📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.105 - BÊN KIA BỜ GIẬU CỦA PHẬT XỨ | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư


BÊN KIA BỜ GIẬU CỦA PHẬT XỨ.


Lấy sự muôn mừng, thay làm sở đắc của mình dẫu trong một đôi dòng, hoặc nhiều dòng hơn thế!
Bởi qua bài Xé Rào Lục Cõi, các bạn đã chừng lắng lại! Tôi cũng vì cảm kích, tri ân mà dịu sóng lòng luôn cấu xé trong tôi suốt bấy lâu. Thế nên từ bài viết này, tôi không phải rào đón nhiêu khê khiến các bạn mới vào lấy làm bực bội vì cách diễn tả lan man không khúc chiết cho được. Tất nhiên tôi cũng không nỡ khoét sâu cho đau thêm vết thương khuyết tật tri kiến tôn giáo mà làm gì. Mà là vỗ về, những nỗi lòng đang hồi ra chiều thổn thức… Đạo Nghĩa.
Đạo Nghĩa ư?!
Phải! Đó chính là tên “cúng cơm” của Đạo Làm Người mà ta quen nghe và gọi là Nhân Đạo!! Qua hệ thống Tam Tài với Thiên – Địa – Nhân. Chúng ta đều biết Đạo Người đứng giữa mà dung hòa Đạo Trời và Đạo Đất. Vậy mà chúng ta cứ quen vội vã đi tìm đạo Trời Đất mà quên đi Đạo Người! Sẽ là muôn vàn luẩn quẩn nếu một khi ta chợt liễu ngộ Trời Đất đang chờ Con Người dung hòa cho trọn vẹn đạo lý cuối cùng!!
Vậy, điều mà chúng ta cùng bàn hôm nay chính là Nhân Đạo.
Uẩn Đạo trong Nhân Đạo ở đây chính là Đạo Nghĩa. Là cái Nghĩa của Đạo Làm Người. Cũng chính tại thế nên có Nghĩa là có Nhân thôi. Bằng như ta sống vô Nghĩa ư? Ắt thành ra bất Nhân rồi vậy. Sao đủ để được gọi thành hai tiếng Nhân Đạo cho được. Vậy nhất định ta phải phát quang giậu rào Xứ Nghĩa hầu khai thác lối về Đạo Nhân như sau:
Cho dù có tính là “Khởi Nghĩa”…, thì cái nghĩa tiên phong chính là nghĩa Kim Bằng. Phàm bạn bè mà sống tuyệt nghĩa với nhau đã không đủ để được vỗ vai mà gọi là Bạn Hiền rồi vậy (cái vỗ bằng một tay đấy các bạn trên trang này ạ!). Dấn tiếp bước nữa vào miền Nghĩa Xứ này thì ta bắt gặp cái nghĩa tình ruột thịt của anh em trong nhà. Cái Nghĩa của giọt máu đào, vốn được kết tinh từ khí huyết của Cha Mẹ ban cho. Rồi đến Nghĩa Phu Thê, Nghĩa Phụ Tử, Mẫu Tử vân vân. Nơi phải cung kính mà trải chiếu trên là Nghĩa Ông Bà, Tổ Tiên. Vậy cái Chính Nghĩa không gì có thể khác hơn chính là cái Ân Nghĩa Sinh Thành cả. Là cái Đạo đủ để Làm Người.
Thế nên, nếu có muốn làm nên Con Người. Ta nhất định phải tìm về cội nguồn Tổ Tiên làm nên giống nòi là trước hết rồi vậy. Sau đó rồi hẵng nói đến Đạo Trời, Đạo Đất cho được. Thế nhưng các bạn thấy rồi đấy. Đạo Thần Tiên của dân tộc Việt Nam đã bị oan khuất ngàn đời phủ lấp. Chưa một ngày được cháu con minh oan, giải khốc mà cứ nói leo đến Đạo Trời, nói chui xuống Đạo Đất ra rả khắp các chợ đời xưa nay?! Thiên hạ chen nhau, thay nhau, thi nhau mà Hét Giảng đạo pháp, rền não khắp tứ chúng muôn thời qua đến nay!? Trời Đất không đào thải có được chăng? Ngay cả như các Anh - Chị giang hồ cũng cần phải có Nghĩa Khí nữa cơ mà. Sao thế hệ chúng ta hôm nay nỡ lại sống cách Vô Nghĩa đến thế?
Đôi dòng tạm hướng đạo vậy, tôi kết luận:
Đạo Nghĩa chính là bản thể của Nhân Đạo.
Vậy cũng có nghĩa là Chúa hay Phật cũng đều đang bảo rằng: Những kẻ Mù Bẩm Sinh muôn thuở kia ơi! Muốn tìm đến Đạo của Trời Đất ư? Trước hết, hẵng làm tròn cái Nghĩa của Đạo làm Người của các ngươi đi đã. Đó chính là Nhân Đạo mà Trời Đất đang trông mỏi, ngóng mòn suốt bấy chầy đủ lâu. Một sứ mệnh của đức tin mà Tạo Hóa đã đặt số phận của Muôn Loài an bài vào Nhân Loài, kể từ khi Người tạo dựng vũ trụ ban đầu rồi kìa!!!
Để Loài Người chúng ta hôm nay quay tìm lối về Vườn Địa Đàng xưa kia ư? Thế nhưng trên lối mòn đi lạc trong quá khứ miên kiếp đó. Ta nhất định phải băng qua Đất Phật, đang còn ở phía bên kia của bờ giậu mà tôi đã vừa dợm xé rào… Và tuy giậu đã thủng, vườn chừng thưa…, cũng chừng vắng nghe tiếng… dồn!!! Tôi tất nhiên cũng nhón bước nơi vườn hoang mà dần đến như kẻ trộm vậy. Và giọng điều cũng vỗ về chứ không nỡ khoét sâu hơn những vết thương buồn nơi Xứ Phật cùng các bạn.
Và bước du hành sẽ quá cảnh qua miền địa phương của Phật Xứ, được tóm lược kịch bản lối về Xứ Sở Thần Tiên thị thực:
… Cơ hồ…, trộm ngóng và nghe loáng thoáng được rằng: Trong số những anh em của Kiều Trần Như nói chung, có kẻ kiếp sau thành con… Chim Sẻ!? Phải nói…“se sẻ” mới được các bạn nhé “!?”. Rón rén thôi…, Trộm mà!!!
Chợt giật hốt thảng thốt! Thôi chết!! Lục Tổ Huệ Năng trong kiếp sau đã nguyện biến thành Chim Đại Bàng thì muôn chí cũng đã đuổi hớ theo áng mây chiều khuất nẻo hoàng hôn rồi vậy!!! Dẫu cho chí cả của Chim Bằng có bay về Nam, tận gốc ký ức của Nước Phù Nam khi xưa mà Kiều Trần Như từng làm Đạo Xứ Quán cũng mong tìm được gì dưới cánh Chim Sẻ cho nguôi.
Bởi có câu nghe chừng cảnh tỉnh như; “Loài Én, Sẻ sao biết được chí bay cao của Hồng Hộc, Chim Bằng cho được”!!! Éo le hựu éo le cho muôn thế bởi sự kiêu hãnh.
Lại hốt và hoảng ngộ hơn nữa! Vì:
Trộm lắng nghe thêm; Vị đại đồ đệ thứ nhất của Phật, trong kiếp sau cũng thành chính quả với tên gọi là Cá Chép!!! Như đã hứa, tôi không nỡ khoét sâu hơn những “Vết Thương Đạo” trong không gian chiều thứ tư nữa. Chúng ta chỉ nên tạm xem đó là một giả thiết cần phải có, để dựa vào đó mà thiết kế mô hình của tư duy tiếp đến cho đủ để được gọi là khoa học. Bởi Thiên Thư đã định rất rõ và an bài ở Thiên Tượng phóng sinh cho cả Chim Sẻ và Cá Chép vào mỗi độ “Xá Tội” luân hồi hằng năm trong suốt ngàn năm về đến. Nhớ đấy các bạn nhé, là “Xá Tội” đấy nhé.
Mà lại… còn nữa! Những; Họ nhà Cá Chép cứ ngóng chờ độ dậy thì nơi Cửa Vũ để quyết Vượt Vũ Môn mỗi năm, mong qua 3 đợt sóng mà tác hợp duyên Rồng!? Quyết chỉ một lòng được ra tận Nam Hải mà đội gót Quán Thế Âm mà thôi! Còn Chim Sẻ vẫn mãi chễm chệ nơi Nam Thiên Môn làm Chu Tước!? Lại có hai bóng dáng sinh vật nữa trong Xứ Phật, nguyện kiếp sau theo về với Xứ Sở Thần Tiên tiềm ẩn trong bóng dáng của Dịch Kinh!!!
Sao lại có tượng trời mặc định như thế vậy?! Một cách diễn tả ngắn gọn;
Bởi đó là ý “Hướng Đạo”.
Lại xét một cách công bình và rất nghiêm túc. Hiện nay, các tôn giáo có xu hướng chia rẽ nhau hơn là hòa hợp! Chúng ta thấy rõ điều này qua các giáo đồ từ các giáo phái. Có kỳ vọng nào cho một sự đồng nhất trong tương lai dần đến của nhân loại hay không? Muôn khó thay.
Những tri kiến về Phật Giáo tại Việt Nam bao đời qua là góc nhìn vay mượn từ lăng kính của người Trung Quốc (tôi không muốn viết là đồng nhiễm văn hóa tâm linh). Vậy góc quan sát nào đối với Phật Giáo mới thật sự là cái nhìn thuần Việt của giống nòi Thần Tiên này? Tất nhiên điều đó sẽ là một tiên kiến làm nên sự hậu tri và là một thành kiến khác đối với Phật Giáo xưa nay tại Việt Nam. Một góc nhìn cho thấy biết bao hư kiến định hình và phủ chụp mọi chân giá trị bản thể của đạo lý đó chưa được phát lộ. Nó mô phỏng một cách trung thành với mô hình đạo lý của tự nhiên một cách đồng nhất. Đó chính là một thực kiến từ Đạo Thần Tiên.
Có xá gì sự chấp mê mà không vươn tay điểm mặt mày của trần gian như:
Mảnh đất màu mỡ để Khổng Tử ươm mầm cội rễ Nhân Đạo đó chẳng phải có tên gọi là Kinh Dịch hay sao? Vậy, những việc làm Phi Nghĩa, Bất Nhân đối với giống nòi Thần Tiên trong quá khứ, có đủ để được gọi là Nhân Đạo mà không thẹn với lương tâm hay không? Bằng như có cao hơn trong khu vườn Bách Gia đó. Ắt phải là kể đến cây đại thụ mang danh Tiên Đạo đã và đang phủ bóng bao đời qua. Ở đây, cái nhánh Bát Tiên về sau là không lạm xét đến cho được. Bởi không đủ được ngồi cùng chiếu.
Vậy, hai tiếng Tiên Đạo tự nó đã tố cáo sự nông nổi kiến về giống nòi Tiên Rồng này rồi đây. Bởi Tiên Đạo vốn là gốc tại Tiên Huyền Nữ mà ra cả thôi. Là trực thuộc Mẫu Hệ Cửu Lê của Tiên Nữ. Thế, còn Chiến Thần Xi Vưu với cơ chế Phụ Hệ Tam Miêu cùng tên gọi là Thần Đạo thì lạc mất nơi miên viễn u kiến nào rồi? Để đủ được thị thực mà quá cảnh qua miền Xứ Sở Thần Tiên thì phải kê khai đủ họ tên là Đạo Thần Tiên mới là thực tại chính kiến. Những rối loạn hư kiến xưa nay chỉ xứng đáng với những kẻ mù đi đêm, lần mò trên nẻo tìm về với đạo lý mà thôi nhé.
Điểm mặt nhân gian như thế.
Cuối thì…:
Có nói gì thì hãy gượng nói, có muốn gì thì gắng muốn trước rằng; Nếu muốn đến với Chúa hay Phật. Nếu có nói đến Trời hoặc Đất. Trước tiên phải nói đến việc tìm về cội nguồn Tổ Tiên của mình đi đã. Muốn tiếp nữa là định hình một thực tại tri kiến cái nền móng làm nên Xứ Sở Thần Tiên chính là Đạo Nghĩa. Là cội nguồn của Nhân Đạo. Là một thực tại đạo của giống nòi Tiên Rồng hôm nay.
Tôi từng có nghe rằng; Phật nói, “Cực Lạc Tại Thế”!
Và tôi cũng đã biết thêm nữa: Chúa bảo, “Ý Cha thể hiện dưới Đất cũng như trên Trời”!!
Tổng hai điều dặn dò trên, chẳng phải ý đó chính là nói đến một.. Xứ Sở Thần Tiên trong miền tương lai của Nhân Loại hay sao?, …!!!
Thế nhân hôm nay chớ có nói những lời vô nghĩa để so sánh với vô vàn giá trị nghĩa lý tiềm ẩn cách thâm sâu của Văn U Mặc nữa. Bởi điều đó cũng tố cáo kẻ thốt lên lời từ cái lòng cạn Nghĩa tận trong tâm mà ra thôi.
Phàm; Vô Nghĩa = Bất Nhân.
Chưa đủ để được gọi là Đạo Làm Người. Ngoảnh lại, ngóng xem; Phía…, Bên Kia Bờ Giậu Của Phật Xứ… Tượng Trời đang thể hiện các chúng Đại Đồ Đệ của Phật không nguyện chuyển kiếp, hóa thân mà ra sức tìm về với một Xứ Sở Thần Tiên đó sao?
Thế nhân có muôn chối. Thiên Thư, Vạn Vật và Muôn Sự đang đồng một tiếng…; Cáo Chung.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: kính thưa thầy, tiếng vỗ tay của 1 bàn tay theo em hiểu như kiểu vỗ tay vào... tấm gương có đúng không ạ, thay vì vỗ tay theo cách vật lý thì ta vỗ tay theo cách... phi vật lý. chữ NGHĨA trong bài của thầy có lẽ theo góc nhìn nào đó là một dạng cảm - thông - hóa - ứng, như em dù chỉ hiểu được một phần rất nhỏ những bài trên trang và cũng chưa giúp gì được thầy và các anh em nhưng em luôn mong chờ được đọc từng bài, hy vọng điều đó tạo nên 1 tiếng vỗ tay nho nhỏ hihi, kính mong thầy khai sáng thêm cho kẻ mù non dại này ạ, quả thực em chưa bao giờ dám nghĩ rằng mình có cơ hội để đọc những ý niệm, khái niệm, quan niệm, quan điểm... như thế này ạ, em xin chân thành cảm ơn!!!

Trả lời: Không phải cách vỗ tay Vật Lý hay Tâm Lý gì ở đây gì cả! Mà là cách vỗ của Đạo Lý!!
Có xuất phát nguồn từ công án của Phật khi xưa. “Như thế nào là cách vỗ của một bàn tay”. Và tôi cũng đã nói về cách vỗ của một bàn tay rồi. Trong bài này, lại dẫn chứng thêm một cách vỗ của một bàn tay nữa đấy mà. Là những cái vỗ bằng một tay trên vai những người bạn thâm tình của nhau cho trọn nghĩa. Nó không phải ý “đông tay vỗ nên kêu” như bạn đã hiểu như thế.
Tất nhiên, chúng ta cần đông tay vỗ nên kêu ở một hàm ý khác nhé.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét