Theo như ý thức thực tại chung thì mô hình vũ trụ là vô hạn. Sự phát triển của nhân loại chúng ta vẫn đang bị giới hạn trong mô hình vũ trụ hữu hạn của thế giới Lượng Tử là một cận cảnh thực tại đương thời bất khả diễn.
Ta xét thấy cái giá trị hữu hạn của Hằng số Planck đã giam cầm tất cả tư duy của các nhà bác học trong phạm vi của giới hạn đó. Thế nên Thuyết Big Bang chỉ được sinh ra và phát triển từ giới hạn của phạm vi ước chừng 10^-33 mà thôi! Thế nhưng ta thấy sự sai lầm quan điểm hữu hạn đầy tai hại từ Thuyết Big Bang đó đã tác động, khiến cho Einstein hoang mang mà chối bỏ sự sống của một hằng số vũ trụ đang được hoài thai… Rất đáng trách. Bởi vì các bạn thấy hôm nay, hằng số đó cũng đã được tái sinh với giá trị 360=0 tại địa phương này rồi vậy.
Tôi có thể đạo diễn một kịch bản về mô hình tổng thể của thế giới lượng tử, để các bạn xem tuồng một cách dễ dàng như sau:
Thứ 1; Ông tổ khai sáng là Planck. Và 6 diễn viên nòng cốt ban đầu bao gồm; Bohr, Heisenberg, Schorodinger, Dirac, Pauli, Boglie. Thế nên ta thấy có một mô hình phản ảnh khi xưa Chúa tạo dựng vũ trụ ở đây! Vì 6 nhân vật đó đại diện cho 6 ngày đầu tiên tạo dựng thế giới lượng tử. Đã thế thì Planck là đại diện cho ngày thứ 7 rồi!! Là ngày của Chúa. Điều này có nghĩa là Planck là Chủ của cả 6 ngày còn lại. Đồng thời cũng là Chúa của thế giới lượng tử này đi rồi các bạn nhé!!!
Ta xét thấy trong chương đầu tiên của ngày “Sáng Thế Ký” của Thế giới Lượng Tử này. Planck đã giam tất cả tín đồ của học thuyết này trong bốn bức tường luật pháp mà ông đã tạo ra mất hết cả rồi!!! Bức tường đó có phạm vi giới hạn lên đến 10^-43, dĩ nhiên nó phải mang tên ông là hợp lệ…
Các tín đồ của học thuyết này tín ngưỡng và chấp pháp một cách trung thành và thậm chí ta thấy có một vài nhân vật có biểu hiện cuồng tín cùng giáo phái lượng tử trong quá khứ rồi! Và Thuyết Big Bang cũng hoàn toàn nằm trong sự gông cùm tư duy chung đó như sau:
Trong suốt thập niên 1920 khi Thuyết lượng tử ra đời. Ta đã thấy có rất nhiều biểu hiện “phản ứng tư duy” khiến chao đảo, lung lay gốc rễ của học thuyết này mà chính cả 7 vị tổ lượng tử đó cũng cảm thấy rất hoang mang thật sâu trong ý thức hệ của họ rồi! Cội rễ đó chính là những giá trị của xác xuất, giả định, hữu hạn v.v… Nó không thể thỏa mãn với yêu cầu của mô hình thực tại tự nhiên vô hạn của vũ trụ đòi hỏi được.
Và ta thấy giải pháp gợi ý của Pauli là một cứu cánh trong thời điểm đó với tên “Nguyên Lý Loại Trừ”. Rõ ràng ta xét thấy đây chỉ là một giải pháp vượt qua giai đoạn của thời điểm đó mà thôi. Vì nó chỉ được thiết kế để đáp ứng cho những thành phần Hạt có giá trị của Spin ½ mà thôi.
Vấn đề này lại thuộc chuyên môn nữa, vậy tôi ví dụ một cơ bản đơn giản để các bạn cùng nắm được như sau: Vì chúng ta là đại cộng đồng ngoài chuyên môn, nên vấp phải những khó khăn nhất định khi tôi diễn giải. Do chúng ta không hình dung được, thì những gì đang trình bày, cũng bằng không mà thôi. Chúng ta quay trở lại, dài dòng một tí như sau:
Khi Hubble quan sát thiên văn, vũ trụ…. Đến một ngày, ông phát hiện các thiên thể ngày một rời nhau xa hơn (vũ trụ đang giãn nở)! Như thế, từ đây ông suy ra thời gian của hôm qua, của năm trước, của quá khứ v.v… Các thiên thể này nhất định đang ở gần nhau hơn… Cứ thế… mà suy trở về thời điểm nào đó của miền địa phương quá khứ miên viễn…
Thời điểm xảy ra sự kiện là một giá trị tới hạn. Đó chính là sự kiện mà các bạn nghe gọi là “mật độ tới hạn”. Theo quan điểm của vật lý (thế giới quan cơ giới) thì khi mật độ vật chất vượt qua mật độ tới hạn này thì sẽ phát nổ! Thế là Vụ Nổ Lớn với tên gọi Thuyết Big Bang ra đời!!!
Thuyết này lại có 3 kịch bản cho mô hình của vũ trụ phải giãn nở như sau:
1.Khi vũ trụ giãn nở… mãi mãi, đến vô hạn theo mô hình của vũ trụ tự nhiên.
2.Vũ trụ giãn nở đến một giới hạn nào đó không xác định được (lượng tử, xác xuất). Rồi sau đó lại co lại…, đến một giới hạn nào đó nữa, lại nở ra… Cứ thế, đến mãi mãi…
3.Vũ trụ giãn nở đến một thời điểm giới hạn nào đó rồi co lại… Đến thời điểm của cái gọi là “mật độ tới hạn”. Khi vượt qua mật độ tới hạn là Vụ nổ lớn xảy ra! Cứ thế, mô hình vũ trụ được sinh ra mãi mãi. Và các nhà chuyên môn cũng thiết kế và trình bày cả 3 mô hình đó với những biểu đồ như sau:
Và hiện nay nhân loại chúng ta đang theo đuổi kịch bản thứ 3, đang ra sức khai thác một cách miệt mài những tài nguyên trong thế giới đó. Thế nên từ đây suy ra…, suy sập là thời điểm vượt qua mật độ tới hạn đó. Vậy không gian của vũ trụ quá khứ ban đầu đó thì các thiên thể là gần nhau đến mật độ của các vật thể đã tới hạn. Lúc này thì các phản ứng hạt xảy ra là có thật. Vậy để tránh những sự va chạm của các hạt trong một mật độ không gian quá chật chội như thế; Nguyên Lý Loại Trừ của Pauli có đất dụng võ.
Thế nhưng ta xét thấy nó chỉ dành riêng cho những thành phần “ưu tú” có giá trị tiêu chuẩn của spin là ½ mà thôi. Đại cộng đồng của thế giới hạt là không thể!! Lại một giới hạn nữa trong những sự giới hạn của Thuyết lượng tử. Thế rồi Thuyết Big Bang cũng vấp phải khó khăn nơi giai đoạn ban đầu này đối với mô hình của vũ trụ phải nổ. Trong lúc lúng túng đó. Lại xuất hiện một nhân vật “gợi ý” nữa! Tôi không muốn nhắc tên ra cùng các bạn cũng không được rồi. Bởi gợi ý này được mang tên ông!! Đó chính là “giới hạn Chandrasekhar”, một nhà khoa học gốc Ấn. Lại một chiếc phao cứu sinh kịp lúc.
Ta xét tổng thể thì sẽ thấy: Cái giới hạn của bức tường Planck đã không một ai vượt qua nổi. Rồi các nguyên lý bao gồm của thuyết lượng tử càng giới hạn hơn vị giáo chủ của mình nữa. Vì ta xét thấy (giới hạn) trong chừng mực nhánh di truyền của Thuyết Big Bang thôi. Là Thuyết này phát triển dựa trên giới hạn của bức tường Planck (10^-33 đối với 10^-43). Được hấp thụ kết tinh từ Thuyết Tương Đối (lực hấp dẫn). Rồi “giới hạn Chandrasekhar” lại ra đời với ý tưởng giới hạn, gợi ý dựa trên sự giới hạn của Nguyên lý loại trừ từ Pauli nữa!!! Trong khi trên trang này đã chỉ ra những thiếu sót đầy khiếm khuyết của cái giá trị hữu hạn 10^-43 đi rồi. Cái cội rễ đã bị cắt đi rồi, nguồn sống đâu còn cung cấp năng lượng sống cho những hệ lụy phát sinh tồn tại được nữa. Tòa kiến trúc khoa học vật lý đã sụp đổ đến nỗi không còn viên gạch nào trên viên gạch nào nữa rồi. Nền khoa học đã đến ngày tận thế rồi vậy. Tất nhiên trong ngày phán xét, có những thành phần nào sẽ bước vào thiên đàng và những thành phần nào phải vào hỏa ngục. Số lượng bị đào thải vào hỏa ngục là rất đông lắm.
Qua những gì dài dòng vừa rồi. Các bạn đã đủ hình dung để chúng ta tiếp tục thảo luận đến mô hình của một vũ trụ cơ bản với những giới hạn biên như sau:
Qua tiến trình phát triển theo trật tự tự nhiên của mô hình không – thời gian thực tại tiềm ẩn, được tôi mô tả như ở trên. Chúng ta dễ dàng nhận thấy: Trong hình 1, là mô hình của biểu đồ không – thời gian giới hạn trong cấp 8. Điều này được mô tả bằng công cụ ngôn ngữ của Hình và Số một cách rất chi tiết, rõ ràng và cụ thể. Ta thấy nó phản ảnh là thế giới của Thuyết lượng tử mà nhân loại chúng ta đang sống và bị giới hạn trong phạm vi bao gồm sự phát triển tư duy, ngôn ngữ trong không – thời gian 4 chiều đó hiện nay. Đó chính là cái biên của vũ trụ lượng tử với mô hình cơ bản của không – thời gian 4 chiều bị giới hạn trong Ma Trận cấp 8x8. Ta thấy mô hình không gian cho sẵn của thuyết lượng tử, không thể kiểm soát được bất cứ thông tin cũng như sự kiện gì diễn ở phía bên ngoài của phạm vi biên đó được.
Thế nên trong hình 2 là biểu đồ diễn tả mô hình vũ trụ phát triển theo trật tự tự nhiên là nới rộng biên lên cấp 9! Đó chính là vùng trời của thuyết tương đối ngự trị. Hoàn toàn nằm ngoài sự hiểu biết của Thuyết lượng tử. Cho nên ta thấy trật tự tự nhiên đó, nhất định phải xuất hiện theo chiều của thời gian mà hình thành sự kiện giãn biên… lên cấp 9.
Tất nhiên thời gian vận hành đến thời điểm của chu kỳ, thì lập tức chiều không gian phải đồng nhất cùng thời gian như sự diễn tả của hình 3 vậy. Để rồi hình 4 là mô tả một biểu đồ của mô hình không - thời gian cơ bản thuộc lĩnh vực thuyết tương đối kiểm soát.
Như thế: Trong thời điểm của luận giải này: Chúng ta thấy cứ mỗi một biểu đồ của mô hình không – thời gian phải cơ bản và đủ phù hợp với thời điểm mà không gian của vũ trụ đó đang vận hành và phát triển. Ta nhìn lại và không khỏi giật mình thảng thốt khi phát hiện: Tất cả các biểu đồ của không thời gian từ trước đến nay của các nhà chuyên môn. Họ đã thiết kế một cách tùy tiện và hoàn toàn không xác định được sự cơ bản của một không gian cho sẵn phù hợp, để thiết kế mọi mô hình cũng như lý thuyết trong đó!
Từ đó phát sinh những giá trị rối loạn, mất trật tự và hoàn toàn mất phương hướng mà không xác định được đâu là cái gốc của nguyên nhân nữa. Lúc này ta mới ngớ người ra rằng: Xưa nay sự hiểu biết của Thuyết Lượng tử là không thể nào vươn đến vùng trời của thuyết tương đối cho được. Vì những giá trị đó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Thế nên sau khi lục soát không ra sự kiện nào nữa. Các nhà Lượng tử thường rất lớn tiếng phát biểu về những điều mà mình chưa bao giờ biết đến được.
Các bạn chợt nhận thấy trong thời điểm của những luận giải này, có một thực tại mà tôi rất khó có thể phát biểu thành lời cùng các bạn như sau:
Tất cả các nhà khoa học của chúng ta, những giá trị của bằng cấp, học hàm, học vị mà nhân loại chúng ta đã thu nạp được từ những tích lũy bằng trực giác đơn thuần qua kinh nghiệm từ sách sử. Những giá trị đó hoàn toàn nằm trong sự giới hạn phạm vi biên của vũ trụ mà chúng ta đang sống và phát triển. Chúng ta không có được những thông tin gì ở phía bên ngoài của vùng biên đó cả! Nền cơ học lượng tử đã khống chế tất cả trong phạm vi hữu hạn của mình mà chưa có một ai thoát ra nổi cho được. Dĩ nhiên theo hệ đào tạo đó đã trở thành như một tín ngưỡng bằng cấp! Những thế hệ tín đồ tiếp nối với những thứ bậc của bằng cấp, học vị thấp hơn, lại càng phải tuân thủ những giáo điều mang đầy khiếm khuyết đó hơn nữa!! Những quan điểm tri thức luân hồi. Điều này có nghĩa là các thế hệ tiếp nối được đào tạo đi đến tương lai trước mắt bằng cách…, bước giật lùi!!
Tất nhiên đã có một vài vị xuất sắc, đã và đang đứng trước cái phạm vi biên của vũ trụ đó. Bằng sự thấy của cảm giác. Họ đã cảm nhận được có một thực tại của cái biên của vũ trụ đang tồn tại! Thế nhưng những giá trị của trực giác là không đủ để phát biểu lên những thực tại tiềm ẩn này của vũ trụ được. Và họ đang cố gắng để phát biểu những tại tiềm ẩn phía bên ngoài phạm vi của mô hình không – thời gian 4 chiều hiện tại này một cách bất lực.
Vấn đề được đặt ra ở đây là chúng ta phải thiết kế cho bằng được những công cụ khai thác trước đã. Sau hẵng nói đến những sự việc gì đang tồn tại một cách tiềm ẩn phía bên ngoài đường biên của vụ trụ không – thời gian 4 chiều này cho được.
Vậy trong bài viết tiếp theo; Các bạn cùng tôi khảo sát mô hình của vũ trụ ở phía bên ngoài phạm vi của nền cơ học lượng tử ra sao nhé! Đó chính là vùng trời của Thuyết Tương Đối. Là mô hình của không – thời gian cho sẵn cơ bản. Một mô hình mà chúng ta vừa thiết kế giãn biên không – thời gian với Ma Trận cấp 9x9, so với cấp 8x8.
Một giới hạn biên của vũ trụ rất rõ ràng. Nhân loại chúng ta lại chưa đủ ý thức để sẵn sàng vượt biên!!!
Phàm, muốn vượt biên sang kỷ nguyên mới. Nhân loại chúng ta cần phải thiết kế một Con Tàu năng lượng. Đủ để vượt qua những lượn sóng “vô ba” giữa lãnh hải của Tạo Hóa!!!.
Cộng đồng nhân loại chúng ta hôm nay, hãy chuẩn bị tinh thần để cùng nhau; “Vượt Vũ Môn”…
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
---------------
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Đệ tử xin cảm ơn Thầy rất nhiều về bài viết này. Ở bài viết này của Thầy,đệ tử rất tâm đắc ở 2 chỗ :
1. Là sự Giãn - Nở ( hay là Co - Giãn ) của Vũ Trụ ( có thể hình dung nôm na như hoạt động co giãn của quả tim người xét ở phạm vi chiếu chậm ở tỷ lệ 1 phần tỷ tỷ giây.. ?)
2. Là Con tàu năng năng lượng. Liệu con tàu năng lượng này có phải là công thức : E=m.t , như Thầy đã nói không thưa Thầy ?
Trả lời: Là công thức E=mt! Bởi vì E=mc2 hay E=hv rõ ràng là không đủ.
Hỏi: Thưa Thầy ma trận 8x8 là không gian chiều thứ tư vậy ma trận 9x9 là ma trận chiều thứ mấy ạ?
Trả lời: Nói chung đều là mô hình của không – thời gian 4 chiều cả thảy. Nếu xét trong chiều tiềm ẩn (tư duy trừu tượng) thì lúc đó ta mới có thể xem là Ma Trận này đại diện và phản ảnh cho chiều thứ 9.
Ta đang sống trong không – thời gian 4 chiều. Thế nên mô hình cấp 3x3 là nói lên 3 chiều và một chiều ẩn của thời gian rồi. Thường thì ta sử dụng cấp 4x4. Thế nên ta thấy các nhà chuyên môn hay vẽ các ô vuông đại diện cho không gian chung đấy. (tuy nhiên các nhà chuyên môn chưa biết được những giá trị này, nên chỉ vẽ chung chung tùy tiện thôi chứ không nhất định là bao nhiêu ô vuông mới là cơ bản và đủ).
Vậy: Nếu xét trong các không gian đơn thuần thì các cấp số đơn là đại diện cho một chiều tính từ 0 đến 9. Xét tổng thể thì bất kỳ mô hình của Ma trận cấp nào cũng đểu tiềm ẩn phía bên trong những giá trị chung nhất đó.
Thế nên ta biết được: Ở mô hình Ma Trận của cấp độ nào, thì điều đó có nghĩa là nền tảng cơ bản để thiết kế mọi mô hình cho không – thời gian tổng thể chung chung đó.
Vậy ta biết: không – thời gian là có tất cả 10 chiều. Các bài viết sắp đến. Chúng ta sẽ xác định thực tại giá trị này.
Hỏi: Thưa Thầy, về Hà Đồ - Lạc Thư sao con thấy nó giông giống như Cửu Dương Thần Công mà Trương Vô Kỵ luyện, còn Cửu Âm Chân Kinh thì Chu Chỉ Nhược luyện vậy Thầy?
Lạc Thư là Sách của Họ Lạc Hồng, con thấy người ta hay gọi phái nữ là Anh Thư. Vậy là bản đồ đi của Quý Thần. Còn Hà Đồ là bản đồ đi của Nhâm Thần? Nếu xét phép đối xứng một Âm một Dương, ta có thể quy về Hà Đồ là Dương, còn Lạc Thư là Âm. Trong tiểu vũ trụ Hà Đồ là đường đi của Kinh Mạch, còn Lạc Thư là đường đi của Lạc Mạch? Con liên tưởng là khi đi đâu thì dùng Bản Đồ đó để không đi Lạc?
Trả lời: Tôi đã nói Kim Dung dựa trên nền tảng của Kinh Dịch để viết tác phẩm kiếm hiệp. Thế nên ta cũng căn cứ vào nền tảng này sẽ hiểu được ý của kiếm hiệp là vì thế.
Bạn suy và tìm như thế là tạm ổn. Cần phải hợp tính logic hơn nữa mới có thể phăng ra đầu cuộn chỉ rối được. Nó có tính liên thông, không đứt mạch là thực. Bằng như bị ngắt mạch là hư.
Ví như câu Anh Thư! Ở đây phải hiểu Thư có nghĩa là Mái, và Hùng là Trống. Chữ Thư Hùng là chỉ về một loài Chim… đã bị thất lạc!!! Sau rồi người ta lại dùng với nghĩa thôn tính lẫn nhau (quyết thư hùng một trận).
Về từ nguyên Thư – Hùng này thì hầu như không một ai hiểu thấu cho được, kể cả xưa nay.
Bởi đó chính là loài “Chim Lạc”, Chim Việt được khắc trên Trống Đồng đấy!!!
Đã từng có biết bao Nhà thi sĩ lỗi lạc xưa kia, thậm chí được xem đã đắc Tiên Đạo mà vẫn chưa có thể biết đến loài Chim Việt này cho được. Đó là ý của Tạo Hóa. Những kẻ xuất sắc như Thôi Hiệu thì cho là Hồng Hạc. Cao hơn như Lý Bạch thì cho là Bạch Hạc. Bạch Cư Dị thì cho là Loài Quạ (ô thước)! Quan điểm cực hiếm thì cho là loài Chim Cuốc (Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên)!
Vì thế nên: Nếu bạn suy Anh Thư với Anh Hùng. Để từ đây tìm ra dòng của mạch Thư ( của lạc thư) với Hùng ( của hùng vương). Để tìm ra manh mối của Chim Việt là quá khó cho tất cả tư duy chung của mọi người rồi.
Thế nên ta thấy Trời khiến hai chữ Thư Hùng vốn là một đôi Chim có Trống Mái lại thành ra đánh nhau như giống nòi Việt, vốn là người một nhà mà anh em, chồng vợ cứ sát phạt, chia rẽ nhau ngàn năm qua mãi đấy.
Hỏi: Lạc Thư là Sách của họ Lạc Hồng...
Con chỉ truy ra được Lạc Hồng là nói về Cha Lạc Long Quân có họ là Hồng Bàng. Họ Hồng Bàng khởi đầu từ Kinh Dương Vương, con của Kinh Dương Vương là Sùng Lãm, nối ngôi vua xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra 100 người con. Âu Cơ mang 50 lên núi, Lạc Long Quân mang 50 con xuống biển Nam Hải. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương đời thứ 1...
Như vậy Lạc Thư là Sách của Dòng Cha? Sao con thấy giông giống như Quyển Bí Kíp bị xé làm đôi vậy ta? Dòng Cha giữ 1 nửa, vậy dòng Mẹ phải có giữ 1 nửa, hợp 2 cái lại là ra?
Trả lời: 1. Thật ra loài Chim Việt này vẫn sống quanh ta hiện nay đấy!
Ý của Tạo Hóa là che giấu đi. Vậy nếu một khi ta tìm ra được tung tích của Loài Chim Việt thất lạc này. Cũng có nghĩa là ta đã tìm ra được cội nguồn của dân tộc rồi vậy. Đó cũng là ngày mà dân tộc Việt bước đến với vinh quang cuối cùng theo Thiên Ý.
Các bạn cứ suy xem đó là loài Chim nào hiện vẫn thường hằng quanh đời, xưa nay. Bởi đó cũng là cách tìm về nguồn cội.
Tôi gợi ý:
Có những nhà sử gia cùng ngôn ngữ học suy diễn từ: Bởi loài Chim Việt được sách sử tả là một loài chim sống theo miền sông nước! Vì thế các vị mới suy từ những câu ca dao của người Việt vốn quen sống nghề nông là Con Cò. Từ đó lại suy diễn đến Con Diệc, cho phù hợp với câu Việt của người Việt là lại sai tiếp. Khiến nên không ít người đã xem Việt có nghĩa là Diệc mà ra.
Tuy nhiên có một số trí thức của nước nhà thì lại suy ra là Con Cuốc, để qua đó ám chỉ đến thân phận mất nước mà nhắc nhở dân tộc.
Các bạn cứ hãy tìm thử xem nhé. Cứ xem như một câu đố của Đạo vậy!!!
Giống như Phật đố: Con Chim bay trên trời không để lại dấu chân. Vậy Con Người đi ở đâu mà không để lại dấu chân?
Chúa thì đố: Ai tìm ra ba số 666 là để ám chỉ điều gì trong ngày tận thế?
Vậy ta cứ xem Chim Việt là loài chim nào như là một câu đố của Tiên Đạo trước kỷ nguyên mới vậy nhé.
2. Khá lắm! Bạn cứ như thế mà phát huy lên nhé…
Hỏi: Thái Cực Quyền có liên quan gì đến Kinh Dịch không ạ?
Trả lời: Tôi có ý chung như thế này cùng bạn nhé:
Thái Cực Quyền cũng chỉ phỏng theo Kinh Dịch một phần rất nhỏ ra mà ứng dụng cho võ thuật mà thôi. Ta không thể lấy đó làm nền tảng để xem xét về phép Thiền cho được.
Bởi vì nếu một khi nhắc đến Thái Cực Quyền là phải nhắc đến Trương Tam Phong. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa một ai khẳng định được là nhân vật nào!? Bởi có đến 2 Trương Tam Phong kia! Đại đa số người việt chúng ta biết đến Trương Tam Phong là do cái thấy, biết từ Kim Dung cả. Bởi Kim Dung viết nhân vật này trong giai đoạn của Nhà Minh, thế nên mới phù hợp cho các nhân vật kiếm hiệp thường đụng độ cùng quân Nguyên. Tôi sẽ bàn sau.
Thật ra nhân vật Trương Tam Phong này có mãi từ thời cuối Nhà Đường, đầu Nhà Tống kia! Trương Tam Phong có nghĩa là 3 tư tưởng phong kiến bao gồm Phật, Khổng, Lão gồm lại. Bởi xét cho cùng thì giai đoạn này có Trần Đoàn là cao nhất trong Dịch rồi. Và ông đại diện cho Tiên Đạo, là Đạo Lão. Ta phải biết khi Trần Đoàn và Lã Đồng Tân đều học thiền theo Kinh Dịch thuộc Tiên Đạo. Trương Tam Phong vốn lại theo Phật Đạo, lại nhờ bạn của Lã Đồng Tân là một viên quan, cho lại viên Đan Dược mới có thể tụ được chân khí. Do viên quan này không hiểu ý của Lã Động Tân mới cho Trương Tam Phong lúc đó chỉ là một sai nha trong phủ mà thôi. Tuyệt không có thể sánh cùng Trần Đoàn hay Lã Đồng Tân khi đó về pháp Thiền cho được. Lại sau này thì Trương Tam Phong mới kết hợp luôn cả pháp thiền của Phật lẫn Tiên nên mới lập ra Thái Cực Quyền. Chủ đạo vẫn là Thiền của Dịch. Thế nên mới gọi là luyện Nội Đan, nhưng ít ai biết Trương Tam Phong vốn lại được Ngoại Đan từ Lã Đồng Tân cho mới có được chân khí. Không phải nội đan chân khí là do phái này luyện ra được. Đó là một sự thật bị che dấu.
Như tôi từng có nói ngay cả Chu Hy cũng trong giai đoạn này có bàn về Khí rồi mà vẫn chưa đến đâu cả. Bởi Chu Hy vốn lại theo Đạo Khổng. Do tán Dịch Bốc theo Trình Di, Chu Đôn Hy (học trò của Thiệu Khang Tiết) nên tình cờ làm lòi cái đuôi là Khổng Tử đã sao chép tư tưởng của Lão Tử ra mà thôi.
Từ đây ta xét thấy: Thiền của Phật trong giai đoạn này đang bị ảnh hưởng từ võ thuật của Đạt Ma tạo ra thế kiết già và Dịch Cân Kinh. Thế này cốt là lấy tấn cho vững nên xương sống lưng phải thẳng. Trương Tam Phong mới ứng dụng Thái Cực Quyền từ đạo Lão để đối với Thiếu Lâm của Đạo Phật. Cho nên ta mới thấy Thái Cực Quyền thật ra dưới cũng phải nặng, nên từ lưng trở xuống phải vững, tượng cho âm. Và trên tượng cho dương nên phải nhẹ và uyển chuyển. Thế cho nên ta mới thấy hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang mới ngang nhau. Vậy Thái Cực có Cầm Nã Thủ là chủ của bộ quyền đối với Thiên Long Bát Bộ là chủ của bộ cước. Nó đã hóa ra “võ thuật” rồi, không thể lấy đó mà làm nền tảng để so sánh với “Thiền pháp” nói chung cho được.
Lại phải biết rằng: Trong thời Nhà Minh. Trào lưu lúc này chuộng đạo Lão hơn Phật. Tư tưởng lại thường viết chuyện hư cấu. Ví như liền sau đó là có Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký, nói về Phật Đạo (địa đạo). Bởi đã có Phong Thần do Hứa Trọng Lâm nói về Thiên Đạo rồi. Thế nên Kim Dung mới viết về Nhân Đạo với toàn tập của Kiếm Hiệp, xoay quanh các giang hồ lãng tử v.v… Vậy nhân vật Trương Tam Phong trong giai đoạn này chính là nhân vật hư cấu mà Kim Dung nhắc đến từ thời Đường - Tống mà thôi.
Vì thế: Cái gọi là: “Hư lĩnh đỉnh kình, Hàm hung bạt bối…”. Không đủ để mang ra làm so sánh cho được. Không khéo ta sẽ bỏ hình mà bắt bóng mất. Tôi đã nói rồi; Ta nhất định phải phân được thực hư mới được. Nếu ai đó, đã từng cho Trương Tam Phong mới là nhân vật võ lâm cao nhất của Kim Dung thì đã thật sự sai lầm trầm trọng rồi vậy.
Vì thế nên ta cũng phải nhận thức được rằng: Ngô Sĩ Liên mới theo trào lưu lúc đó mà hư cấu các nhân vật Đế Minh, Nghi, Lai để làm sai lạc lịch sử của dân tộc đi với Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đó vậy.
Đến thời kỳ phán xét rồi. Tất cả oan khốc, thực hư phải được đưa ra trước ánh sáng thôi.
Tôi chỉ tạm sơ lược như thế.
Hỏi: Kính Ad,
Thực tình chỉ nghĩ sao nói vậy thôi ạ. Do kiến thức căn bản không có, chỉ tự tổng hợp những gì thích để tập nên sợ lạm bàn lại vô tình gây hại người khác. Tôi nhớ không biết có chính xác không, trong Đạo Đức Kinh có viết: người xưa thở từ đỉnh đầu tới gót chân. Do vô tình trước đây có lần lướt qua được trạng thái thông suốt bên phải từ đỉnh xuống Dũng Tuyền thì thấy trên dưới thông suốt như là 1, vậy trong trạng thái này thì không thể phân âm dương, trên dưới, hư thực cho phần xác. Vậy có thể cho rằng ý thì thực mà xác thì hư?
Trên dương, dưới âm; 1 hô, 1 hấp vậy nếu thông suốt trên dưới, trong ngoài thì tiểu vũ trụ hòa đại vũ trụ rồi.
Việc giữ cột sống thẳng thì nó phải "đắc khí" nhưng cái này có vẻ nếu ko đi tới nơi tới chốn được thì không tốt cho sức khỏe. Hình như các hậu quả: chân tay mất sức, không cảm thấy khỏe mà nội soi, siêu âm, chụp chiếu các loại, điện tim não... đều bình thường. Thường hay có cảm giác lạnh vùng giữa lưng...
Trả lời: 1.Bạn không phải ngại khi mang ra thảo luận chung. Ta chỉ dùng câu lạm bàn là cho những ai không biết mà cứ ra vẻ giảng giải rất thấu thiên cơ như bề trên thôi. Bạn đã thấy các bạn trên trang này đang thảo luận và nêu quan điểm rất bình đẳng đấy thôi (lại rất vui vẻ mà chẳng ngại gì nữa).
2.Riêng vấn đề mà bạn nêu như thấu suốt từ đỉnh đầu xuống thì không nên có quan niệm như thế. Bởi nếu luận theo lý của Y - Dịch đồng nhất thì;
Nếu bên phải thấu xuống Dũng Tuyền thì đó là hệ thống của:
1- Thủ Thiếu Âm Kinh…………. (Thử Hỏa Khí vận hành).
2- Quyết Âm Kinh……………… (Phong Mộc Khí vận hành).
3- Túc Thái Âm Kinh…………... (Thấp Thổ Khí vận hành).
Ta xét thấy đó là hệ thống của Tam Kinh Âm, lại hành bên phải. Nó khởi và chung tại hai huyệt Dũng Tuyền và Lao Cung. Vậy có nghĩa điều đó thuộc về âm tính chứ không phải thông suốt cả Tiểu Vũ Trụ cho được. Cho dù có thông suốt thì vẫn chưa nói là hòa cùng Đại Vũ Trụ cho được.
Lưu ý thêm: Nếu như bạn tham thiền vào buổi tối, hoặc các mùa vào cuối năm mà hấp thụ phải khí đó thì ắt là đã tích tụ âm khí rất nhiều rồi (dù vô thức).
3.Việc giữ xương sống cho thẳng thì cho dù đắc hay không đắc khí cũng đều tốt cả. Các hậu quả như bạn nêu ra đó là do hấp thụ phải Tà Khí (âm tạp khí), hoặc âm khí quá nhiều như 3 bộ kinh vừa nêu ở trên chẳng hạn (âm thịnh, dương suy). Nên phải có cảm giác lạnh giữa sống lưng.
Như tôi đã có nói: Phương tây thuộc hình. Thế nên mọi phương pháp Soi, Chụp, Chiếu v.v…, đối với Khí là không thể được rồi.
Của một bạn đọc: Mình thì có góc nhìn khác với các bạn về những câu đố của Tiên, Phật, Chúa mà Thầy đưa lên, bởi câu đố của Tiên Đạo là đang là tiềm ẩn nên khó có thể nhận biết được nên chỉ nói theo cảm nghĩ !!! còn hai câu đố của Phật và Chúa đố là những dự ngôn của các ngài nên đã xảy ra và đang diễn ra nên dễ để hình dung hơn.
- Phật đố: Con Chim bay trên trời không để lại dấu chân. Vậy Con Người đi ở đâu mà không để lại dấu chân?
- Chúa thì đố: Ai tìm ra ba số 666 là để ám chỉ điều gì trong ngày tận thế?
Với câu đố của Phật đố liên quan đến ’’dấu chân’’ thì ta thấy ảnh tượng khi Phật sinh ra đã thì ngài bưới đi bảy bước, mỗi bước đi của ngài để lại 7 dấu chân là 7 đóa hoa sen và loài người chắc chắn một điều là không thể để lại dấu chân như ngài được mà phải lần theo dấu chân của ngài mà để đi, mà có dấu chân tất phải có con đường để đi, vậy con đường ở đây sẽ là con đường ánh sáng của sự ’’Giác ngộ“ bước đi bằng niềm tin và lý trí thì sẽ không có dấu chân để lại mà chỉ có ’’dấu ấn’’ để lại trên con đường của ngài.
Với câu đố của Chúa, thì như chúng ta cũng đã được Thầy cho biết trên trang này, trong không – thời gian toàn ảnh gồm có từ 0 đến 9, do đó ta sẽ thấy được điều Chúa muốn ám chỉ đến chính là ba số 6, có thể hiểu là điều gì đó khủng khiếp sẽ đến trong tam (3) giới (6) lục cõi, nếu như để hiểu được điều gì là khủng khiếp nhất thì chắc chắn hình phạt cũng phải là nặng nhất để tương xứng với nó, thì như ở trang này thì Thầy cũng đã nói đến tội của bà Thanh Đề, điều mà chính ngài dự ngôn trong Kinh của mình về ba số 666, Tuy nhiên người Việt lại là người hiểu điều này , bởi trong dân gian có nói về ’’ông ba đầu sáu tay’’ rất ghê gớm, ta có thể liên tưởng sự ghê gớm như căn bệnh ung thư hiện nay. Nhưng dự ngôn về điều này của cha ông ta lại nằm ở câu ’’Tam sao thất bản’’ ở câu này thể hiện được điều ám chỉ về tận thế vì như chúng ta cũng đã thấy ngày thứ bảy là ngày Chúa nghỉ để tư duy, mà điều khủng khiếp này vượt ra ngoài tam giới lục cõi để đi vào tư duy tiềm ẩn thì điều đó là điều không tránh khỏi cho nhân loại, mà thật ra dự ngôn này cũng chính là do tự loài người tạo ra chứ không phải ai khác...
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏