📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.56 - MỞ HƯỚNG KHÁC! | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

 

Với thế giới Ma Trận vừa qua, chúng ta thấy rằng không thể nào xác định được một mô hình vũ trụ thực tại cho được. Bởi vì cả một thế giới Ma Trận đầy hỗn loạn như thế, mô hình nào cũng đều khả dĩ như nhau. Mặc dù chúng ta đã sử dụng đến công cụ toán học rồi. Các bạn thấy rõ ràng là chúng ta không thể nào xác định cho được.

Thế nhưng ít nhất thì điều này cũng cho chúng ta nhận ra được một điều rằng: Đó cũng chính là lý do mà tại sao xưa nay chúng ta không một ai có thể đắc đạo cho được. Nơi đây là chúng ta đã thấy rất rõ mô hình thực tại rồi, vậy mà còn không thể nào xác định được. Huống hồ chi xưa nay chúng ta hoàn toàn chưa biết gì về những thực tại tiềm ẩn này cả, vậy mà chúng ta cứ muốn đi tìm sự giải thoát một cách vô lý như thế!

Thì thôi, chúng ta hãy khoan nói về Đạo. Mà hãy bàn đến thực tại trước mắt là tìm cho được một đường lối (mô hình) nào đó cho một tương tai chung của nhân loại chúng ta. Bởi vì mô hình cận tương lai là một hoàn cảnh mà quy luật của tự nhiên đang vận hành đến thời điểm hủy diệt rồi. Thế cho nên bằng bất kỳ giá nào, chúng ta hôm nay cũng phải xác định cho được một lối thoát chung cho tương lai gần.

Vì thế, nên chúng ta phải quay trở lại. Bắt đầu xem xét lại quỹ đạo của mô hình nào, từ những điều đơn giản nhất như: (Bởi đây là địa phương khả dĩ nhất rồi. Ta chưa vượt qua được thì cứ phải dậm chân tại chổ mà thôi. Bằng như cứ đi vòng vòng, rồi lại về đến tại vị trí này mà thôi).


Chúng ta xem xét và so sánh 3 biểu đồ trên đây. Chúng ta cuối cùng cũng xác định được một quỹ đạo của số vận hành theo thứ tự chung nhất trong biểu đồ trung hòa thứ 3.

Đối với Thuyết Lượng Tử thì các cha đẻ của học thuyết này từng đã khẳng định rằng: “Thật ra chúng ta không còn điều gì để tìm nữa! Mà vấn đề cần tìm chỉ còn là những mối liên hệ hay một trật tự nào đó nữa mà thôi”. Đã như thế, chúng ta bắt buộc phải lục tung mọi ngóc ngách vạn sự. Kể cả trong mô hình của Không – thời gian, xem xét đến những mô hình nào có tính liên quan đến như:

Đối với hình 1 thì chúng ta đã quen với mô hình này. Đó chính là một mô hình có sự đối xứng tuyệt đối. Thế nhưng để có thể nhìn ra được sự đối xứng đó thì chỉ có tầm nhìn của các nhà chuyên môn mà thôi. Còn đại đa số trong chúng ta thì không nhận ra cho được. Và đó cũng chính là biểu đồ với mô hình chuẩn. Trong hình thứ 2 thì đây chính là cái mà các nhà chuyên môn gọi với thuật ngữ “Đối Xứng”. Vậy thì hình 3 phản ảnh là sự “Đối Xứng Gương”, là mô hình mà chúng ta đã quen với tên gọi Ma Phương của Lạc Thư. Và hình 4 lại có tên là “Đối Ngẫu”.

Trong cuộc khai quật và khảo sát lại những giá trị như các mẫu hình trên. Ta rút ra được hai quỹ đạo vận hành có xuất hiện điều dị biệt, sau khi đã điên đảo hết một lượt để xem xét mọi ngóc ngách trong mô hình đó.

Tôi lưu ý chung: Ta cần phải hiểu dị ngữ “điên đảo”! Ví như ta dựng một cây bút hoặc thước kẻ, theo chiều đứng bình thường. Nếu ta xoay ngược đầu bút 180 độ thì được gọi là “đảo” (đảo ngược lại). Và khi ta xoay cây bút đó với khoảng nghiêng 45 độ, giao động tùy ý. Thì điều đó có nghĩa là “điên”. Ví như người cứ nghiêng qua, nghiêng lại một cách không được bình thường, thì ta hay gọi là “kẻ điên” vậy.

Tuy nhiên sự điên ở đây, ta phải chỉ được hiểu là cái “tính điên” chứ không phải là “chất điên” đâu nhé! Một lý tính của sự điên, nhất thiết cần phải có, để làm thay đổi toàn bộ cục diện hiện nay mà nền khoa học đang vọng khát. Vì thế các bạn có thể hình dung giống như sự xoay (Spin) trong thuật ngữ của các nhà chuyên môn vậy. Là lý tính của sự điên đảo chứ không phải là điên loạn đâu các bạn nhé. Tuy nhiên cũng chỉ một bước mong manh như sợi tóc nữa thôi, không khéo là chúng ta sẽ rơi vào sự điên loạn thực sự.

Thế nên, ta xét thấy trong biểu đồ của mô hình 4 với phép đối ngẫu, lại xuất hiện một quỹ đạo khác với các quỹ đạo đã được quan sát trước đó. Và tôi cũng phân tích chi tiết 2 quỹ đạo này, để các bạn hiểu sâu hơn về nó như sau:

Với hai biểu đồ trên, sở dĩ tôi dùng màu đỏ là để biểu hiện cho dương tính. Và màu xanh là biểu hiện cho âm tính. Ta nhận thấy hai quỹ đạo đó có xu hướng hướng tâm ở bước thứ 4, trong 3 bước của quỹ đạo riêng phần. Lực này thì nền khoa học vật lý dùng thuật ngữ “hấp dẫn”. Còn Dịch Lý học thì gọi với thuật ngữ là lực “âm dương”. Ta xét thấy tại thời điểm giao nhau đó, xảy ra 3 trạng thái: 1 triệt tiêu, 2 đồng nhất, 3 chuyển hóa (chuyển pha). Vậy mọi tiến trình va chạm, đều xuất hiện 1 trong 3 trạng thái như thế. Để dễ hình dung hơn, tôi gọi tiến trình va chạm thứ nhất: Triệt tiêu là “tương tác”. Tiến trình va chạm thứ hai với trạng thái đồng nhất là “tương tư”. Và tiến trình va chạm để chuyển hóa thứ ba là “tương giao".

Thế cho nên mô hình đó sẽ được biểu diễn và thể hiện như sau:

Thế nên ta thấy trong hình 2 được thể hiện phần âm là vô hình, thuộc không gian chiều thứ tư. Cho nên trong hình 3, là với một quỹ đạo riêng phần trong không gian 3 chiều. Các nhà chuyên môn mới sử dụng phương pháp đối xứng gương, để tìm ra ảnh gương của mô hình tiềm ẩn (vô hình) trong không gian chiều thứ tư đó. Và hình 4 là phương pháp Lật mô hình (cũng là đối xứng gương). Thì ta lại phát hiện ra phản ảnh đúng với quỹ đạo chuẩn ở hình thứ 5 cuối cùng vậy.

Trên đây là những phương pháp mà các nhà chuyên môn đã sử dụng ở phía bên trong các phòng thí nghiệm, đối với thế giới hạt, thuộc nền tảng của Cơ Học Lượng Tử. Thế nhưng nền khoa học đã phạm một sai lầm rất trầm trọng đối với mô hình của phép đối xứng gương. Hay tôi có thể dùng lời nhẹ hơn là có sơ sót khi sử dụng các công cụ đó đối với thế giới vô hình. Rồi mang ra thể hiện trong không gian 3 chiều hữu hình như sau:

Quan sát và xem xét kỹ càng thì ta phát hiện ra mô hình sóng tiềm ẩn trong mô hình tự nhiên của vũ trụ vốn không phải là quỹ đạo đó! Và bước sóng hiện nay là có khiếm khuyết nhất định so với mô hình bước sóng của vũ trụ tự nhiên như sau:

Một bước sóng

Vì thế ta xét thấy mô hình sóng từ trước đến nay đang sử dụng, là không đủ nói lên sự kiện toàn cho được. Mà một bước sóng phải được đặt giá trị lại như mô hình trong hình thứ 2. Bởi giá trị thực tại của bước sóng tự nhiên của vũ trụ đó, đã được phát biểu câu trả lời trong hình ba rồi. Thế cho nên ta thực hiện đến 3 bước sóng, thì trong khi đó mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên chỉ mới vận hành có 2 bước mà thôi! Các nhà chuyên môn đủ hình dung ra những giá trị của tương lai rồi vậy.

Nơi thời điểm khảo xét lại toàn bộ những giá trị của quỹ đạo thực tại tự nhiên tiềm ẩn của vũ trụ này. Ta lại tiếp tục kiện toàn cho một giá trị nữa còn bỏ sót của Thuyế Lượng Tử. Điều tôi muốn nhắc đến cùng các bạn đó, chính là thí nghiệm 2 khe!

Qua thí nghiệm hai khe ngày đó. Faynman đã phát biểu như sau: Hạt electron đã đi qua khe thứ nhất đến màn tấm chắn phía sau. Rồi hạt electron này có thể đi đâu đó tận thiên hà Andromeda rồi mới quay lại và chui qua khe thứ hai đến màn hình!!! Ấy vậy mà trong ngày đó, tuyệt không một ai có ý kiến gì cả!? Và rồi cuối cùng Faynman kết luận một câu lấy làm sững sờ tất cả mọi tư duy đương thời khi đấy là: “tổng các quỹ đạo trong không gian”!!!.

Điều này có nghĩa là hạt electron đã đi qua tất cả các quỹ đạo khả dĩ nào đó trong không gian, trước khi kết thúc nơi vách chắn phía sau, mà ta không thể nào biết được. Và rồi Faynman cũng lại dùng giải pháp tổng các quỹ đạo để đối phó với sự kiện thí nghiệm hai khe ngày đó, và cũng vượt qua sự kiện đòi hỏi giải đáp này giống như các nhà sáng lập Thuyêt Lượng Tử trước đó đã từng làm. Vậy hôm nay tôi dựng lại mô hình của quỹ đạo electron đó như sau:


Cuối cùng thì chúng ta xác định được mô hình vận hành của vũ trụ tự nhiên có được hai quỹ đạo như hình 2 ở trên. Quỹ đạo hình tròn chính là biểu đồ trong mô hình của Thuyết Tương Đối, phản ảnh qua hằng số 360=0. (rút ra từ cách lý giải của Einstein qua giai thoại Người Mù Bẩm Sinh). Và quỹ đạo còn lại thuộc Thuyết Lượng Tử.

Tôi khẳng định, Vạn vật trong vũ trụ đều phải vận hành theo nguyên lý của hai quỹ đạo này. Từ những sự việc bé nhỏ nhất như các hạt, các quark trong thế giới nội tại nguyên tử lẫn hạ nguyên tử, cho đến điều to lớn như những hành tinh trong thiên hà của chúng ta. Thậm chí kể cả các vũ trụ khác, ngoài vũ trụ này nữa. Bởi đó chính là những định luật của Tạo Hóa. Một lý thuyết của tất cả (Theory of Everything). Trong những bài viết sắp đến. Tôi sẽ ứng dụng hai quỹ đạo này để lột tả tất cả những giá trị còn tồn đọng hàng trăm năm qua, trong hai học thuyết nơi đỉnh cao của nền khoa học hiện đại của nhân loại chúng ta.

Do đề tài này rắc rối, nhức đầu và cũng rất dễ gây nhàm chán cho đa số các bạn đọc nói chung. Nên tôi chỉ viết ngắn gọn thế thôi. Không khéo sẽ phân tâm mất.

Vậy bài sau tôi sẽ chuyển sang góc độ tôn giáo, tiếp tục quan sát những rối loạn tiềm ẩn trong đó nhé. Ta phải quan sát trên mọi góc độ vậy.


Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

---------------

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Có một chút thắc mắc sau khi đọc xong bài này của tác giả?!? Trong bài viết có đoạn này "Thế nên ta thấy trong hình 2 được thể hiện phần âm là vô hình, thuộc không gian chiều thứ tư. Cho nên trong hình 3, là với một quỹ đạo riêng phần trong không gian 3 chiều. Các nhà chuyên môn mới sử dụng phương pháp đối xứng gương, để tìm ra ảnh gương của mô hình tiềm ẩn (vô hình) trong không gian chiều thứ tư đó. Và hình 4 là phương pháp Lật mô hình (cũng là đối xứng gương)." Thưa ngài: chẳng lẽ thế giới không gian 4 chiều đối xứng gương vs không gian 3 chiều?

Thứ 2: khi một mô hình chuẩn(4,9,2,3,5,7,8,1,6) ta đối ngẫu nó đi thành ( 9,2,7,4,5,6,3,8,1) thì giá trị sử dụng sẽ thay đổi theo quy luật nào thưa ngài? Vì tôi thấy khi mô hình chuẩn (4,9,2,3,5,7,8,1,6) áp vào lá số thái ất thần kinh thì nó đối ngẫu thành (9,2,7,4,5,6,3,8,1) .. trong khi hậu thiên bát quái vẫn giữ nguyên không chuyển theo? Khó hiểu ? Mong ngài dành chút thời gian khai thị cho con và mn ?? Thank ad rất nhiều.

Trả lời: 1. Không – gian chiều thứ tư là đối xứng với không gian 3 chiều. Chính điều này khiến nên các vị thiền giả nói chung, không biết sử dụng phép đối xứng đó cho nên nhận lầm những giá trị hư (huyễn cảnh) mà áp dụng vào đời thực. Từ đó dẫn đến gây nên sự mê tín đối với đạo, cho xã hội chung. Ví như phép lật thì ta có thể xoay 2 lần mô hình đó thì sẽ có cùng một giá trị như nhau. Thế cho nên ta mới thấy trong cách hoán đổi của biểu đồ phản ứng (Ma Trận S). Qua một lượt hoán đổi như thế, chắc chắn các nhà chuyên môn sẽ có được một mô hình chính xác. Trong cảnh giới thiền, ta nhất định cũng phải hoán đổi những giá trị huyễn thực cảnh đó đúng phép mới được. Các thiền sư và thiền giả không đủ để biết đến, nên khiến xảy ra tranh cãi mà không ai chịu nghe ai cả.

2. Về phần thắc mắc thứ 2 này của bạn lại có một vấn đề như sau: Do nền khoa học cũng đã lạc mất nguyên nhân. Nên họ không biết nguyên nhân, thế cho nên họ tính từ thành quả đi ngược trở về nguyên nhân. Từ đó cho nên các biểu đồ mới đọc từ trái sang phải (căn cứ theo bản thân của mình), từ dưới lên trên như bạn đã hỏi. Đó là sai, như tôi có nói trong các bài trước là không có trật tự, gây rối loạn tất cả. Vì thế ta phải đi theo trật tự (thứ tự) của hệ thống số là; 1,2,3,4…

Và đồ hình của Thái Ất Thần Kinh là học thuật duy nhất sử dụng giống như phép đối ngẫu. Nhân tiện, tôi cũng chỉnh lý lại mẫu đồ hình của Thái Cực như sau: 

Hình đính kèm

Đồ hình Thái Cực chuẩn là phải có hình chữ S, giống như bản đồ của nước Việt Nam hiện nay (hình 1). Do xưa nay mọi người không biết đến cái lý này nổi, nên cứ vẽ lung tung lên hết. Khi thì hình chữ S nằm “ngang, ngược” lên hết. Và cũng chưa có ai nhận ra. (chỉ có đồ hình này mà còn chưa biết đúng sai, sao các vị (dịch bốc) cứ cãi với tôi về Dịch lý mà tôi nghe cho được. Kể cả các Dịch gia của Trung Quốc xưa nay cũng chưa lĩnh hội nổi. Cứ thấy hình thái cực là chép vào thôi). Do cái lý của Dịch là phương bắc thuộc Khảm là âm tính. Từ đó nên phải vận nghịch hành và giáng xuống. Và phương Nam thuộc Ly là dương tính, nên phải vận sang trái và thăng lên như hình 2 (xét theo bản thân của đồ hình). Tất nhiên do lực âm dương “hấp dẫn” lẫn nhau nên sau đó phải gặp nhau tại tâm.

Vì thế xét trái đất cũng cùng một quy luật như thế. Nên do khí lực của hai nguồn vận hành như thế, khiến nên trái đất phải có góc nghiêng sang hướng tây bắc như hình 3.

Thế cho nên phép đối ngẫu cũng như đồ hình của Thái Ất mới đưa vị trí của số 1 (xoay) sang hướng như thế.

Tóm lai: Trời đã mặc định hình chữ S trong bản đồ của Việt Nam rồi. Và đó cũng chính là Thiên Thư.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN





- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét