Nguyên Lý Bất Định của Heisenberg chính là nguyên lý nền tảng tối quan trọng của thuyết lượng tử, nếu tôi không muốn nói là bậc nhất.
Chính nguyên lý này từng lấn áp lại Einstein, sau khi ông khuynh đảo được Bohr trên diễn đàn Copenhagen ngày trước về tính xác xuất của Thuyết lượng tử. Điển hình như câu hỏi của một kẻ thắc mắc nào đó, mà Heisenberg đã trả lời về sự chuyển động (trạng thái) của electron như sau: “Nó chuyển động mà không phải chuyển động, và nó đứng yên cũng không phải là đứng yên”!!!
Một câu nói bất nhất điển hình tính lượng tử!
Chỉ chực có thế. Tư duy đám đông của quá khứ đó, lập tức phủ lấp những chân giá trị thực tại của thuyết tương đối mà ngày đó Einstein đang cố bảo vệ trong đơn độc. Giáo phái lượng tử với số lượng tín đồ cuồng tín ngày một gia tăng. Khiến nên dẫn đến phủ lấp tất cả mọi chân lý thực tại tiềm ẩn và chìm đắm tận đáy của biển mê ý thức, cùng với biết bao tư duy luân hồi.
Tối thiểu, chúng ta phải ý thức được rằng sự luân hồi đồng nghĩa với sự thoái hóa. Là một khái niệm đối lập với khái niệm tiến hóa. Thường được phản ảnh và tồn tại trong mô hình thực tại tự nhiên của vũ trụ với số nhiều, thiếu vắng trật tự. Ta có thể nhận ra được rằng: Thuyết tương đối chỉ mỗi một mình Einstein lập nên, thế nhưng thuyết lượng tử chí ít là một tập thể cũng khoảng 6 người khai sáng lúc ban đầu rồi. Và thuyết tương đối nói về cái tổng thể vĩ mô của vũ trụ. Thuyết lượng tử phát biểu từ những mô hình vi mô trong thế giới hạ nguyên tử. Và các bạn cũng đã thấy rất rõ ràng là thuyết tương đối thuộc chuyển động và thuyết lượng tử thuộc yên tĩnh.
Như thế thì Einstein với học thuyết tương đối là bảo vệ cho nền tảng là sự chuyển động của vận tốc trong không gian chân không. Như vận tốc ánh sáng c chẳng hạn. Cho nên thuyết lượng tử phải giữ vững lập trường quan điểm của mình với nền móng là sự tĩnh lặng của thời gian trong không gian chân như. Cầm bằng thời điểm trong thời lượng t làm ví dụ.
Từ đây, ta mới chợt phát giác ra một thực tại tiềm ẩn rất khéo léo một cách bất nhất trong nguyên lý bất định ở chổ: Trên diễn đàn tranh cãi Copenhagen ngày đó. Nếu như Einstein bảo vệ quan điểm của mình là sự động, thì Bohr cũng phải giữ vững lập trường của mình là sự tĩnh để mà công kích lẫn nhau. Thế nhưng cái nguyên lý bất định của Heisenberg lại có vẻ bất nhất ở chỗ: Vừa chuyển động lại vừa đứng yên!!!
Bởi vì ta xét thấy; Với nguyên lý bất định, nếu tiến hành đo vận tốc, thì điều này có nghĩa là đo lường “sự chuyển động” của hạt rồi vậy. Hễ khi ta thao tác việc kiểm tra vị trí cũng đồng một nghĩa với “sự đứng yên” không khác! Thật phi lý không thể chấp nhận cho được. Bởi sự chuyển động vốn thuộc là bản thể của thuyết tương đối. Còn thuyết lượng tử thì bản chất lại là sự đứng yên kia mà!! Sao Heisenberg lại có thể phát biểu nguyên lý bất định một cách nước đôi như thế cho được?! Trong khi Einstein chưa kịp nhìn ra những tiềm ẩn kín đáo phía sau đó thì ngay lập tức những tư duy của đám đông đã phủ lấp toàn diện thực tại chân lý đó mất đi rồi. Ta thấy trong cơn đắm thuyền, thì nguyên lý bất định chính là chiếc phao cứu sinh kịp thời cho những tín đồ chết đuối của giáo phái lượng tử khi đấy. Và ta thấy Einstein trong ngày đó quả là một: Mãnh hổ nan địch quần hồ rồi vậy…
Ta đã nhìn thấy trong nguyên lý bất định của Heisenberg có một chi tiết tiềm ẩn đầy bất ngờ mà nó làm thay đổi toàn bộ cục diện, dẫn đến sai lạc nguyên nhân từ trong quá khứ đó. Bởi điểm yếu của Einstein chính lại là không quan tâm đến những vấn đề của chi tiết! Tôi có thể dẫn ra một điển hình quan điểm này của ông như sau:
Khi có một ai đó, tìm thấy một điều gì đó. Họ thường tìm đến hỏi ý kiến của ông. Einstein sau khi xem qua liền phát biểu rằng: “Tôi muốn biết Chúa đã tạo ra thế giới như thế nào. Tôi không quan tâm đến những phần tử này hay kia, những quang phổ này hay kia. Tôi chỉ muốn biết ý tưởng của Chúa, tất cả còn lại chỉ là chi tiết”. Thế nên “lổ kiến hỗng sụp toan đê vỡ” mất rồi vậy.
Vấn đề đáng trách là sau này, khi Heisenberg phát hiện ra cái lổ hỗng trầm trọng đấy. Thế nhưng ông không đủ dũng khí để lên tiếng nhận cũng như chỉ thẳng ra những sai lầm đấy. Vì ta thấy sau này Heisenberg đã bị ảnh hưởng và chao đảo bởi giá trị của một thành phần độc lập với những giá trị toàn thể, liên kết chặt chẻ như một mạng lưới trong mô hình của vũ trụ đó. Ông không thể chối bỏ điều thực tại đó cho được. Ví như trong mô hình của hệ thống số từ 1 đến 9 trong khoảng không của biểu đồ Ma trận S. Nếu ta muốn hiểu tổng thể của giá trị hệ thống số đó. Ta bắt buộc phải hiểu giá trị của từng mỗi số độc lập duy nhất trong đó. Cũng có giá trị như thế như: Nếu ta muốn hiểu bất kỳ một giá trị số độc lập nào trong đó. Ta bắt buộc phải hiểu đồng bộ tất cả các giá trị của toàn thể hệ thống đó mới được. Lại một nguyên tắc hóc búa nữa cho câu hỏi mà thuyết lượng tử gây đau đầu cho các nhà bác học suốt trăm năm được dứt căn.
Đó là những chuyện đã từng diễn ra trong quá khứ. Thế nhưng hôm nay, chúng ta nhất định phải kiện toàn lổ hỗng này cho con tàu lượng tử thôi vậy. Bởi ta xét thấy nguyên lý bất định này có tính “phản gián” hai mang, tiềm ẩn trong đó. Tuy nhiên nếu quán xét trên bình diện mô hình tự nhiên của vũ trụ đồng bộ theo một trật tự nhất định thì: Nguyên lý Lưỡng tính sóng hạt của photon mà thuyết tương đối phát biểu sẽ là một sự đối xứng, nâng đỡ cho tính nhị nguyên của nguyên lý bất định từ thuyết lượng tử này.
Vậy tôi kiện toàn cho nguyên Nguyên lý Bất Định của Heisenberg đủ chu toàn là: Nguyên Lý Định và Bất Định vậy. Và các bạn cùng tôi tham khảo xem cái công cụ vừa được kiện toàn của thuyết lượng tử với tên Nguyên lý Định - Bất Định này xem sao. Khả năng ứng dụng và khai thác của nó ra sao nhé. Chúng ta lại chuẩn bị tiếp tục cuộc du hành vào không gian chiều thứ tư đang thách thức và đợi chờ phía trước…:
Dĩ nhiên chúng ta lại đứng trước cánh cổng dẫn vào miền địa phương của Ma Trận Phân Tán thôi. Vì đây chính là địa phương khả dĩ nhất và bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Bởi phía bên trong đó chính là vùng không gian chiều thứ tư mà đối tượng thời gian đang định xứ và tiềm ẩn trong đó. Chúng ta đã trang bị đầy đủ công cụ khai thác rồi. Dấn bước vào thế giới của Ma Trận thôi vậy (lại lau mồ hôi trán nữa rồi…):
Sau khi chúng ta dội ngược trở ra từ thế giới của hàng trăm Ma Trận S đầy rối loạn vừa qua trên trang này. Chúng ta đã kiện toàn công cụ khai thác cũng như đã xác định được quỹ đạo cơ bản, vận hành trong thế giới của hàng trăm Ma Trận đó. Điều này đã cung cấp cho chúng ta thông tin rằng…, có một mô hình tương lai khả dĩ xác định được. Thông tin này, các bạn đã được biết qua biểu đồ va chạm của 3 Hạt electron-photon-positron vừa qua rồi. Từ đó suy ra…, Ma Trận dương tính mới chính là địa phương mà chúng ta cần đột nhập tiếp đến để khai thác.
Vậy tôi cũng tuân theo quy tắc cũ mà trình bày tiếp cùng các bạn như sau:
Chúng ta lại theo nguyên tắc cũ, duy chỉ có công cụ khai thác là thay đổi biểu đồ Ma Trận từ âm tính sang dương tính mà thôi. Và những gì thu được từ sự khai thác này có những giá trị như sau:
Trong hình 1 là mô tả, biểu diễn cách đọc và trình bày Ma Trận S khi ta xem xét trong kênh dọc. Thế nên ta có A+B C+D. Và tôi mô phỏng theo đúng nguyên tắc này mà ứng dụng và trình bày trong không – thời gian 4 chiều của hình 2.
Ta có thể quan sát thấy hệ thống số không có xuất phát từ tọa độ gốc của không – thời gian ban đầu như biểu đồ của Ma trận âm tính trước đây!? Thế nhưng các thành phần số trong cả hệ thống. Sau khi xuất phát ở một vị trí của không – thời gian khác. Chúng tương tác với toàn thể hệ thống số, qua tổng các quỹ đạo khả dĩ trong các miền không – thời gian. Và cuối cùng thì hình thành nơi địa phương biên của không – thời gian vẫn chính xác là một đáp số với số tổng là 260, như giá trị của mô hình Ma Trận cũ!!!
Mô hình diễn tả trên đây là phản ảnh cho chúng ta biết được mô hình của tương lai cũng chính là sự lập lại những gì từ trong quá khứ mà thôi. Duy đó là một mô hình tương lai với những diễn biến của trật tự có khác, bao gồm không khác trong đó!
Thế nhưng, biểu đồ trên đây chẳng qua chỉ là tôi đang mô tả cùng các bạn những gì diễn ra trong góc quan sát của Kênh Dọc mà thôi! Nếu đã thế thì chúng ta lại cùng nhau chuyển vị trí quan sát sang Kênh Ngang xem sao nhé? Chúng ta tiếp tục cuộc du hành trong Kênh Ngang, để quan sát không – thời gian đó như sau:
Sau khi xem xét trong Kênh Ngang. Tôi cũng đã hoán đổi theo quy tắc của Ma Trận S thì ta có: A+C B+D. Và tôi cũng đã mô phỏng một cách trung thành theo Ma Trận S mà mô tả lại như những gì các bạn thấy trong hình 2!
Và tôi lại chép lại nguyên văn là…; Vẫn có tổng đáp số bằng 260 cho tổng các hàng dọc, ngang, chéo đều như nhau!? Mặc dù ta xét thấy các số trong các cung, đã có sự chuyển đổi vị trí khác trong đó cho nhau. Thế nhưng giá trị cuối cùng cũng đều bảo toàn và trả lời với cùng một đáp số không sai!!! Như thế, nếu tính cả kênh dọc và ngang, chúng ta quan sát thấy vật bị quan sát đó đã phản ảnh có đến 2 Ma Trận khác nhau! Tuy nhiên cả hai mô hình đó cũng đều có một đáp số tổng các quỹ đạo là như nhau!!
Vẫn thế, chúng ta vẫn có tất cả là 6 Ma trận, có đáp số tổng các quỹ đạo đều là 260 như nhau! Từ đây bất chợt làm chúng ta giật mình vì…; Lại có hàng trăm Ma Trận nữa xuất hiện trong mô hình này!.
Đến đây, chúng ta lại tiếp tục ngỡ ngàng hết cả. Bởi vì chúng ta cứ ngỡ rằng vừa vượt qua được thế giới của Ma Trận vừa qua. Ngay lập tức chúng ta lại rơi vào thế giới của Ma Trận khác. Lại cũng có hàng trăm mô hình thực tại tự nhiên của Ma Trận khác mà không khác như thế nữa! Cấp độ phức tạp càng gia tăng giá trị rối loạn tư duy có trật tự lên một tầm cao hơn nữa!!
Chúng ta cứ ngỡ rằng sẽ bắt gặp mô hình của một tương lai khả dĩ xác định được. Thế nhưng thực tại tiềm ẩn trong mô hình không – thời gian của vũ trụ đó. Lại là một sự thật thể hiện sự chối bỏ đối với tư duy phát triển hiện nay của nhân loại chúng ta. Chúng ta lại phải dội ngược trở ra khỏi vùng thế giới của Ma Trận này thôi vậy. Bởi vì ý thức không cho phép chúng ta tiếp tục du hành trong thế giới đó cho được nữa. Chắc chắn chúng ta sẽ lạc mất trong hàng ngàn mô hình thực tại đó ngay thôi. Kiểm điểm lại những nguyên tắc của Thuyết Lượng tử thì còn có: Đòi hỏi người quan sát và vật bị quan sát phải đồng nhất trong đó làm một! Xét theo quan niệm đơn thuần của tư duy phương tây thì điều này là yêu cầu người quan sát phải thâm nhập vào mọi tiến trình thực nhiệm. Thế nhưng chúng ta đã hai lần thâm nhập vào thế giới của Ma Trận Phân Tán đúng nghĩa rồi. Với những gì đang có, chúng ta không thể nào xác định được đâu là một thực tại của mô hình cơ bản của vũ trụ trong hàng ngàn Ma Trận như thế cho được.
Chúng ta bắt buộc phải thoát trở ra, và một lần nữa; Rà soát lại tổng thể nền khoa học vật lý xem có còn một mô hình khiếm khuyết nào ở đây nữa hay không? Bởi như các bạn đã chứng kiến đó. Chúng ta đã hiểu quá rõ về ngôi nhà lượng tử đến từng chân tơ kẽ tóc rồi. Những trình bày vừa qua đã nói lên sự thật đó mà chúng ta không có thể chối bỏ cho được. Bởi đó chính là Toán Học.
Từ nỗi ưu tư này, dẫn chúng ta đến với đối tượng cuối cùng mà nhất định phải được xem xét cụ thể chính là Hình học. Là ngôn ngữ mô hình. Qua đó, chúng ta mới xác định lại mô hình của không – thời gian một cách chi tiết nhất được. Để chúng ta quyết định cuộc du hành cuối cùng vào đúng thời điểm cũng như đúng không gian thực tại nhất để khảo sát.
Bởi cái mô hình của không – thời gian mà chúng ta đang khai thác đó. Đã chắc gì là một mô hình không - thời gian cơ bản trong giai đoạn học thuyết tương đối và lượng tử hiện diện? Ngay cả cái tên của hai học thuyết này, cũng đã tố cáo với chúng ta thực tại đó. Cũng chỉ là sự “tương đối” và “lượng tử” mà thôi!!!
Lại một cuộc du hành khác, đang chờ đợi chúng ta thâm nhập vào mô hình của không – thời gian đó trong bài viết sau…
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
-----------------------
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Thưa thầy, làm sao mà người xưa có thể qui vạn vật về bát quái được ạ? Mong thầy khai thị cho con chỗ này. Con cảm ơn thầy ạ
Trả lời: Vì phép thiền đưa con người đồng nhất cùng vũ trụ vạn vật. Tạo Hóa định sẵn trong thiên tượng, khi đồng nhất cùng Trời đất thì liền được khải thị cho mà tỏ ngộ ra. Tất cả nền tảng nằm ở trong hai thuyết âm dương và ngũ hành.
Người xưa rất dễ tham thiền. Vì lúc đó phép này chưa bị sai lạc nhiều, và vũ trụ cũng chưa bị ô nhiễm. Khí đất trời còn nguyên sinh và trong sạch nên rất dễ thâm nhập mà đồng cùng bản tính của Tạo Hóa.
Bằng như cái học của thế nhân thì chỉ làm rối loạn, gây ra sai lạc thêm mà thôi.
Hỏi: Thưa ad , tôi thấy ma trận 8x8 là không gian chiều thứ tư mà tổng các cạch của ma trận đều là 260 . Ma trận biểu thị từ 1 đến 64 sắp xếp như vậy có biểu thị như thế nào về khoảng cách không - thời gian . Xin ad giải thích giúp . Ma trận S từ 1 đến 9 tổng bằng 15.
Trả lời: Về khoảng cách không – thời gian thì quy định theo nguyên tắc của biểu đồ không – thời gian của Friedmann. Vậy khoảng cách thời gian thì được biểu thị mũi tên theo chiều đứng (dọc), chỉ hướng lên của biểu đồ. Khoảng cách không gian thì theo chiều mũi tên nằm (ngang).
Vậy từ A đến B là khoảng cách của không gian, và từ A đến C là khoảng cách của thời gian. Từ đó ta có 8 ô trong chiều đứng là 8 thời điểm của khoảng cách thời gian đó. 8 ô theo chiều ngang là 8 vị trí trong khoảng cách của không gian đó. Cứ thế mà ta suy ra và ứng dụng cho vạn sự, vật.
Bất kỳ biểu đồ của mô hình nào, khi trình bày hay diễn đạt, cũng phải được biểu thị theo như nguyên tắc đã quy định đó.
Hỏi: Thưa Thầy, trong ma trận có những mũi tên chỉ vào các ô số từ hai chiều không gian và thời gian nhưng vị trí các mũi tên này lại khác nhau giữa kênh dọc và kênh ngang. Thầy cho con được hỏi ý nghĩa và tác dụng về chiều chỉ của mũi tên chỉ dẫn này ? Con xin cảm ơn.
Trả lời: Có nghĩa là “ở bất kỳ ‘vị trí’ nào trong không gian, và bất kỳ ‘thời điểm’ nào trong thời gian” (như giải thích ở các dòng bên dưới), đều bảo toàn giá trị của đáp số đó. Do đó bạn có thể tự do dời mũi tên đi đâu cũng được. Riêng mũi tên ở góc thì còn có thêm ý nghĩa là “điểm gốc” của trục không gian và thời gian. Ta phải nắm và xác định điểm gốc này trong suốt quá trình phát triển, kẻo “lạc gốc” là nguy. Giống như nhân loại đang lạc gốc cội nguồn vậy (mình cũng đang lạc gốc lịch sử giống nòi và dân tộc như thế. Kể cả Đạo).
Hỏi: Dân tộc Việt đang gặp kiếp nạn, ad hiểu rõ thuật ngũ hành, bát quái có thể tính được bao giờ dân tộc này mới thoát khỏi gông cùm, bước vào kỷ nguyên mới như nước Đức đã từng? Thanks
Trả lời: E rằng dân tộc phải chịu đội nạn lớn rồi. Do cuộc này vốn là Thiên Nhân Hợp Phát, mà Người lại không chịu phát. Đa số chấp mê không tỉnh, khiến dân tộc phải gánh oan những cái nạn đáng ra là tránh được. Cứ cái đà như tình hình chung hiện nay thì sau năm 2023 mới thoát được. Tuy nhiên cái giá phải trả là quá đắt cho dân tộc Việt. Nói đến, rất đau lòng…
Hỏi: Con có đôi dòng suy nghĩ về lục thập hoa giáp mong thầy sửa giúp ạ.
Nền tảng của vụ trụ chính là học thuyết âm dương ngũ hành. Khi ta kết hợp 2 học thuyết này sẽ được mỗi hành mang 2 tính chất là âm và dương, như vậy sẽ có 10 hành tất cả ( hoả âm, hoả dương, thuỷ âm, thuỷ dương ...).
Và cũng từ page này mà con biết được con số 6 chính là con số kết thúc một chu kỳ. Do đó ta sẽ được 6*10 = 60. Con số 60 này có thể là giây, phút, giờ, năm...
Con xin hết ạ
Trả lời: Đúng vậy! Đó cũng chính là cách tính quy luật từ chi tiết đến tổng thể vạn vật. Thế nên ta thấy; 60x6=360 là số của toàn chu mà ta quen gọi là chu toàn. Vậy 360=0 là hằng số hấp dẫn đấy thôi.
Hỏi: Thưa admin, lần trước cháu có hỏi nhưng bị nhầm, thay vì Hà Đồ thì cháu viết Lạc Thư, nên cháu xin đặt lại là:
- Số 10 bao quanh số 5 trong Hà Đồ có đáng được coi như toàn ảnh ko ạ ?
- Câu khác của cháu : Admin có nghĩ mọi diễn biến trong vũ trụ có nằm trong một cuộc hoàn nguyên vĩ đại ko ạ ?
Trả lời: Vậy thì câu trả lời vẫn như cũ. Không được xem là toàn ảnh, vì “số mười” không phải là “mười số”. Số 10 chỉ nói lên sự khởi của một chu kỳ mới thôi.
Khái niệm “hoàn nguyên vĩ đại” chỉ là một giá trị mơ hồ và không hiện hữu!
Ví dụ như ta có thể dựa trên hệ thống số mà suy…;
Khởi từ số 0… đến 9 là dứt chu kỳ. Số 10 là chu kỳ lập lại có tính tiếp diễn như; Hàng đơn vị là sự phát triển, diễn tiếp… Hàng chục là tái lập lại chu kỳ từ 0 đến 9. Cứ thế mà tuần hoàn đến vô hạn. Vì thế hàng đơn vị là “tiểu tuần hoàn”. Hàng chục, ta cứ cho là “trung tuần hoàn” đi. Vật thì hàng tram, nghìn, v.v…, đến vô hạn. Được gượng gọi là “đại tuần hoàn”.
Nếu thế, sự hoàn nguyên có nghĩa là trở về số 0 ban đầu rồi. Không có nghĩa là số tiểu, trung, hay đại tuần hoàn được nữa. Vì thế khái niệm “hoàn nguyên vĩ đại” hiện thân là một khái niệm hoàn toàn vô nghĩa mà thôi.
Chỉ riêng câu “hoàn nguyên”, đã là đủ. Điều đó, có nghĩa tất cả là: “Zero”.
Hỏi: Thưa thầy, con có đọc qua một số tài liệu viết về numerology (môn thần số học ). Mỗi con số đều có ý nghĩa riêng, và con số 6 là con số của tình yêu thương, sự hàn gắn vết thương. Liệu những điều này có đúng với môn số học Đông phương k ạ? Con cảm ơn thầy.
Trả lời: Hệ thống số đối với toàn cầu là như nhau. Tư tưởng nếu đến đỉnh thực tại của nó cũng có giá trị như nhau cả thôi. Vì đó mới là chân lý.
Tùy theo sự phát triển tư tưởng của mỗi giai đoạn, của từng dân tộc mà quan niệm riêng của họ đối với giá trị của mỗi hệ số riêng như thế mà thôi. Theo như trang này thì bạn cũng đã dần nhận ra rồi: Tuy là 6 cõi, thế nhưng vẫn chưa đủ. Người ta có quyền hàn gắn tình yêu thương cho toàn hệ số chứ không riêng chỉ số 6 mà thôi đâu.
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏