Phật Giáo trong 6 trường phái nói chung.
Vậy, các vị tổ nào có hóa thân kiếp sau ra là loài vật gì đi chăng nữa. Ấy là họ vẫn chưa quên cội nguồn tổ tông của mình rồi vậy. Các chúng Phật Tử mê muội về đạo lý tại giai đoạn đương thời Việt Nam hôm nay. Chớ có mà gào thét một cách ngu tối, bênh vực tri kiến lạc loài tổ tông của mình mà gán cho các vị đó nữa. Bản thân mình lạc gốc còn muốn lôi kéo các vị đó lạc tổ luôn mới hả bản năng lạc gốc cội nguồn sao?! Vậy dần đến, khi tôi đưa ra từng vị một hóa thân kiếp sau thì chớ có bạn nào vỗ ngực tự xưng rồi kêu gào bản quyền là tác giả nguyên bản lạc loài nữa nhé. Tất cả vì đòi quyền công lý của dân tộc Việt nơi kỳ phán xét cuối của Đất Trời mà thôi.
À! Mà kìa…:
Rùa Vàng không phải là Thần Quy, là tướng tinh Tiên Huyền Nữ, đại diện của Tiên Đạo hay sao? Còn Chim Bằng có phải là vật dẫn đường cho Chiến Thần Xi Vưu khi xưa hay không? Còn tùy theo sự giật mình thảng thốt, nơi từng bạn đọc trong cơn hốt sốc mà chưa tỉnh hồn nhận ra được thực tại này thôi.
Ngắt sốc!
Cũng không có nghĩa là bớt sốc hơn, khi tôi dấn thêm liều… thuốc tiếp:
…Ớ! Sao mà cây gậy trên vai của Đạt Ma chỉ có treo mỗi một chiếc dép thôi vậy?! Thế, chiếc dép còn lại ở đâu? Hay đã mất dép trong giai đoạn quá khứ vừa kể như trên rồi?
Kết luận: Vậy dưới dấu chân của hành giả Đạt Ma trong đương thời quá khứ đấy. Khi về, đã mất một chiếc dép nơi dọc đường đạo lý rồi vậy.
Bắt gặp đâu đó trong kho tàng văn hóa của Tổ Tiên, di chúc lại cho con cháu Tộc Việt hôm nay, có đang sử dụng thành ngữ:
“Chạy mất dép”!
Lại một nghi án được đặt ra cho mỗi tư duy cá nhân tự suy nẻo đạo lý:
Có hay không? Ngày đó, Đạt Ma đã chợt hốt ngộ và chạm phải Thần Tiên Đạo nơi Xứ Thiền trong một sát na nào đó khi Quá Cảnh Thiền. Và đó chính là một thực tại chân lý còn đang bị che khuất trong Xứ Sở Thần Tiên.
Ắt phải…; …mất dép thôi.
Bảo lưu chữ ký, giữ dấu bản quyền ngôn ngữ cùng sự kiện trên.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Thưa ngài, có vài lời thắc mắc mong ngài hoan hỉ khai ngộ. Phải chăng Đạt Ma phải “chạy mất dép” là đã gặp được một người nào đó của Tiên đạo với triết lý về Đạo thâm sâu hẳn mình, hay là trong lúc thiền Đạt Ma đến được cảnh giới cao hơn nên đã hốt hoảng khi nhận ra đó chính là cảnh giới của Thần tiên?

Trả lời: Einstein từng phát biểu: “Ngay cả một học giả có tính gan dạ và năng khiếu. Khi phát biểu về sự thật cũng vấp phải khó khăn do thành kiến triết học và những gì đã được học và tích lũy từ khoa học”. Năng khiếu mà ông muốn nhắc đến chính là sự “hài hước”. Mọi tư duy đỉnh cao luôn cần phải có năng khiếu tiềm ẩn này để nhìn ra những trần truồng thực tại.
Thắc mắc của bạn Hiep Duc tuy hai ý nhưng cùng một lý! Dần đến, khi các bạn du hành sâu thêm. Rồi khi đã thực kiến những thực tại trần truồng trong Phật xứ. Thế nhân mới có thể nhìn thấy được thân thể còn vẹn trinh nguyên của Phật Pháp. Thế nhân mãi nay, vẫn chưa có thể làm nhuốm bẩn Pháp Thân đó dù chỉ một lần thoáng qua trong tư duy trộm.
Phải! 9 năm đó, thuộc về miền Cửu Trùng Thiên của Cửu Thiên Huyền Nữ trong cõi Thiền. Một Xứ Sở của giống nòi Thần Tiên. Một phi tưởng xứ địa phương, đang còn nằm bên ngoài miền tư duy của thế nhân muôn đời qua.
Một tương tác hay, rất nên khuyến khích chung.

Hỏi: mọi người thường hay nhắc tới phật a di đà và phật di lặc, em hy vọng có ngày thầy nhắc tới những vị phật này trong bài viết ạ.

Trả lời: Tôi chỉ xem Phật Thích Ca và 10 đại đệ tử của Người là thật. Đại đa số các vị Phật còn lại, chỉ là ẩn dụ pháp ngôn của Phật xứ nói chung mà thôi. Tôi đã có từng nói trên trang này về hai vị Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương chính là tuyệt đỉnh trừu tượng của Pháp Ngôn của Nhà Phật rồi đấy. Vậy A Di Đà và Di Lặc cũng không khác như thế. Chỉ là hai giá trị ẩn dụ trong vô vàn các giá trị khác về Phật xứ.
Ta cứ bắt đầu suy ra từ chữ Phật là Giác Giả… Vậy tất cả các vị Phật về sau cũng là các bất kỳ giá trị Giác Giả nào đó đến sau thôi nhé. Thế nên các vị này không có được gọi là Giác Tha như Phật Thích Ca cho được.
Tóm lại; Là hai trong các giá trị của cái gọi là “ Phương Tiện Hóa Độ Tùy Duyên”.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét