📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.58 - TRÊN CÁN CÂN LUÂN HỒI | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

 

OAN KHIÊN LUÂN HỒI!

Tôi đã dự định không viết gì về Phật nữa. Bởi có quá nhiều quan điểm chấp mê không tỉnh trong các chúng phật tử hiện nay lên tiếng chống đối một cách không thể hiểu nổi! Họ bất chấp phải trái!!!
Gẫm lại lời Phật cùng A nan trước lúc Người nhập Niết Bàn là: Người trong đạo phải đi dưới hầm tối và để người ngoài đạo đi trên cầu… Thế nên tôi nhất định phải thiết kế một chiếc Cầu Ô Thước cho mọi người vậy. Dĩ nhiên nếu chúng phật tử nào có bước lên chiếc cầu ấy để đi đến ánh sáng của sự thật là rất tốt. Bằng như họ vẫn thực hiện đúng như lời của Phật ở dòng trên thì tôi cũng miễn tranh luận cùng họ.
Bởi những Phật tử hôm nay còn chưa có thể biết được rằng: Phật Thích Ca ngày đó đã phải chịu quá nhiều những điều oan khốc phủ lấp từ sự mê muội của thế nhân! Nay đã là thời kỳ phán xét cuối cùng rồi. Nếu vẫn ôm giấu chứng bệnh nan y không chịu giải phẫu ắt phải chịu sự đào thải của quy luật tự nhiên mà thôi vậy. Bởi phía bên kia cầu mới là cõi Cực Lạc. Đương nhiên, sang sông trên một cây cầu, sẽ vững vàng và an toàn hơn đối với một con đò ngang.
Và nhịp cầu Ô thước đó, có cấu trúc như sau:
Tất cả chúng ta hôm nay đều biết nguồn gốc của Phật Thích Ca xuất phát là từ người Ấn Độ. Thế nhưng những Phật tử người Việt Nam chúng ta, lại không chịu biết để hiểu rằng: Tại sao Ấn Độ Giáo lại là đạo Hindu chứ không phải đạo Phật!? Vẫn thói quen trôi lạc lênh đênh khắp nẻo ta bà mà quên mất cội nguồn đi rồi. Là cả Đạo Phật và Hindu đều có chung một gốc từ Bà La Môn từ thuở Sử Thi Ri-Veda. Tư tưởng vẫn chịu sự ảnh hưởng đa thần vốn là các Thần Vật chứ không phải Thần Nhân của quá khứ nguyên thủy đó.
Phàm, “Lá rụng về cội…”.
Thế cho nên các đại đồ đệ của Phật khi mất đi. Tượng Trời ẩn dụ sự hóa thân trở về các loài vật ở kiếp sau là đều có dụng Thiên Ý của đạo ngụ ở trong đó cả. Ví như tôi điển hình là sự hóa thân của vị đại đồ đệ Ca Diếp là Cá Chép!
Do bởi trước đó Ca Diếp đã từng có lấy bảo pháp của Phật mà giấu riêng. Lại sau này còn có hành vi sắp đặt Kinh Phật có chép sai sự thật trong đó nữa. Thế nên khi chết đi thì hóa thân kiếp sau làm con Cá Chép còn chờ Thời mà Vượt Vũ Môn để mong được Hóa Rồng nữa. Trời khiến những tội lỗi đã phạm phải của Ca Diếp ở kiếp trước đối với Phật pháp đó. Mà ngàn đời sau, thế nhân cứ phải phóng sinh Cá Chép là bởi nguyên cớ đấy mà ra cả. Với ngụ ý giải bớt tội mà Cá Chép phải mang nơi kiếp đọa này.
Người đời lại cứ luân hồi trong biển mê, lại tiếp tục mê hơn khi không biết sự thật này. Họ phóng sinh loạn xạ luôn tất cả các loài cá khác nữa!! Các loài cá không phải là Cá Chép, nào có tội tình gì trong việc này mà phải phóng sinh cho nó đâu. Từ đó khiến nên càng làm rối loạn sự thật hơn nữa. Chỉ riêng Cá Chép mới thật sự cần sự phóng sinh của thế nhân, để mong giải tội, thoát kiếp mà thôi. Thế nhưng từ sự thiếu hiểu biết của thế nhân, dẫn đến tất cả các loài cá cũng được mang ra mà trộn lẫn vào ý riêng của Tạo Hóa. Khiến nên rối loạn và lầm lạc mất hết cả lên, không biết đầu mối ở đâu để mà truy tìm lại sự thật được nữa.
Hãy tự hỏi lương tâm mình xem. Khi ta tận tay thả phóng sinh cho một con Cá Chép. Có bao giờ ta biết đó chính là sự ẩn ý của Tạo Hóa trong đạo là hiện thân của Ca Diếp chăng? Không hề. Thế mong gì ngộ đạo mà thấy nẻo duyên hòng gieo duyên cho được.
Nếu chỉ xét riêng vị đại đồ đệ Ca Diếp mà đã thế. Thì sao ta có thể đủ hiểu biết để xem xét tiếp những oan khốc cũng như thiên tượng đã ẩn ý gì trong các sự hóa thân khác cho được nữa? Thế nên sự phán của Phật Thích Ca về việc đi dưới hầm tối là không thể sai cho được rồi. Sao thế nhân chúng ta không chịu nghe câu chỉ dạy đó của Phật, bao gồm cả trong lẫn ngoài đạo vậy?
Thì thôi, dù sao cũng đã đến thời kỳ cuối rồi. Tôi không ngại “búa rìu” của những dạng dư luận u mê. Ngược lại, rất cần dòng dư luận sáng suốt để cuốn trôi những tối tăm hỗn độn mà bày rõ sự thật. Bởi tôi tự biết mình thuộc hóa thân từ búa rìu (Việt) thứ thiệt của Chiến Thần Xi Vưu kia mà! Vì thế cho nên tôi tiếp tục sử dụng chiếc rìu của Chiến Thần Xi Vưu đó như sau:
Đạt Ma Sư Tổ, khi sang đây và phát hiện được Kinh Dịch. Liền hợp nhất mà chuyển hóa. Thế nên khi mất đi. Vị tổ này đã nguyện kiếp sau được hóa thân thành Rùa Vàng (Thần Kim Quy, là Lạc Thư). Hầu mong đưa mọi người sang sông thay cho cây sậy, vốn có nhiều hạn chế cho tư duy chung nơi kiếp trước của mình. Điều tiềm ẩn này ý là đạo chính ở trong bức đồ Lạc Thư của Kinh Dịch rồi vậy. Thế cho nên ta mới thấy có xảy ra sự kiện; Thầy trò Tam Tạng mới bị Thần Quy nhận cho chìm tất cả kinh phật khi trên đường trở về. Mặc dù lúc đó mọi người xem như đã đắc Kinh rồi. Lại còn sự cố mất trang cuối trên đá nữa!!! Sự kiện mà trời khiến cho Kinh tạc trên đá đó. Hoàn toàn nằm phía bên trong của chân trời biến cố của lỗ đen đối với toàn thể nhân loại của chúng ta hôm nay mất cả rồi. Sao có thể tưởng tượng tới nổi cho được. Đó cũng chính là vùng mà Phật Thích Ca gọi là Phi Tưởng Xứ địa phương.
Như kể đến sự hóa thân kiếp sau của vị tổ cuối cùng là Huệ Năng. Chính hình ảnh của Chim Đại Bàng là ý nói đến vị thế Chúa Tể của các loài chim rồi. Bởi Huệ Năng nghĩ kẻ ăn cắp Kinh đó, nhất định phải là một kẻ nào đó rất cao siêu về bản lĩnh mới có thể đoạt Kinh được. Thế cho nên ta mới thấy cái chí bay cao của Chim Bằng là: Vỗ cánh lên thẳng đến tận 9 tầng mây, sau đó mới xoải cánh mà thả xuôi về phương Nam mà thôi. Mục đích duy nhất là tìm cho bằng được; Kẻ nào dám cả gan mà ăn cắp Kinh đi mất.
Và kẻ mang chí cả xưa nay cũng thường ví von theo như: “ Loài én sẻ, thì làm sao mà biết được đến cái chí bay cao của Hồng Hộc, Chim Bằng” cho được.
Thế nhưng, sự kỳ vọng vào kiếp sau của Lục Tổ Huệ Năng xem ra cũng có nguy cơ hóa thành công “Cốc” mất luôn đi rồi vậy! Bởi phận là hậu sinh như Lục Tổ Huệ Năng, hoàn toàn không có thể nào biết cũng như ngờ tới được rằng: Hơn 1000 năm trở về trước. Một trong các đại đồ đệ của Phật Thích Ca. Có kẻ sau khi tạ thế, đã từng hóa thân thành con “chim sẻ” rồi vậy!!!
Ta lại phải biết đến nguồn thông tin trong không và thời gian cùng một giai đoạn đó như: Trong nhóm Bách gia chư tử ngày đó. Kẻ mà từng được mệnh danh là Đạo Chích này, đã từng tha chết cho Khổng Tử trong quá khứ đấy! Một bậc mà đã được thiên hạ suy tôn thành Thánh Nhân. Và đồng thời cũng từng là vị giáo chủ đã khai sinh ra Nhân Đạo. Một đạo lý vững vàng và mẫu mực cho nhân loại suốt 2.500 năm qua. Đó là lý do tại sao Đạo Lão và Đạo Chích xem thường quan điểm tư tưởng của Đạo Khổng.
Vậy đó cũng là điều mà Chim Đại Bàng hoàn toàn không có thể nào ngờ tới cho được cả. Đáng tiếc thay, người Trung Quốc lại không tái sinh một vị cỡ như Thôi Hiệu về sau này. Để các bạn cùng tôi trên trang này; Hôm nay lại được “thưởng lãm” sự ca tụng thêm một khúc thi ca của thiên hạ về một bài Vịnh, “Chim Bằng Lâu” như Hoàng Hạc Lâu được rồi. Kể ra, kho tàng văn hóa của người Trung Quốc có khiếm khuyết trong sự kiện này rồi đấy!
Tôi nói thế, bởi trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt vẫn sừng sững một Huệ Nhãn sánh tựa Sao Khuê như: “Tổ kiến hổng sụp toang đê vỡ” trong “Đại Cáo Bình Ngô”, làm bằng chứng tư tưởng lịch sử cho mai sau cùng con cháu. Hay gần hơn như có Đồ Chiểu với câu: “Giận là giận kẻ ăn cắp đồ bàn Phật”!!!
Ta lại thấy; Tượng trời lại khiến cho con vật được phóng sinh thứ hai sau Cá Chép trong tín ngưỡng Phật Giáo tại Việt Nam hàng năm, chính là Chim Sẻ!! Thiên hạ lại thi nhau phóng sinh đủ tất cả các loại chim khác thêm nữa!!! Lại tiếp tục chất đầy rối loạn khiến cho che mờ sự thật. Ta thấy khả năng của thế nhân chỉ giỏi phủ mờ và gây rối loạn chân lý chứ hiếm có thể khai sáng cho được! Ấy vậy mà mỗi khi có ai đó chuẩn bị phát quang đường lối, là ngay lập tức ném đá loạn xị lên tất cả!!!
i dà…! (Mượn cách nói của bạn Lãng Tổ dùng tạm nhé), !!!
Tuy nhiên ta vẫn thấy được rằng: Trong tất cả những sự rối loạn đầy hỗn tạp, oan khốc chồng chất suốt bao ngàn năm qua đó. Giữa đêm trường sâu thẳm, vẫn khuất mờ trong đêm đen mà mọi cái nhìn không có thể nhìn tới. Còn có một bóng chim lẻ loi trong cô độc, bởi thế nhân kỳ thị, xua đuổi. Vẫn hằng năm lủi thủi chờ đến thời điểm để mà đi… Đội đá xây cầu ô thước!!!
Thiết kế một câu cầu mãi hàng ngàn năm qua, trong lúc thế nhân đang vẫn mãi say-mê-ngủ! Nào ai có thể ngờ được rằng: Vị kiến trúc sư đó lại chính là sự hóa thân của A nan!!!
Ta xét thấy cội Phật ngày đó đã nảy mầm và sinh duy nhất một quả ngọt là A nan. Người mà đã từng đứng ra để bảo lãnh cho Nữ Giới đến với Phật Pháp. Người mà Phật đã không để cho đồng “giác ngộ” cùng các đại đồ đệ trong ngày trước. Người mà Phật đã cùng bàn luận về tương lai ngày sau của tứ chúng Phật tử, trước lúc Người nhập Niết Bàn…
A nan đã tự nguyện đi trong bóng tối. Đội đá đến trọc cả đầu vào đêm mùng 7 tháng 7 hằng năm để cho Ngưu lang và Chức nữ đi trên đấy. A nan nguyện thiết kế cây cầu ô thước đấy, để nối hai bờ trên sông Ngân Hà mà không cần phải mong ai biết đến cả. Đã 2.500 năm qua rồi. Hôm nay các bạn nhất định cần phải biết đến nỗi oan đó trên trang này. Điều này để tương xứng với sự giải oan so với tông đồ Giu đa bên Nhà Chúa. Cả hai vị đồ đệ phải chịu nhiều điều oan khốc nhất của cả hai bên!? Như thế cũng đủ để được gọi là đối xứng rồi vậy!!! Tuy nhiên nếu so sánh thì xem ra…, Cái oan của A nan có nhẹ ký hơn nỗi oan của Giu đa nhiều lắm lắm. Bởi nỗi oan của Giu đa là quá đắt.
Tôi đã gợi ý mở lối oan khốc trong Phật giáo phần nào rồi vậy. Các bạn hãy tự suy ra những giá trị còn tiềm ẩn trong đó dần nhé. Vì nếu có bất ngờ mà phát lộ được những điều oan khiên gì trong đó. Các bạn cũng đỡ phải sốc hơn, nếu tôi tiếp tục đưa cuộc du hành đi thẳng vào sự thật với một vận tốc quá nhanh.
Tôi cũng xin chép lại một bài tức cảnh nữa của tôi, khi từng đứng trên bến vắng, trước dòng sông trời trong quá khứ của miền không – thời gian đó:
Trăng hình khuyết như thuyền bát nhã
Thường chuyển lưu lai vãng ngân hà
Mặc tục khách sông trời bến vắng
Kẻ đưa đò quên giấc trong trăng.
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)



Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Nghiệp trả hoài ko hết làm sao an tâm mà niệm, cứ đến một đoạn nào đó trong hành trình lại gây nghiệp như một dấu chân đã an bài

Trả lời: Gây nghiệp hay giải nghiệp?! Oan khốc thì bỏ lướt qua, an lạc thì cứ muốn tìm đến. Có phải là “đạo lý” không? Chúng sinh đã niệm suốt 2500 năm qua rồi. Thời kỳ cuối đã đến, còn một vài năm thì niệm thêm gì nữa nếu không chịu giải nghiệp oan cùng Phật? Giống như một kẻ đã đứng trước tòa án rồi, tòa đang kết án. Không nhận, cứ niệm có thoát được không? Phải tự cứu bằng sám hối, sau hẵng mong đến Phật độ. Thế nhưng không biết sự thật thì sám hối điều gì mới được chứ? Tôi cứ đưa ra sự thật một cách công bình, ai nhận hay không là ở mỗi người. Phật tính tại tâm mỗi người cả. Nếu ta bỏ Phật Tính thì còn Nhân Tính. Thế nhưng Nhân Tính vốn lại là sự Trung hòa, là công bình!!!

Hỏi: Ta thấy rõ một điều rằng trong lần tập kết kinh điển thứ nhất:
[Yêu cầu thành lập đại hội: Trưởng lão Ma-ha-ca-diếp
Chủ trì: A-nhã-kiều-trần-như, Phú-lâu-na, Đàm-di, Đà-bà-ca-diếp, Bạt-đà-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp, Ưu-ba-li, A-na-luật[2].
Địa điểm diễn ra cuộc kết tập là chân núi Vibhara, gần thành phố Rajgir (Vương xá), kinh đô của vương quốc Magadha - gần biên giới Ấn Độ và Nepal ngày nay[1].
Thời gian: Sau khi Phật nhập Niết bàn một thời gian ngắn. Đại hội kéo dài trong 7 tháng, phật giáo Bắc truyền cho rằng chỉ có 3 tháng[3]
Người hỗ trợ tài chính cho cuộc kết tập là vua A-xà-thế chủ thành Vương xá.
Số lượng A-la-hán tham gia đúng 500 vị, những người không phải là A-la-hán không được tham gia. Do số lượng là 500 mà cuộc kết tập lần này còn có tên là Ngũ bách kết tập.
Người đọc về kinh là tôn giả A-nan, anh em họ của Phật và là người theo hầu Phật suốt 25 năm, ông có trí nhớ rất tốt. Tương truyền rằng A-nan giao kết với Đức Phật chỉ nhận làm thị giả với điều kiện là nếu có lần thuyết giảng nào mà A-nan không dự được, Đức Phật phải giảng lại hoặc nhờ một trong 10 đại đệ tử giảng lại, chính vì thể gần như toàn bộ nội dung Đức Phật thuyết giảng ông đều nắm rõ. Ngay trước đại hội có 1 đêm nhờ nỗ lực A-nan mới chứng quả vị A-la-hán, điều này nhiều người cho rằng đã có một sự "châm trước" nào đó cho A-nan bởi vì vai trò của ông rất quan trọng, nhưng nếu không đắc A-la-hán thì nhất quyết không được gia nhập đại hội. Các kinh thường được mở đầu bằng câu "như thị ngã văn..." có nghĩa là "tôi nghe như vậy, một thời, tại...", tôi ở đây chính là A-nan[1].
Người đọc về luật là tôn giả Ưu-ba-li, người rất thông hiểu về giới luật.
Hình thức chấp thuận: A-Nan và Ưu-ba-li đọc, các thành viên trong đại hội nếu đồng ý thì coi đó là lời Phật đã nói.
Hình thức lưu trữ: Thời đó không ghi ra giấy mà chỉ đọc tụng và được ghi nhớ trong đầu. Cũng vì để dễ nhớ mà các bộ kinh có kết cấu lặp đi lặp lại. Do độ lớn của kinh và luật nên mỗi một nhóm đảm trách công việc ghi nhớ chuyên biệt một số chương nhất định, những nhóm này về sau thường xuyên trao đổi thông tin với nhau để tránh việc mất mát và hiểu sai[4].
Quan điểm: tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì do Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm, cũng không bớt].
Vậy thì nếu Thích Ca Mâu Ni có thuyết các kinh đó trong thời gian người còn tại thế thì vì sao không có sự xuất hiện các kinh đó trong lần tập kết kinh điển này? Mà phải mất hơn 400 năm sau mới có sự xuất hiện của chúng, khi mà tất cả 500 vị A La Hán tham gia lần đầu đều đã nhập diệt?

Trả lời: Bạn rất đúng! Chính xác là sau 7 ngày Phật nhập Niết Bàn là Ca Diếp triệu tập tứ chúng để kết tập Kinh! Và dĩ nhiên là cuộc kết tập đó phải diễn ra đúng chu kỳ số 7 là phải đủ 7 tháng!! Ta phải xem “Thiên thư” chứ không xem “Nhân thư” nữa. Và cũng theo Thiên thư thì hiện thân của Phật là số 6, và hiện thân của A nan là số 7! Ta xét thấy từ lúc A nan được khải thị 7 giấc mơ là Phật đến ngày tạ thế. Rồi cũng suốt 2500 năm qua, cứ đến đêm “trừ tịch”, là ngày mùng 7 tháng 7 là hóa thân của A nan lại đi đội đá vá cầu trong đêm gió mưa, lạnh lẽo… một cách cô độc. Vì thế, hãy theo dấu chỉ của thiên tượng đó mà tìm Kinh 7 Pháp Liên Hoa mà tìm dấu Phật.
Các bạn phải biết; Ca Diếp chủ trì buổi kết tập đầu tiên đó, vì thế nên A nan không được có mặt. Tuy nhiên không có A nan thì không ai đủ khả năng để nhắc lại lời Phật cho được. Thế nên đã có tiếng vào lời ra là A nan đã được “châm chước” đấy thôi.
Ta cũng không được phép quên rằng: Trước lúc Phật nhật Niết Bàn, A nan có hỏi: Nếu như sau này, con giảng lại lời Phật dạy thì phải làm sao cho được. Phật phán rằng: Khi nào giảng thì cứ bắt đầu là: “Tôi có nghe nói rằng”.
Ta thấy đấy! Không phải là Kinh nói rằng hay Kinh chép rằng, bao giờ cả. Bởi vì tuy là A nan có truyền lại lời Phật dạy đấy. Thế nhưng Ca Diếp mới có toàn quyền quyết định phải nên chép gì và không nên chép điều gì vào Kinh!!! Thế nên có chết đi, vẫn cứ là Cá Chép.
Đặc biệt… Những Ngư Ông có Tiên phong đạo cốt. Lại rất thích câu để bắt Cá Chép mà thôi!!!
Thế nên trong những bức tranh dân gian của người Việt, chỉ có Cá Chép mới treo lủng lẳng sau cần câu của các ngư phủ. Bạn có hình đại diện là “Lá Chắn”, thấy thế nào?
Rất sảng khoái!!! Đó là “vị” của Đạo.

Hỏi: Đọc xong thấy sốc thật...haizzz... có một điều thắc mắc với ad đó là! Cứ cho tượng trời ẩn ý là chúng ta phải phóng sinh cá chép vs chim sẻ hòng giải bớt nỗi oan khuất! Thế nhưng tôi nghĩ việc thế nhân phóng sinh những chúng sinh khác như cá khác, chim khác (ngoài cá chép vs chim sẻ) đâu phải là không có lợi ích của nó.! Hành động đó giúp tăng trưởng Lòng từ bi, Trắc ẩn trong tâm, còn là tích thêm công Đức cho bản thân hòng lấy đó làm bước tiến trên con đường Thiền định..! Chúng sinh nào khi gặp nguy mà chẳng cần phải cứu giúp?? Không biết tôi có hiểu sai ý tác giả hay không mà hỏi như vậy? Do sự tâm tối trong tâm... mong ngài khai sáng cho mn! Thứ 2 ngài có nhắc đến hình tượng tranh cuối của Kinh sách tạc trên đá... và đó là sự kiện diễn ra hoàn toàn phía bên trong không thời gian lỗ đen tư duy của nhân loại...! Vậy ngài có thể đen nó ra khỏi lỗ đen cho tất cả thế nhân cùng biết về ẩn ý đó là gì được không? 

Trả lời: 1. Tất nhiên là bạn đúng! Giá trị của nó là bạn đã phóng sinh với sự hiểu biết hoàn toàn, thì sự phóng sinh đó cũng có giá trị khác với sự phóng sinh trong vô thức. Mà sự phóng sinh trong vô thức cũng có giá trị là vô nghĩa.
2. Để đưa tất cả ý trang cuối tiềm ẩn trên đá này ra ánh sáng, lại phải thêm một bài nữa mới tạm đủ nói được nguyên do. Tôi chỉ giới thiệu lướt qua như: Đạt Ma Sư Tổ đã từng phải “diện bích 9 năm” để suy tư về những trường phái tư tưởng va chạm lúc đấy. Đó là Đạo Phật, Khổng, Lão…
Thế cho nên ta xét thấy trong Đạo Đức Kinh đề cao và suy tôn Hang Đá lên thành “Huyền Tẫn” rồi!? Chúa Jêsu cũng sinh ra trong hang đá, đến khi chết đi cũng lại vào hang đá!!!
Bởi trang cuối đã tiềm ẩn trên đá rồi vậy. Đặc biệt là dân tộc Việt ngày xưa thờ Cây và Đá qua huyền tích trầu cau đấy thôi! Văn hóa này vẫn đang bàng bạc tận ngày này là hình tượng cây đa, ôm đá trước sân đình. Thậm chí văn hóa hành hương của người Việt, dọc đường hành hương. Hễ gặp phải bất kỳ cây đa cổ thụ hoặc tảng đá nào cảm thấy có linh khí, họ đều dừng lại cắm nhang mà bái, lạy tưởng niệm anh linh cả đấy.
Thế cho nên tôi có viết trong các bài trước rằng: Vua Đại Vũ vốn thuộc dòng Bách Việt. Bởi là cháu nội của ông “Cốc”! Nhớ đấy, là “Cốc” chứ không phải “Khốc”, như đại đa số các học giả và sử gia đều lầm tưởng, do không thấu đến thiên tượng này cho được. Bạn thấy đấy, nếu trước đó tôi nói các học giả lẫn sử gia lầm tưởng, là lập tức cho tôi là ngạo mạn ngay thôi.
Cãi là mệt lắm. Thế nên chúng ta chỉ nên tranh luận thôi, tránh tranh cãi. Khi vượt qua được tranh luận, đến được thảo luận là nẻo đạo cận kề rồi vậy…

Hỏi: Nỗi oan của Anan thì tôi có thể hiểu được qua cách tác giả trình bày. Nhưng còn việc "Ngài Ca Diếp đã từng lấy bảo pháp của Đức phật mà dấu riêng, lại còn có hành vi sắp đặt Kinh Phật, và chép sai sự thật trong đó nữa", thì tôi lần đầu tiên được nghe qua. Sau một thời gian suy nghĩ, tôi có lời xin hỏi tác giả những chuyện trên đã được ghi lại ở chú giải, sớ giải nào, có được ghi nhận lại bằng ngôn ngữ Pali không. Tôi xin cảm ơn và xin lỗi vì đã làm phiền. Chẳng qua là tôi cũng muốn tự tìm hiểu được chứng cớ. Và không biết vị Thánh Alahan nào có thể kết luận về những ý đồ và hành vi của Thánh Tăng Ca Diếp, bậc Vô Tác đệ nhất hạnh Đầu Đà vậy. Nếu cũng không được trả lời, cũng xin cảm ơn tác giả vì bài viết.

Trả lời: Qua câu hỏi của Bạn Hà Ngọc thì tôi cũng xin được phép nửa trả lời nửa không như sau: Với giai đoạn hiện nay của Nước Việt Nam để tìm ra cho được cuốn Kinh hay sách nào ghi chép lại những sự kiện như thế là việc làm rất khó khăn vô cùng. Tuy nhiên cũng có một giải pháp nếu bạn muốn thật tâm tìm sẽ gặp là: Bạn có thể mang thắc mắc này trao đổi với những ai bạn quen mà thấy họ có đọc sách hoặc hiểu biết nhiều. Ắt sẽ gặp là đúng có những chuyện như thế thật đấy. Bất kể đó là vị Thiền sư, Trụ Trì, hay học giả nào mà có đủ tri thức về học vấn nghiêm túc.
Bằng không nữa, thì bạn cứ đứng qua một góc quan sát khác để so sánh và đối chiếu là ra toàn diện sự thật thôi nhé.

Hỏi tiếp: Xin cảm ơn vì đã trả lời. Vì tôi đã chỉ tin vào những chứng cứ ở ngôn ngữ Pali, để có thể biết chắc chắn rằng mình không bị lừa gạt. Và cũng vì chưa đủ tư cách để có thể bước vào không gian chiều thứ tư, nên tôi mới cần nương tựa vào Kinh và pháp Phật. Vì thế, nếu có túc duyên và cơ duyên gặp được sự thật là Ngài Thánh Arahan Maha Ca Diếp đã "dấu riêng bảo pháp của Đức Phật", tôi sẽ đê đầu đảnh lễ. Còn nếu không có chứng cứ, thì rất đau đớn cho hàng hậu học, khi con người hôm nay phê phán Ngài dựa trên những điều chưa thể giải thích được.

Trả lời: Bạn Hà Ngọc đã vội nặng lời rồi! Ở đây còn đến những 4 góc độ quan sát khác để so sánh, làm chứng cứ về mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên nữa kia mà?!
Tôi rào đón mãi rồi, các bạn cứ xé rào vào bất ngờ dở chừng. Thế nên du hành vào không gian chiều thứ tư là bất khả rồi. Dội ngay, vì không chịu nổi sốc! Các bạn trên trang này cũng đã từng chứng kiến xảy ra nhiều cảnh sốc như bạn rồi!!!
Tôi biết, trên trang này cũng có rất nhiều bạn cảm thấy sốc khi viết đến Phật. Thế nhưng các bạn đó đã thích nghi với trạng thái đó rồi. Họ đủ bản lĩnh để im lặng, và chờ theo dõi tình hình tiếp xem sao.
Bởi “đại cuộc” vốn chỉ dành riêng cho những ai đủ trầm tĩnh.

Hỏi tiếp: Rất xin lỗi. Cũng chỉ vì tôi không thể tin vào kinh nghiệm của người khác, ngoài sự chỉ dạy của Thánh nhân. Tất cả những ý tưởng, khám phá đó cũng chỉ là để tham khảo, suy gẫm. Với tinh thần như vậy, tôi sẽ tin, khi những điều đó phù hợp với Chánh Pháp.
Tôi cũng xin hỏi, vậy động cơ của Ngài Ca Diếp là gì khi Ngài "dấu riêng báo pháp của Đức Phật".
Xin cám ơn.

Trả lời: Nếu bạn hỏi vì đạo, tôi cũng sẽ vì đạo mà trả lời cùng bạn rằng: Tất cả cũng chỉ vì lòng tham của loài người mà ra thôi. Ca Diếp ngày đó, muốn mình đắc đạo cao hơn Phật Thích Ca nên mới ra thế. Chính Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất và Ca Diếp đã làm sai Cháp Pháp của Phật Thích Ca đi mất.
Tôi chép lại lời Phật cùng bạn nhé: “Tại sao thế nhân cứ muốn dùng sự hiểu biết của thế nhân mà đòi nhập tri kiến Phật? Quyết không có chuyện như thế cho được”.
Vậy nếu muốn tìm hiểu những tri kiến đó. Bạn nhất định phải nhịn đủ 49 ngày mà tham Thiền như Phật đã từng nhịn.
Chắc chắn bạn sẽ nhập được tri kiến của Phật, dù ít dù nhiều.

Hỏi: Haizzz thực sự không biết có nên nói ra hay không? Nhưng vì sự phát triển chung của tất cả mọi người.... tôi đành phải hỏi lại ad về chủ đề không liên quan đến bài này cho lắm mà nó liên quan đến bài " Cửu Tinh" trước đó của ngài...! Khi nghiên cứu lại quy luật vận hành chung của cửu tinh văn xương trực sự, cửu tinh quý thần và cửu tinh thiên tôn...! Tôi phát hiện ra sai sót của tác giả ở hình thứ hai khi ngài sắp cho "Thanh Long" phi vào cung giữa...! Vị trí các biệt số phải sắp lại...! Vì vị trí các sao đó ứng với cửu cung gốc chưa đổi phương hướng như hiện đại...! Thank ...!
Thứ hai: mong ad có thể giải thích qua quy luật vận hành của cửu tinh Văn Xương Trực sự được không? Với 9 sao: Văn Xương, Huyền Phượng....Cưu Minh...! Khi chuyển cung thì sẽ đi theo quy luật nào..! Trong sách Thái Ất Thần Kinh có nêu ra 3 ví dụ: mà tôi chưa tìm ra quy luật chung?!? Chắc là do tôi mê muội quá chưa thâm nhập nổi, hai là sách có sai sót: ví dụ 1: Năm Bính tý(Bính)Huyền Phượng là trực sự (Quý)---> Đem Huyền Phượng trên can năm Bính ở Khảm, cung 8 thuận bày 9 cung!! Tại sao lại vậy?
Ví dụ 2: Năm Đinh Mão, Can Đinh nhằm lục Đinh đang ở cung 5 Chiêu dao mà nay đang vào cung 6 Hoa Minh...vậy trực sự mà gia can Đinh là lấy cung khởi là cung Hoa Minh. "Vì Hoa Minh gia Đinh " thì được số cung biệt số 02" không hiểu chỗ này mong ngài khai thị ...!
Hơi dài dòng..! Chờ phúc đáp.

Trả lời: 1. Quan điểm của tôi là rất nên bạn Dũng Nguyen Văn ạ, nếu một khi bạn phát hiện sai điều gì đó. Mục đích là để hoàn thiện chung. Tôi rất mong như thế.
Về riêng Quý Thần thì vẫn giữ quy tắc của đồ hình lạc thư cũ. Rồi sau mới đối ứng vào với đồ hình của Thái Ất. Thế nên tôi mới vẽ thể hiện khác với hai bộ cửu Tinh kia là có hình tròn mà lưu chuyển trong tâm bằng màu Xanh. Chỉ có bố trí là khác, vận hành thì cũng chung quy luật của huyền không. Bạn so sánh lại như đồ hình của bài số 12 sẽ thấy còn có những mũi tên lớn hơn (màu xanh), hướng dẫn ra vòng ngoài đấy thôi. Và bên dưới, tôi cũng có lưu ý điều này rồi đấy.
Vả lại bài Cửu Tinh là viết trả lời theo bạn Tuan Nguyễn hỏi về Lượng Thiên Xích (Lưỡng Thiên Xích), trong bài 52. Thế nên tôi mới tách ra như thế để các bạn có thể ứng dụng vào thuật phong thủy sẽ thấy rất rõ cũng như nắm bắt được lúc nào mộ ngậm mạch và kết.
Câu hỏi này bạn nên chuyển thắc mắc dưới bài Cửu Tinh, tôi sẽ trả lời thì sẽ hợp lý hơn nêu ra ở bài này.
2. Bằng như bạn nói “vì sự phát triển chung của tất cả mọi người”. Thì tôi phải nói rằng: Nhất định tôi phải hướng dẫn cho mọi người học Thái Ất Thần Kinh trước đã, sau đó mới có thể lĩnh hội nổi để còn phát hiện ra đầy những sai sót trong đó nữa! Bởi cái sai này là từ nguyên bản gốc!! Do sự tính toán này rất phức tạp, chỉ lơ là thì vấp phải sai số ngay. Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa kia cũng thế, đầy rẫy những sai số trong đó. Nên tôi không chấp đến cái sai đơn thuần đó làm gì. Mà cái sai cơ bản mới là hệ trọng. Vấn đề là ta phải đủ để thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm sai số do lỗi sơ suất đơn thuần chứ không phải do cơ bản. Khi ta bước vào tính đi, lúc đó mới vấp phải những sơ suất đơn thuần đó là phải có. Nó rắc rối vô cùng. Tuy nhiên nếu khi ta kiểm tra lại vẫn sẽ phát hiện ra sai số đó của mình thôi.
Với lại, muốn hiểu được Thái Ất Thần Kinh, ta phải biết cách đọc văn U mặc, biết đọc chỗ không chữ mới có thể lĩnh hội cho nổi được.
Tôi đã dự kiến: Khi có điều kiện sẽ mở lớp mà phát huy cũng như lưu truyền học thuật của nước nhà lại cho mai sau. Khi đã hướng dẫn được những ai xuất sắc, sẽ cùng nhau ngồi lại luận bàn những sai số đang tồn tại trong sách đó. Để cùng đi đến sự hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Tôi ý thức mà không tự ý làm điều đó một mình xưa nay rồi.
Vì thế; Thái Ất Thần Kinh hiện nay chỉ có thể đắc dụng được một số thuật thôi. Chưa dụng hết được. Do còn tồn tại nhiều sai số chờ bổ khuyết nữa.
Tôi sẽ sắp xếp để viết riêng một bài về Cửu Tinh Văn Xương và Thiên Tôn và điển hình những sai số cùng bạn trong một bài khác nhé.

Hỏi: Thưa AD,cho mình hỏi 7 Pháp Liên Hoa có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: Trước hết ta phải đủ để ý thức rằng: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa vốn là để giáo hóa hàng Bồ Tát!
Cũng giống như nhận định của bạn Khanh Trinh là Kinh có kết cấu lập đi lập lại rất nhiều lần. Thậm chí rắc rối đến độ nhàm chán. Mục đích của sự nhàm chán đó là để rèn cho người tiếp cận Kinh phải biết nhẫn nại mà tiếp thu! Thế cho nên chỉ dẫn chứng một câu ban đầu trong đó như: “Nhẫn đến đồng tử giỡn”! Giải nghĩa điều này đã đủ một bài rồi vậy.
Thú thật khi tôi tiếp cận các Kinh điển của Phật với mục đích là tìm chân lý của sự thật. Miệt mài đến lúc tôi chợt nhận ra sự vô lý ở chỗ. Nghe rằng có tất cả là 8 vạn 4 cuốn! Vậy cứ tính rộng nhẫm rằng: Cứ cho một kiếp là 100 năm đi. Lại cứ cho mới sinh ra là ta biết đọc sách nữa. Và cũng cứ cho mỗi ngày là ta đọc xong một cuốn Kinh. Vậy thì 100 năm của suốt một kiếp, ta có 3 vạn 6!
Ta chết đi, đầu thai kiếp thứ hai và tiếp tục như thế nữa. Vậy trong kiếp thứ hai với 100 năm nữa; Ta cũng mới đọc được tổng cộng là 7 vạn 2!! Lại phải chờ đến kiếp thứ 3 mơi mong đọc hết cho được!!! Trong khi tái sinh là ta không hề nhớ gì đến kiếp trước đó được nữa!!!
Đó là một điều rất phi lý và hoàn toàn không có thể chấp nhận cho được đối với bất cứ ai muốn tìm Phật qua Kinh điển cả. Nhìn sang các đạo khác, điển hình rất gần với quan điểm chung của người Việt Nam là Đạo Chúa. Họ chỉ có mỗi một cuốn Kinh Thánh là duy nhất mà thôi! Suy mãi…, rà xoát lại hết một lượt những gì đã từng đọc qua. Cuối cùng tôi cũng ngộ ra được rằng đó chính là cuốn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của Phật mà thôi. Bởi đây chính là diệu pháp, là liên hoa. Và cũng chính là “vạn pháp trong một pháp” rồi vậy. Dĩ nhiên nếu muốn ngộ ra được điều này. Ta nhất thiết phải đọc qua các Kinh khác phải được gọi là đủ, mới có thể so sánh ra để mà biết giá trị đó cho được. Không hề có chuyện tự nhiên mà biết bao giờ cả.
Thế cho nên nội dung của Kinh này là ẩn tàng tất cả mọi mật pháp của Phật rồi đấy.
Bạn hãy đọc để rèn cho quen sự nhẫn nại trước đi đã, sau rồi sẽ biết hỏi gì và cần phải thấy gì trong đó cho được. Bằng không thì cũng chỉ hỏi để mà cho có hỏi vậy thôi. Cho dù tôi có trả lời, cũng vẫn ra là cứ bán tín bán nghi, không dứt nghi cho được.
Đó cũng chính là ý nghĩa ban đầu của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Và 7 Pháp Liên Hoa đó tương quan như 7 Phép Bí Tích của Chúa, đồng có giá trị như 7 ngày mà Tạo Hóa đã từng tạo dựng vũ trụ ban đầu vậy. Ta có thể mô phỏng theo đó mà tạo dựng Tiểu Vũ Trụ, không khác.

Hỏi: Thưa Thầy!
1. Đến lúc này chúng ta có nên vén rèm để nhìn thấu nổi oan khuất của Giuda ngày xưa chưa ạ!
2.”Nhẫn đến đồng tử giỡn”, ở đây Giỡn có phải là Giãn k ạ? Và mong Thầy giải đáp giúp em câu này ạ!
3. Tại sao Đức Phật lại là số 6 ạ? Ngài Anan số 7 có phải là vì tượng trưng cho 7 giấc mơ không ạ? Thứ tự số 6,7 có thể hiện vị trí cao thấp không ạ? Và Đức chúa Jesu tượng trưng cho số mấy vậy ạ?
Em xin cảm ơn Thầy đã giảng giải!

Trả lời: 1…!!! Nỗi oan của Giu Đa đã được mô tả ra ở một trong các bài trước đó rồi còn gì! Vấn đề còn lại là; Ai mới thật sự là kẻ phản Chúa mà thôi (ngoài Giu Đa). Tất cả rồi sẽ được đưa ra trước ánh sáng theo thời điểm cho phép dần đến bạn Vicky van ạ.
2. Về câu ám chỉ tình huống này thì nhất định ai đó phải thực chứng qua rồi mới có thể bàn đến cho được. Ta chỉ nên trao đổi qua loa là; Khi ai đó nhìn chăm chăm vào một bức ảnh hay tượng Phật, hoặc bất kỳ vị thần linh nào mà họ tôn thờ theo tín ngưỡng của họ. Chăm chú, xem xét một cách miệt mài (nhẫn) đến độ thị giác bị lừa như có cảm giác bức ảnh, tượng đó có cử động vậy (đồng tử giỡn). Vì đồng tử của mắt mình lạc vị trí nhìn, không nhất định vị trí nào nữa. Tựa như nhìn vào cõi xa xăm nào đó, tuy bức ảnh, tượng ngay trước mắt. Vậy đọc Kinh nhẫn nại đến độ các con chữ nhảy múa trước mắt thì tư duy suy gẫm về nẻo đạo đã đến độ phát huy rồi vậy.
Tránh suy rằng các chú Đồng Tử đùa giỡn mà vẫn cố nhẫn nại mà nín nhịn.
3. Thiên tượng đã thể hiện cuộc đời của Phật phản ảnh với số 6 như: 6 trường phái đương thời khi đó tại Ấn Độ. Là 6 cõi, hoặc khái niệm Lục Thông v.v… Và Người đã gửi gắm ước vọng lại cho Anan được thể hiện qua số 7 như đã dẫn trong các bài trước. Và trong giấc mơ thứ 6 là sư tử chết với lời giải của Phật là Người nhập niết bàn và đạo tàn rồi vậy. Sau7 kín nhất là Phật đắc đạo trong ngày thứ 7x6=42 mà thôi nhé. Không phải 49 như thế nhân xưa nay từng rộng nghe lầm. Số 6 và 7 không phải nói sự cao hay thấp mà là quy trình đủ như 7x7=49 vậy.
Cuối cùng thì Chúa Jesu là 7x7=49 qua sự việc trước khi vào đồng vắng. Người đã làm sẵn và mang theo 49 cái Bánh Mè! Và đó cũng là con số mà Cha của Người đã kiến tạo nên vũ trụ ban đầu vậy.

Hỏi:  Phải chăng mỗi ng sinh ra đã ứng với một con số nhất định như môn thần số học phương tây đã đề cập ạ ?

Trả lời: Phải! Mỗi người đều có một phần số nhất định. Tôi có thể lấy một ví dụ đơn giản và dễ hiểu nhất như:
Một Hoa Giáp có 60 con số theo trật tự từ 1 đến 60, ta gọi là một Chu. Mỗi mệnh sinh ra được ứng với 1 trong 60 con số đó. Số 1 là khởi Chu kỳ vận hành, số 60 là kết thúc. Vậy ai sinh ra ở vào số nào trong chu kỳ đó, ta biết trong tổng chu kỳ vận hành đó, số vừa khởi hay đã tận chu kỳ rồi vậy.
Đó chính là câu mà ta quen nghe gọi là mệnh số đã định hay an bài. Từ nền tảng cơ bản và đơn giản đã nêu ở trên.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét