Qua bài viết vừa rồi. Chúng ta thấy vừa thoát qua được thế giới Ma Trận này, chúng ta lại lập tức rơi vào thế giới Ma Trận khác ngay. Lại có đến hàng trăm mô hình của vũ trụ tương lai xác định được! Và đó cũng chính là yếu tố rắc rối, đong đầy sự phức tạp của thế giới Ma Trận đúng nghĩa. Bởi xưa nay chúng ta chỉ mới nghe đến thuật ngữ Ma Trận một cách rất đơn thuần, bất khả hình dung những giá trị tiềm ẩn trong nó.
Thế cho nên trong bài viết này, chúng ta lại phải xác định lại mọi giá trị đối với những quỹ đạo vận hành của mô hình tự nhiên trong vũ trụ như sau: Thường thì chúng ta cũng nghe các nhà chuyên môn nói đến thuật ngữ “bước nhảy lượng tử”! Điều này có nghĩa là các hạt đang vận hành trong một quỹ đạo đơn thuần vốn có của nó. Thế nhưng khi được gia tốc, hoặc khi đã tương tác qua một tiến trình va chạm. Hạt sẽ nhảy lên một quỹ đạo vận hành cao hơn và đầy tính phức tạp hơn nữa!! Điều này thì chúng ta có thể hình dung như những gì tôi trình bày như sau:
Qua hai mô hình quỹ đạo với hai biểu đồ trình bày ở trên đây. Chúng ta xét thấy trong hình 1 là mô hình của Ma Trận cấp 3x3, với một quỹ đạo vận hành đơn giản nhất trong thế giới của Ma trận. Thế nhưng ta so sánh với hình 2 thì: Đó lại thể hiện là một một quỹ đạo có tính phức tạp hơn trong mô hình của Ma Trận cấp 5x5. Điều này cho các bạn một hình dung và mường tượng đến cái gọi là bước nhảy lượng tử rồi vậy. Là khi hạt nhảy lên một mô hình của không gian khác. Thì lúc đó nó sẽ vận hành với một quỹ đạo khác và phức tạp hơn là thế. Cứ thế, tùy theo từng cấp độ của không gian cho sẵn, tùy theo yêu cầu thực nghiệm. Các hành trạng vận hành của hạt, càng có sự biến hóa các quỹ đạo theo các bước nhảy lượng tử là phức tạp trầm trọng hơn cho sự nắm bắt của tư duy chung từ chúng ta. Và mô hình đó cũng trả lời cho chúng ta về một hình ảnh của một mạng lưới đan xen thành một “không gian mạng”, như ta từng nghe qua trong thế giới kỹ thuật số hiện nay.
Xưa nay; Nền khoa học của nhân loại chúng ta không thể nào biết được hạt electron có quỹ đạo vận hành như thế nào cả. Điều này đã được mô tả rất rõ và cũng đã được Faynman kết luận là “Tổng các quỹ đạo” qua thí nghiệm hai khe rồi vậy. Và hôm nay, tôi cũng chỉ ra chính xác quỹ đạo mà hạt electron phải vận hành xung quanh hạt nhân để hình thành một nguyên tử như sau:
Quỹ đạo electron vận hành (xung quanh) trong một nguyên tử cơ bản (mặt cắt). (Mô hình không gian Calabi-Yau của Lý Thuyết Dây là sai, do tác động topo.) |
Với biểu đồ ở trên là tôi mô tả quỹ đạo của electron vận hành xung quanh nhân để hình thành một nguyên tử đơn thuần (electron-proton-neutron). Thế nhưng với mô hình trên là tôi chỉ mới mô tả chu kỳ vận hành thứ nhất, của electron, trong một không gian cơ bản đối với nguyên tử mà thôi. Nó phải vận hành đủ 3 chu kỳ như thế mới đủ. (tôi chỉ trình bày một chu kỳ thôi, nếu trình bày đủ thì e rằng hình ảnh tác động sẽ gây rối hết cho tư duy, dẫn đến khó nắm bắt được). Chính vì vận tốc 900km/s trong một không gian nguyên tử là một vận tốc quá lớn. Thế nên ta cứ ngỡ nó vận hành “xung quanh” nhân với ý nghĩ đơn thuần. May thay! Các nhà chuyên môn biết được đó chỉ là dạng “ngôn ngữ giả định” cho đối tượng electron “quay xung quanh” nhân mà thôi. Vì thế ta mới có một không gian cho sẵn với 8 vị trí có thể hình thành nên một hạt tìm thấy trong tổng không gian cho sẵn đó. Ví dụ:
Thế nên ta có 8 giá trị không gian chi tiết, có thể tìm thấy xác xuất năng lượng hình thành cho một hạt đủ xuất hiện tại một trong tổng thể không gian đó. Do không gian ở giữa có tính triệt tiêu và chuyển hóa năng lượng. Giống như tâm của đồ hình bát quái trong cửu cung vậy. Đó là giá trị tiềm ẩn mà chúng ta quen gọi là “phép độn...”!
Và sau đây chúng ta mô phỏng theo quỹ đạo vận hành cao hơn mà chúng ta vừa tham khảo qua ở trên. Đó cũng là mô hình tổng thể của Ma Trận giữa Ma Trận âm, Dương và Ma Trận tổng thể (trung hòa) để tìm đến một mô hình quy luật vận hành của một vũ trụ cơ bản. Chúng ta tiếp tục tham khảo mô hình vũ trụ ban đầu hình thành cơ bản và chi tiết nhất như sau:
Dĩ nhiên chúng ta cũng tuân thủ theo nguyên tắc của mô hình không – thời gian của Friedmann để trình bày là:
Ta thấy trong không - thời gian ban đầu để hình thành vũ trụ, bắt đầu xuất hiện “một điểm” tại vị trí gốc của biểu đồ không – thời gian đó. Đây cũng chính là mô hình chuẩn là “Chất Điểm” của nền khoa học vật lý nhân loại chúng ta. Vì thế, tôi “chấm một điểm”, xuất hiện tại vị trí gốc của vũ trụ hình thành ban đầu từ khoảng không hư vô này. Nơi đây, tôi bắt buộc phải làm rõ thêm một vấn đề mà lòng tôi không muốn, tôi chỉ rất muốn bỏ qua. Thế nhưng, do tính liên quan để cho một học thuyết mới ra đời với mô hình thiết kế cho một vũ trụ tương lai, không còn tồn đọng bất cứ một điều gì ở đây nữa. Thế nên tôi phải làm điều mà tôi không muốn. Vậy điều tôi muốn nói đến đó, chính là mô hình “Chất Điểm”, so với mô hình “Quãng Tính” của Lý Thuyết Dây.
Ta xét thấy với tư duy của các nhà thiết kế nên Lý Thuyết Dây mãi từ năm 1964. Họ suy diễn với tính chất của “Một Điểm” như thế. Các nhà thiết kế, họ hoàn toàn không có lấy một “diện tích” tối thiểu nào để tưởng tượng mà dựa vào nền tảng đấy phát huy…, để mô phỏng, mà vẽ mô hình thiết lập cho được! Không hề có! Thế cho nên tư duy họ phải rơi vào thế bế tắc. Cho nên họ nghĩ rằng; … Phải có một “quảng tính”! Tối thiểu cũng phải có một quãng tính, thì các nhà thiết kế mới có thể dựa trên đấy để mà thiết lập mô hình cho được. Cho nên, từ đó Lý Thuyết Dây mới có thể ra đời, dựa trên mô hình của quãng tính đó. (Ta xét thấy với tư duy của các nhà thiết kế nên Lý Thuyết Dây mãi từ năm 1964. Họ suy diễn với tính chất của “Một Điểm” như thế. Các nhà thiết kế, họ hoàn toàn không có lấy một “diện tích” tối thiểu nào để tưởng tượng mà dựa vào nền tảng đấy phát huy…, để mô phỏng, mà vẽ mô hình thiết lập cho được! Không hề có! Thế cho nên tư duy họ phải rơi vào thế bế tắc. Cho nên họ nghĩ rằng; … Phải có một “quảng tính”! Tối thiểu cũng phải có một quãng tính, thì các nhà thiết kế mới có thể dựa trên đấy để mà thiết lập mô hình cho được. Cho nên, từ đó Lý Thuyết Dây mới có thể ra đời, dựa trên mô hình của quãng tính đó. (~).
Và rồi ta thấy họ lập luận dựa trên mô hình quãng tính đó như sau (ở đây tôi không bàn đến tính chất xuất hiện của Dây kín và Dây hở. Mà chỉ giới hạn ở tư duy và quan điểm ban đầu của các nhà thiết kế nên Lý Thuyết Dây mà thôi):
Để đáp ứng cho câu hỏi: Điều gì, hay những thành phần nào, đã cấu tạo nên một Dây?. Và các nhà thiết kế của Lý Thuyết Dây lập luận rằng: Ví dụ như “một dòng chữ”. Vốn được hình thành từ các câu. Một câu lại được cấu tạo từ các chữ. Mỗi chữ lại là kết cấu bởi các ký tự a, b, c, v.v… Và mỗi ký tự là tự nó, vốn là như thế. Nếu ai đó hỏi mỗi “Ký Tự” a, b được cấu tạo từ gì, sẽ là hoàn toàn vô nghĩa! Nên tự một Dây nó là như vậy. Vì thế, nếu ai hỏi một Dây được cấu tạo từ những thành phần nào cũng có giá trị…, vô nghĩa như thế!!! Và mọi người kết luận: Nếu ai đó, chứng minh được điều gì cấu tạo nên Dây. Ngay lập tức điều đó sẽ hạ bệ Lý Thuyết Dây.
Và bây giờ chúng ta quay trở về với mô hình chuẩn là Chất Điểm ở trên. Đấy! Tôi trình bày vũ trụ ban đầu với mô hình của một chất điểm xuất hiện như ở trên. Ví dụ: Ta cứ để im đấy, không làm gì nữa cả. Dù chúng ta có ý thức hoặc vô ý thức. Dù chúng ta có triển khai hay không triển khai. Thế nhưng nguyên tắc của thời gian là…; Thời gian vẫn đang trôi qua… Cho nên ta xét thấy chiều thời gian đang vận hành và được diễn đạt như sau:
Ta xét thấy qua những biểu đồ trình bày trên đây. Trong hình 1 là xuất hiện một điểm tại vị trí gốc của không – thời gian ban đầu. Đến hình 2 là thể hiện sự mô phỏng tính chất của thời gian đang trôi qua. Theo nguyên tắc thời gian vẫn trôi qua, nên trong chiều thời gian, xuất hiện mô tả, một nét vẽ hướng lên theo như biểu đồ của không – thời gian (hình 3). Để rồi trong hình 4 là hình thành một nét vẽ hoàn chỉnh, để mô tả sự vận hành của thời gian đang vận động trong mô hình của không - thời gian ban đầu đó. Như thế , ta xét thấy trong mô hình của chất điểm. Tự nó, thì trong chiều thời gian, tự nó cũng đã có quãng tính rồi. Ta không nhất thiết phải suy diễn thêm ra như hình ảnh của một dây làm gì nữa. Tất nhiên lúc này vũ trụ ban đầu là một chiều. Cũng từ đây ta suy ra: Cái nét vẽ đầu tiên và nhỏ nhất là một chấm rồi. Điều này cũng có giá trị như một điểm của mô hình chuẩn là chất điểm vậy. Và nguyên tắc của số 4 là số thành, vậy ta chấm thêm 4 chấm nữa liền theo. Như thế 4 chấm là hình thành một nét vẽ ban đầu rồi. Nếu ta so sánh với hình ảnh mô hình của Một Dây. Thì đó lại là một nét vẽ hoàn chỉnh rồi vậy. Điều này cho ta biết rằng, đó chính là cơ cấu hình thành của nhiều chấm, để hình thành nên một nét vẽ.
Từ đây, chúng ta rút ra được một kết luận: Hình ảnh của Một Dây. Chính là cơ cấu hình thành của nhiều chấm để tạo nên nét vẽ của sợi dây đó. Điều đó cũng có nghĩa là mô hình quãng tính của Dây, chính là cơ cấu hình thành của nhiều chất điểm để tạo nên Dây. Vì thế ta thấy trong hình 4 là diễn đạt theo chiều thời gian. Cứ thế, thời gian vẫn cứ trôi qua, cho nên nét vẽ biểu thị theo chiều này cứ thế mà hình thành. Ta thấy ngay lập tức mô hình quãng tính của Lý Thuyết Dây không hiện hữu. Lý Thuyết Dây đã thất bại ngay từ cái ý tưởng thành lập ban đầu về mô hình của Dây phải có quãng tính rồi vậy. Tư duy của các nhà thiết kế nên Lý Thuyết Dây. Họ không hình dung nổi về tính chất của Chất Điểm vận hành trong mô hình tự nhiên của vũ trụ, theo nguyên tắc của mô hình không - thời gian của Friedmann đã lập ra. Vì ta chỉ cần xác định được sự xuất hiện của một điểm đấy trong mô hình không – thời gian của vũ trụ ban đầu đấy thôi. Thời gian tự nó đã thể hiện có mô hình đấy rồi, vì nó vẫn đang vận hành một cách tiềm ẩn trong không gian ban đầu đó.
Như chúng ta đã biết là không gian và thời gian vốn đồng nhất trong đó. Thế cho nên ở về phía chiều của không gian, bắt buộc nó phải hình thành như sau:
Qua tiến trình như trên, chúng ta đã có mô hình của vũ trụ hình thành tự nhiên ban đầu theo trật tự với không thời gian 2 chiều. Cho nên, Lý Thuyết Dây không đủ điều kiện để được gọi là “Ứng Cử Viên Sáng Giá Nhất” trong nền khoa học vật lý đương đại, như nhân loại chúng ta hiện nay đang suy tôn như thế.
Nguy cơ Lý Thuyết Dây sụp đổ, hệ lụy sẽ kéo theo rất nhiều học thuyết khác có tính liên quan phải sụp đổ, là một sự thật. Sau đây các bạn tiếp tục tham khảo sự trình bày của tôi để thấy điều đấy. Chúng ta lại tiếp tục quan sát vật bị quan sát là mô hình vũ trụ ban đầu đó vừa hình thành như sau:
Ta xem xét thấy trong chiều không gian trên biểu đồ của mô hình thì; Không gian vốn tự nó là như thế. Là bất động và yên tĩnh. Còn xét về chiều thời gian thì; Xưa nay, với kinh nghiệm ngàn đời thì chúng ta đều biết rằng thời gian là có tính “chu kỳ”, không gian thì không có tính chu kỳ. Vậy chu kỳ cũng có nghĩa là sự “lập lại”. Vì thế cho nên trong chiều thời gian. Khi nó vận hành đến thời điểm của chu kỳ thì phải lập lại. Cho nên ta lại thấy biểu đồ đó tất nhiên phải được mô phỏng theo mô hình của vũ trụ tự nhiên mà diễn đạt theo một trình tự như sau:
Xét theo tiến trình hình thành trong hình 1. Ta thấy chiều thời gian có sự vận động và hình thành trước (ta đang bàn ở sự thành chứ không phải sự sinh). Thế cho nên khởi thủy là chiều thời gian phải vận hành trước. Khi sự vận hành đó đến thời điểm của chu kỳ lập lại. Cho nên ta thấy chiều mũi tên thứ hai hình thành và tiếp tục mô phỏng trung thành theo sự vận hành trước đó. Xét trong cả một tiến trình của số thành là 4 đó. Dù muốn, dù không; Ta nhận thấy không gian đang được “nới rộng” thêm ra một cách tự nhiên trong mô hình vũ trụ vận hành ban đầu đó. Ta xét tiếp trong hình 2 và 3. Đây là thời điểm kết thúc chu kỳ vận hành của thời gian. Thế cho nên trong góc độ của không gian ngay lập tức phải đồng nhất liền theo mà hình thành cùng một quy trình như thế. Và cuối cùng là hình 4 với sự hình thành mô hình của không – thời gian của vũ trụ bán sơ khai cơ bản.
Ta quan sát không – thời gian trong hình thứ tư này thì thấy nó đã hình thành 4 khoảng không gian và thời gian riêng biệt trong đó! Điều này có nghĩa là mô hình của vũ trụ ban đầu đã tiềm ẩn mô hình của không – thời gian 4 chiều rồi vậy. Ta xét thấy tại vị trí A là một mô hình của không – thời gian 2 chiều hoàn thiện đủ. Thậm chí mãi hiện nay các nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học vật lý vẫn thường dùng như thế để mô tả không khác được.
Một ví dụ điển hình:
Tại vùng B thì mô hình thể hiện trong chiều không gian này đã hình thành mô hình của bán không gian sơ khai rồi. Tương đương giá trị như thế tại vùng thời gian bán sơ khai nơi điểm C. Và cuối cùng là vùng của vị trí D là nơi chưa hình thành. Nó vẫn thể hiện đối lập với điểm gốc của không – thời gian đủ tại A. Nó đại diện cho không gian chiều thứ tư là vô hình trong toàn vùng của không – thời gian 4 chiều đó. Muốn nhận diện ra thế giới vô hình đó ra sao. Ta sử dụng phép đối xứng, đối xứng gương, đối ngẫu v.v… là ra thôi vậy. Và đó cũng là giá trị của các phương pháp “đối xứng chung” mà nền khoa học đang dụng.
Ta tạm thời quay lại quan sát sâu hơn nữa trong tiến trình của mô hình thứ 2 và 3. Bởi nơi đây đã tiềm ẩn một giá trị phải bị lướt qua trong diễn giải là tất yếu. Do ngôn ngữ đơn thuần cũng như ngôn ngữ biểu đồ không cho phép chúng ta thực hiện khai thác và diễn đạt cùng lúc được. Đó là thời điểm mà thời gian đang lập lại. Điều này có nghĩa là chiều không gian đang được nới rộng dần ra… một cách tiềm ẩn trong đó. Cho đến khi chu kỳ thời gian trong tiến trình thứ tư vận hành vừa xong thì cùng lúc, chiều không gian đồng nhất cho toàn vùng.
Vậy điều này nói lên một thực tại sự thật của mô hình vũ trụ hình thành ban đầu là không hề có vụ nổ Bigbang xảy ra ở đây! Lại một hệ lụy từ Lý Thuyết Dây, kéo theo Thuyết Bigbang phải sụp đổ theo. Một cách rất rõ ràng là ta xét thấy không hề có vụ nổ đó!! Thuyết Big Bang hoàn toàn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng đơn thuần mà thôi!!!
Nếu thế: Điều này có nghĩa là suốt 100 năm qua. Nhân loại chúng ta đã xây dựng mô hình của vũ trụ trên nền tảng của một giả thuyết. Hay đúng hơn chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng đơn thuần không hơn, không kém thôi ư?!
Thật kinh hoàng!!!
Bởi hôm nay ta biết rất rõ là: Trí tưởng tượng của nhân loại chúng ta trong giai đoạn phát triển đó là còn rất ngây thơ, đối với mô hình thực tại tự nhiên của vũ trụ. Chí ít, thì trên trang này. Chúng ta cũng đã phần nào đó thấy được điều thực tại tiềm ẩn này của Tạo Hóa phô bày rồi.
Như thế; Yêu cầu được đặt ra là đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại những giá trị mà Lý Thuyết Dây cũng như Thuyết Big Bang đã và đang; Dẫn nhân loại chúng ta phiêu lưu đầy mạo hiễm suốt nữa cuối của thế kỷ vừa qua. Bởi Thuyết Big Bang hoàn toàn không hề biết được cái gọi là “tiền Big Bang” là điều gì cả!!! Những sản phẩm từ học thuyết này chỉ cung cấp cho sự hiểu biết về vũ trụ là hậu Big Bang mà thôi. (Tôi sẽ làm rõ vấn đề của thuyết Big Bang trong một bài viết khác cùng các bạn. Đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng thô và luôn lung lay, chao đảo cùng thời gian suốt từ bấy đến nay).
Lại một quan điểm tư duy lạc mất cội nguồn nữa, từ trong nguyên nhân của vấn đề! Thế cho nên cái ước mơ có tên gọi là “nhân quả thống kê” của các nhà chuyên môn. Mãi mãi…, cũng vẫn chỉ là mơ ước mà thôi!!
Cận cảnh hôm nay. Nhất định chúng ta phải thức tỉnh và phải giác ngộ ra được thực tại tiềm ẩn như thế đối với nền khoa học. Có như thế, chúng ta mới nỗ lực tìm cứu cánh cho tương lai chung được. Các nhà khoa học không thể cứu độ cộng đồng nhân loại chúng ta được rồi. Chỉ có kẻ u mê trong các học thuyết mang nặng tính giáo điều, mới mong chờ sự giải thoát bằng sự huyễn tưởng mà thôi.
Thế cho nên: Các nhà bác học hiện nay. Đang vẽ bức tranh tương lai toàn cảnh của nhân loại chúng ta bằng những gam màu đen kịt, và hoàn toàn tăm tối hết đi cả rồi…
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
------------------------
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Tôi biết anh vẫn còn một số vấn đề không thể viết ra. Vẫn còn không gian mà nơi đó ý niệm về vận số, không thời gian là không ý nghĩa: nó không tuân theo bất kỳ lý số nào, một nhà khoa học nỗi tiếng của NASA gần đây có trình bày 1 bài viết rằng ta nhìn về cây đèn có trạng thái nhị phân là Bật và Tắt, tuy nhiên có một trạng thái khác là "không bật cũng không tắt", chính điều đó vượt qua tầm hiểu biết giới hạn của nhân loại. "Nó" không dành cho tất cả. Phật môn nói rằng sự dịch chuyển vô thường của vật chất và không thời gian như khi ta quan sát sự vật hiện tượng trong các rời rạc sách-na. Các thiền sư cao thâm khác thì khuyên muốn "tới nơi", hãy bỏ quên luôn các sách-na đó đi (tự làm chủ không-thời gian: muốn chết hay sống là tùy ý mình).
Trả lời: Vấn đề ở đây là…, tôi đang cố gắng trao đổi cùng các bạn điều thực tại mà tôi biết và hiểu. Mọi người thì vẫn đang suy đoán về những điều mà họ chưa biết và hiểu đến. Bạn chờ xem không – thời gian có bao nhiêu chiều trước đi đã. Sau hẵng nói đến “không gian mà nơi đó ý niệm về vận số, không thời gian là không ý nghĩa: nó không tuân theo bất kỳ lý số nào,” cho được. Ngay như bài này thôi, dù chưa đủ 4 chiều. Đồ hình vùng C, đã thể hiện được mô hình bao gồm cả câu phát biểu của vị khoa học gia đó rồi.
Tóm lại: Các vị khoa học cho dù là toàn cầu chứ không riêng gì mỗi Nasa, vẫn là 1 góc quan sát còn đầy khiếm khuyết của khoa học. Và tổng các Thiền giả nói chung (thiền sư lại càng hạn hẹp hơn nữa), cũng cùng một giá trị như thế không khác.
Câu trả lời này cũng là một trong các số vấn đề không thể viết ra. (bởi nghe dường ngạo mạn. và va chạm quá nhiều đến…).
Hỏi: Kính thầy, con nghĩ rằng nếu ma trận đủ lớn thì khi đó quĩ đạo của electron sẽ là những hình vòng cung mềm mại. Mềm thắng cứng nên mềm mại sẽ ổn định hơn, như thế có phải không thầy ?
Trả lời: Tùy theo quan điểm mà mình cho nó mềm hay cứng thôi. Thật sự thì đó là quỹ đạo của nó, không khác được. bằng như bạn thích nó mềm thì tôi sẽ vẽ theo ý của bạn như sau:
Hỏi: Thưa Thầy, nhìn hình biểu diễn bước sóng và bước năng lượng này, so với những hoa văn hoạ tiết trên Trống Đồng Việt Nam ta liệu có gì tương quan với nhau không, thưa Thầy !???
Trả lời: Bạn Huỳnh Thái Hòa đã phát huy đúng tư duy quan điểm văn hóa cội nguồn của Dân tộc Việt rồi đấy!!! Rất mừng cho bạn cũng như giống nòi hôm nay đã hình dung ra cái gen từ cội nguồn.
Hỏi: Kính thưa ad, mong ad giải đáp giúp cháu một thắc mắc khi xem hình quỹ đạo electron trên là hình vẽ trên mặt phẳng (2D) hay là không gian (3D) ạ ?
Trả lời: Như hình vẽ trong bài viết là dựa trên nguyên tắc của biểu đồ không - thời gian Friedmann thì là 2 chiều. Tôi có lưu ý là (mặt cắt) nên đó là mặt phẳng 2D. Tuy nhiên đối với hình vẽ trong mục trao đổi và thảo luận cùng bạn đọc ở bên dưới thì đó là không gian 3D rồi.
Bởi vì tôi trình bày và lý giải khung 4 ô vuông là không – thời gian 2D. Một mô hình thô của không – thời gian 4 chiều. Gượng mà gọi như thế, vì đó chỉ thể hiện được có 2 chiều mà thôi. Và mô hình không gian với 8 ô vuông là đại diện cho mô hình của không thời gian 4 chiều. Trong đó ta có thể hình dung ra không gian 3D và chiều thứ tư là tiềm ẩn vô hình và đồng nhất trong mô hình đó.
Hỏi: Kính thưa ad, hình vẽ mặt cắt quỹ đạo electron như ad nêu cháu hình dung nó là hình chiếu mô hình thực nguyên tử lên 1 mặt phẳng. Điều thắc mắc ở đây là trên hình mặt cắt mô tả thì quỹ đạo chuyển động nếu chiếu lên nhiều mặt phẳng khác nhau thì đều đi theo quỹ đạo đó ? Và nếu là đúng thì suy ra mô hình chuyển động của electron đối xứng trên mọi mặt phẳng xuyên tâm hình cầu nguyên tử ( mặt cắt nào cũng có đồ hình giống nhau, khi ta bổ quả cam nguyên tử ra nhiều mặt cắt xuyên tâm hình cầu đều cho hình giống nhau, hình dung nôm na thế ạ).
Trả lời: Phải, chỉ gần đúng như thế thôi! Nên nếu bạn dùng từ “nôm na” thì đúng như thế, để ta đủ hình dung tổng thể. Bằng như thế giới lượng tử thì nó rất khác xa với quan niệm của tư duy thông thường. Ví dụ như:
Bạn bổ quả cam theo chiều Ngang, đông tây, chiều không gian là nó phản ảnh mô hình giống như bạn đã nghĩ. Thế nhưng ta bổ theo chiều Đứng, Bắc nam, chiều thời gian lại là phản ảnh một mô hình khác hơn thế!!!
Rồi suy thêm…; Đó là do ta bổ bằng công cụ là cái Dao. Vật ta tách bằng tay xem. Chắc chắn ta chỉ có thể tách trái cam đó theo chiều Bắc nam mà thôi. Chiều đông tây là không thể rồi. Từ đây suy ra…, Từ trường trái đất vốn chỉ đi ra đi vào theo hướng bắc Nam mà thôi. Vạn vật theo hướng “cửa mở” ở đấy cả.
Hỏi: Thưa Thầy, trong bài này thầy có nói về "giá trị tiềm ẩn mà chúng ta quen gọi là “phép độn...”!" Thầy có thể sơ lược giảng giải về tính chất của phép này trong ma trận được không ạh. Con cảm ơn Thầy.
Trả lời: Bạn chờ thêm vài bài nữa. Khi đến đó rồi mới có thể bàn đến cho được. Các bạn thường có những câu hỏi sớm vội quá. Vì khi tôi trả lời mà mọi người chưa có bất cứ nền tảng nào để dựa trên đó mà suy xét hết. Chỉ hỏng hết việc mà thôi.
Einstein đã có nói rằng: Thật ra tôi không thông minh. Bởi vì khi tôi tiếp cận các chương trình khi đã trưởng thành. Còn chúng ta nói chung thì thường học qua những gì khi còn chưa đủ ý thức trưởng thành, nên rất hời hợt mà bị bỏ qua. Do không đủ chín chắn để thấy gì cả.
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏