(Viết Theo Câu Hỏi Của Bạn Tuấn Nguyễn dưới bài 52).
Về thuật Độn Giáp, xưa nay vẫn mỗi sách một cách suy diễn. Chúng ta xét thấy vẫn chưa được thuyết phục một quan niệm chung về sự độn giáp này.
Vậy, trước khi tìm hiểu về hệ thống Cửu Tinh trong bài viết này. Chúng ta cùng tham khảo một quan điểm của riêng tôi như sau:
Do một Tuần Giáp là gồm 10 Thiên Can. Trong khi đồ hình Lạc Thư thì Cửu Cung chỉ có 9 cung. Vì thế nên khi phối hợp thì phải độn giáp đi cho hợp với 9 cung. Điều này cũng như hệ thống số có 10 là từ 0 – 9. Số 0 là khởi đầu và cũng là kết thúc trong hệ thống của 10 số đơn đó. Như có mà không, nên đại diện cho sự tiềm ẩn trong hệ thống đó. Hoặc như không gian có tất cả là 9 chiều, và chiều thứ 10 là chiều thời gian. Chiều thời gian này vốn tiềm ẩn và cùng đồng nhất trong tất cả 9 chiều của không gian vậy. Ở đây ta chưa bàn đến Địa Chi (12).
Thế cho nên ta mới thấy tất cả các học thuật xưa nay đều phải Dụng Ất. Tuy nhiên nếu xét theo nguyên tắc Dụng Ất thì…, Học thuật Thái Ất Thần Kinh là đứng đầu trong tất cả Tam thuật bao gồm Kỳ Môn và Lục Nhâm. Vậy dựa trên quan điểm của Thái Ất thần Kinh thì:
Thuở ban đầu Tạo Hóa gây hình vũ trụ thì: Sự xuất hiện đầu tiên là mặt Trời, rồi đến Mặt Trăng…, và tuần tự sinh thành đủ tất cả là 9 vì sao trong hệ mặt trời (nếu tính luôn trái đất là 10).
Lúc đó thì 7 vì sao kia có hiện tượng là đứng thành 1 hàng ngang, cùng với mặt trời và mặt trăng. Giai đoạn đó được gọi là giai đoạn của Thất Diệu Tề Nguyên. Và rồi từ khởi nguyên là có một số sao bắt đầu khởi động bởi lực hấp dẫn tác động từ mặt trời, và bắt đầu chuyển động, xuất phát mà xoay xung quanh mặt trời. Thời điểm đó được gọi là Thượng Cổ Giáp Tý. Nếu ta tính từ thời điểm đó cho đến tận hôm nay (2017), là đã được tương đương 10.155.934 năm rồi! Và tiếp đến giai đoạn xuất phát thứ hai là sau 10.141.310 năm. Lại thêm một số sao ở vòng ngoài, bắt đầu chuyển động theo. Và thời điểm này ta gọi là Trung Cổ Giáp Dần.
Và người xưa đã lấy bội số chung của các sao xoay xung quanh mặt trời là 3.600 mà trừ dần đi (chia) còn 360 làm quy ước chung (một vòng). Vậy ta chia mà số dư dưới số 360, thì được gọi là Vòng Kỷ Dư. Và số của Vòng Kỷ Dư này. Chính là nền móng để ta có thể thiết kế và xây dựng, mọi mô hình của bất kỳ thế cục nào trên đó.
Số thứ tự của Cửu Tinh, theo trật tự nhất định khi chưa chuyển (Phi Cung) là:
Thế nên ta xét thấy Thần Thái Nhất trực phù ở cung giữa. Thần đứng phía sau là Nhiếp Đề sẽ phi ra Cửa Khai, là cửa mở của bát môn thuộc Cung Kiền. Thế nên ta mới thấy vị trí của Cửu Tinh là phải bố trí có quỹ đạo vận hành ngược chiều so với thứ tự (9,8,7,6,5,4,3,2,1). Và quy luật Phi Tinh vẫn theo chiều thuận như quy luật của Huyền Không (theo chiều mũi tên).
Tôi trình bày một thực hành cùng các bạn, để dễ theo dõi như sau:
Theo như cách tính thì năm nay 2017 thì chúng ta có được số của Vòng Kỷ Dư là; 344. Tiếp đến ta cộng thêm cho 3. Số 3 này là theo lý của Tam Tài, là tính sai số cho những tháng nhuận, nên gọi là số doanh sai là; 344+3=347. Ta lại lấy số 347 này chia cho 9 cung thì có đáp số là: Được 38, dư 5. Vậy có nghĩa là đã vận hành được 38 vòng, và hiện tại là đang vận hành ở vòng thứ 39, thuộc số 5 là tương ứng với Thần Thanh Long, theo trật tự của Cửu Tinh khi chưa chuyển.
Vậy năm nay thì Sao Thanh Long đang Trực phù cung giữa. sao đứng sau Thanh Long là Thiên Phù sẽ Phi ra cửa Khai. Nên ta có bảng Cửu Tinh đang vận hành của năm nay như sau:
Khi ta “lập đồ bàn” như trên, “bố cục” xong, thì hệ thống của Cửu Tinh mới “lộ diện” được. Vậy thế cục này đã lộ diện thì ta mới có thể “nhận diện” được thế cục của Cửu Tinh. Và ta bây giờ có thể nói đến hai tiếng “cục diện”, để bàn về Thế Cuộc vận hành của Cửu Tinh trong năm nay để nhận định được rồi vậy.
Và vạn sự cũng đều có giá trị như thế cả. Thế nên ta mới vỡ ra được rằng: Xưa nay người ta cứ nói đến Thế Cục một cách đơn giản quá rồi.
Quy tắc vận hành của Cửu Cung là mỗi năm qua một cung. Một vòng là có 9 cung cho 9 sao Quý Thần. Năm nay đã là năm thứ 5 rồi. Vậy là còn 4 năm nữa sẽ vận hành hết một độ Mông Hạn Ảnh…
Tùy theo khả năng tri thức của mỗi cá nhân trong chúng ta tích lũy được. Chúng ta sẽ đọc được toàn bộ những chỗ không có chữ trong này vậy. Ví như ta tưởng tượng trong tâm trí mà bố những hệ thống của Ngũ hành, Bát môn, vòng trường sinh v.v… Thế cho nên tuy thế cục có bày ra trước mắt cả đấy. Nhưng giá trị vận dụng là có cao, có thấp khác nhau là thế.
Sở học của trời, không phải cứ mang giấu đi đâu cả. Vẫn cứ bày ra trước mắt chúng ta. Có tận tâm hướng dẫn, quyết chí học cũng không có thể lĩnh hội cho hết nổi, mà thi hành cho được. Sự học là truyền đạt hết, lĩnh hội còn là tùy căn cơ cũng như vốn tri thức từ mỗi cá nhân đã từng tích lũy trước đó rồi.
Cho nên các bạn có thể vận dụng lưỡng nghi, âm dương, Tam Tài, tứ tượng, ngũ hành v.v… Khí tiết, 24 sao, Bát môn, vòng trường sinh v.v… đều đắc sở dụng cả thảy.
Theo như các nguyên lý của Thuyết Lượng Tử thì gọi mô hình trên là các nguyên tắc bao gồm “đối xứng, đối xứng gương, đối ngẫu…”. Bảo đảm tổng các quỹ đạo vẫn bảo toàn là 15. Ta muốn xoay ra sao thì cứ xoay (Spin), đổi ra sao thì cũng cứ đổi (hoán đổi). Nhưng phải bảo toàn nguyên lý tổng các quỹ đạo đó. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, cho dù ta có không biết gì đến các lĩnh vực của lịch sử khác liên quan. Bảo đảm không hề phạm phải sai lầm cho được.
Tôi có thể nêu ra một vài ví dụ cùng các bạn như sau:
Như ví dụ trên đây thì ta thấy: Trên đồ bàn lập chung thì ta bố cục và tính luôn các cung quái, cửa, chi v.v… Ta gọi chung là Địa bàn. Tiếp đến bố cục Sao, Khí, Tiết v.v… ta gọi là Thiên Bàn. Và nếu tính năm, tháng, ngày, giờ sinh, các cung Mệnh, Thân v.v…, thì ta gọi là Nhân Bàn vậy.
Theo như biểu đồ trên đây thì ta đủ biết năm nay Sao Thanh Long đang trực phù tại cung giữa. Xét bốn phương, tám hướng các Thần ra sao thì đủ biết rõ. Kể cả Long Đàm, Hổ Huyệt, thời nào tụ tán ra sao. Ví như cục này thì cũng phải đủ để biết Thần đang độn tại Cung Dần, tụ khí (kết tinh) thuần dương, thuộc sao vĩ của bộ Long Đàm vậy. Thuộc hướng đông bắc, Cửa Sinh.
Tùy thế cuộc lớn nhỏ mà tính như 9 năm, 9 tháng, 9 ngày v.v… Đó chính là những giá trị tiềm ẩn của bộ Cửu Tinh Quý Thần đó vậy. Biết được quy luật này là đã đủ để gọi là “đắc sở dụng” rồi vậy.
Thiết nghĩ, bấy nhiêu cũng đã quá đủ để các bạn cùng tham luận.
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
--------------
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Đã đọc qua, hình như tác giả có chút nhầm lẫn khi tính vòng kỷ dư của năm 2017, hình như là 334 chứ ko phải là 344, nên khi cộng với số doanh sai thì phải là 337, do
Đó chia cho 9 cung phải là dư 4, thuộc về "Hàm Trì" mới đúng...! Có tham khảo qua về vài tài liệu trên mạng, không thấy nói qua số doanh sai, chỉ thấy chỉ cách tính Tuế Kể Thông thường, và số Doanh sai chỉ dùng khi ta tính tích niên theo Trung Cổ Giáp Dần, mong ngài có thể giải thích rõ hơn cho mn cùng biết về điểm này được ko?
Trả lời: Đúng! Bạn đã nhìn ra sai số. Là 334 chứ không phải 344. Có lẽ do 2 phím gần nhau nên tôi gõ nhầm, xin nhận lỗi. Cảm ơn bạn đã kịp nhắc giúp. Vậy chúng ta bố trí 9 tinh lại như trên là được (Hàm Trì trực cung giữa). Cho dù Sao nào Trực Phù cung giữa, thì năm nay Thần vẫn ẩn tại cung Dần thuộc Sao Vĩ của bộ Thanh Long nhé.
Số doanh sai này là bởi tháng nhuận mà ra. Thì lúc đấy các phép tính đều sai hết. Chu Du đã thua Khổng Minh là ở chỗ này. Bởi vì Kỳ Môn Độn Giáp khó nhất là ở phép tính Siêu Thần Tiếp Khí.
Thế cho nên ta lạc mất quy luật. Lúc đấy chỉ có “ăn may” theo xác xuất của quẻ mà thôi. Vì ta không biết là quy luật đang vận hành theo Lý Thiên, Lý Địa hay Lý Nhân (Tam Tài) để mà còn xử lý cho được nữa. Chính vì thế cho nên ta cứ thấy nói 3 năm, 3 tháng, 3 ngày, 3 v.v… trong đó. Và đó cũng chính là cái gốc của sự sai số. Bằng như ta nắm được Siêu Thần Tiếp Khí thì hoàn toàn chính xác. Đây là một trong rất nhiều số âm dương doanh sai. Ví như 49 là ta đã dự trù 1 để làm sai số cho chẵn 50 vậy.
Hỏi: Vài lời mạo muội xin Qúy vị thông cảm. Tính theo Giáp Dần (lịch Việt) không só doanh sai dùng để tính nhanh và chính xác các sao Ngũ phúc, quân, thần, dân cơ. Dùng thượng cổ giáp tý phải có doanh sai.... Vấn đề tại sao lại lấy Giáp dần (cung cấn) làm khởi điểm, độ dài ngắn về thời gian (theo lịch) của các sao liên quan đến tọa độ của nó, đều khởi phát từ mối liên quan giữa tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái (trong Dịch lý).
Trả lời: Tóm lại:
Chỉ có mỗi một điều đơn giản nhất mà ta vẫn chưa hiểu là; Ta phải lập Cục và bố được cục. Lúc đó mới có thể lộ diện để mà nhận diện được (chưa biết đúng sai nữa). Ta chưa lập được đồ bàn của Thái ất Thần Kinh có bố cục ra sao, cứ quen nói về thế cục mãi!? Ngay cả Ma Trận đã bày ra như thế rồi, còn lạc mất hết. Nói gì chưa biết về nó mà cứ nói như thấu triệt tất cả!!! Chỉ có thời gian mới trả lời được tất cả. Tôi đang hướng dẫn cách khai thác thời gian đấy (ưu tiên là các nhà bác học, chúng ta may mắn được dự bàn bởi cùng là người Việt).
Thì thôi như vầy nhé:
Khởi thủy, đầu năm thì chuôi Sao Bắc Đẩu chỉ Cung Tý. Nên lịch lấy tháng Tý làm tháng Nhất Nguyên Khái Thái, khởi đầu năm. Đến thời Đại Vũ thì đầu năm, chuôi Sao Bắc Đẩu chỉ Cung Sửu, nên lấy tháng Sửu làm đầu năm lịch pháp, gọi là Nhị Nguyên Khai Thái. Đến Nhà Chu, đầu năm thì chuôi Sao Bắc Dẩu chỉ Cung Dần. Nên lịch cũng theo đó mà thành Tam Nguyên Khai Thái với cung dần làm tháng đầu năm.
Tòa Bắc Đẩu lại là nơi mà Chiến Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ ra vào nhẵn bước để tấu khúc Tiêu Dao. Ta còn chưa biết được mình là con cháu của hai vị đấy nữa kia! Còn nói gì thêm nữa đến học thuật của cả hai vị?
Vạn sự là dựa theo tượng trời khải như thế. Không hề có chuyện con người suy diễn mà làm càn rồi đoán già, đoán non cho được. Đâm ra cãi nhau về những điều mà mình chưa bao giờ có thể biết đến cho được.
Ta cứ trao đổi nhẹ lời và công bình thôi. Chỉ cần ý thức như thế, đã đủ để được gọi là “tri thức” rồi vậy. Bằng không thì đó chỉ là những giá trị của “tạp tri”, ắt phải “loạn tri” thôi. Ta cứ phải gỡ rối dần vậy.
Và ai biết tổng các lịch sử. Tất kẻ đó đủ khả năng gỡ rối ở mọi lịch sử. Vì trật tự tự nhiên của mô hình vũ trụ chỉ là một quy luật vận hành duy nhất mà thôi. Chúng ta đang đứng trước quy luật đào thải đó.
Hỏi: Thầy có thể nói rõ hơn về cách xác định "Thần vẫn ẩn tại cung Dần " theo phương pháp nào được không ạh. Con cảm ơn!
Trả lời: Về vấn đề này thì tôi đành phải làm bạn thất vọng rồi vậy. Bởi đó chính là cách mà Huyệt Nhâm Thần vận hành tiềm ẩn trong tiểu vũ trụ! Đại vũ trụ thì cũng là nơi trú ngụ và đi về của Quỷ Thần. Tôi không thể mang ra trình bày trên mạng cho được. Ví như: Các bậc võ sư thuộc hàng cao thủ: Họ có thể ứng dụng mà đánh, hẹn ngày giờ chết của người khác được rồi vậy. Việc các cao thủ ngày xưa đánh hẹn giờ chết, hoặc liệt là bởi họ nắm được cách vận hành của huyệt Nhâm Thần này.
Trong khi kẻ không biết thì sẽ cãi cố, gây hiềm khích. Người biết thì đã vận dụng mất rồi, gặp kẻ xấu là gây họa. Đạo vốn không phải mang ra trên mạng để cho làm càn như thế đấy được.
Người luyện khí, Thiền, hành đạo mà nắm không vững để vận khí thì dễ khiến gặp đại họa.
Bởi tôi có nói Tinh có tụ và tích được Trầm thì khiến vị Thần này mới xuất được. Thì khi vị Thần này xuất rồi thì cưỡi khí mà chu lưu khắp lục cõi.
Nên mới có câu: Thần hữu Khí như Ngư hữu Thủy, Vì thế nên nếu; Khí tuyệt thì Thần mất, Thủy kiệt thì Ngư vong vậy.
Đạo không hề như thế nhân biết đến xưa nay bao giờ cả. Ta càng vào sâu, lại càng thấy ảo diệu vô cùng.
Hỏi: Thần Hồn trú ngụ ở đâu ạ?
Trả lời: Nếu như Hồn Ngụ trong Máu thì Thần lại trú trong Hồn! Hồn như cái nhà của Thần vậy. Vì thế Thần phiêu du hay kinh lý nơi đâu thì vẫn phải quay trở về. Ta có thể nhận ra bằng cảm giác trên gương mặt của kẻ bị “Thất Thần” vậy. Nhất là gương mặt của những kẻ Tâm Thần chẳng hạn. Đặc biệt, trên nét mặt của một số Thầy, Bà mê tín. Ta vẫn nhận ra được phảng phất có sự Lạc Thần hoặc Loạn Thần! Còn những ai Định Thần vững vàng thì thường thể hiện ra ở ánh mắt. Như Quang Trung, Hồ Chí Minh chẳng hạn. Vì thế nên ta hay gọi là Thần Sắc.
Hồn thì có 3 cái. Thần luôn luân chuyển mà ở trong 3 cái Hồn đó. 1 đại diện cho Chúa, Phật, Tiên, Thánh nói chung là Thanh Khí. 1 đại diện cho Quỷ, Ma v.v.. là Trọc Khí. 1 đại diện cho Con Người là Tạp Khí.
Vì thế khi Thần ngụ trong Hồn nào thì Tính Linh của cái Hồn đó sẽ phát huy mà lấn át hai cái Hồn kia đi.
Vì thế: Thanh không hòa Trọc, Trọc không đến Thanh được. Duy Con Người là trung hòa, có thể Thanh có thể Trọc. Vì thế nên mới có thể “Xuất Quỷ Nhập Thần” được.
Đạo lạ lắm, Có khi ta nói chơi mà hóa như thật, lại khi nói thật lại thành như chơi mất!
Đó là lúc mà:
1.Khi ta Thiền mà rơi vào hôn trầm (ngủ gục). Lúc đấy thì Thần đang cưỡi khí rong chơi ngoài lục cõi sẽ quên đường về mất thật đấy. Chợt giật mình thức dậy là thật sự không biết Thần lạc mất nơi nào rồi, hóa ra…; “Mất Thần” liền thôi.
2. Khi các vị thiền sư chán sống rồi (như Trần Đoàn chẳng hạn), họ bèn nhập Thiền và thả cho Thần và hồn cùng rủ nhau đi rong chơi mất luôn, không về nữa. Tuy nhiên những cái Phách là còn ở lại cùng thân xác. Thế nên ta cứ thấy các xác của Thiền sư cứ ngỡ như là ướp đấy thôi. Do ta biết tuy là xác chết rồi, thế nhưng cái tinh chất của Phách vẫn tồn tại, nên cứ có cảm giác “gợn” rất lạ, đối với những cái xác đó! Khiến thế nhân cứ mãi ngơ ngác, khoa học cũng “bó tay”.
3.Khi Tham Thiền, Thần và hồn cùng rong chơi nơi cõi âm… Những cảnh giới đó khiến cho Thiền giả hoảng loạn, cũng khiến cho Thần và hồn cũng lạc mất luôn, không về được nữa. Ta không biết, cứ gọi chung chung là “Tẩu Hỏa Nhập Ma” cho đa số tình huống đó.
Tôi sơ lược qua 3 tình huống để bạn tham khảo.
Hỏi: Vậy ad có thể nói qua về cách tính doanh sai cho mn được biết ko? Quy luật đơn giản chẳng hạn!
Trả lời:
Đơn giản 1: Vậy là câu hỏi trước, bạn không thấy số doanh sai. Và câu này bạn “đã thống nhất” có số doanh sai.
Đơn giản 2: Cuốn Thái Ất Thần Kinh, trang 338, tính từ trên xuống. Dòng thứ 5, có phép tính 3 toán doanh sai cho Cửu Tinh Quý Thần. Thú thật, tôi không muốn cái học “tầm chương trích đoạn như thế này”.
Đơn giản 3: Thường thì Tiết Khí sẽ đến vào ngày 1 và 15 âl hàng tháng. Còn 12 Chi, ta gọi chung là các Thần bao gồm Tý, sửu dần v.v… Lại đa số là chênh lệch trong 3 ngày là 30 hoặc mùng 2. Thế nên ta tính 3 ngày là vậy.
Thế nhưng, gặp tháng nhuận, nếu trong 3 ngày đó mà Thần chưa đến, trong khi Tiết đã đến rồi, thì ta phải dùng phép Siêu Thần. Bằng như Thần đã đến mà Tiết chưa đến, thì ta dùng phép Tiếp Khí. Bởi khi này thì quy luật lạc hết cả, do đã lạc qua số thành là số 4 mất rồi. Có trường hợp lạc đến 9 ngày! Tuy nhiên không bao giờ lạc ra khỏi phạm vi của độ mông hạn ảnh đó. Cho nên ta thấy 3 ngày là chuyển, 4 ngày là biến. nên tất cả đều sai do phạm luật vì lạc quy.
Vậy ta phải nắm cái cội rễ của nó có tên gọi là Phù Đầu mà dò theo dấu của Thần chi, Tiết khí đã bị thất lạc.
1.Phù đầu của Lý Thiên bao gồm; Tý, Ngọ, Mão Dậu.
2.Phù Đầu của Lý Địa bao gồm; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
3.Phù Đầu của Lý Nhân bao gồm; Dần, Thân, Tỵ, Hợi.
Vậy, căn cứ vào ngày 1, 15. Nếu Phù Đầu đã đến, mà Tiết Khí chưa xuất hiện. Thì ta Tiếp Khí bằng cách dò theo Tiết Khí ở ngày nào gần nhất thì lấy ngày đó làm khởi Vận tính đi. Bằng như Tiết Khí đã đến trước, thì ta cũng tính ngày nào gần nhất có Phù Đầu, thì ta Siêu Thần bằng cách lấy ngày có Phù Đầu đó mà chuyển vận.
Cho nên: Nếu là Tý, Ngọ… Thì ta biết là Lý Thiên, phải “Xử Lý” tính vận là khởi cuộc Thượng Nguyên. Qua 3 kỳ của Tam Nguyên mới đủ chu kỳ của Vận được. Bằng như Dần, Thân… thì tất nhiên đó là vận cuối, thuộc Lý Nhân. Chỉ còn một bước nữa là dứt, thuộc Hạ Nguyên. Khi ứng dụng, ta không được nói trời trăng, đất nước, bâng quơ gì nữa. Mà phải đi thẳng vào con người là chính (Lý Nhân). Vì thế; Con người mà hễ tâm bất chính, thì lời nói bất trung. Và ngược lại là tâm bất trung, thì lời nói bất chính vậy.
Hỏi: Dạ thưa ad! Đọc qua có thể hiểu phần nào, nhưng con vài thuật ngữ khó hiểu, trên mạng thì ko có ..! Vậy ngài có thể giới thiệu cho mn biết được quyển sách nào viết rất chi tiết và rành mạch về vấn đề này cho mn tham cứu không ạ? Vạn phần cảm ơn ad đã chia sẻ, một vinh dự vì là người con Việt.
Trả lời: Thú thật, Tôi viết bài trên trang này cũng giống như đang ngồi mà trao đổi, nói chuyện bình thường cùng các bạn vậy. Không hề có bất kỳ một tư liệu nào để tham khảo hay dò lại cả. Nhớ đến đâu thì nói đến đấy thôi. Bây giờ mà cần tôi chỉ ra ở đâu thì rất khó cho riêng tôi. Vì thế nên tôi mới nói cần đến cái biết của tổng thể nhiều người thì sẽ thấy là chính xác. Ví như từ năm lên lớp Hai. Tôi thật sự đã đọc hết toàn bộ tác phẩm của Kim Dung rồi! Bây giờ có nhắc lại là thật sự chỉ nhắc những gì đã từng đọc qua từ những ngày đó mà thôi. Chỉ ra rất khó lắm. Tôi thật sự không biết nó đang nằm trong cuốn nào nữa. Bởi những lúc đi nghiên cứu, mang không hết kinh, sách theo. Tôi chỉ xé vài trang cần để mang theo thôi, phải bỏ tất cả đi, mới có thể mang theo nổi. Đồng thời, đó cũng là kinh nghiệm để tồn tại nơi xứ người mà tôi phải đặt chân đến. Vì những nơi hẻo lánh của giai đoạn thì ta cầm cái cuốc, lưới, rìu mới hợp với địa phương. Bằng cầm cuốn sách thì họ nhìn giống như người ngoài hình tinh lạc vào vậy. Họ chỉ cần lật trang trước và sau, nếu thấy xuất bản trước 1975 là mang vạ ngay tức khắc. Bằng như chỉ có một chương dang dỡ, vài trang giấy vụn là ổn..., được tạm ở lại, xem xét sau…, thế là tôi đạt được mục đích được ở lại xứ khỉ ho cò gáy đó mà nghiên cứu…
Tất nhiên tôi là thành phần được địa phương khoanh trong quan điểm: Tốt thì trốn án, trốn nợ…!!. Xấu thì Tình báo, gián điệp…, !!!
Các bạn thông cảm.
Hôm nay, các bạn đang được đất nước động viên đọc sách là cả một diễm phúc rồi đấy.
Tóm lại: Chỉ có Kinh của các tôn giáo là tôi không dám bỏ dù chỉ một chấm, một phết (điều gì sai, tôi xóa trong ký ức). Còn lại tất cả chỉ là những chương, trang giấy đủ, để mang theo mà thôi. Vì thế, những điều tôi cần tìm. Trên mạng thật khó mà có cho được. Nhưng tôi biết, với một ít thông tin này, các bạn tìm sẽ gặp.
Hỏi: Con cảm ơn Thầy về bài viết CỬU TINH, bài viết đã phần nào giúp con hình dung về sự hợp nhất giữa HÌNH – KHÍ,…, Nhưng cũng như mọi người, bởi những kiến thức đã tìm hiểu trước đây là một quá trình thu thập rời rạc và chắp vá nên không có sự kết nối giữa các thông tin khi tiếp cận những kiến thức mới trong bài viết của Thầy, vậy nên vẫn phải cần khái niệm cơ bản ban đầu để làm phương tiện, dù đúng, dù sai nhưng vẫn phải sử dụng để định hướng, để rồi làm phương pháp so sánh và loại trừ thì mới phân biệt được thông tin để tiếp cận và đi tiếp…Trong bài này thầy đã đưa ra cơ sở PHÁT NGUYÊN…để vận dụng. Con xin được hỏi Thầy về một nguyên tắc được vận dụng trong đồ hình 24 sơn của Phong thủy đó là nguyên tắc “ TAM HỢP” nguyên tắc này gần như thấy được sử dụng trong các môn huyền học, Tuy nhiên điều con để ý và thắc mắc là ở là ở đồ hình 24 sơn: Nếu tam hợp ở địa chi thì nó là Thân – Tý – Thìn, Dần – Ngọ - Tuất… và tam hợp ở Quái và thiên can nó là Khôn – Nhâm – Ất hay Cấn – Bính - Tân… và quỹ đạo của nguyên tắc này thì khi hợp lại thành 5 hoặc 10, hoặc 15, như vậy có bảo toàn nguyên lý hợp 15 của Thuyết lượng tử không ạh! Và liên quan đến quái Càn, Khôn Cấn Tốn thì 12 đường kinh lạc có ở 24 sơn đối xứng qua tâm không hay chỉ liên quan đến 12 địa chi ( Vì con cũng đã đọc ở đâu đó nói về 12 đường kinh Tý, Sửu, …Tuất, Hợi), Theo con cảm nhận thì, về ma trận 3 này là có rất nhiều điều CƠ BẢN tiềm ẩn trong đó cần khai thác…, bóng dáng của ma trận 8 đã ẩn hiện ở trong đó nhưng có lẽ bị giới hạn bởi chính ma trận 5 để bước sang không gian của các ma trận 7 và 9. Tuy nhiên hình như là giữa các ma trận dương này tồn tại nguyên tắc giống nhau để liên thông...KÍNH THẦY.
Trả lời: 1.Ta phải biết rằng 24 sơn hướng là phản ảnh từ 24 Tiết khí. Và 2 Tiết sẽ nằm trong 1 tháng, thế cho nên ra 12 tháng. Tương ứng với 12 Địa Chi. Dĩ nhiên ta phải tính theo Tam Hợp. Và mọi người lầm lẫn ở chỗ Thiên Can lại là Vận chứ không phải Thời, là Địa Chi. Là Ngũ Hành nên không được tính Tam Hợp trong đó được. mà phải là Sinh và Khắc. Vì thế ta chỉ có thể phối hợp thôi. Vì phối.., Hợp của Chi sẽ thành Sinh của Can. Xung của Chi là Khắc của Can. Người ta không phân ra được ở chỗ này nên rối loạn nên hết. Vì thế ta phải phân ra Can là Vận, thuộc Ngũ Hành. Chi là Thời, thuộc Lục Khí. Nó đều có nguồn gốc khác nhau. Sao ta có thể nói Tam Hợp trong hệ thống của Ngũ Hành cho được! Cho nên khi phối hợp, ta thấy Can phải vận đến 6 vòng (10) và Chi thì chỉ hành 5 vòng (12). Là phối đủ 60 hoa giáp được. Ta chỉ có thể tìm thấy sắc thể X ở trong Chi, và sắc thể Y ở trong Can mà thôi. Không lẫn lộn được. Bằng như lẫn lộn nữa, thì bạn cũng đã hiểu như thế nào rồi, tôi không phải lý giải nữa vậy. Chỉ “phối hợp” thôi.
2.Nguyên tắc này hoàn toàn cùng một mô hình của Thuyết Lượng Tử là tổng các quỹ đạo, nên phải bảo toàn giá trị của đáp số đó. Tất cả là hoàn toàn đối xứng. Ví như hệ Lục Hợp là nói lên sự đối xứng qua tâm đó.
Tóm lại: Cái sai lầm này xưa nay là sai toàn diện trong các lịch sử. Ví như lĩnh vực Y Học là chuẩn mực. Thế mà họ vẫn phạm sai lầm giữa Ngũ Hành và Lục Khí như: Ngũ Tạng chỉ có 5 mà thôi, Lục Phủ phải có 6. Thế nhưng họ lại thấy 5 Tạng lại thiếu 1 cho bằng 6 của Phủ (cảm thấy mất cân đối). Nên đã cố tưởng tượng ra cho bằng được cái gọi là “Tâm Bào Lạc” để cho đủ 6 như Lục Phủ mới đúng!! Thế là họ “cảm thấy” cái Tâm Bào Lạc đó, tương ứng với cái Phủ Tam Tiêu, là họ yên tâm!!!
Hỏi: Theo Thầy thì khi tính toán hoặc trình bày mô hình cửu cung hay bat quái thì nên để hướng Bắc ( số 1) ở trên hay ở dưới là tiện dụng xuyên suốt cho các phép tính vậy Thầy. Vì hiện nay sao đệ thấy nhiều người thì thích để hướng Bắc ở trên và cũng có nhiều người để hướng Bắc ở dưới, Mong Thầy mách bảo cho ạ. Xin Cám ơn Thầy rất nhiều !
Trả lời: Về việc này thì tôi cũng đã có nói trong những bài đầu tiên rồi. Vì mọi người theo Kim Chỉ Nam xưa của Hoàng Đế mà xoay theo như thế. Nay tôi đã xoay lại theo hướng Bắc lên trên. Để phù hợp chung với quy định của toàn cầu hiện nay. Hướng Bắc là phía trên của mọi biểu đồ nói chung. Lại nữa; Kim La Bàn hiện nay cũng đã xoay theo phương Bắc rồi. Sao Bắc Cực là vị trí duy nhất trong vũ trụ, để căn cứ vào đó mà ta xác định vạn vật của vũ trụ.
Hỏi: Em rất mong thông tin như Thầy nói là đồ hình của 6 bộ khí , nhưng hình như bài thứ 12: là nhà hán và dấu vết kinh dịch, đệ tử đọc sai ko thấy thông tin của 6 đồ hình này Thầy ơi !!!
Trả lời: Là đồ hình Lá Số Thái Ất thần Kinh. Bạn nhấp chuột vào đó, thì sẽ có hình 1,2,3. Đồ hình thứ 2 là bố trí 6 bộ khí theo hệ thống để Thiền.
Hỏi: Kính Ad! hiện tại ta đang ở hữu gian ngũ khí (tháng 10 AL) phải không ạ? ví dụ người mệnh Mộc - Tang đố Mộc thì nên lưu ý thời điểm nào là ạ?
Trả lời: Quá Khó! Bởi vì một khi ta đã luận đến Khí thì điều này cũng có nghĩa là ta Luận Đạo rồi vậy. Do khí vốn là vô mùi, vô vị, vô tướng, vô sắc. Và đó cũng chính là Điều mà Phật từng ám chỉ đến. Chúa cũng gọi là Thần Khí sự thật.
Là đỉnh của mọi đỉnh. Trong trang này cũng sẽ đi đến đó thôi. Tuy nhiên lúc này là quá sớm để bàn đến. Khí vốn là vô hình, là ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư.
Ta chỉ tạm biết trước như thế này nhé: Hàng năm thì khí khởi vận ở tại tiết Đại Hàn, là chỗ mũi tên trên đồ hình Lục Gian Khí. Khởi là Thủy nên đó là vị trí của Thủy Khí, ta để tại gian Sơ Khí làm khí thứ 1. Thuộc Thủy, là Hàn khí. Rồi Thủy sinh Mộc, nên Mộc Khí là Phong, xếp trong gian nhị Khí. Mộc sinh Hỏa nên gian Tam Khí thuộc Hỏa là Nhiệt. Nhiệt rời đến Thử Khí tiếp đến. Tuy nhiên theo Ngũ Hành thì Thổ ổ Trung cung, nên ở đây có 6 gian Khí nên Thổ (Thấp Khí) phải chiếm cung thứ tư là Tứ Khí, lấn Thử Khí sang gian thứ 5, cũng là Hỏa. Và cung thứ 6 thì Thổ sinh Kim, là Táo khí.
Tuy nhiên do chia Tam Âm, Tam Dương cho 6 bộ khí. Nên hàng năm mùa xuân thuộc Mộc khí khởi đầu năm. Cho nên nếu tính khí sinh thì tại gian lục Khí. Bằng như tính khí thành thì tại gian sơ Khí là Mộc.
Cho nên khi chuẩn bệnh tìm nguyên nhân thì tại cung khởi thủy (6), và phát bệnh thì tại mộc (1). Vì thế nên Thủy Khí phải ở tại tiết Đại Hàn kiêm 4 Tiết, cho nên Lập xuân thì phải chuyển giao cho Mộc làm đại diện ở sơ Khí rồi. Cho nên tuy là Khởi Thủy nhưng không được tính thành Sơ Khí, để còn nhận bàn giao làm Chung Khí nữa. Rắc rối vô cùng.
Và từ ngàn xưa đến nay, Khí vẫn chuyển vận vẫn cứ như thế, bất di bất dịch. Nên được xem là Chủ Khí.
Khách Khí còn phức tạp hơn thế nhiều lần hơn nữa. Bởi Chủ thì ở tại chỗ nên Tĩnh (Quy Tàng Dịch), Khách thì đến rồi đi nên thường Động (Liên Sơn Dịch) không ngừng. Ví như năm nay thì Khách Khí thuộc Vận của Mộc Khí. Cho nên Chủ thuộc Thủy thì sinh cho Khách
Ta sẽ bàn sau nhé.
Hỏi: Có lẽ tác giả gõ nhầm không nếu tính số vòng kỷ dư từ năm 2017 thì ta có số vòng là 334.
Trả lời: Phải, là do tôi đã gõ nhầm. Về điều này thì bạn Dũng Nguyễn Văn đã có phát hiện và trao đổi ở cmt phía bên trên rồi đấy. Tôi có trả lời là cũng tôn trọng bạn ấy nên đã không chỉnh sửa và cứ để như thế. Vậy, tôi cũng có vấp phải sai sót do tính hấp tấp đấy. Các bạn không phải ngại khi có sai sót gì đâu nhé. Đấy là đặc tính chung của nhân loại chúng ta mà Tạo Hóa đã có ý cấu tạo thành. Vấn đề là ta phải đủ để nhận ra đâu là lỗi cẩu thả, lỗi chính tả, lỗi sắp chữ và lỗi sai lầm do thiếu hiểu biết. Gây ra…
Thêm: 1. Người Nhật còn có một tuyền thuyết nữa là… Ngày xưa, Thần Chiến Tranh đánh nhau đến long trời lở đất, rơi xuống biển… Hình thành nên các đảo của Nước Nhật hiện nay!
2. Ao trời trong ẩn ý đó là muốn nói đến mặt trời từ đông là biển, sang tây là núi. Đó là vị trí của quẻ Đoài. Vốn là cái Đầm của trời đấy. Là Kinh Dịch của Người Việt. Là cái ao hồ Động Đình. Là cái Đầm Nhất Dạ của Chử Đồng Tử mà ra cả. Biến hóa trong cuộc Vận vừa qua rồi là phản ảnh ở Cái Hồ Gươm mà Thần Kim Quy vừa ra đi là dứt cuộc.
3. Trống theo ý cuối của bạn thì phải được hiểu đó là Đạo. Đạo vốn trống không. Thế nhưng tất cả lại nằm ở trong đấy đấy. Bạn phải thấy Chiến Thần và Tiên Nữ vốn sở hữu Nhạc Trời qua Tiêu Khúc và Dao Cầm rồi. Văn hóa của giống nòi này có đủ các nhạc cụ như:
1- Đàn là Dao Cầm.
2- Kèn là Tiêu Khúc.
3- Trống là Trống Đồng. “Trống Sấm, nên mới có Búa Sấm, (búa việt)”.
4- Và Cồng Chiêng là Chập Chả.
Tất nhiên Vũ điệu Nghê Thường với chiếc áo Thiên y hay Vũ Y của Tiên Huyền Nữ là đủ để nói lên dân tộc Việt sở hữu nhạc Trời rồi vậy. Vấn đề là nhất định phải phục hồi.
Lưu Ý: Những bài viết này, các cmt trước đây là rất bình thường. Còn như những cmt sau này là một giá trị hoàn toàn khác. Các bạn nào mới vào xem sau sẽ hoang mang đấy. Do không theo kịp nội dung rất sâu trong các bài viết đã qua.
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏