📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.73 - NỀN TẢNG TAM TÀI TRONG CƠ SỞ CỬU CUNG | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư

Như tôi đã từng phát biểu trên trang này rằng; Đối với không gian chiều thứ tư thuộc về cái gọi là “chiều tâm lý” so với 3 chiều vật lý phương tây. Điều này vốn lại là sở trường của tư tưởng phương đông.

Vì thế trong bài viết này, chúng ta có thể tận dụng vào sở trường này mà đi trước một bước. Để khai thác mô hình của Ma Trận cơ bản cuối cấp là 9x9 qua mô hình của Cửu Tinh mà các bạn đã biết vừa qua. Sở dĩ tôi nói đi trước là vì chúng ta vẫn chưa tham khảo cũng như xác định được vị trí thứ 3 phải xuất hiện tại điểm nào trong mô hình của vũ trụ tự nhiên cả. Tuy nhiên, do là sở trường, nên chúng ta có quyền được ưu tiên xem xét trước thời điểm một bước.

Chúng ta cùng tiếp tục du hành trên phương tiện Cửu Cung với những tham luận như sau:

Với mô hình của không – thời gian Ma Trận cấp 9x9 vừa qua. Chúng ta liên tưởng đến mô hình của Cửu Cung là hoàn toàn hợp lệ cho một mô hình không gian cho sẵn cơ bản và đơn thuần nhất để quan sát và tiến hành xem xét. Rõ ràng mô hình Cửu Cung hay chính xác hơn là đồ hình của Lạc Thư này. Chính là sở trường của các bạn một cách rất thuyết phục rồi vậy. Bởi vì chúng ta nói chung đã “rất quen” với đồ hình này từ xưa đến nay. Chúng ta tiến hành giải phẫu đối tượng này thôi.

Nếu ta quan sát tổng thể qua một lượt…, vật bị quan sát là mô hình Cửu Tinh vừa qua. Chúng ta dễ dàng nhận thấy có tất cả là 3 mô hình của Cửu Tinh bao gồm; Quý Thần – Thiên Tôn – Văn Xương! Ta thấy nơi đây, mô hình của vũ trụ tự nhiên, vẫn mô tả một cách trung thành với hệ thống của Tam Tài tiềm ẩn trong đó!! Bởi vì hệ thống của Cửu Tinh Văn Xương còn có tên là Địa Mục! Điều này có nghĩa là Mắt Đất trong Lý Địa của Tam Tài!! Vậy ta có thể chuyển vị trí đã xác định được là gốc của không thời gian trong vũ trụ để dùng Mắt Đất mà quan sát toàn ảnh của mô hình vũ trụ rồi vậy!!! Và tôi cũng giới thiệu cùng các bạn luôn một thể đối với hệ thống của bộ Cửu Tinh Thiên Tôn là; Bộ sao này cũng có tên là Thiên Mục!!! Ta lại có được cách gọi rất hình tượng trong tư duy chung của phương đông là “Thiên Nhãn” rồi vậy. Và vị trí xác định được theo nguyên lý định và bất định chính là vị trí của sao Bắc đẩu phía trên của đồ hình Cửu Cung như các bạn đã được biết. Tất nhiên điều xem xét cuối cùng là “Nhân Mục”, chính là bộ Cửu Tinh Quý Thần đấy các bạn ạ! Thế nhưng chúng ta chưa xác định được vị trí thứ 3 này. Đó cũng là lý do tại sao tôi nói chúng ta đi sớm một bước. Bởi vì vị trí để Nhân Mục đứng vào để quan sát mô hình của vũ trụ là chưa có.

Tóm lại: Chúng ta đồng nhất cùng Thiên Mục, Địa Mục và Nhân Mục, mô phỏng một cách trung thành với Thiên Ý là hệ Tam Tài. Để đứng vào đúng vị trí của nó trong không – thời gian của vũ trụ để quan sát vũ trụ vạn vật là khả dĩ tuyệt đối sánh cùng Thiên Cơ rồi. Điều này nó cũng phản ảnh ở hệ thống (tam tài) của một Nguyên tử đơn thuần với 3 hạt là electron – proton – neutron vậy.

Bằng như xét chi tiết hơn nữa để tôi xô đổ luôn mọi quan điểm đã lung lay tận gốc rễ của nền khoa học vật lý như sau:

Nếu ta tiến hành va chạm cho một electron thì lập tức nó cũng vỡ ra thành hệ 3 “mảnh vỡ” nhỏ hơn với thành phần của các quark; Up – Down – Neutrino! Vốn cũng là hệ Tam Tài khác mà thôi. Cho dù nó có biến ra thành tro, hoặc hóa hư không, ta cũng nhận diện được. Bởi các bạn đã cùng tôi nắm được cái gốc nguyên nhân của toàn bộ sự việc rồi. Nếu các nhà chuyên môn tiến hành xem xét thí nghiệm va chạm đối với hạt proton thì nó phản ảnh ra thành; 3 điều kiện cơ bản đó với 2 quark Up và một quark Down!! Bằng như va chạm cùng hạt neutron thì lại có 2 quark Down và 1 quark Up!!!

Thế nhưng ta quan sát thấy mô hình của hai hạt proton và neutron là không đủ để được gọi là cơ bản cho mô hình chuẩn của tự nhiên là Tam Tài rồi vậy. Và tôi liệt kê ra hệ thống cơ bản nhất của thế giới hạt này cùng các bạn thưởng lãm bức tranh trừu tượng của Tạo Hóa này như sau:

1- Thí nghiệm va chạm của hạt Electron, ta có hệ thống cấu thành cơ bản là 3 quark: Up – Down – Neutrino!

2- Thí nghiệm va chạm của hạt Muon, ta có hệ thống cấu thành cơ bản là 3 quark; Charm – Strange – Neutrino!!

3- Thí nghiệm va chạm của hạt Tau, ta có hệ thống cấu thành cơ bản là 3 quark; Top – Bottom – Neutrino!!!

Được tôi trình bày cụ thể phả hệ như sau:

Đó chính là hệ thống Tam Tài mà Tạo Hóa đã bủa Thiên La, Địa Võng khắp vũ trụ. Một mạng lưới của Trời Đất, chứ không phải hình ảnh trừu tượng của hệ thống mạng lưới trong thế giới kỹ thuật số. Nó đã được mô phỏng như hình của cái mạng lưới nhện trong bát quái hoặc cái mạng lưới các ô vuông trong biểu đồ không – thời gian của Friedmann vậy. Thế nên vạn vật trong vũ trụ không có thể thoát ra khỏi cái hệ thống vận hành của mạng lưới này cho được.

Thế nên ta quan sát thấy trong Cửu Cung với hệ thống số đã được ngôn ngữ đơn thuần diễn đạt qua hệ thống của Cửu Tinh này rồi vậy. Ví như các bạn có thể hình dung để nắm cái cội rễ của sự việc này như sau;

Chúng ta quan sát thấy qua hệ thống số tính theo thứ tự tự nhiên thì hệ số 1 – 2 – 3 là mô phỏng hệ thống của Tam Tài thứ nhất. Hệ thống này đã được phản ảnh qua mô hình của không gian 3 chiều vật lý hiện tại. Xét theo quan điểm phương đông thì số 4 là số thành. Điều này cũng có nghĩa là nó đại diện cho cái lý tiềm ẩn trong đó là chiều thời gian. Và đó cũng chính là hệ thống của mô hình không – thời gian 4 chiều.

2. Thế nên xét đến hệ số 4 – 5 – 6. Ta thấy đây chính là hệ thứ hai, cũng mô phỏng một cách trung thành với hệ Tam Tài và được phản ảnh như: Số 7 cũng có giá trị tiềm ẩn như số 4 trước đó. Tất nhiên chúng ta cũng quan sát thấy nó trong mô hình của một tuần lễ với 6 ngày hoạt động và ngày nghỉ thứ 7 tiềm ẩn trong một tuần đó. Đấy cũng chính là quy luật mà ta nghe nói rằng ngày xưa Chúa đã tạo dựng vũ trụ trong 7 ngày vậy.

3. Và cuối cùng thì ta xem xét đến hệ số cuối là 7 – 8 – 9. Rõ ràng…, để trung thành một cách tuyệt đối với trật tự mô phỏng của vũ trụ tự nhiên đó; Hệ tam tài cuối cùng này cũng có số 0 tiềm ẩn để kết thúc cũng như quay trở về chu trình ban đầu. Tuy nhiên ta vẫn có thể gọi đó là số 10 để tiến triển đến tương lai với những mô hình vận hành đến vô hạn của hệ thống.

Tóm lại: Qua trình bày ở trên đây. Các bạn đã có được nền tảng cơ sở của nguyên nhân hình thành và vũ trụ tự nhiên vận hành một cách chính xác và tuyệt đối rồi vậy. Bởi vì các bạn quan sát một so sánh hai vật bị quan sát mà tôi nêu ra như sau:

Các bạn nhận thấy bảng 1 và 2 đều mô tả như nhau về một mô hình cũng như trật tự một cách tự nhiên như thế trong hệ thống của biểu đồ. Điều này lại được tôi chỉ rõ nó thể hiện một cách tiềm ẩn trong mô hình…:

Khi ta quan sát trong biểu đồ không – thời gian (cửu cung) của hình 1 ở trên. Lưu ý: Lúc này ta thấy mô hình cửu cung hay biểu đồ không – thời gian, hoặc mô hình không gian đã đồng nhất làm một với nhau rồi. Thế nên ta có thể đọc nó theo ý nghĩa của biểu đồ nào cũng được các bạn nhé. Vì thế trong hình 1 là diễn tả trật tự hình thành của hệ thống Tam Tài. Đọc theo kênh ngang thì hàng trên cùng là thành phần cấu tạo nên Lý Thiên. Hàng giữa là Lý Địa và hàng cuối cùng là Lý Nhân.

Vật thì khi ta quan sát và xem xét đối với hình 2 thì thấy đó là sự bố trí hệ thống tam tài này đổi theo kênh dọc…

Và hình 3 là thể hiện sự vận hành của hệ thống như Dịch Lý là: Lý Nhân đứng giữa để dung hòa Trời Đất mà điều hành vạn vận phát triển đến tương lai với giá trị vô hạn trong đó.

Thời điểm của luận giải này chợt làm chúng ta ngỡ ngàng bởi: Mô hình này chính là mô hình Thế Cục của học thuật mà ta quen gọi là Kỳ Môn Độn Giáp suốt hàng ngàn năm qua!!! Sở dĩ tôi mang ra hệ thống số này để so sánh, gợi ý cũng các bạn là bởi; Đây chính là cục diện vận hành đầu tiên trong Kỳ Môn Đôn Giáp đơn thuần nhất, để các bạn dễ nắm bắt sự việc mà hình dung. Ví dụ:

Biểu đồ Thế Cục của Tam Kỳ Lục Nghi. (trong Kỳ Môn Độn Giáp)

Với các bạn đã biết qua Kỳ Môn Độn Giáp thì có thể bày bố cục của Kỳ Môn ra mà chiêm nghiệm một cách rõ ràng rồi vậy. Hệ thống này ta gọi là “Tam Kỳ Lục Nghi”.

Điều này có nghĩa là bài viết này đã đưa chúng ta vào thẳng sự thật tiềm ẩn phía bên trong của thế giới hạ nguyên tử rồi vậy. Các nhà bác học nói chung, chưa có thể biết được điều này. Bởi qua đây, chúng ta có thể trả lời cùng các nhà chuyên môn giá trị thành quả trước khi cuộc thí nghiệm va chạm của các hạt được tiến hành rồi. Bởi thế giới đó chẳng qua cũng chỉ mô phỏng lại sự vận hành của vũ trụ theo trật tự tự nhiên này mà thôi. Bởi điều này có cùng một bản thể không khác được. Vậy, các cuộc thí nghiệm của các nhà chuyên môn phía bên trong các phòng thí nghiệm chỉ còn giá trị đơn thuần là xác minh lại thành quả cũng như nguyên nhân sự vận hành này mà thôi. Ngay lập tức, ta thấy những nguồn kinh phí khổng lồ để đầu tư cho những thí nghiệm va chạm của thế giới hạt đã được bảo toàn giá trị dự trữ rồi vậy…

Thế nên tôi bố trí lại các hệ thống hạt trong thế giới này có trật tự nhất định theo như mô hình của vũ trụ tự nhiên vận hành như sau:

Qua những gì trình bày trong bài viết này; Chúng ta thấy rằng thuật lập Kỳ Môn là hoàn toàn quá xa lạ đối với quan điểm của các vị Thầy, Bà xưa nay từng tưởng tượng trong sự mê tín chung. Điều này chứng minh cho câu mà tôi từng phát biểu rằng: Các vị sợ mọi người cho là mê tín, nên rất muốn khoác chiếc áo khoa học lên mình của các vị. Thế nhưng chiếc áo khoa học đó là quá rộng đối với các sự hiểu biết của các vị rồi. Chúng ta không nên cứ lạm dụng ngôn từ khoa học này một cách liều lĩnh như thế nữa. Rất mong lắm thay. Bởi sự kém cõi đó chỉ làm rối loạn cũng như ô uế thêm bản thể của Đạo hơn mà thôi. Trước hết, những quan điểm đó đã phủ lấp toàn bộ giá trị chân lý của Đạo là một điều thực tế như xã hội hiện nay tại đất nước Việt Nam của chúng ta.

Tôi mượn một câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm để kết luận bài viết này như sau:

“Uổng thay cho cái học mọi đương thời”.

Và đó cũng chính là một lời Sấm Truyền của Trạng Trình nước Việt cho thời cuộc hôm nay. Và đồng thời cũng đã ứng nghiệm trên trang Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư này rồi vậy.


Bạn đọc tự do chia sẻ.

Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)

----------------

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: Thưa thầy, con có khúc mắc một chút trong ‚’’ biểu đồ thế cục của tam kỳ lục nghi ( trong Kỳ môn độn giáp) là, đối với cung Khảm thì hiện nay đang bố trí là các tiết khí là Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn là hết cung Khảm, nhưng trên đồ hình của thầy đưa lên thì cung Khảm lại bắt đầu từ Tý là tiết Đông chí, đến Tiểu hàn, Đại hàn thì lại chuyển sang vị trí của Sửu thuộc cung Cấn một cung là tiết Đại hàn, Thầy có thể giảng về sự khác nhau đó được không ạh. Con cảm ơn Thầy.

Trả lời: Về vấn đề này thì tôi lại phải phân tích hết một bài nữa rồi đấy. Bởi vì nếu tôi nói rằng tác giả của sách đó viết sai thì mọi người rất khó tin cho được. Thật sự, sách không đủ để làm dẫn chứng mẫu mực nữa rồi. Nó chỉ có tính so sánh và bổ sung mà thôi.

Hỏi: Thưa thầy con có đặt một câu hỏi trên fanpage rất mong được thầy giải đáp ạ? Câu hỏi hơi ngoài lề một chút và con nghĩ chỉ người đã tiến xa trên đường Đạo như thầy mới nhìn thấy được.

Trả lời: Tôi đã có ý tránh đề cập đến vấn đề này rất khéo rồi. Nếu bạn đọc kỹ cũng đã nhận ra vấn đề đang hỏi rồi. Nhân đây, tôi cũng có đôi lời chung chung rằng:

Thật ra Pháp Luân Công trước năm 2000 là có những biểu hiện không được tốt, một khi các vị cao cấp đã luyện lên đến một ngưỡng cao nhất định. Do cái lý Đạo cùng tắc biến, khiến các vị biến tư duy, dẫn đến sai lầm quan điểm, có ảnh hưởng không được tốt đã tác động đến xã hội lúc đó.

Sau này…, đã qua nội các Trung Quốc. Chúng ta không biết có tác động hay ảnh hưởng gì không? Không nên suy diễn khi thiếu thông tin. Và hiện nay tư tưởng lẫn quan điểm của phái này có chiều khá hơn thời điểm trước năm 2000!

Thường thì bất kỳ giáo phái nào ra đời cũng đều vấp phải trở ngại như hiện nay đối với môn phái này. Pháp Luân Công đúng hơn chỉ là một trong các nhóm môn phái chứ không phải giáo phái được. Vì thế, ta chỉ nên xem như đó là một trong các bài tập thể dục cho sức khỏe hay tư tưởng thôi. Tuyệt đối, đó không phải là Đạo cho được.

Nếu ta xem đó là một tín ngưỡng là rất nguy rồi vậy. Trước mắt, các thành phố hiện nay chỉ đầy tạp khí do chất thải công nghiệp mà thôi. Ta cứ hấp thụ lại cứ vận khí lung tung là rất nguy lắm. Chính khí là ít, tạp khí thì đầy rẫy… không phân biệt được. Đạo vốn đang hỗn tạp, nay không khéo, lại càng loạn hơn.

Về nhân vật Lý Hồng Chí thì tôi cũng đã có nói rồi. Tôi xem vị này ngang hàng như những vị tại Việt Nam như Lương Sĩ Hằng, Lương Minh Đáng v.v… vậy.

Hỏi: Mọi người đều tôn kính gọi ngài bằng Ngài! Nên tôi xin phép theo lệ! Ngài nghĩ sao về Lạc Thư hoa giáp đã được chỉnh sửa từ lục thập hoa giáp khi họ đổi vị trí của thủy và hỏa trong lục thập hoa giáp với nhau? Họ còn chứng minh tính đúng đắn của lạc thư hoa giáp khá logic và đưa ra được công thức tính toán để xét một người sinh năm can chi này ứng với mệnh gì bằng toán số...! Tôi thấy khá hợp lý nhưng tôi nghĩ hoàn toàn không phải cổ nhân Trung Hoa không phát hiện ra được điều đó mà họ biết nhưng họ cố tình để nguyên như Lục Thập Hoa Giáp bây giờ ...! Áp dụng vào đời sống thực tế thấy lục thập hoa giáp có gì đó thực tiễn hơn? Ngài nghĩ sao ???

Trả lời: Về câu hỏi này thì các bạn trên trang này cũng đã từng thảo luận qua rồi. Đó là quan điểm của một nhóm với một góc nhìn rất hạn hẹp mà họ thấy và cứ ngỡ như thế. Ta không thể mang ra ứng dụng trên các góc độ khác được. Bởi họ không thể biết được rằng; Bảng Lục Thập Hoa Giáp xưa nay có thể ứng dụng trong Đông Y để châm cứu mà trị bệnh đấy. Nếu mang ứng dụng của họ vào Y Học là nguy to rồi.

Tôi nói rồi. Đó là chữa bệnh cứu người một cách rất nghiêm túc, không phải nơi để “bói bệnh” để đoán lành bao giờ.

Mong các vị đấy ý thức chỉ mỗi một điều này thôi. Chưa bàn đến tổng các góc độ quan sát khác.

Hỏi: Xưa nay chỉ biết Thiên mục là Văn Xương, địa mục là Thuỷ kích ...! Chứ chưa đọc đến đoạn cửu tinh thiên tôn là thiên mục và cửu tinh văn xương là địa mục 🙂 mình quả là nông canh.

Trả lời: Không phải chỉ riêng bạn, mà là ai ai cũng đều như vậy thôi. Bước vào khai thác, dần rồi ta cũng sẽ đến đó. Bạn xét xem… nếu như Văn Xương xét chung thì là Thiên Mục. Khi xét riêng, chi tiết lại là Địa Mục. Do tính âm dương đắp đổi (khi chủ, khi khách) mà vận hành ra như thế. Dĩ nhiên bộ Cửu Tinh Văn Xương hẳn là Địa Mục đi rồi còn gì!

Ví như: Dương thì phải hành âm, âm thì hành dương vậy. Ta có thể thấy điều này phản ảnh ở: Hạt electron khi xét riêng là mang điện tích âm. Proton mang điện tích dương. Thế nhưng khi kết hợp để hình thành một nguyên tử thì lúc này ta phải xem trong cả hệ thống đó thì electron thuộc dương, nên “bao và vận hành” xung quanh vòng bên ngoài. Proton là âm mới vận hành trong nhân được. Dĩ nhiên neutron trung hòa nên không bàn đến.

Từ đây suy ra:

Văn Xương chủ toà sao Bắc Đẩu. Vì nó quán sát vạn vật trong vũ trụ nên là Địa Mục. Còn Thiên Mục Thủy Kích tương ứng với bộ Cửu Tinh Thiên Tôn. Có Thiên Bồng làm chủ. (Thiên Bồng Nguyên Soái!). Nó vốn phiêu bồng, du mục ngoài vũ trụ, là tương lai bất định hướng. Là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời đấy bạn ạ. Ta phải đồng nhất cùng Thiên Mục thì mới có thể nhìn ra nó cho được. Các bài sắp đến, ta sẽ nhìn thấy được nó thôi. Là Thiên Cơ, là Thiên Mục chứ không phải Địa Lý, vốn là Địa Mục như Văn Xương được. Thế nên, hành tinh x đang vận hành phía bên ngoài vũ trụ mà ta đang sống. Ta không có thể nhìn thấy và phát hiện ra nó bằng các đài quan sát hiện nay vốn lại là Địa Mục và Nhân Mục lẻ loi cho được.

Nhớ đấy: Khi ta phóng to một nguyên tử lên bằng trái đất, thì lúc đấy hạt nhân chỉ mới to bằng quả cam mà thôi! Nếu ta là kích thước của một quả cam (proton) thì sao có thể nhìn thấy chu vi phía vòng ngoài (electron) của trái đất cho được.

Tóm lại: Khi ta xem ở nguyên nhân, ở sự sinh. Thì lúc đấy Văn Xương là Địa Mục. Khi ta quan sát ở kết quả, ở sự thành. Thì lúc này phải lấy Văn Xương làmThiên Mục, là vị trí quan sát. Khi ta ở nhà, bạn bè đến thăm thì ta là Chủ. Khi ta ra ngoài, đến thăm bạn bè thì phải là Khách. Không lẫn lộn được.

Chính vì cái lý âm dương bồng, cõng lẫn nhau khiến nên các vị bói may, ngẫu nhiên nên trúng quẻ đấy thôi. Thế rồi cứ ngỡ đấy là quy luật, dẫn đến cả gan thay đổi mô hình (đồ hình) của Tạo Hóa mà không biết sợ là gì.

Chu kỳ này là của tam nguyên và cũng tương quan như vòng 60 hoa giáp vậy. Là 6 ngày tạo dựng vũ trụ và ngày thứ 7 nghỉ. Mục đích của ngày nghỉ là chờ hoàn tất quy trình lắng đọng để hình thành cuộc mới. Như ta nghỉ ngày chủ nhật để chuẩn bị vào thứ hai tuần sau làm việc tiếp vậy. Cũng đồng cùng 6 cõi Phật hay lục thông.

Về những chu kỳ này có nhiều hệ rất phức tạp. Không cẩn thận là ta rất dễ bị lầm lẫn. Nó ở trong hệ của thời gian 60 giây của 1 phút, 60 phút của 1 giờ, 60 giờ của 1 Hậu, 60 ngày của 1 Khí, 6 khí của 1 năm v.v… Tóm lại là 60 năm của một Chu kỳ Hoa Giáp. Và đó là chu kỳ của thượng trung hạ của 3 giai đoạn 2000 năm=6000 năm.

Về hệ của 36 đấy, lại là hệ kết hợp với chu kỳ 72 (360=0 + 10^-49) để thành quy luật trường tồn chứ không phải hủy diệt.

Nhân loại chúng ta đang phải đối đầu với chu kỳ hủy diệt, nên hành tinh này mới đi vào quỹ đạo mặt trời.

Hỏi: Và cái mà Mạnh tử gọi là khí hạo nhiên, khí này do nhân nghĩa vun đúc. Thầy dùng nhân nghĩa thuần Tiêu sương phải chăng là thuần khí hạo nhiên ?

Và tiêu sương là một khoảng thời gian. Nó có ý nghĩa gì ạ?

Trả lời: Cả 3 vấn đề này, vốn đã rối loạn và lạc mất từ ngàn xưa đến nay rồi. Để trả lời gảy gọn trong một vài dòng thì thật là khó khăn lắm. Vì:

1.Mạnh Tử là học trò của Khổng Tử, vốn là Nhân Đạo. Sao có thể bàn đến lĩnh vực của khí cho được?! Bởi Khí lại vốn là của Thiên Đạo, thuộc lĩnh vực của Lão, Trang. Như tôi có nói là kể từ sau khi bái kiến Lão Tử. Khổng tử đã sao chép tư tưởng của Lão Tử rất kín, cho nên khó ai phát hiện ra được. Thế nên Chu Hy sau này, vì ca tụng Bói Dịch của Khổng Tử nên tán khí mà vô tình lòi cái đuôi là sao chép tư tưởng từ Đạo Lão mà ra.

Tư tưởng nhân đạo của Khổng là Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín. Lão thì Đạo-Đức-Nhân-Nghĩa-Lễ.

Vậy cái khí hạo nhiên mà Mạnh nói đó. Nguyên nhân cội rễ gốc của nó là ở Trời mà ra chứ không phải Người. Cái Đạo là tự nhiên mà có ở Trời. “… Mất Đạo mới sinh ra Đức. mất Đức mới sinh ra Nhân. Mất Nhân mới sinh ra Nghĩa v.v…” Vậy Khổng đã thiếu cái nguyên nhân từ Trời là Khí rồi. Con người ban đầu là chất, sinh khí ở trời tuyền vào mà nên có. Vậy cái khí hạo nhiên ban đầu mà Mạnh nói đó, không tự ở người cho được. Tương tự như Khí ở trời mà ta quen gọi là Đạo. Khổng Tử với tư tưởng Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín, vốn đã không có hai vế Đạo và Đức của Lão Tử từ trước rồi. Cũng là cái Khí này vốn Khổng vay từ tư tưởng của Lão trước đấy mà ra.

2. Bạn suy luận, sự thật cũng gần gần quanh bên bạn rồi đấy! Do chưa nhận ra thôi. Ví như khí hòa lẫn và tiềm ẩn rất khéo trong thời gian, rất khó mà chia ra một cách rõ ràng cho được. Ngựa Tiêu Sương lại vốn tượng trưng cho Thời Gian.

3.Về câu hỏi Can hợp Hành hóa Vận là rất khó. Tôi cũng đã khảo qua 3 trường hợp bàn luận của vấn đề này rồi. Tuy nhiên cả 3 trường hợp đó cũng không đủ thuyết phục. Bởi vẫn còn có một vướng mắc trong cả 3 luận thuyết đó. Cuối cùng, tôi chấp nhận học thuộc lòng bài thơ của Cụ Đồ Chiểu, xem ra là dễ thuộc nhất để ứng dụng như sau:

“Giáp kỷ hóa thổ ất canh câm (kim do gieo vần, nên dụng như thế).

Đinh nhâm mộc vận tận thành lâm.

Bính đinh đích thị tràng lưu thủy.

Mậu quý ly cung hiệu viễn lâm”.

Và đồng thời bản thân cũng đã lập ra quy luật dễ hiểu nhất cho vấn đề này nếu lỡ ta quên thuộc bài thơ như ở trên.


(Tham khảo hình đính kèm)

Các bạn thấy đó chính là cái lý tương sinh của Ngũ Hành khi hai Can âm dương hóa hợp để thành Vận của Khí trong năm.

Các bạn đều biết nếu đã có tượng và số rồi thì có thể lý luận như sau:

Do cái lý dương là sinh (Cha sinh), âm hóa thành (Mẹ đẻ). Cho nên ta xét thấy; Giáp thuộc can dương, hợp Kỷ là can âm nên hóa ra Thổ bởi cái lý ở chổ; Mậu là Dương thổ của cung Cấn, Kỷ mới là Âm thổ của cung Khôn. Cho nên nhất định số thành, phải là Thổ từ sự hợp hóa của hai can Cha Mẹ đó.

Thế nên ta chỉ có thể xem và xét sự thành từ các can thuộc âm tính mà thôi. Do con vốn từ trong bụng mẹ và luôn luôn theo mẹ vậy. Từ đó ta thấy cái lý tương sinh của Ngũ Hành khi đã hóa Vận của Khí trong ô thứ 3 của bảng đã thiết kế.

Tôi chia xẻ cái biết cùng các bạn như thế cho dễ ứng dụng. Thay vì ai ai cũng đã từng lục sách mãi mà không ra. Không loại trừ đó còn là một khiếm khuyết từng thất lạc mất trong quá khứ. Ta cũng dựa theo nguyên tắc của khoa học mà thiết kế một ứng dụng để vận hành vậy.

Miễn sao đáp ứng, chính xác, dễ dụng, dễ thuộc cho bất kể ai mà không sợ bị sai lạc.

KÝ SỰ PHẠM HÙNG SƠN




- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét