Sự phát triển của của nền khoa học dựa trên hai nền tảng để thiết kế mọi Lý Thuyết hay Định Luật là:
Khi ta có mô hình, thì dựa trên mô hình đó mà lập lý thuyết để mô tả. Hướng thứ hai thì ngược lại như: Nếu không có mô hình, thì ta lập giả thuyết. Rồi dựa trên giả thuyết đó mà thiết kế và xây dựng mô hình.
Chúng ta xét thấy giữa lịch sử của nòi giống Tiên Rồng và lịch sử của Nhà Phật vốn đã có cả mô hình lẫn lý thuyết. Tuy nhiên những mô hình cũng như lý thuyết đó rất tản lạc và bị vùi lấp cùng với mô hình của thời gian lẫn không gian! Vậy sau đây, tôi sẽ phác thảo lại bức tranh đó như sau. Chúng ta cùng nhau thưởng lãm nhé:
Lưu ý: Bởi Einstein từng ước mơ: “… Có lẽ ba trăm năm sau, chúng ta đã phải quay trở về với vấn đề gốc của sự chuyển động. Dò tìm những manh mối nào đã từng bị bỏ sót qua trước đây. Và bằng cách đó, chúng ta sẽ vẽ lại bức tranh khác của thế giới”. Đã thế, tưởng không có gì bất hợp lý, khi tôi phác thảo bức tranh đầu tiên này như sau (chỉ mới giới hạn trong miền không – thời gian của Sử Tiên và Kinh Phật):
Vào thời điểm đương thời tại thế của Phật Thích Ca. Người biết rất rõ về sự kiện của nạn lụt hồng thủy vừa xảy ra cách đó không lâu. Dĩ nhiên Người càng hiểu rõ và thấu suốt mọi sự việc hơn bất kỳ ai khác trên bình diện địa cầu khi đấy… Ví như ẩn dụ của Phật về hình tượng của một con Rùa mù trên một đoạn của dòng sông. Đang tìm bọng cây mục để xuôi ra biển cả…
Ta suy thấy dấu tích của Thần Quy trên sông Lạc, dẫn Ông Ích và Đại Vũ khai sông ra biển để trị nạn hồng thủy khi xưa. Đến thời điểm của Phật ra đời thì giai đoạn lịch sử đã lập lại quy luật phản ảnh trong trận lụt Sơn Tinh và Thủy Tinh. Và sự chuyển kiếp của con Rùa ngày trước, đang hóa thân vào Thần Kim Quy mà nhà nước Âu Lạc đang tôn thờ trong thời An Dương Vương.
Phật Thích Ca đã quán xét thiên tượng của vạn sự trong vũ trụ…, và Người biết rằng: Còn một yếu tố quan trọng nhất, để hình thành Đạo Pháp. Đang ở phương Đông - Nam, đối với nước Ấn Độ khi đấy. Thế cho nên ta mới thấy sự xuất hiện của hai đại đệ tử của Người tại Việt Nam! Người thứ nhất chính là Kiều Trần Như, đến nước Phù Nam!! (là miền nam việt nam ngày nay). Và người thứ hai không ai khác hơn là Đề Bà Đạt Đa, tới nước Âu Lạc!!! (thuộc miền bắc việt nam ngày nay).
Dĩ nhiên với khả năng của Phật thì sự việc hai nước này chia hai, từ sự kiện Lạc Long Quân và Âu Cơ tại Nghĩa Lĩnh, là khó có thể che mắt Người cho được. Thế cho nên ta mới thấy có sự hiện hiện của cả hai vị đại đệ tử này của Người trong thời điểm đấy, thấp thoáng trong một vài trang sử khuất của Việt Nam tại hai nước này.
Vật chứng còn vương dấu tích của Đề Bà Đạt Đa và Kiều Trần Như lại là ở một vài tỉnh miền bắc và miền nam hiện nay: Vẫn còn thờ tượng “Chim Thần Kinari và Garuda”! Bởi hai vị này trước khi về với Phật, tiền thân của họ là đạo Balamon và Kỳ Na giáo. Và loài chim này, Phật Thích Ca cũng từng gọi là Kim Sí Điểu (Ca Lâu La)!!
Mục đích chính của Phật ngày đó không phải truyền bá đạo sang đây. Mà là tìm Kinh Dịch của dân tộc Kinh Việt và Dương Việt, đang tản lạc do chiến tranh khi đấy gây ra. Bởi Kinh Dịch là yếu tố chính, quyết định để thành đạo và có tầm gây tác động ảnh hưởng lên toàn cục của vũ trụ. Phật Thích Ca biết rất rõ điều này, và Người muốn hợp nhất đạo làm một để đi đến sự chu toàn của Đạo. Dĩ nhiên hai vị đại đệ tử đó phải bày tỏ cũng như chứng minh chính pháp của Phật đối với hai nước này, và cả khu vực toàn vùng khi đấy là chính đáng rồi vậy.
Thế nhưng hai vị đại đệ tử ngày đấy, đã không tìm thấy Kinh Dịch tại hai nước này!? Nguyên do là họ không hề biết rằng: Chu Văn Vương đã trộm, cắp mất Kỳ Thư này từ thời Vua Hùng Vương thứ 6 trước đó rồi. Phật xét tượng thiên thư, quán thế địa lý mà biết được nguồn gốc Kỳ Thư này tại hai nước của dân tộc Việt khi đấy, Thế nhưng hiện vật là Kinh Dịch đã bị thất lạc mất từ bao giờ rồi?!
Từ đây ta có thể suy ra và hiểu được vì nguyên cớ gì, mà Đề Bà Đạt Đa sau khi trở về từ nước Âu Lạc, đã nổi loạn cùng Phật Thích Ca rồi vậy. Ta thấy là Đề Bà Đạt Đa vốn là anh em chú bác với phật, thuộc hàng vương tôn nên mới dám làm loạn cùng Phật. Còn Kiều Trần Như là không dám rồi.
Mọi chuyện lại rơi vào quên lãng… Đạo Phật bắt đầu suy thoái tại Ấn Độ trước sự xuất hiện của Chankara vào thế kỷ thứ 1 trước công nguyên. Và người ta lại quay trở về với đạo gốc của họ ở Ấn Độ là Hindu. Đúng với nhận định của Phật là sau 500 năm sau, mạt pháp vậy.
Đến thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Long Cơ khởi xướng và lập ra Đại Thừa và Tiểu Thừa. Ta thấy Long Cơ truyền lại cho em của mình là Long Trí. Và Long Trí đã truyền sang Mông Cổ và Tây Tạng. Vậy ta xét thấy; Nguồn gốc cũng như tinh hoa của Đại Thừa đang được phát huy cao nhất là ở tại Tây Tạng. Và hiện nay là Đạt Lai Lạt Ma đang là kế thừa tinh hoa đại thừa của Phật Pháp chứ không phải bất kỳ một nơi nào nữa cả. Bởi các vị Lạt Ma là hiện nay có thể đắc quả truyền kiếp mà nhận kế thừa bảo pháp của Phật di truyền các đời nối tiếp. Ngoài ra tất cả các nơi khác trên bình diện địa cầu, không hề đắc quả vị này của pháp môn đại thừa cho được.
Ví như vị Lạt Ma của kiếp này phải bỏ xác để chuyển kiếp. Thì vị đó liền mang các pháp ấn. di bảo mà chôn, dấu tại một nơi nào khác mà không một ai được biết để gửi lại cho kiếp sau. Sau khi qua đời, liền sau đó nếu đầu thai tái sinh lại bất kỳ là ai khác ở kiếp lai sinh đó. Người này liền lên tiếng mình chính là Lạt Ma truyền đời kế tiếp, và người đó liền mô tả chính xác từng hiện vật đã chôn giấu, liền đi đến khai quật lên nhận lại, để chứng tỏ là hiện thân của kiếp trước vậy. Cho nên, nếu nói về Phật pháp đại thừa, ắt tinh hoa là ở tại Tây Tạng rồi vậy.
Ta xét thấy mãi đến thế kỷ thứ 5, thì Bồ Đề Đạt Ma lại quyết định đi tìm kỳ thư một lần nữa. Và dĩ nhiên Đạt Ma phải sang Trung Quốc thôi. Vì Đạt Ma biết ngày trước Đề Bà Đạt Đa và Kiều Trần Như đã từng sang nước Việt rồi mà không tìm thấy bên đó cho được.
Và Bồ Đề Đạt Ma đã gặp phải Đạo Lão và Đạo Khổng đang thời thịnh vận tại bên Trung Quốc. Hai mối đạo này đều châm rễ trong Kinh Dịch mà phát triển cùng nhóm bách gia khi đấy. Thế nên ta thấy Tạo Hóa đã khải định thiên tượng công cuộc tìm kỳ thư này vào cuộc đời của Đạt Ma trong giai đoạn đó như sau: Đạt Ma đã truyền cho vị tổ thứ nhất là Huệ Khả. Và vị tổ cuối cùng là Huệ Năng. Điều này có nghĩa là Phật pháp chỉ có “Khả - Năng” phát huy đến chu trình thứ 6 là hết! Bởi Huệ Năng cũng là vị tổ thứ 6, dứt!!!
Vậy ta lại phải khảo xét tại thời điểm cuối cùng này xem có những oan khốc nào đã xảy ra hay không? Bởi Đạo pháp của Phật chỉ có thể truyền đến đây là hết, và điều này cũng đã được phản ảnh thiên ý trong tượng trời như thế rồi. Chúng ta tiếp tục khảo xét nhé:
Nghe rằng: Khi ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền đời lục tổ thì ngũ tổ đã dự kiến truyền cho Thần Tú. Bởi Thần Tú là đồ đệ xuất sắc nhất khi đó. Bất ngờ lại xuất hiện Huệ Năng. Và cũng trộm biết được có sự việc là ngũ tổ Hoằng Nhẫn, đang đêm truyền bảo pháp cho Huệ Năng rồi dặn lục tổ chạy đi kẻo Thần Tú phát hiện!
Liền sau đó, khi Thần Tú hay tin Huệ Năng đã được truyền ngôi lục tổ và di ấn. Thần Tú bèn cấp tốc truy đuổi để cướp lại di ấn. Chúng ta không biết được sử sách mô tả cặn kẽ những chi tiết gì trong cuộc truy đuổi lúc đấy. Mà chỉ có thể nghe lại là trong lúc quýnh quáng mà chạy trốn Thần Tú lúc đấy. Lục Tổ Huệ Năng đã vô tình làm mất di ấn là bảo pháp truyền đời từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn! Thế cho nên pháp bảo chỉ truyền đến đời lục tổ là dứt. Vì không còn di bảo để tiếp tục truyền đời về sau nữa!! Thế cho nên ta thấy không hề có đời tổ thứ 7 kế thừa Bảo Pháp về sau.
Vậy trong chúng ta, đã có mấy ai quan tâm đến sự kiện này mà truy tìm chân lý thất lạc và bị chôn vùi cùng năm tháng qua hay không? Đa số trong các chúng phật tử hôm nay, khi nghe tôi nhắc đến sự kiện này đã nổi sân, si lên mà công kích rồi. Tuyệt đối không nghe chứ nói chi đến quan tâm cho được nữa. Họ chấp mê một cách tuyệt đối để tỏ ra là phật tử chính hiệu…, như Phật từng nói cùng A nan, trước lúc Người nhập niết bàn “?!”. Phật giáo đang khát khao có được những giáo đệ tỉnh thức chứ không cần mê lầm. Vì thế chúng ta cùng khảo xét một cách sáng suốt diễn biến tiếp theo để truy tìm chân lý như:
Chúng ta nhất định phải tìm xem ngày đó, lục tổ Huệ Năng đã đánh mất bảo vật gì của Phật, truyền đời sang Trung Quốc từ Đạt Ma sư tổ? Nếu thế, chúng ta hãy đứng vào hoàn cảnh (đồng nhất) từng nhân vật một để xem xét sự việc nhé.
Vậy chúng ta xét mình trên cương vị là Hoằng Nhẫn thì; Thần Tú là đồ đệ xuất chúng mà mình yêu thương nhất xưa nay. Thế nhưng tượng trời thì lại ứng vào Huệ Năng! Nếu ngũ tổ trao di bảo cho Huệ Năng thì hóa bất nhẫn trong lòng. Bằng như trao cho Thần Tú thành tàn nhẫn với lương tâm. Vậy thì hoằng nhẫn có nghĩa là; Ngày đó Hoằng Nhẫn đã trao cho Huệ Năng ngoài ngôi lục tổ, di bảo là cái Bình Bát!, như ta đã thấy phái Nam Tông với tiểu thừa ngày nay.
Còn về Thần Tú thì Hoằng Nhẫn đã trao cho cái Áo Cà Sa!! Cho nên thuộc về Bắc Tông là Đại Thừa. Điều này là sự thực, bởi tượng trời khiến nên; Chính vì Thần Tú có áo cà sa nên mới có thể (trải ra) dựng Chùa và có Tàng Kinh Các được, bởi Thần Tú là uyên bác về kinh kệ nói chung. Về phần Huệ Năng thì không có áo cà sa nên từ lý đấy mà không dựng Chùa được, chỉ ở Tịnh Xá mà thôi. Và vốn là vô sở trụ cho nên chỉ cần một Bình Bát đi khất thực, đến đâu, nghỉ tịnh xá đó, mai lại lên đường vậy.
Hoằng Nhẫn đã chia cho hai đồ đệ hai di bảo đó. Thế cho nên cả hai phái mới có thể tồn tại và phát triển mãi đến ngày nay cùng thời gian cho được. Nếu không thế, ắt một trong hai phái này không thể tồn tại cho được.
Thế nhưng sự việc rắc rối ở chỗ; Vậy thì ngày trước, Thần Tú rượt theo Huệ Năng để làm gì, là vì cớ gì?! Và Huệ Năng đã làm mất bảo vật nào trong cuộc truy đuổi đó mới được chứ!?
Vậy ta xét “áo cà sa” và “bình bát” là hai di bảo truyền đời của Phật rồi. Nếu thế thì vật di bảo thứ 3 cho đủ được gọi là “tam bảo” truyền đời nối nghiệp tổ đó là di vật gì? Tôi khẳng định di bảo đó chính là “cuốn Kinh” của chính Phật Thích Ca!! Một cuốn Kinh mà Phật đã viết bằng chính tay mình!!!
Ta cứ hình dung như sau; Trong những tháng ngày còn bôn ba đi tìm đạo. Phật Thích Ca chỉ có 3 vật trên người thôi. Đó chính là chiếc áo cà sa, bình bát và 1 cuốn “nhật ký” để ghi chép những gì phải “lưu ký” nữa! Hoằng Nhẫn trong ngày đó đã trao luôn “cuốn kinh” này cho Huệ Năng để làm di bảo truyền đời của vị tổ kế tiếp. Chính vì điều này, khiến nên Thần Tú mới truy đuổi Huệ Năng với mục đích để lấy kinh mà thôi. Chứ Thần Tú không có ý đòi lại ngôi lục tổ bao giờ cả.
Ta xét thấy; Bởi Huệ Năng đâu có biết chữ đâu! Vậy thì lấy cuốn Kinh đó mà làm gì cho được!! Và Thần Tú mới là người cần kinh, nên buộc phải truy đuổi…
Và ta lại thấy; Chính vì Huệ Năng không biết chữ. Thế cho nên trong cuộc trốn chạy đó; Ông đã quý cái bình bát hơn là cuốn kinh rồi vậy (tâm lý chung của những ai không biết chữ). Và điều tất phải đến là Huệ Năng đã làm lạc mất “cuốn kinh” đó đi rồi!!! một trong 3 bảo pháp của Phật truyền đời. Cũng chính vì thế khiến nên không có vị tổ đời thứ 7 cho được.
Cho nên khi mất đi. Lục tổ Huệ Năng đã nguyện biến thành chim Đại Bàng để bay đi tìm kinh bị thất lạc do mình gây ra. Chỉ một chi tiết này thôi, ta sẽ hiểu ngay tại sao…; Trong Tây Du Ký, thầy trò Tam Tạng khi vừa thỉnh Kinh ra thì gặp phải đại bàng (tượng của huệ năng) chụp bao kinh mà giũ ra rồi vậy. Và đại bàng thấy toàn là giấy trắng nên bay đi mất. Mấy ai trong chúng ta đọc và xem tác phẩm này mà hiểu ý trong đó là Huệ Năng đang đi tìm kinh thất lạc hay không? Chắc chắn là không đủ biết, để hiểu ý đó rồi vậy.
…Trong năm 1998, khi tôi đang trên đường bôn ba ngoài đảo vắng… Bất chợt nghe đài BBC tuyên bố qua chiếc radio: Năm 2000, nước Anh sẽ tổ chức bán đấu giá tại Luân Đôn 2 hiện vật. Một là đẳng thức bí mật của Einstein. Và hai là “Cuốn Kinh” của Phật Thích Ca được chép bằng chữ viết tay của Người! Cuốn Kinh này đã bị thất lạc và chưa một ai được biết đến!! Một người đã tìm thấy bị vùi sâu trong tuyết từ hang ngàn năm qua rồi!!! Trong buổi công bố thông tin đó, họ cũng đã trưng ra hai trang của cuốn kinh đó làm bằng chứng cho sự thật đấy!
Ngay lúc đó, tôi khẳng định những suy luận của tôi về bảo vật thất lạc này của Phật là hoàn toàn chính xác. Sau đó, tôi lại mải bôn ba nên không biết được thông tin gì về cuộc đấu giá trong năm 2000 tại Luân Đôn nữa. Tuy nhiên tôi biết; Bằng bất cứ giá nào, Hiệp hội Phật Giáo toàn cầu phải “Chuộc Kinh” cho bằng được. Tuyệt đối không có thể để cho thiên hạ mang di bảo thất lạc của giáo phái ra bán đấu giá, trước bàn dân thiên hạ cho được.
Kết luận bài viết này. Tôi chỉ lưu ý đến trọng tâm của bài viết này cùng các bạn là;
Mô hình tự nhiên của Tạo Hóa đã mặc định Phật giáo đã tiềm ẩn ý trong đời “Tổ Thứ 6” là bị thất lạc chân Kinh của Người rồi. Vậy có ai đã nhìn thấy sự mô phỏng từ Phật Thích Ca đó là phản ảnh từ sự kiện: Trong đời “Hùng Vương Thứ 6”. Dân Tộc Việt đã bị thất lạc mất Kinh Dịch rồi vậy!!!
Đó là một cáo chứng của Tạo Hóa trong thiên thư.
Vì thế cho nên chúng ta phải “Khảo Kinh”. Và cũng chỉ có dân tộc Kinh mới đủ khả năng này mà thôi. Vì Tạo Hóa đã mặc định điều đó cho dân tộc này sẵn rồi. Và tôi thuộc dân tộc này, cho nên chúng ta đang cùng khảo kinh trên trang này vậy. Và tiếp tục khảo Kinh Dịch, một di bảo của giống nòi. Để dùng những giá trị tìm ẩn trong đó mà thiết kế và xây dựng lại một mô hình vũ trụ tương lai cho nhân loại.
Phàm, hễ không phải là chủ nhân của Kinh Dịch; Ắt tuyệt đối không có thể biết cũng như hiểu được những giá trị gì tiềm ẩn trong đó cho được.
Đó là Đạo Lý.
Và thế nhân chúng ta cũng quen gọi là Chân Lý.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Bài viết này có rất nhiều điểm bất hợp lí, cần thêm nhiều chứng cứ. Chẳng hạng khoảng cách từ VN đến Ấn Độ là quá xa để con người thời đó đi qua đi lại nhiều lần được. Mong tác giả bày tỏ quan điểm. Còn rất nhiều điều còn bỏ ngõ
Trả lời: Đối với người đang ở ngoài dặm đường thiên lý. Thì điều này là “hữu lý”. Bằng như người ở trong nhà, chưa từng hành thiên lý, thì có nghĩa là “vô lý” rồi. Bạn cố gắng phát huy thêm tư duy sẽ thấy được điều “chí lý” thôi. Bằng không nữa thì bài viết này không thể nào hợp lý đối với quan điểm của bạn.
.
Cảm thán:
Đang minh mẫn đọc xong thấy tối trời tối đất.Trả lời: Tôi không hiểu ý của bạn Nguyen Minh!
Tuy nhiên cũng vẫn có một chân lý chung là: Khi ta cảm thấy tối đi, điều đấy có nghĩa là bắt đầu sáng ra. Bằng như ta vẫn cứ thấy sáng, cũng đồng nghĩa là tối vậy.Hỏi: Thời tại thế của Phật Thích Ca thì viết kinh vào gì nhỉ?
Và giấy ra đời theo tài liệu ghi lại thì cũng tầm 200 đến 300 năm TCN.Xin tác giả chỉ giáo con thêm!
Trả lời: Tôi không hiểu ý của bạn Đức Toàn?! Một câu hỏi hoàn toàn lạc đề và lạc ngoài chuyên môn của tôi! Bạn nên hỏi các nhà chuyên môn riêng, trong đề tài đó thì sẽ có câu trả lời chính xác cho bạn được.
Vì tôi trả lời cũng không lấy gì làm xác đáng cho được, lại cãi nữa, e lạc chủ đề của trang mất. Bởi vì tôi cũng chỉ thấy sách nói thôi, không kiểm chứng được, cũng không biết hơn gì các bạn cả. Mỗi người lại đọc một sách, lại suy diễn về điều mình không biết, lại cãi…, là một loại lá, giống như “Lá Cải” vậy!!!
Tôi nói rồi, hễ nói tới Đạo là mọi người hiểu đến từng mỗi chiếc lá trên tay luôn vậy!? Và thiên hạ vẫn cứ tranh cãi về đạo mãi từ ngày sáng thế cho đến hôm nay rồi.
Hỏi: Chẳng lẽ Phật đắc Nhất Thiết Trí mà cũng ko biết nổi kinh Dịch của nước Nam bị phương Bắc Đánh cắp sao? Thưa ad? Với khả năng của một A La Hán như lục tổ thì việc tìm kinh Phật đâu có khó nhỉ???
Trả lời: Điều bạn nói đó thì chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp thôi thì được. Là trong một khoảng không gian và thời gian đủ nhỏ và ngắn hạn. Bằng như ta ứng dụng vào khoảng không gian hoặc thời gian khác là hỏng ngay.
Đó là vị tông đồ thứ nhất là Phê rô. Vị này đã được Chúa Jêsu trao cho giữ chiếc chìa khóa của Nước Trời! Điều này tiềm ẩn ý là Luật Pháp. Phải tuân theo đúng quy luật, Vậy có giá trị tương đương như là phải thử nghiệm đúng quy trình, rồi tự tri mà có được.
Và vị tông đồ cuối cùng là Phao lô. Vị này thì lại đại diện cho Lòng Tin. Có giá trị là chỉ lòng tin theo như ban đầu thôi cũng đủ được.
Thế nhưng Luật Pháp là không ai qua nổi được bao giờ. Nhất định phải phạm pháp. Tuy nhiên nếu như ta chỉ cậy riêng vào chỉ lòng tin thôi thì sẽ có thể phạp pháp bất kỳ lúc nào. Đồng thời cũng rất dễ mất trật tự mà gây rối loạn.
Thế nên để được chu toàn. Lòng tin của chúng ta cũng phải tự nguyện mà đặt nằm trong luật pháp mới được.
Và cái gương của sự thử nghiệm mà thiếu niềm tin ban đầu, phản chiếu tiêu biểu nhất. Chính là tình trạng của nền khoa học của nhân loại chúng ta hiện nay.
Họ đang lo sợ người máy sẽ kiểm soát tương lai họ, là có thật.
Hỏi: Kính Ad, theo con hiểu việc Phật muốn hợp nhất đạo với kinh dịch, có lẽ là không phù hợp với quy luật của tạo hoá, chẳng hạn như việc truyền đời cũng không tránh đươc thiên số là số 6, nữa là con cũng có thắc mắc tại sao đời Hùng Vương thứ 6 đã thất lạc Kinh dịch nhưng lại tồn tại sau đó đến 18 đời Vua Hùng...( Ở đây có phải là thiên ý với dân tộc Viêt và số 18 có ý nghĩa thế nào trong hệ thống thiên số) Và trong ma trận phân tán của thầy hay như trong hà đồ thì 1-6 đồng tông còn trong lạc thư thì trục tốn - càn là 2 con số 4-6, số 4 khởi đầu tốn thay vị trí khởi ở cấn...còn số 6 có phải là điểm để quay về khởi thủy để đồng tông, hay đó là một quy luật có liên quan đến con số 6 mà thầy đang muốn đề cập đến. Kính thầy.
Trả lời: Phật muốn hợp nhất Kinh Dịch chính là hợp với quy luật của Tạo Hóa. Ta cứ xem xét thông tin trong các bài viết này cũng đã đủ. Phật đã nói đến Tam Bảo. Dịch là Tam Tài. Khi sang Trung Quốc thì ta cũng thấy phản ảnh ở; Có một sự thật là hiện nay những giáo chúng của Phật giáo nói chung cũng còn chưa đủ để nhận thấy cái gốc làm nên tư tưởng của đạo Phật tại Trung Quốc và Việt Nam nữa. Bởi đạo phật tại vùng này đã hợp nhất 3 tư tưởng của Phật-Khổng-Lão làm một mãi từ đời Tống (TQ), Lý (VN) rồi.
Về việc Kinh Dịch thất lạc chỉ là cái xác không hồn. Còn phần hồn linh, cốt tủy vẫn theo giống nòi Việt (Do con cháu bị mù hóa tư tưởng bởi Trung Quốc hết rồi, có thấy tổ tông đâu nữa). Vì thế nên con số 18 là phản ảnh các Vua Hùng là dòng Cha, thuộc Liên Sơn Dịch nên có tổng là 18 theo Quỹ Phương Trận. Linh hồn vẫn bàng bạc ở đó.
Vị trí xưa khởi ở Cấn (Liên Sơn) thiên ý là vị trí theo tiên thiên của người Việt trước ở Ngũ Lĩnh là vùng Cấn Quỷ. Thời Nghiêu vẫn hay cứ nói đến tộc phương Cấn đấy thôi. Và hiện nay phản ảnh hậu thiên là cung Tốn thuộc Nước Việt Nam hiện nay. Đó là vị trí của Sao Chẩn kiêm Sao Giác.
Phải 1-6 vốn đồng tông. Ý tại có Thủy ắt có Chung. Kẻ vô Thủy là vô Chung. Mà hễ lạc gốc cội nguồn cũng có nghĩa là vô Thủy rồi vậy. Chúng ta mong gì sự thủy chung ở những kẻ lạc loài ấy cho được.
Hỏi tiếp: Có lẽ con đã hiểu sai nhưng con xin được trình bày ý nghĩ của con theo cảm nhận cá nhân, nếu sai mong thầy bỏ qua cho, Ở đây con suy tưởng tại sao PHẬT không hợp nhất được KINH để hợp với quy luật của tạo hóa, không phải PHẬT không thể không hợp nhất được mà ở đây chính là tính phân ngôi của “ĐẠO” . Lý DỊCH theo THẦY giảng là bao gồm hệ thống LÝ THIÊN – LÝ ĐỊA – LÝ NHÂN, Theo ý con hiểu đây là ba hệ thống tam tài đại diện cho ba hệ thống tôn giáo chính trong không gian 3 chiều mà đại diện là THIÊN CHÚA GIÁO, PHẬT GIÁO và một tôn giáo đại diện cho “LÝ NHÂN và KINH DỊCH”, Trong đó THIÊN là Cha, ĐỊA là mẹ, NHÂN là con: Mà ĐỊA - NHÂN là TỬ - MẪU theo lý là hợp nhất sinh thành, nhưng nếu để hợp nhất ĐẠO là THIÊN ĐỊA NHÂN hợp nhất, thì cần THIÊN VÀ NHÂN hợp nhất nữa và ở đây LÝ NHÂN đóng vai trò TRUNG ĐẠO để hợp nhất ĐẠO nên tất nhiên SÁCH TRỜI phải trao lại về nơi này, con luôn luôn có đức tin về nguồn cội của dân tộc VIỆT, rằng con cháu RỒNG - TIÊN sẽ có người dẫn dắt để vượt qua “ hồng thủy” của thế cuộc. Cảm ơn thầy, Kính Ad...
Trả lời: Bạn Tuấn Nguyễn đã dần nhìn ra vấn đề rồi vậy. Tuy nhiên Mẫu và Tử hoặc Thiên và Nhân không thể gọi là hợp nhất và sinh thành cho được. Ta cứ xét đơn giản như thế này nhé:
Một Cha và một Mẹ, hợp nhất mới có thể sinh thành ra Con được. Nếu một Cha hoặc một Mẹ thì Lý Dịch có nghĩa là “Cô Dương bất sinh, độc Âm bất thành” vậy.Phản ảnh: Thế giới hạ nguyên tử là Up-Down-Neutrino. Nguyên tử=electron-proton-neutron. Cho đến đại vũ trụ như Mặt Trời-mặt Trăng- Trái Đất (hình thành sự sống). Tiểu vũ trụ dễ biết nhất là Ấn đường-Đan điền-Đản trung.
Đó là mô hình thực tại theo trật tự tự nhiên của vũ trụ đồng nhất. Ta cũng gọi là thực tại bản thể của Đạo.
Và cuộc này là Thiên Nhân hợp phát. Là cuộc đại loạn, cuộc cuối. Nên xét trong mô hình trật tự của tự nhiên thì tất cả thiên hạ đang phản ảnh là đầy những lầm lạc tới đáy của sự hỗn loạn mất rồi…
Và vũ trụ tự nhiên đang chuẩn bị để; thiết lập lại.
Hỏi: Thưa ngài, để đọc hết mấy dòng của ngài mà tôi phải đọc tham khảo thêm rất nhiều tài liệu khác trên mạng để hiểu về một vài thuật ngữ ngài nói, mệt quá huỳ huỳ.! Tại tài học quá thô thiển! Mong ngài chỉ giáo... phương cấn quỷ (có phải là đông Bắc) nhưng với điều kiện là quy ước xưa: nam là bắc của bây giờ không? Thứ hai đọc tài liệu về liên sơn dịch ko tìm thấy quỹ phương trận 18 .... mong ngài khai thị.
Trả lời: Phải! phương Cấn Quỷ chính là đông bắc. Ngày xưa hoặc nay vẫn thế. Do ngày xưa Hoàng Đế tìm Xi Vưu ở phương nam, nên làm cái xe chỉ nam. Thuật ngữ Kim Chỉ Nam hình thành. Họ suy không thấu, nên hiểu ngược giá trị và cũng xoay ngược sự thật. Từ đó, thiên hạ cứ lấy ngược làm xuôi tất cả, rồi ai nói xuôi theo sự thật thì lại cho là ngược.
Về Quỷ Phương thì bạn cứ học thuộc câu này là xếp được:
“Đất trời định vị, núi đầm thông khí. Thủy hỏa tương đồng, sấm gió xô xát”. Căn cứ như thế, rồi bố trí theo là ra thôi.
Hỏi: Đã đọc từ bài 1 đến bài này và vô cùng ngưỡng mộ ad siêu phàm. Nhưng vẫn có 1 thắc mắc nhỏ: ad thường nhấn mạnh nguồn gốc cái tên của dân tộc Kinh với ý nghĩa là kinh sách (cụ thể ngụ ý là chủ nhân Kinh Dịch). Nhưng tôi được biết qua sử liệu khẳng định rằng tên chính thức và chuẩn của dân tộc ta là Việt. Còn cái tên Kinh mới chỉ xuất hiện vài trăm năm trở về đây thôi, và nguồn gốc của nó là do người Thượng (thiểu số) gọi dân tộc Việt là ''Người Kinh'' vì ở Kinh Kỳ lên. Mà nghĩa của Kinh trong Kinh Kỳ khác với Kinh trong Kinh Dịch nhỉ? Xin ad giải thích giùm.
Trả lời: Dĩ nhiên, tôi tôn trọng quan điểm của riêng bạn. Thế nhưng trước hết ta phải biết cách đọc văn u mặc đã. Văn u mặc có giải thích giá trị, ý nghĩa của chữ “Kinh” này. Sau hẵng nói đến Thiên Thư.
Hỏi: Đọc diễn giải đoạn kim sí điểu mà thấy "nhức mắt". Kinh của Phật vốn là "vô tự chân kinh", làm gì có chữ viết. Thầy trò đường tam tạng thỉnh được bộ kinh toàn giấy trắng đó chính là bộ kinh thật-là tâm kinh. Kim sí điểu là sứ giả của Phật, đến để độ người chưa phải toàn giác nên mới chỉ cho thầy trò bộ kinh có chữ mà có chữ thì sẽ bị kẹt vào nghĩa, không thể diễn tả trọn vẹn thâm ý của Phật được.
Trả lời: Bạn bị sốc quá, thành ra bị “tẩu hỏa…” rồi! Nên hỏa khí xông lên mắt mới có hiện tượng “nhức mắt” đấy. Bạn nên tìm Kinh Veda của Đạo Hindu “rửa mắt” đi nhé. Bởi Garuda chính là “Vật cưỡi” của Thần Vishnu. Sau khi bạn “sáng mắt” ra, mới có thể nhìn thấy được tiền thân của Kim Sí Điểu.
Hỏi: Con có một vài thắc mắc...mong Thầy khai thị...
1- Quyển Hành Trình Về Phương Đông của GS Baird T. Spalding, trong đó có nói rằng các bậc chân sư đều đang chuẩn bị trong một vận hội mới, không biết có phải là vận hội trong Kỷ Nguyên Mới này không thưa Thầy? Cũng có nói rằng Đức Di Lặc Bồ Tát chuyển kiếp, vậy Đức Di Lặc đã hạ sanh chưa vậy Thầy? Nói đến việc này thì lại hơi có liên quan tới Pháp Luân Công hiện nay, quyển Chuyển Pháp Luân thì con có xem qua, một số ý kiến cho rằng Đức Di Lặc chuyển kiếp chính là Thầy Lý Hồng Chí, con cũng chưa rõ việc này là sao?
2- Thầy có nói Chiến Thần Xi Vưu là Thanh Long, Tiên Huyền Nữ là Huyền Vũ, vậy vị nào là Bạch Hổ với Chu Tước ạ? Còn đứng ở Trung Tâm con thấy có sách ghi là Rồng Mẹ - Fanglongmon, vậy vị nào là Fanglongmon?
3- 8 vạn 4 ngàn Pháp Môn để tu học, và Thầy có nói đến việc hiểu vạn pháp chỉ trong một pháp. Một pháp đó có phải là Kinh Dịch không thưa Thầy?
Trả lời: 1. Về các thắc mắc từ câu hỏi này của bạn thì tôi rất ngại trả lời rồi. Vì đây là cả một sự rối loạn, lầm lẫn quan điểm chung. Nếu gỡ rối, rồi trả về trật tự thực hư, gây tranh cãi, rồi cũng chẳng giúp gì cho mô hình tương lai. Tôi đã chọn xong tiêu chí là phải trên ngàn năm, Kinh điển phải ở vào đỉnh cao của tư tưởng, triết học như 5 mối đã được liệt kê ở trên trang này rồi.
Về Pháp Luân Công, thì tôi đã biết rất rõ trước năm 2000 khá xa. Sau sự kiện 1998 tôi đã không quan tâm nữa (bởi họ tính tránh ngày tận thế của năm 2000). Khoảng 5 – 7 năm nay lại sống lại! đầu tiên là miền bắc, dần vào trung, và hiện nay là nam!!! Ngay cái tên Pháp Luân cũng là gốc tại Nhà Phật mà ra cả. Pháp môn này là một trong những pháp cao nhất của Phật, thế nhưng nước Việt đã từng có vị sư đạt đến đỉnh mà vẫn không ai hay biết? Đó chính là Không Lộ Thiền Sư, từng đắc pháp Sư Tử Hống!!! Trong giai đoạn trước 2000, tôi đã xem Pháp Luân cùng hạng với đương thời là Thanh Hải Vô Thượng Sư, Lương Sĩ Hằng v.v… (chưa kể phương tây). Mệt lắm lắm. Xem ra vẫn là một trời một vực, so với Cao Đài và Hòa Hảo tại Việt Nam. Mà thôi nhé, chuyện trong nhà còn chưa xong, lại tán bao đồng đến người ngoài. Rất không nên.
2. Bộ Thanh Long- Huyền Vũ... Thật ra chỉ có 4 phương cho bộ Nhị Thập Bát Tú mà thôi. Người ta cứ lại tán thêm ngũ thần nên phải có ở giữa! Điều này giống như cứ lẫn lộn Tam Tài với Lưỡng Nghi, Tứ Tượng với Ngũ Hành mà rối loạn lên hết cả. Rồi dẫn đến vô số kéo theo như lục, bát, cửu Thần nữa… Một nồi lẩu loạn quan niệm thập cẩm! Bằng như tôi chỉ ra trật tự thì còn xa lắm…, không ai chấp nhận được. Bởi nó đại diện cho vũ trụ nên Bạch Hổ và Chu Tước thuộc ở Phương Tây rồi (là các Châu…)! Vả lại, Chu Tước là không có!! Trong cuộc thi Pháp Hoa Hội, Quyền này đã hồi phục (câu; “Quyền tinh mã tước vị thổ trĩ”), và đã được trả lại cho Ngựa Tiêu Sương rồi!!! Là Thiên Cơ, ta chưa có thể lạm bàn ra ở đây cho được.
Do nó biến hóa theo tư tưởng của các vùng miền không – thời gian toàn vũ trụ là vô cùng. Ta rất khó phân thực - hư cho được. Ví như thiên tượng đó được mô tả trong cả 4 con ngựa của sách Khải Huyền. Rồi biến hóa ra khắp vũ trụ như…; Pegasus của Hy Lạp, Al-buraq của Hồi Giáo, Uchchaihshravas của Hindu, và Tupal với toàn khối đông á!!! Mệt lắm lắm… Nhất định phải qua 49 ngày tham thiền như tôi nói, mới có thể bàn đến đây cho được. Bởi sự việc này đang mãi vùng không gian thứ 7 trở đi…
Các bạn đừng buồn, tôi đã nói tránh rất khéo rồi. Là; “Khi người ta hỏi đến những điều mà tôi trả lời thì họ không thể lĩnh hội nổi!”. Lại có vẻ như súc phạm họ, là nguy!!! Các bạn cũng nên tránh cho tôi những câu hỏi như thế, bằng như ai đã thực sự “xả chấp”, tôi cũng không ngại mà “xả lời”. Lại là khó lắm nữa.
3. Và tôi trả lời với câu cuối của bạn là: Vạn Pháp là bao gồm tất cả các pháp. Kinh Dịch đủ khả năng để làm việc đồng nhất này.
Hỏi: Phải chăng tính tham lam của loài người tích tụ nhiều đời nên mới gây ra sự sai lệch lịch sử này. Không phải cứ theo tôn giáo nào là cũng sẽ đạt đạo mà vẫn mang trong tâm một ít bụi trần, muốn tôn vinh tôn giáo mà mình đang theo, trải qua hàng ngàn năm sai lạc đi bao nhiêu.
Trả lời: Đúng như thế bạn Lam Hồng ạ! Ta cứ gẫm trước mắt mình thôi. Bàn tay phải đủ cả 5 ngón mới có thể nắm bắt được. Ai cũng cứ muốn chỉ có một ngón là duy nhất và là đệ nhất hơn tất cả thôi!!!
Hỏi: Kính Thầy, Con đọc và nghĩ có lẽ là ngón tay út vì " đệ nhất là út nhất" , nếu là ngón út thì sự quan trọng nhất của nó là như thế nào vậy thầy?
Trả lời: Thôi ta cứ bàn cho vui nhé. Nghe rất có lý! Bởi nguyên tắc của Đạo là hạ mình xuống và đưa người khác lên. Thế nhưng trong thế gian đâu có ai chịu đạo của mình đang theo là em út? Thế nên người ta cứ muốn mình là đệ nhất thì lại thành út nhất!! Kể cũng hay!
Ta cứ thử tìm đạo trên tay xem sao nhé: Vậy tiếp theo ngón Út là ngón gì? Dường như nó…, “không có tên”!? Cũng chả ai thèm để ý hay ngó ngàng gì đến cả!
Ví như các tên khác như; Ngón Cái, ngón Trỏ, ngón Giữa, ngón Út. Vậy nó tên là gì?!
Người ta gọi là Áp Út! Ai chẳng biết là áp út. Bởi áp út có nghĩa là kế chót. Một hàng người, tính từ đầu tới chót cũng đều có tên cả. Vậy kế chót là tên gì mới được chứ?
Hoặc họ gọi là ngón Danh. Lại luẩn quẩn nữa. Vì bất kỳ sự vật gì cũng phải có Danh. Thậm chí như cây cũng có danh xoài, ổi, mít v.v… Gom chung hết cũng có danh là Cây. Cũng như danh của bạn là Tuan Nguyen.
Vậy các ngón tay thì Danh là Cái, Trỏ, Giữa, Út, và… Rồi người ta lại gọi là ngón Vô Danh!!!
Nên cũng chẳng ai màng để ý cho mệt. Nó không có tên, không nói tên ra cho được. Đạo cũng thế, không nói ra cho được, không biết được. Sự việc chỉ trong bàn tay mà còn như thế. Huống hồ gì sự việc của cả vũ trụ nữa. Nó thừa nên không ai để ý tới. Thế nhưng không có nó là không được.
Hỏi: Như bác tả thì đời thứ 6 của Đạo Phật cũng xảy ra tranh giành ngay trong chính các đệ tử của Phật. Mà theo em biết đỉnh cao của Đạo Phật là từ bi buông xả. ==> đệ tử đời 6 của Phật có lẽ ko thuộc dòng Phật nữa rồi. Và từ đó đến nay chắc chỉ còn tý đạo lưu truyền chứ chả có xuất hiện thêm cụ Phật nào nữa.
Trả lời: Chính thế. Vậy nên Di Bảo truyền đời đã bị thất lạc, lấy đâu để Lục Tổ Huệ Năng truyền tiếp cho được…
Chỉ mỗi điều này thôi, thiên hạ còn chưa lĩnh hội nổi. Lấy gì mà cứ rao giảng mãi cho được vậy!? Hãi quá đi thôi.- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏