📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.49 - HUYỆT CHÍ TỬ! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Chúng ta thấy trong cuộc du hành… “ngược thời gian, trở về quá khứ…” đó. Chúng ta đang dừng lại tham quan nơi miền địa phương của thời gian trong thập niên 40 của thế kỷ 20 vừa qua.

Điều mà tôi muốn nhắc đến, chính là biểu đồ phản ứng của Heisenberg và Chew (Ma Trận S) mà chúng ta vừa nghị lãm qua. Vậy trong bài viết này, chúng ta tiếp thục khai thác xem nơi địa phương này có tiềm ẩn điều gì trong cái khoảng không của biểu đồ này. Đã từng bị Heisenberg bỏ qua hay không?

Theo như quan niệm của riêng tôi thì: Nền khoa học đã “ưu ái” mà bỏ qua cho Heisenbeg cùng vị kiến trúc sư trưởng ngày đấy là Chew. Vì tương lai của nhân loại chúng ta hôm nay, kể cả các thế hệ tương lai mai sau nữa. Chúng ta nhất định phải xem xét tất cả mọi ngóc ngách của sự kiện cũng như vấn đề này.

Vậy chúng ta cùng tham khảo nhé:

Khi các nhà bác học bắt đầu sử dụng công cụ mới này để khai thác thế giới hạt. Ta thấy họ đã diễn giải và trình bày ra những mô hình như sau:

Ta thấy lúc này là không xem xét đến tương tác nữa. Mà chỉ quan tâm đến phản ứng mà thôi. Trong hình 1, thì dữ liệu đầu vào là một proton và một anti-proton. Và đầu ra là một pion âm và một pion dương. Thế là đủ.

Trong hình 2 vẫn vậy: Dữ liệu đầu vào là một proton và một pion dương. Và kết quả đầu ra là một anti-proton và một pion âm. Ta có thể gọi tiến trình phản ứng này (tạm gọi) là “nhân quả thống kê” cũng được.

Và ta tiếp tục xem xét trong biểu đồ sau đây. Để hình dung phần nào đó về cách đọc biểu đồ phản ứng này nhé: Khi xem xét trong kênh ngang, thì ta đọc dọc, và khi xem xét trong kênh dọc, thì ta đọc ngang nhé.

Và rồi trong những tiến trình phức tạp hơn, tôi có thể liệt kê ra những biểu đồ cơ bản đó cùng các bạn tường lãm như sau:

Những biểu đồ như trên là mô tả diễn đạt những tiến trình va chạm với các cấp độ phức tạp hơn dần lên. Và trong hình 4 là đỉnh của sự phức tạp rồi vậy. Như thế, chúng ta cùng quay trở lại, cùng tôi xem xét và phân tích tình hình chung, chi tiết hơn nhé.

Thế nhưng, có một vấn đề như thế này: Rõ ràng là công cụ của biểu đồ này là tối ưu nhất của Thuyết Lượng Tử rồi. Tuy nhiên ta vẫn không thể nào biết được những diễn biến gì thực sự đã xảy ra trong cái khoảng không đã được bỏ qua đó? Tính xác xuất ương bướng của học thuyết này vẫn gieo những nỗi âu lo cho các nhà bác học, khiến họ trằn trọc, mất ngủ hằng đêm. Thậm chí len lỏi sâu vào tận những giấc mộng của họ suốt hằng trăm năm qua. Những nỗi sợ hãi cùng ác mộng của tương lai, luôn hiện diện trong giấc ngủ của họ.

Kể từ ngày thâm nhập vào miền thế giới của Ma Trận này. Heisenberg đã phát hiện ra những lỗ hổng trầm trọng của con tàu lượng tử mà không cách gì vá víu cho được nữa…

Trong bối cảnh nguy nan như thế. Vị kiến trúc sư trưởng Chew, nhanh chóng rời tàu! Và Chew đã nhanh chóng mở hướng đột phá mới để thâm nhập vào thế giới của Tôn Giáo, tìm cứu cánh! Và ta thấy hướng đột phá này với học thuyết Dung Thông!! Geoffrey Chew đã táo bạo dung thông giữa khoa học và tôn giáo!!! Thế nhưng lúc đấy cơn thác lượng tử đang ở trên đỉnh cao trào của sự cuồng loạn. Với sự thành công vang dội của mô hình Điện động lượng tử (ECD) và Sắc động lượng tử (QCD), đã vùi dập Thuyết Dung Thông, và vùi học thuyết dung thông vào ngăn kéo niên giám một cách quên lãng.

Vị thuyền trưởng của con tàu lượng tử khi đấy. Không thể nào cảnh tỉnh được những tín đồ của Thuyết Lượng Tử, đang trở thành cuồng tín mất cả rồi. Đó là thời điểm của năm 1947, hai năm sau: 1949, kẻ nổi bật trong nhóm thủy thủ chính là Faynamn. Ông đã thiết kế “Biểu đồ Faynman”, và lại tiếp tục đưa con tàu lượng tử ra khơi, đưa tương lai nhân loại vào những cuộc phiêu lưu mới, đầy mạo hiểm…

Về Faynman; Tôi chỉ xem trọng ông với “nguyên lý tổng các quỹ đạo”, qua thí nghiệm hai khe trong quá khứ mà thôi. Còn về “Biểu đồ Faynman” thì tiếp tục hỏng mất đi rồi vậy. Cuối cùng rồi thì con tàu lượng tử phải đắm. Và vị Thuyền Trưởng Heisenberg đành chấp nhận im lặng và…, chết theo tàu. Cuối đời, Faynman cũng chợt sững sờ khi tỉnh ngộ. Ông chỉ ngập ngừng chữa lỗi: “Có lẽ…, hai học thuyết nơi đỉnh cao của nền khoa học hiện đại. Chưa cung cấp cho chúng ta được một cái nhìn toàn triệt”!!!

Thật kinh hoàng!

Tôi biết rất rõ; Tất cả những nhà thiết kế nên học Thuyết Lượng Tử. Thường quen bỏ dở dang công việc của mình một cách đầy khiếm khuyết, kể từ ngày học thuyết này vừa chào đời. Điển hình như Planck. Tuy nhiên chúng ta hôm nay không kết tội ông. Vì câu nói ngày đó: “Tôi không muốn thế hệ tương lai kết tội tôi, vì đây chỉ là giả định” (hằng số E=hv, một bức tường).

Đã thế, chúng ta cùng quay trở lại. Tiếp tục làm cho ra những giá trị gì còn bị bỏ qua trong biểu đồ làm nên Ma Trận Phận Tán mà nền khoa học kỹ thuật số hôm nay đang ứng dụng? Chắc chắn đã có nhiều lỗ hổng trầm trọng trong nền móng đó. Điều này được phản ảnh là hiện nay các Hacker, đang thả sức hoành hành khắp thế giới mạng mà không cách gì phong tỏa cho được.

Vì thế, hiện nay lẫn tương lai. Đòi hỏi chúng ta hôm nay, phải xem xét cái khoảng không của biểu đồ phản ứng, có còn tiềm ẩn điều gì trong đó hay không? Chúng ta tiếp tục nhé, bởi cái sa mạc này rất đáng để chúng ta phải “toát mồ hôi” cùng tư duy trong đó;

Với biểu đồ như trên, chúng ta không có thể nhìn thấy bất cứ điều gì trong cái khoảng không của biểu đồ đó được nữa! Như tôi có nói nơi đây chính là miền ranh giới của không gian chiều thứ tư rồi. Thế cho nên ta phải huy động đến công cụ thích hợp là sự thấy để quán sát. Và chúng ta đã “cảm thấy” biểu đồ này có một điều gì đó thiếu sự đối xứng! Còn thiếu sự hài hòa để được gọi là đủ!! Xét đơn thuần về mô hình mẫu thiết kế của biểu đồ.

Vậy sau đây, tôi sẽ tạo sự hài hòa đó như sau:

Với công cụ cảm giác khai thác; Ta cảm thấy trong mô hình thiết kế của hình 1. Có một sự khiếm khuyết tiềm ẩn, mà ta rất khó gọi thành tên trong đó. Và trong hình 2. Tôi tạo thêm chiều ngang, bổ sung thêm cho mô hình. Để rồi cuối cùng là hình 3 với một mẫu biểu đồ rất hài hòa xuất hiện hoàn hảo.

Tất nhiên, chúng ta chưa thấy được điều gì cả, ngoài một sự đối xứng để đủ được gọi là đủ. Vậy tôi sẽ tìm trong vũ trụ tự nhiên, một mẫu mô hình có tính liên quan như:


Các bạn nghĩ gì khi tôi quả quyết hai mẫu hình trên đây không phải là một!? Bởi chúng hoàn toàn có xuất xứ khác nhau!!! Để chứng minh điều đó. Tôi tiếp tục tạo một vài đường nét, và sự việc sẽ hóa thành như sau, chúng ta cùng thưởng lãm nhé:


Mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên là Tạo và Hóa! Thế nhưng, đặc tính của thế nhân chúng ta là không chấp nhận một cách dễ dàng như thế bao giờ cả. Bởi điều trình bày như trên “có vẻ rất ngẫu nhiên”! Và diễn biến tiếp theo thì thường thường là mọi sự việc lại có nguy cơ tiếp tục rơi vào bế tắc chung.

Bắt buộc, tôi tiếp tục đưa công cụ thứ 3 vào khai thác; Toán học. Và ta tiếp tục tham khảo những mối liên hệ có tính liên quan đến đồ hình trên như sau:

Khi chúng ta đưa công cụ thứ 3 vào khai thác thì…, như những gì mà chúng ta đang tường lãm vậy. Vì thế, ta xem xét như sau:


Khi đã đưa hệ thống số vào khai thác thì: Ta xem xét thấy trong hình 1 là mô tả hệ tương tác riêng của hệ số âm (chẵn). Và hình 2 là hệ tương tác riêng của hệ số dương (lẻ). Vậy trong biểu đồ của hình 3 là diễn đạt rất rõ còn thiếu chiều tương tác của 7 – 5 – 3 trong đó. Cho nên ta xét thấy trong biểu đồ cũ của biểu đồ phản ứng của Heisenberg và Chew lập đã thiếu chiều ngang.

Xét ngày trước, khi lập biểu đồ không – thời gian. Thì nguyên tắc đó là không có chiều ngang. Chính lý do này mà Heisenberg và Chew không có thể vẽ chiều ngang cho được. Thế nhưng các nhà chuyên môn đã quên một điều rằng: Khi chuyển sang biểu đồ phản ứng, ta đã sử dụng luôn cả kênh dọc lẫn kênh ngang để đọc biểu đồ. Thế cho nên nhất định ta phải bổ sung thêm chiều ngang cho đủ để kiện toàn cho biểu đồ này.

Chân lý vốn chỉ là một mà thôi.

Và ta xét thấy: Trong hệ thống của Ma Phương đó. Nhìn tổng thể những thực tại hiện thân trong cái khoảng không vô hình chung của biểu đồ Heisenberg; chúng ta thấy:

Những đơn vị số độc lập nằm trong tổng thể với những vị trí nhất định trong hệ thống. Đó cũng là bản thể nguyên thủy của mô hình tự nhiên trong vũ trụ. Thực tại mô hình tự nhiên đó chúng ta cũng đã khảo sát và xem qua trong những bài viết trước. Chúng tương tác với nhau theo những mối liên hệ trật tự nhất định như:

- Những đơn vị mang hệ số chẵn, có mối liên hệ, trao đổi, hay tương tác (chính xác hơn là tương giao) cùng những thành phần cùng một hệ số chẵn – trong những “kênh” có một góc độ hướng xứ nhất định.

- Các đơn vị có hệ số lẻ, cũng có một quy luật liên kết, không lẫn lộn trong một “kênh” riêng, với những tọa độ địa phương của mình.

Nhìn một cách tổng thể chung hệ thống số trong nguyên thủy biểu đồ Ma Trận; chúng ta nhận thấy những cơ cấu số trong một cấu trúc Ma Trận, phát biểu về cái toàn thể bị ràng buộc trong mỗi thành phần của chính nó - và hoàn toàn độc lập với một vị trí riêng biệt. Điều này giải tỏa mọi mâu thuẫn gây tranh cãi giữa Niels Bohr và Albert Einstein về một quan điểm bảo vệ cho cái toàn thể của Cơ Học Lượng Tử, và cái vật thể hoàn toàn độc lập của Thuyết Tương Đối.

Cũng với tư duy và thế giới quan tổng thể trong thời điểm này, chúng ta quan sát chung:

Trong cái khoảng không của biểu đồ Ma Trận S, lúc này những thực tại hiện thân qua hệ thống số. Và ngôn ngữ số nói lên sự tương tác trong thế giới đó, theo một trật tự của mối liên hệ thứ nhất như:

1-3-7-9. Trong đó bao gồm hệ số 5 tại vị trí trung tâm giao dịch cơ bản, có trách nhiệm trao đổi cho hệ số 1-9 trong một kênh riêng; và hoán chuyển sang một kênh khác cho hệ số 3-7 cùng tương tác, thông qua mối liên hệ trật tự, theo một quy luật nhất định 3 thứ, bậc: 1-5-9 hoặc 3-5-7.

Với một cách hiểu riêng nào đó (tùy), chúng ta cảm nhận thực tại này bằng trực giác tổng thể mà ngôn ngữ hoàn toàn bị bỏ rơi phía bên ngoài nội tại này. Tôi sẽ tóm lược lại sau.

Những thực tại trên đây, nền vật lý của chúng ta đã từng và vẫn đang mãi miết truy tìm trong mô hình QCD. Và thực tại này cũng có cái tên giả định, như sự tiên đoán của ngôn ngữ vật lý hạ nguyên tử đã đặt = “up”. Đồng thời cũng theo tư duy của thế giới quan trong đó mà gọi là: “vị”, cũng theo khuynh hướng giả định, để hy vọng xây dựng trên đó một giả thuyết.

Vấn đề tiếp đến là sự tương tác được chỉ định theo trật tự của mối liên hệ thứ hai:

Hệ số của những đơn vị số còn lại trong hệ thống: 2-4-6-8.

Luận điểm nơi đây; không cần phải luận giải gì thêm, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy yếu tố cơ bản nhất trong toàn thể hệ thống – đơn vị độc lập trong tổng thể: Hệ số 5. Giá trị vẫn không đổi, hệ số 5 vẫn giữ trọng trách và duy trì những mối liên hệ theo quy luật tự nhiên. Nếu có phát biểu điều gì khác, tôi cũng chỉ có thể phát biểu rằng: Những diễn biến trong kênh này là sự tương tác của những thành phần mang hệ số chẵn như: 2-5-8. Và tất nhiên ở kênh còn lại là mối liên hệ theo một trật tự của mô hình: 4-5-6. Sự tương tác với trật tự liên hệ này mang “quốc tịch” = “down” trong thế giới hạ nguyên tử.

Nơi địa phương kỹ thuật tương tác số theo những trật tự quy định này, tôi không thể phát biểu hoặc “dán” vào đâu cho khớp với hệ số 5 ngoài từ “neutrino” được nữa. Đơn vị này giữ trọng trách và có quyền lực huyền bí, được ấn định duy trì, điều phối - chuyển và hóa mọi hệ thống tương tác theo tuần tự của quy luật mô hình tự nhiên trong vũ trụ. Tư duy thêm một tý nữa, chúng ta có thể phát hiện một thực tại tiềm ẩn ở phía sau đó nữa. Thậm chí rất gần, có thể có liên quan đến một quy luật của cái gọi là “nhân quả thống kê”. Vận động toàn thể là nền tảng của mọi đơn vị hiện tượng và hình thành nơi chân trời biến số của địa phương biên.

Vì thế nên tôi gọi: Cái biểu đồ phản ứng (Ma Trận S) của cơ học lượng tử xưa nay chỉ là một cái xác không hồn! Và hôm tôi đã đưa cái linh hồn là hệ thống số, tiềm ẩn trong cái khoảng không mà Heisenberg và Chew đã từng bỏ qua đó. Còn những dạng như Square Magic hiện nay ư? Tôi khẳng định với ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam thì gọi đó chẳng qua chỉ là: “Hồn Trương Ba, Da hàng Thịt” mà thôi.

Và dĩ nhiên, tôi vẫn gọi biểu đồ này là:…

…; Ma Trận Phân Tán. Là bản thể của Kinh Dịch. Một di bảo của dân tộc Việt Nam chứ không hề là của bất kỳ một dân tộc nào khác cho được.

Vậy bài viết sau; Chúng ta đã có đủ cơ sở cũng như khả năng khảo xét lại những mối liên quan từ Nhà Phật và Nhà Chúa, đối với Lịch sử Dân tộc Việt Nam rồi vậy.


Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn - Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư.

-----------------

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Ở hình 2 đầu tiên hình như em thấy có gì đó sai sai, đầu vào là proton và anti-proton mà, hình dưới cũng có phương trình biểu diễn như vậy, ko biết có phải em hiểu sai không ạ?

Trả lời: Thực chất thì đây là hai tiến trình va chạm khác nhau: Hình 1 là biểu đồ mô tả sự va chạm của proton và anti-proton. Còn hình 2 lại là của một proton và một pion. Thế nhưng ta đọc theo kênh dọc hay ngang cũng đều ra cả.

Vì thế cho nên biểu đồ ở bên dưới là trình bày cách đọc cả dọc lẫn ngang:

Cho nên bạn thấy: Hình 1 là tương đương kênh ngang với hình 1 ở trên. Và hình 2 là kênh dọc tương đương với hình 2 vậy.

Lưu ý: Khi xem xét trong kênh dọc thì ta phải đọc ngang và xem xét trong kênh ngang thì ta lại đọc dọc.

Điều này giống như Âm tiềm ẩn trong Dương, hoặc Âm bồng dương. Dương cõng âm vậy.

Hỏi: Theo như biểu đồ em thấy là hai mũi tên cùng hướng là sự va chạm đúng không ạ? Vậy em thấy ở hình 2 đầu tiên theo kênh dọc là đọc ngang, vậy là sự va chạm của p và p- đúng không ạ? Vậy sao lại gọi là sự va chạm của proton và pion ạ? Em không hiểu ở điểm này ạ?

Trả lời: Bạn Võ Thành Đạt rất đúng! Lỗi này do tôi chưa hướng dẫn lưu ý chi tiết. Vậy bạn chỉ việc; “Tưởng tượng”…, không quan tâm đến 2 mũi tên đó nữa, hoặc chuyển 2 mũi tên đó xuống dưới, hoặc xoay biểu đồ thành 90 độ là ổn. Điều này cũng giống như quy định 2 chiều mũi tên của thời gian và không gian vậy. Khi đã quen, ta ghi nhớ và tuân thủ quy tắc trong tư duy thôi, không vẽ ra nữa. Trên thực tế thì ta không dùng mũi tên nữa. Chỉ dụng để hướng dẫn ban đầu thôi. Lúc đó nếu dùng mũi tên thì không dùng ký hiệu (vẫn không ổn! để giải thích các rắc rối này là rất nhiều trang, vẫn không ổn!). Một đặc tính của xác xuất. Ví dụ:

Hình đính kèm

...Vậy có mũi tên là ta hiểu; Sự tương tác của 3 hạt gồm electron-positron-photon. Nhưng lại xảy ra rắc rối là nhả ra tại B trước khi hấp thụ tại A!? Lại còn đi ngược chiều thời gian nữa! Vì positron là thành vô nghĩa rồi!! Các nhà bác học vẫn bó tay đến ngày hôm nay. Sắp đến, tôi lại phải tháo gỡ những vấn đề này.

Hỏi: Em có ngu kiến là, nếu như nghiên cứu sâu vào phần đi ngược chiều thời gian ấy, liệu chúng ta có thể đi ngược thời gian không, và có thể chế ngự được thời gian không? Theo em được biết thì chúng ta đang ở không gian 3 chiều, và không gian 2 chiều nằm gói gọn trong thế giới của chúng ta (ví dụ tương đối như thế giới trên 1 trang giấy trong không gian chúng ta). Vậy chúng ta cũng sẽ nằm gọn và nhỏ bé như không gian 2 chiều khi chúng ta ở trong không gian 4 chiều phải không ạ?

Trả lời: Bạn Võ cứ nói là “ý kiến” hoặc phát biểu cũng được. Khi ta đồng thuận cái mới thì đó sẽ là sáng kiến (khai tử câu ngu kiến đi nhé). Đây là nền tảng của tương lai chung, các bạn đều có quyền bình đẳng trong thắc mắc và xây dựng mô hình.

Ở phía bên khi của không gian thứ tư, chúng ta có thể đi ngược chiều thời gian được (cảnh giới Thiền). Chúng ta chỉ có thể đồng nhất cùng thời gian chứ không có thể chế ngự được. Bởi thời gian chi phối lên tất cả, theo từng giai đoạn mà nó sinh thành tất cả và hủy diệt tất cả. Ví như thời gian của thế kỷ thứ 5 – 6 trước CN Phật Pháp sinh ra, và thời gian 500 năm sau là Mạt Pháp. Thời gian vẫn vận hành thường hằng. Hai thể đầu tiên là Khí và Nước. Cùng với thời gian cũng phải chịu đào thải vì ô nhiễm.

Và ý kiến thứ 3 của bạn là đúng. Giống như một trang giấy (hai chiều) nằm ở trong một giảng đường (4 chiều) vậy.

Hỏi: Thưa ad, tại sao các số lẻ qui ước là up, các số chẵn là down ạ?

Trả lời: Không phải tôi quy ước! Mà là mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên tiềm ẩn vốn là như thế!!

Ta cứ quy chiếu một cách quán tính thông thường thôi nhé: Up, được mặc định là lên, thăng, phía trên… Down là xuống, giáng, phía dưới…

Quy chiếu theo lý của Dịch thì: Thăng thuộc Dương và Giáng là Âm rồi vậy! Quy nạp tất cả các giá trị kia cũng đều mô phỏng như thế cả thôi. Vậy thì các số lẻ thuộc Dương và các số chẵn thuộc Âm vậy.

Bằng như ta nói quy ước thì đó là do Tạo Hóa đã quy ước như thế. Ta chỉ việc lấy tượng trời và sắp theo thế đất nữa mà thôi. Suy ra mà dùng, diễn ra mà dùng. Đó là Đạo, bởi:

“Người bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên”. Lão Tử đã suy diễn như thế.

Hỏi: Tại sao ad lại dùng mô hình hậu thiên để diễn tả ma trận phân tán mà k phải là mô hình tiên thiên ạ?

Trả lời: Vì mô hình hậu thiên là số thành. Còn tiên thiên là số sinh. Vì thế khi diễn đạt ra cho rõ ràng tất cả là phải dụng ở sự thành quả. Còn nguyên nhân là thuộc về vô hình. Và nó được phối cùng hậu thiên mà thể hiện ra ở số đấy thôi. Tất cả những số (tượng) đó thuộc là của tiên thiên. Hình là của hậu thiên. Và tiên thiên cũng có cách dụng khác của nó. Nên tôi gọi hậu thiên là “Ma Trận Phân Tán” và tiên thiên là “Quỷ Phương Tụ Hợp”.

Ta tham khảo:

Hình đính kèm

Ta xét thấy biểu đồ tiên thiên là động nên biến, và trong chiều thời gian lẫn không gian, giới hạn trong các quỹ đạo khả dĩ, khiến có bất định số 18, nơi đáo xứ của địa phương biên. Thuộc về Thuyết Tương Đối, nơi vũ trụ khác.

Còn biểu đồ hậu thiên là tĩnh, nên hiện tất cả các chiều không – thời gian, là đủ định số 15, hình thành định xứ nơi mọi miền của địa phương biên. Thuộc thuyết Lượng Tử, dành cho vũ trụ hiện tại.

Ta phải nắm được Thuyết Lượng Tử trước đã. Sau mới có đủ khả năng để bàn tới Thuyết Tương Đối cho được.

Bằng không thì cứ rối loạn lên hết, cuối cùng rồi cũng không nắm bắt được gì cả.

Hỏi: Xin Thầy chỉ rõ sự phối đồ hình bát quái và cửu cung ở Tiên Thiên bát quái ( Quỷ phương tụ hợp ) được ko ạ ? Xin Cảm ơn Thầy rất nhiều !

Trả lời: Nói chính xác là không phải ai phối ở đây cả. Mà là Tạo Hóa phối. Bởi hệ thống sao trên bầu trời vốn đã là như thế rồi. Và ta gọi đó là Thiên Văn (văn của trời, là Thiên Thư). Vì thế nếu các nhà Trung Thiên Đồ biết được thì sao dám cả gan mà đổi sao trên trời cho được. Việc làm của các vị ấy giống như đổi Sao Nam Tào sang Sao Bắc Đẩu vậy!!! Hay thật đấy!

Vì thế nên ta thấy: Một trong các Trung Thiên Đồ, đã đổi số 4 sang số 2. Thế nhưng 4 sao trên trời, ở về góc cung Tốn, thuộc Đông Nam là bộ Sao Tứ Phụ (có 4 ngôi). Còn số 2 bên góc Tây Nam, thuộc cung Khôn, lại là bộ Sao Hổ Bôn (có 2 ngôi). Tôi nhắc lại câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhé: “Đưa tay với thử trời cao thấp. Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”.

Hỏi: Phải chăng cái Ma trận mà Kí sự bên kia không gian chiều thư tư đưa ra Chỉ là Hà đồ phối Lạc Thư(Tạo

Hóa đã định như vậy rồi) khi chúng ta mang Hà đồ chồng lên Lạc thư sẽ ra như vậy.

Cũng như phối Tiên thiên và Hậu thiên sẽ bật ra Trung thiên vậy..

Đó cũng là bản chất của Dịch...?!

Trả lời: 1. Thứ nhất là không hề có cái gọi là Trung Thiên Đồ trong mô hình của Tạo Hóa bao giờ cả. Tôi đã có nói rồi: Là các vị đó đã không phân biệt được giữa Tam Tài và Lưỡng Nghi, bởi lạc gốc ban đầu nên suy diễn lầm. Lưỡng Nghi chỉ có Tiên và Hậu là hết. Tam Tài thì lại là Thượng-Trung-Hạ. Từ đó mới suy diễn lầm cái gốc của giá trị đó mà rằng: Nếu có Tiên Thiên và có Hậu Thiên thì phải có Trung Thiên!!! Cái sự lầm lẫn là ở chỗ này.

Dẫn tới họ mang Nhân mà phối hợp với Quả, nên mới tưởng là sinh ra cái Dị Đồ là Trung Thiên.

Bao giờ ta biết và hiểu rõ về Nguyên Nhân (tiên) và Thành Quả (hậu) đi. Hẵng nói đến việc ghép vào đâu, và điều đó có ra được cái gì không?

Giấy là gói được rất nhiều, nhưng không phải vì thế mà ta suy diễn là gói được cả Lửa. Cũng như râu là mọc ở trên cái cằm (càm). Thế nhưng đó là cằm của đàn ông chứ không phải là của đàn bà cho được.

Nếu như người mở đường mà sai lối, rất nhiều người đi vào theo là nguy… Thì thôi, các bạn cứ việc ghép sao cũng được. Nếu ta không đủ để hiểu nguyên nhân nào. Hãy dùng toán học để tính toán và tìm lời giải. Nếu đáp số đúng, ắt các bạn đã đúng. Đó là khoa học.

Một sự suy diễn sai lầm rất trầm trọng. Nhân không phải là Quả cho được.

2. Tạo Hóa treo cái Tượng. Có nghĩa là khi tạo lập vũ trụ, Tạo Hóa đã chuẩn bị sẵn tất cả cho loài người rồi. Khi ai đó phát hiện được thì gọi là phát minh. Nếu như ta chưa phát minh ra, thì có nghĩa là điều đó vẫn đang còn tiềm ẩn trong vùng tối của vũ trụ.

Tóm lai: Cái yếu tố đã khiến cho Lưỡng Nghi và Tam Tài dễ bị trộn lẫn vào nhau chính là thành phần “Âm – Dương”.

Các bạn thử xem nhé: Các đối tượng bao gồm; Thái Cực, Lưỡng Nghi. Tam tài, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Lục Cõi, Thất Diệu, Bát Quái, Cửu Cung. Đều có Âm và Dương hiện diện xuyên suốt cả. Sẽ khiến cho mọi người lầm lạc hẳn đi, mà không biết được cái nẻo nối thông suốt các ma trận đấy là như thế nào nữa cả.





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét