Tôi có từng nhắc rằng:
Có những sử gia mà ngày hôm nay; Chúng ta nhất định phải xem xét lại tư cách cũng như hành vi… Bởi họ đã làm cho những sự thật lịch sử của dân tộc Việt bị che lấp! Khiến nên từ đó, biết bao thế hệ muôn đời sau bị lạc gốc cội nguồn…, mà không cách gì tìm về cho được nữa !!
Đó chính là sử gia Ngô Sĩ Liên!!!
Và cũng là tên của cơn địa chấn toàn miền dân tộc Việt hôm nay. Bão dư luận bắt đầu hình thành trên bình diện ý thức hệ người Việt chúng ta từ sự kiện này. Bởi Ngô Sĩ Liên chính là gốc đại thụ lịch sử của nước nhà. Đã sừng sững phủ bóng che rợp cội sử dân tộc Việt Nam suốt hơn 500 năm qua. Đồng thời, đó cũng chính là phương tiện cứu cánh duy nhất, để dân tộc Việt Nam tìm về nguồn cội của mình. Những nỗi niềm ưu tư, luôn đong đầy hoang mang suốt bấy lâu trong tâm khảm của mọi học giả lẫn sử gia về sau này. Bởi linh cảm của tiềm thức luôn mách bảo, cái gen của giống nòi Tiên Rồng này, vốn không thuộc phả hệ đấy cho được.
Tất cả họ, những tầng lớp trí trức truy lùng cứu cánh của dân tộc Việt cho mãi tận cuối đời vẫn còn thổn thức. Họ ôm luôn cả những nỗi ấm ức đó xuống mồ mà không tan cái uất khí của tổ tiên đi cho được. Những anh linh đó chung đúc khí thiêng dân tộc, để một thời điểm nào đó của thế hệ tương lai, sẽ cùng phù trợ mà soi sáng toàn diện sự thật cùng hậu thế ngàn sau.
Trải dọc thời gian suốt hơn 500 năm qua. Nếu có bao nhiêu thế hệ thiết kế quan điểm, học thuyết, tư tưởng, văn hóa của dân tộc Việt Nam cho các thế hệ tương lai chiêm ngưỡng. Thì cũng có bấy nhiêu công trình đều được xây dựng dựa trên nền móng đã được Ngô Sĩ Liên định sẵn với tên gọi: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư!
Thật bất hạnh thay! Bởi nền móng của cội sử đó, đã hoàn toàn bị “lai căn” hóa “ngô đồng” mất đi rồi. Từ đó khiến nên biết bao thế hệ tương lai của dân tộc Việt vốn đã bị lạc mất cội nguồn, lại càng không cách nào xác định tổ tiên giống nòi mà tìm về cho được nữa. Anh linh ngàn đời của tổ tiên vốn đã mang nhiều oan khốc, lại phải chịu chôn vùi thêm hơn nữa bởi từ chính giống nòi của mình.
Dù sao đi chăng nữa, thời điểm lịch sử của giai đoạn hôm nay cũng phải đi đến sự đào thải tất cả, dù muốn dù không. Tuy nhiên, tôi cũng không cam chịu buông xuôi cho đến thời điểm đó cho được. Bởi uy linh của giống nòi Tiên Rồng, tôi nhất thiết phải làm sáng tỏ sự thật trước thời điểm. Để không đến nỗi u muội mà cam chịu cho Tạo Hóa phải dàn xếp nơi thời kỳ cuối, mới có thể tỏ ngộ oan khiên giống nòi cho được.
Vậy các bạn cùng tôi lật tung nơi góc sử khuất tất khi đấy xem sao nhé. Kẻo mai này lại phải hổ thẹn với lương tâm, khi được chọn là dân tộc tiên phong nơi đột phá khẩu của kỷ nguyên mới. Tất cả hãy vì tương lai của các thế hệ mai sau, hôm nay các bạn cùng tôi mạo hiểm trong cuộc phiêu lưu vào dòng sử của giai đoạn này nhé (nếu ai cảm thấy ngại, cứ đứng ngoài và nhìn tôi khai phá nhé. Tất nhiên, các bạn có toàn quyền buông ra những lời bình công bằng cho các sự kiện nhìn thấy):
Trước tiên, chúng ta xem xét về tư cách của một sử gia mà Ngô Sĩ Liên đảm nhận chức trách của một sử thần của nước nhà. Bởi tuy sử thần là được chỉ định từ nhà Vua, thế nhưng tư cách của một sử gia, lại hoàn toàn là một chuyện khác hơn thế nữa.
Ta phải biết, trong thời điểm mà Lệ Đức Hầu làm loạn mà tiếm ngôi. Trong triều lúc đấy là mọi bá quan văn võ từ trên xuống dưới đều bất phục. Thế cho nên Lệ Đức Hầu chỉ có thể trụ vững trên ngai vàng trong thời gian khoảng 8 tháng mà thôi. Với khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ta phải tinh anh lắm mới có thể xét thấy Lệ Đức Hầu cũng đã có những biểu hiện thay đổi những lễ nghi, phong hóa của tổ tiên, dân tộc đi!
Thế nhưng tại sao trong trang sử khi đó, lại thiếu vắng sự kiện này đi cho được vậy?! Ta không bao giờ được phép bỏ sót qua những chi tiết mà gây nên tai họa khôn lường cho nước nhà cho được. Bởi vì chẳng hiểu do vô tình hay cố ý, sử sách lại bỏ qua mà không ghi rằng lúc đấy chính Ngô Sĩ Liên đang phò Lệ Đức Hầu tiếm quyền!!
Tôi có thể đưa ra một lời tố cáo của một nhân chứng đắt giá nhất trong giai đoạn lịch sử khi đấy cùng các bạn hôm nay là: Vua Lê Thánh Tôn!!!
Bởi Vua Lê Thánh Tôn đã từng gọi Ngô Sĩ Liên đến mà phán rằng:
“Ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của thánh tổ thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo!. Các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang lòng không vua. Vả lại, khi Lệ Đức Hầu cướp ngôi, Ngô Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến đó sao? Ưu đãi trọng lắm! Nhân Thọ không vì hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư? Ngôi chức cao lắm! Nay Lệ Đức Hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu không nói ra, trong lòng các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước!”.
Tại sao biết bao nhiêu thế hệ sử gia về sau này, cũng lại không một ai đủ để nhìn thấy được cáo trạng này đối với Ngô Sĩ Liên rõ mồn một như vậy hay sao?! Ta cũng nên buộc phải ý thức được rằng; Nguyên cáo trong trang sử cũ của dân tộc Việt, cùng những thế hệ tương lai hôm nay, là Vua Lê Thánh Tôn đấy.
Như thế, xét ra Nhân Thọ còn “có tư cách” hơn Ngô Sĩ Liên. Bởi sau đó thì Nhân Thọ đã cảm thấy “thấm thía” câu dụ mắng của Vua Lê Thánh Tôn mà cáo quan về quê, ẩn mình trong khói sông mà làm ông câu thời gian cuối đời, không màng ai biết đến nữa. Điều này, ta vẫn thấy rơi rải rác đâu đó trong trang sử khuất làm bằng như:
Ký Thị Lang Khiên Nhân Thọ
“Phận an hành vũ lạc thanh bần,
Liêu dưỡng canh nhàn điếu tịch thân.
Cố cựu bất vong như kiến phỏng,
Nhất thoa yên vũ Khúc giang tân”.
“Phận an hành vũ lạc thanh bần,
Liêu dưỡng canh nhàn điếu tịch thân.
Cố cựu bất vong như kiến phỏng,
Nhất thoa yên vũ Khúc giang tân”.
Dịch nghĩa
Ta đã yên phận nơi nhà tranh, vui cảnh thanh bần
Để nuôi cái thân cày ruộng, câu cá cho được an nhàn lặng lẽ
Nếu những bạn cũ ai còn nhớ ta mà tới thăm hỏi
Thì hãy tìm người mặc áo tơi trong làn mưa khói trên bến sông Khúc.
Ta đã yên phận nơi nhà tranh, vui cảnh thanh bần
Để nuôi cái thân cày ruộng, câu cá cho được an nhàn lặng lẽ
Nếu những bạn cũ ai còn nhớ ta mà tới thăm hỏi
Thì hãy tìm người mặc áo tơi trong làn mưa khói trên bến sông Khúc.
Các bạn cũng đừng quên, chức “Bộ Lễ, Thị Lang” vốn là của Ngô Sĩ Liên dưới thời Lệ Đức Hầu! Điều này cũng có nghĩa là chính Ngô Sĩ Liên đã thay đổi Lễ Nghi của nước nhà, trong giai đoạn mà Lệ Đức Hầu chấp chính. Thế cho nên Vua Lê Thánh Tôn mới gọi đến và có lời dụ mắng như ta đã biết ở những dòng trên.
Ta xét thấy Vua Lê Thánh Tôn thấy kẻ như Ngô Sĩ Liên vẫn không tự cảm thấy xấu hổ trong lòng mà chết đi. Nên mới gọi lại nói thẳng ra như thế. Đã không vì chữ Trung với Vua Cũ mà chết theo, lại còn về với Vua mới là Lê Thánh Tôn. Thậm chí Vua nhắc đến việc Ngô Sĩ Liên đã ra sức thay đổi phong hiến. Ấy vậy mà Ngô Sĩ Liên vẫn cứ như không có chuyện gì xảy ra cả!!! Nếu xét tư cách của một con người đã ra “chây lì” như thế. Chúng ta thấy có đủ làm một sử gia để mà cầm bút định sử hay không? Chỉ xét riêng về tư cách đó thôi, Ngô Sĩ Liên sao đủ để có thể lạm bàn vào dòng sử thiêng của dân tộc Việt này cho được.
Những dòng trên, là tôi nói sơ qua về tư cách của sử gia Ngô Sĩ Liên. Và xét đến hành vì thì quả là cả một đại họa cho dân tộc Việt muôn đời sau rồi vậy.
Bởi ta thấy lời lẽ của Ngô Sĩ Liên khi biên sử là luôn công kích Nhà Trần trước đấy một cách rất thậm tệ! Lại lấy cái văn hóa, tư tưởng của người Trung Quốc làm nền tảng để xây dựng công trình Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Cốt tủy của tư tưởng đó lại chính là Đạo Khổng. Sao không một ai đủ để nhìn thấy Ngô Sĩ Liên ngay sau khi thay đổi phong hóa của dân tộc trong giai đoạn Lệ Đức Hầu chấp chính không thành. Bèn tiếp tục âm thầm thay đổi cả tư tưởng lẫn văn hóa của dân tộc, bằng những thủ đoạn ghép gốc cội nguồn dòng sử thiêng của giống nòi ra như thế!
Vậy Ngô Sĩ Liên là ai???
Một kẻ đã dám cả gan làm thay đổi tư tưởng lẫn văn hóa của dân tộc Việt suốt hơn 500 năm qua đi như vậy? Bởi chính cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư này đã chối bỏ giống nòi Tiên Rồng, và có âm mưu đồng hóa cội nguồn với giặc là Đế Minh như thế. Điều này đã khiến biết bao thế hệ nối tiếp sau đó, đã hoàn toàn mất phương hướng cội nguồn của Dân tộc đi mất.
Tôi có thể phát quang mọi gai góc mà Ngô Sĩ Liên đã âm mưu dùng thủ đoạn phủ lấp cội nguồn lịch sử dân tộc Việt như sau:
Nhà Trần, ngay sau khi dựng vững vàng cơ nghiệp của dân tộc Việt. Bèn lập tức giao cho sử gia Lê Văn Hưu, phục hồi lại lịch sử của dân tộc Việt đã bị Nhà Hán tiêu hủy suốt 1000 năm qua đó. Ta thấy vị sử gia đầu tiên đó đã thiết kế tòa kiến trúc lịch sử với tên gọi là: “Đại Việt Sử Ký”. Là niềm kiêu hãnh tư tưởng văn hóa của dân tộc, đang được phục hồi những giá trị bị thất lạc bởi Nhà Hán. Thế cho nên ta thấy cuốn Đại Việt Sử Ký đó chỉ xem xét từ giai đoạn của Triệu Đà mà thôi. Bởi giai đoạn đó chính là khởi điểm của mọi sự thất lạc cội nguồn tông tích cũng như non sông của dân tộc Việt mà Nhà Hán đã ra sức phi tang mọi dấu vết.
Xảy đến việc Nhà Minh lại xâm chiếm do lợi dụng sự sơ hở bởi cái gọi là Đại Ngu từ Hồ Quý Ly. Thế rồi tất cả sử sách vừa được Nhà Trần phục hồi đó. Ngay lập tức Nhà Minh phải thiêu hủy bằng mọi giá cho tuyệt nhẹm giềng mối về sau. Thủ đoạn của người Trung Quốc đối với người Việt thật thâm độc, dã man và tàn khốc không thể tả xiết cho được.
Thế nhưng ít tai để ý đến Vị sử gia Phan Phu Tiên liền đấy nữa. Tôi cam đoan cuốn Đại Việt Sử Ký Tục Biên của Phan Phu Tiên mới đích thực là sử Việt chính đáng nhất, và đồng thời cũng chính là cuốn sử đã ghi chép toàn bộ sự thật của dân tộc. Lý do gì mà cuốn Sử này đã lại bị thất lạc mất đi!? Bởi Phan Phu Tiên vốn tên thật là Phan Phù Tiên! Ý là người phò (phù) giống nòi Thần Tiên của dân tộc Việt. Và ông cũng đã thể hiện tâm ý ở sự lấy tên hiệu là “Tín Thần” trong trang sử thiêng.
Tại sao các học giả lẫn sử gia về sau này. Không một ai cảm thấy có điều khuất tất mà truy xét nghi vấn ở chỗ Nếu như giai đoạn đó, đã có Phan Phu Tiên rồi, hà cớ chi mà đến Ngô Sĩ Liên phải viết Sử để làm gì nữa? Và tại sao khi Phan Phu Tiên hoàn thành cuốn Đại Việt Sử Ký Tục Biên. Triều đình lại lưu hành nội các đến 4 năm sau mới cho ấn tống? Lại thấy khi ấn tống thì hoàn toàn có nội dung trùng khớp một cách rất phải để cho lớp hậu thế chúng ta hôm nay khoanh một dấu hỏi kếch sù rằng: Đó cũng là bản sao của Đại Việt Sử Ký của sử gia Lê Văn Hưu???
Sử gia Phan Phu Tiên đâu ngớ ngẩn đến nỗi phải chép lại nguyên bản của Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu như thế để làm của mình cho được?! Dĩ nhiên kể từ Vũ Quỳnh trở đi, tôi không bàn đến làm gì nữa. Bởi Vũ Quỳnh cũng không đủ khả năng để thoát ra khỏi tầm phủ bóng cội sử của Ngô Sĩ Liên cho được rồi.
Chúng ta cũng chớ nên quên rằng: Ngô Sĩ Liên cũng chính là người duy nhất, thường được cử đi đàm phán mọi tình hình giữa Đại Việt và Nhà Minh mãi từ khi Lê Lợi còn đang dong ruổi trên lưng ngựa kia. Nhất định đầu mối dây liên hệ này, với thủ đoạn thâm hiểm ngàn đời của người Trung Quốc. Họ không có thể nào bỏ qua những tận dụng ràng buộc cho được.
Và đó cũng là điều mà tôi lưu ý trước cùng các bạn. Trước khi cùng tôi tham xét những hành vi của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bài viết kế tiếp nhé. Nếu quả, đây là một sự thật thì…;
Than ôi! Oan khốc của dân tộc Việt, Tạo Hóa nỡ đong đầy đến thế sao???
.
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: tôi có thắc mắc là tại sao biết Ngô sĩ Liên như vậy mà Thánh Tôn vẫn dùng và cho soạn sử. Nếu có thể mong tác giả giải đáp. Thanks.
Trả lời: Đây cũng chính là một trong những vấn đề còn khuất tất cần được làm sáng tỏ. Tất nhiên mọi thông tin có nguy cơ bại lộ âm mưu của Ngô Sĩ Liên đều được xóa dấu vết một cách rất cẩn mật. Tôi chưa đủ điều kiện cũng như tư liệu để xem xét một cách cụ thể. Tuy nhiên tôi tin cái biết tổng thể trong chúng ta sẽ cung cấp đủ thông tin. Chắc chắn bụi thời gian đang phủ lấp chữ ký của nó ở đâu đó trong ngăn kéo niên giám tàng thư của nước nhà hiện nay. Mọi sự án dù nhỏ, ta cũng phải có thời gian để truy lùng manh mối, dữ liệu bị thất thoát, bổ sung hồ sơ.
Điển hình; Có những manh mối sờ sờ trước mắt suốt 500 năm qua mà khó ai thấy được như:
1- Câu mắng dụ của Vua Lê Thánh Tôn đối với Ngô Sĩ Liên!
2- Khi Lệ Đức Hầu tiếm ngôi. Ngô Sĩ Liên làm chức Bộ Lễ Thị Lang? Với vị trí này hoàn toàn có quyền thay đổi phong hóa nước nhà mà sau đó không một ai nhắc hay đả động đến!!
3- Dấu vết cũng như nội dung cuốn Đại Việt Sử Ký Tục Biên của Phan Phu Tiên dễ dàng rơi vào quên lãng!!!
Hỏi: Theo quan điểm cá nhân tôi việc NSL làm quan thời Lệ đức hầu thì cũng chưa có thể khẳng định ông đắc lực giúp Nghi dân làm điều xấu, Nghi dân làm vua được có 7,8 tháng, lúc đó cũng rất nhiều lương thần tại chức như Đinh liệt, Lương nhữ Hộc, ...cũng làm quan cho Nghi dân. Việc Nghi dân giết Bang cơ thì các đại thần cũng không có phẩn đối ngay (có thể họ cho Bang cơ k phải con Thái tông, và họ k có cảm tình với mẹ Bang cơ ?, thế lực Nghi dân cũng k phải là mạnh lúc tiếm quyền (lúc giết Bang cơ có đâu chừng 100 người, và k có đại thần giúp sức chỉ có mấy người bọn Phan Đôn ...) nên các đại thần hoàn toàn có thể chống lại) chỉ đến khi thấy Nghi dân k đủ đức làm vua thì các đại thần mới làm chính biến.
Trả lời: Sự kiện diễn biến lúc đó đúng như bạn nêu vậy. Đó, đồng thời cũng là cái biết chung đối với cúng ta xưa nay. Thế nhưng đằng sau đó, quyền Bộ Lễ Thị Lang mới là của riêng NSL mà thôi.
Còn tầm ảnh hưởng thực sự của NSL đối với Nghi Dân lúc đó, ta có thể xét thấy qua câu dụ mắng của Lê Thánh Tôn đấy thôi. Tôi chép lại nguyên văn; “…khi Lệ Đức Hầu cướp ngôi, Ngô Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến đó sao? Ưu đãi trọng lắm! Nhân Thọ không vì hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư? Ngôi chức cao lắm! Nay Lệ Đức Hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta…”.
Như thế, tầm ảnh hưởng của NSL đối với triều đình lúc đó không hề nhỏ tí nào cả.
Mà những điều chúng ta đang trao đổi, chỉ như “vá múc thêm”, so với những dữ liệu mà tôi đã đưa ra trước đấy kia. Có cũng được, không cũng không thể để đủ gây tác động mà ảnh hưởng đến toàn cục cho những thực tại đã sờ sờ ra đó nổi được.
Hỏi: "Nghi Dân cướp ngôi mới được 8 tháng, tin dùng bọn gian nịnh, giết hại bề tôi cũ, pháp chế của tổ tông đổi thay hết thảy, người oán trời giận
”
— Đại việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển XII .
nếu có đc các tài liệu về việc sửa đổi pháp chế tổ tông thì có thể đánh giá được vấn đề tốt hơn bạn nhỉ, lịch sử thật bí ẩn, giai đoạn này thật nhiều sự kiện đến nay chưa có lời đáp, tôi thấy vụ án lệ chi viên, sau này Thánh tông minh oan cho Nguyễn trãi nhưng k nhắc gì đến minh oan cho Ng Thị lộ, bạn có nhiều thông tin về vấn đề này k? xin cho biết thêm cậu chuyện thật sự là thế nào? thanks
Trả lời: Đáng tiếc! Tôi ít quan tâm đến những đề tài như vụ án Lệ Chi Viên lắm. Chỉ xem đến những gì gây họa hại cho tương lai cội nguồn dân tộc mà thôi.
Chỉ biết rằng Nguyễn Trãi đã khẳng định rất rõ rồi:
“Việc con giết cha, tôi thí chúa là đều có nguyên nhân sâu xa, lâu dài rồi. Không phải là việc xảy ra trong ngày một ngày hai cho được”.
Ông đã dẫn lời trong Kinh Dịch như thế cho sự việc này để kết luận rồi còn gì. Câu này Văn Vương cũng đã từng dẫn để ám chỉ đến sự kiện Bánh Chưng, Bánh Dày đấy. Còn quá nhiều điều để bàn đến nữa. Ta không nên bàn đến sự kiện Lệ Chi Viên. Nó chỉ thỏa mãn tính thọc mạch mà thôi.
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏