Cuộc du hành trên trang Ký Sự này. Sau khi vượt qua các vũ trụ của Ma Trận, cuối cùng cũng đã đưa chúng ta đến miền ranh giới của độ mông hạn ảnh!...
Nơi chân trời sự kiện này. Nhân loại chúng ta vấp phải sự cố mà mô hình của trật tự tự nhiên đặt ra là yêu cầu giải bài toán không - thời gian gồm có bao nhiêu chiều cả thảy! Bởi vì đó chính là chiếc vé thông hành, để chúng ta có thể du hành vào vùng biến cố địa phương tương lai được!! Vì thế, trước cánh cổng của giai đoạn, Tạo Hóa đang kiểm soát vé…!!!
Vậy các du hành viên độc giả, nhất định phải cùng hướng dẫn viên tôi; Quan sát, thảo luận, nhận định đối tượng Không – Thời gian bị quan sát đó. Bắt đầu từ những gì dưới đây, sau hai dấu chấm xuống dòng là…
Chúng ta phải quay trở lại vị trí ban đầu là biểu đồ của Friedmann với mô hình không – thời gian 2 chiều. Tiến hành quan sát toàn miền…, và thao lược lại sự hình thành vũ trụ ban đầu với sự xuất hiện trật tự các chiều như sau:
Chúng ta ôn lại mô hình hình thành của vũ trụ ban đầu với sự xuất hiện của “Chất Điểm” tại vị trí của số 0 trong hình 1. Trong hình thứ 2 thì diễn tả rằng; Chất điểm tuy trong trạng thái chân như bất động nguyên thủy. Thế nhưng thời gian vẫn đang trôi qua… Thế cho nên ta thấy theo chiều tung (quy định là chiều của thời gian), có tượng vận hành hướng lên…, để diễn tả thời gian đang vận hành.
Cứ thế, chiều mũi tên vận hành hướng lên mãi theo thời gian… Thế nên trong hình 2, tôi diễn tả tính đồng thời trong đó là ta quan sát thấy sự vận hành của thời gian đến khoảng cách mà thời điểm xuất hiện vị trí của số 1! Điều này cũng có nghĩa là thời điểm của vũ trụ ban đầu đó, trạng thái mô phỏng và phản ảnh chỉ có 1 chiều. Dĩ nhiên chiều thời gian là xuất hiện đầu tiên.
Do có tính chu kỳ, cho nên tại thời điểm của chu kỳ. Thời gian 1 chiều đó tự nhiên phải lập lại. Thế nên cái lý, do lập lại tại điểm 0 ban đầu. Chiều không gian vốn có tính đồng nhất, nên bắt buộc phải đồng nhất cùng chiều thời gian mà hình thành chiều không gian theo chiều hoành trên biểu đồ của hình 3. Và ta xét thấy trong thời điểm mà chu kỳ thời gian 1 chiều lập lại đó. Vũ trụ hình thành theo trật tự tự nhiên là không gian chiều thứ 2 ra đời. Trong hình 3 này, tất nhiên tôi cũng lấy số 2 làm biểu thị cho chiều không gian để ám chỉ chỉ trạng thái không - thời gian 2 chiều ban đầu của mô hình vũ trụ hình thành thuở sơ khai.
Cuối cùng, hiễn nhiên là hình 4 diễn tả sự hình thành của mô hình vũ trụ ban đầu với mô hình của không – thời gian 2 chiều. Điều này mô tả chính xác với biểu đồ không – thời gian của Friedmann không khác. Cũng bởi cái lý số 4 là số thành. Thế cho nên các bạn thấy trong hình thứ 4 này, tôi đã thay ngôn ngữ số thành ngôn ngữ của ký tự.
Với biểu đồ đã trình bày vừa qua như ở trên. Tôi diễn tả chiều tung là chiều của thời gian 1 chiều theo mũi tên hướng lên. Từ A đến B là khoảng cách (x) mà thời gian vận hành để hình trong vũ trụ sơ khởi. Và chiều hoành với vị trí từ A đến C được xem là khoảng cách của không gian chiều thứ 2 tiếp theo trật tự tự nhiên của mô hình Tạo Hóa. Vì thế nên biểu đồ của Friedmann này là mô hình của không – thời gian 2 chiều mà thôi. Trong đó thì không gian 1 chiều, và thời gian là 1 chiều. Vậy điều tiếp đến là chúng ta phải tìm xem chiều không gian thứ 2 trong mô hình của không – thời gian 3 chiều đang tiềm ẩn ở đâu trong biểu đồ này?
Ta cũng biết không gian và thời gian vốn có tính đồng nhất trong đó. Vậy ta xem xét đối với một trong 2 chiều thì chiều không gian thứ 2 không thể tiềm ẩn trong chiều hoành, vốn là chiều không gian thứ 1 ban đầu cho được. Mà nó phải tiềm ẩn theo chiều của thời gian là chiều tung trong mô hình. Nguyên tắc hình thành ban đầu là xuất hiện chiều thời gian vận hành trước. Cho nên ta cũng xem xét và lược lại sự hình thành vũ trụ ban đầu với sự xuất hiện trật tự các chiều tại vị trí có khả năng tiềm ẩn của chiều thời gian như sau:
Vẫn trung thành theo nguyên tắc cũng như trật tự của sự hình thành đó của mô hình tự nhiên. Với hình 1, lúc này đã được trình bày đúng với biểu đồ không – thời gian 2 chiều của Friedmann. Cho nên các bạn cũng quan sát thấy hình thành các ký tự A, B, C là bởi: Khi ta xem xét trong chiều dọc (chiều thời gian) thì ta phải đọc ngang. Cho nên lúc này phải bố trí ký tự theo trật tự của sự thành quả chứ không phải là cái lý của nguyên nhân nữa. Do ta đang tiến hành xem xét và khai thác chiều không gian thứ 3, đang tiềm ẩn trong chiều thời gian thứ 1 chứ không phải ở chiều không gian thứ 2. Và các bạn cũng đừng quên đây cũng chính là cái lý của Dịch vậy.
Vậy tôi sẽ trình bày sự khai thác đó, các bạn tiếp tục quan sát tiến trình tiếp diễn được lập luận lý của nó như sau:
Các bạn cũng đã biết rằng tại vị trí của A, chính là vị trí mà ta đã xác định được là vị trí gốc của không – thời gian rồi. Như thế, nếu xét trong khoảng cách của chiều không gian đó thì; Điểm B chính là vị trí “điểm ngọn”, so với “điểm gốc” của không gian. Và khi ta chuyển vị trí quan sát qua góc độ của chiều thời gian thì cũng đồng một mô hình mà tự nhiên phản ảnh như thế. Cho nên từ A đến C cũng có nghĩa là vị trí điểm gốc và ngọn của chiều thời gian trong mô hình cơ bản chung.
Do không – thời gian vốn là đồng nhất. Thế nên ta nối một đường thẳng từ điểm ngọn của chiều không gian tại B và chiều thời gian tại C lại với nhau. Ta chia đôi giữa đường thẳng của hai chiều không – thời gian đó để xác định vị trí tâm của hai chiều tại điểm d. Tiếp đến, thì sự diễn đạt trong hình 2 là ta nối một đường thẳng tại vị trí gốc của không thời gian đến vị trí tâm của không – thời gian. Ta sẽ xác định được chiều thứ 3 phải xuất hiện. Và hình 3 như ở trên, là mô tả đến sự hình thành của mô hình không – thời gian 3 chiều hoàn thiện từ buổi ban đầu của vũ trụ cơ bản tự nhiên không khác được.
Từ đây, ta rút ra được một kết luận rằng: Không gian chiều thứ 3 sẽ xuất hiện tại vị trí giữa tâm của không – thời gian 2 chiều. Có nguyên nhân phát triển dựa trên nền tảng tại điểm gốc của không – thời gian.
Với những gì mà tôi trình bày vừa qua ở trên. Chúng ta nhận thấy một mô hình thực tại của vũ trụ sơ khởi hình thành ban đầu với trật tự các chiều từ 1, 2, 3 trong đó một cách cơ bản nhất định. Điều này như một quyết định khai tử mô hình không - thời gian hình thành ban đầu của Thuyết Big Bang. Nó vốn chỉ được sinh ra từ sự hư cấu của một giả định không xác định. Là quan điểm chung đã hình thành từ sự xác xuất của Thuyết Lượng Tử đương thời khi đó mà thôi. Đây quả thật là cả một sự vô lý mà tôi rất lấy làm ngạc nhiên vô cùng. Khi Thuyết Big Bang nổ ra là đã có đủ 3 chiều không gian bao gồm cả chiều thứ 4 là thời gian trong đó rồi!
Sự đột tử từ Thuyết Big Bang qua kiến giải sự hình thành vũ trụ ban đầu như ở trên. Sẽ khiến cho mô hình không – thời gian của Lý Thuyết Dây, chỉ là sự hoài thai giả định trong tư tưởng của các nhà bác học mà thôi. Bằng như các nhà khoa học không chấp nhận sự tận thế đầu tiên xảy ra trong thế giới của khoa học. Không đành lòng nhìn tòa công trình Big Bang, bị nhấn chìm dưới đáy đại đương của kỷ nguyên mới là một thực tại. Tôi cũng nương theo sự nuối tiếc đó mà bố trí lại thực tại của mô hình không – thời gian của vũ trụ ban đầu đó. Và mở một lối thoát làm cứu cánh như sau:
Do tiến trình hình thành các chiều không – thời gian của vũ trụ ban đầu, vốn có trật tự tự nhiên như thế (1, 2, 3). Sự hình thành chiều thứ nhất trong mô hình của vũ trụ sơ khởi ban đầu là thời gian. Những thực tại ý thức này, hoàn toàn không có trong ý niệm của Thuyết Big Bang nữa! Vậy tôi sẽ đưa những điều thực tại này tồn tại vào khoảng thời gian từ giây 0, sau vụ nổ Big Bang đến thời điểm của 10^-33. Thời điểm mà quan điểm của Thuyết Big Bang gọi là “thời kỳ lạm phát”. Ta thấy xu hướng các nhà khoa học lạm dụng quy tắc; “Được phép bỏ qua những yếu tố không lý giải, để đủ được gọi là khoa học” này như một cơn nghiện kinh niên. Hoặc tôi sử dụng môt góc ngôn ngữ mô tả khác là; Như một căn bệnh nan y di truyền trên thân thể của Thuyết Lượng Tử, và lây lan dần trên diện tư tưởng rộng của tương lai.
Tóm lại; Cái thời gian sơ khai của vũ trụ ban đầu mà Thuyết Big Bang gọi là thời kỳ vũ trụ lạm phát đó. Chính là thời kỳ vũ trụ trong tuổi ấu thơ! Các nhà khoa học, với quan điểm đuổi theo những giá trị của vật chất. Đã bỏ qua giai đoạn thời gian này, giống như đã đánh cắp mất đi tuổi ấu thơ ban đầu của vũ trụ vậy!! Thế nên nhân loại chúng ta không hề biết gì đến những diễn biến từ thuở ban đầu của vũ trụ đó cho được. Thế nên thời kỳ ấu thơ của vũ trụ mà tôi vừa mở lối cho Thuyết Big Bang tìm về đó. Sẽ là một cứu cánh cho nền khoa học, nếu các nhà chuyên môn tìm về…
Với quan điểm của người Việt xưa nay. Thời kỳ ban đầu đó, được gọi là tuổi ấu thơ của vũ trụ. Là tuổi Thần Tiên! Bởi vì tuổi ấu thơ ban đầu đó lại chính là thế giới Thần Tiên của Tiểu Vũ Trụ, của tất cả vũ trụ nhân loại chúng ta. Nhân loại chúng ta vì mãi theo đuổi những giá trị vật chất mà đã vô tình đánh mất thế giới Thần Tiên này trong quá khứ của tâm khảm rồi vậy.
Và dân tộc Việt lại chính là giống nòi của Thần Tiên! Thế cho nên giống nòi này; Hiểu rõ những giá trị thực tại nào, tiềm ẩn trong thế giới của xứ sở Thần Tiên đó.
Điều này; Lại cũng là một thực tại tự nhiên của Tạo Hóa, không khác.
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
---------------------------
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Thưa thầy, hiện nay khí hậu thay đổi rất nhiều, mùa hè có tuyết rơi, mùa đông có những năm không lạnh. Vậy các tiết khí theo âm lịch có thay đổi gì hay vẫn tính như trước ạ ?
Trả lời: Thời gian là trường tồn, thường hằng và bất biến. Vì thế, nhân loại chỉ có thể dựa vào đó mà mô phỏng hiện tượng ra mà “nương theo thể ý” của nó thôi. Tự ta không có thể thay đổi được gì thời gian cả.
Vậy thời điểm của thời gian hiện nay thì ý của nó thể hiện những việc như bạn nêu là; “…hiện nay khí hậu thay đổi rất nhiều, mùa hè có tuyết rơi, mùa đông có những năm không lạnh”. Là báo hiệu thời gian vào cuộc Nhân Cơ! (Thiên Nhân Hợp Phát).
Nhân mở cơ giết, đất trời tráo trở. Ta ôn lại để nhận định thời cuộc rõ hơn nhé:
“Thiên phát sát cơ, di tinh dịch tú.
Địa phát sát cơ, long xà khởi lục.
Nhân phát sát cơ, thiên địa phản phúc.
Thiên Nhân Hợp Phát, vạn biến định cơ”.
Thế nên hiện nay, không những ngoài các sự việc như động đất, sóng thần, lũ lụt v.v… của Nhân cơ phát. Còn có cả sự việc của Thiên cơ là các hành tinh, thiên thạch cứ lạc quỹ đạo mà đi vào trái đất chúng ta trên bình diện không – thời gian toàn cầu nữa.
Trang Ký Sự này, mục đích là để bàn bạc và giải quyết những vấn đề đấy đấy.
Hỏi: Năm mới xin mạn phép được gửi lời chúc mừng năm mới an lành, hạnh phúc, bình an cho ngài và tất cả mn trong gruop! Cầu mong cho thật nhiều người biết tới trang này..! Ngài nghĩ sao khi các cụ lại có quan niệm đó là đầu năm nên mua muối hay mua bật lửa để đem lại sự may mắn hoặc lại có ý kiến cho rằng đầu năm mà cho người khác mượn bật lửa hay nước thì sẽ gặp vận xui vì mình đã cho đi sự may mắn ...! Quan điểm của ngài về vấn để này ntn? Rất mong được ngài giải thk đù đúng hay sai cái quan niệm đó cũng mong được giải thk sao cho khoa học nhất Ah ! Chờ phúc đáp.
Trả lời: Về quan điểm của khoa học thì hầu như trên khắp thế giới, cũng rất nhiều quốc gia có tục lệ hiện diện hai yếu tố nước và lửa vào đầu năm. Tuy nhiên lửa có phần chiếm ưu thế hơn. Nước người thì họ cho nhau nước và lửa để lấy may! Còn nước mình thì lại sợ bị rủi khi cho đi!? Như thế đủ biết sự rủi may chỉ bởi tư tưởng mà hình thành quan niệm của mỗi người mà ra thôi. Tục lệ đều làm nên văn hóa. Thế nhưng tục lệ nào có ý nghĩa, thành tín sẽ làm nên văn minh, còn tục lệ nào vô nghĩa thì thành ra mê tín rồi lạc hậu.
Lửa nói chung, thuộc đại diện cho sự sáng, tri thức, văn minh v.v… Ngàn xưa, khi loài người tìm ra lửa là tìm ra văn minh. Nền khoa học với tư tưởng khởi nguồn cũng lấy lửa làm biểu tượng (triết gia Heraclitus). Tóm lại, nước và lửa là 2 thành tố đầu tiên để hình thành vạn vật. Vì thế, nước tượng trưng cho “Thủy” và lửa tượng trưng cho “Chung”. Đó là lý do tại sao các nước thường lấy hai thành tố này để làm ý nghĩa khởi đầu năm mới.
Về phương đông nói riêng thì:
Ngoài các ý nghĩa như trên, còn có yếu tố tâm linh kèm theo nữa. Lửa là đại diện sự sáng, văn minh tuyệt đối. Đó chính là biểu tượng của Chiến Thần Xi Vưu mà ra cả thôi. Vì Dịch lý thì thể hiện Lửa ở phương Nam với quẻ Ly là Hỏa! Từ những ngày đầu thì các vị nào được làm Đế cũng lấy hiệu xưng chung là “Viêm Đế” (Viêm = nhiệt khí của Hỏa). Vì trước đó, duy chỉ có Chiến Thần Xi Vưu vốn là cổ Thiên Tử Xu Vưu mà thôi. Sau đó các đời nối tiếp mới xưng hiệu theo (tất nhiên Thủy lại thuộc Tiên Huyền Nữ mà ra).
Riêng về Muối thì hầu như mọi người đều quên mất rằng: Khi xưa, muối chính là loại thực phẩm đắt đỏ nhất. Ai buôn muối đều rất mau giàu và bị quy vào tội buôn lậu. Phải chịu phạt rất nặng. Đầu năm chúc nhau buôn may bán đắt, làm giàu trong chốc lát, có của dư, của để là mặt hàng muối! Lửa là kèm theo ý của sự văn minh, sự sáng. Giai đoạn này thì nước mình đang phải chịu cảnh tăm tối trong nô lệ, nên không thể tiếp cận quan điểm cũng như có được vật phẩm rất đắt đỏ này cho được. Mọi tục lệ cũng đều dựa theo tín ngưỡng của người Trung Quốc ra cả thôi. Không khéo, rất dễ bị rơi vào hủ tục nói chung (do thiếu sự hiểu biết về những tục lệ đó).
Tín ngưỡng là ranh giới dẫn đến mọi miền giáo phái cũng có đất dụng võ. Bởi 2 vật này xua đuổi được ám khí hay tà khí nói chung. Vì muối khử độc, lửa trừ tà mà ra. Người xưa thường dùng muối để lót, làm nền nhà ở dưới đất, trên thì lửa hương nơi bàn thờ. Ắt trừ khử được mọi tà khí trong nhà.
Cuối cùng, quy lại; Muối nói sự Thủy, Lửa chỉ sự Chung. Một điều mà bất kỳ quốc gia hay thời đại nào cũng rất cần phải có nó và gìn giữ làm ước mơ cho tương lai chung.
Hiểu được, thì điều này sẽ nâng tầm tri thức và làm nên nền tảng văn minh của dân tộc. Không hiểu được, thì ắt phải chịu chìm đắm trong sự mê tín. Từ đó dẫn đến gây lạc hậu cho cả những thế hệ tương lai mê muội. Phải chịu lạc mất cội nguồn trong tăm tối bất hạnh, vô thủy lẫn vô chung.
Với quan niệm tại Việt Nam hiện nay về hai vật này trong tín ngưỡng lẫn tục lệ thì; Xem ra đã nhuốm đầy sự mê tín và lầm lạc quan điểm hết cả rồi.
Đầu năm, tôi rất muốn nói đến những điều vui vẻ. Do câu hỏi nên phải nói đến sự thật không mấy được vui gì cho lắm. Tuy nhiên nó dẫn ta đến sự thật. Từ đó gột rửa mọi bụi bặm đeo bám, làm tăm tối tư tưởng, để tiến đến sự sáng của văn minh của dân tộc ở phía trước trong năm mới.
Hỏi: Con có một điều băn khoăn mong được thầy khai thị: Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện rất nhiều môn học Thiền định với nhiều tên gọi khác nhau như: Pháp Luân Công, YOGA, Nhân điện, Trương sinh học, Thiên khí năng...Thật sự một người bình thường thì như rơi vào ma trận vậy ạ.
Với mục đích học Thiền cho có sức khỏe tốt, đầu óc sáng suốt, minh mẫn, tập trung để làm việc thì mình nên chọn môn nào ạ?
Và Thầy nghĩ như thế nào về Pháp Luân Công, do con có người bạn giới thiệu và muốn dẫn con đi tập thử pháp môn này nên muốn xin hỏi ý kiến của Thầy ạ!
Trả lời: Tôi phát biểu lần cuối về vấn đề này. Trên bình diện địa cầu hiện nay nói chung, không riêng gì một Việt Nam. Các môn phái đang gây lầm lạc cho mọi người nhiều hơn là giúp ích. Nếu như các vị trưởng môn chỉ hướng dẫn mọi người dừng lại ở rèn luyện sức khỏe, tinh thần. Thậm chí có thể điều trị một số ít các bệnh lặt vặt là tốt. Bằng như cố tiến xa hơn là chỉ gây loạn lạc cho xã hội thêm thôi.
Nói thật; Nếu như tôi có thể hợp tác với các vị trưởng môn của bất kỳ môn phái nào hiện nay (tôi rất mong như vậy). Thế nhưng, trước hết. Tôi nhất định phải đào tạo và nâng cấp các vị lên một level cao hơn nữa rồi mới có thể định hướng mà hợp tác phát triển được. Việc này khó hơn lên trời. Vì các vị đó đều tự xem mình là con trời hết cả rồi!
Phàm, đa số; Hễ con ông, cháu cha thì thường gây rối cho xã hội nhiều hơn là vãn hồi trật tự chung cho cộng đồng. Vậy, nếu như con trời, cháu đất. Con cô, cháu cậu. Ắt phải gây đại loạn vạn lần hơn thế nữa cho xã hội nơi nơi.
Tôi vẫn ủng hộ các vị nào chỉ giới hạn; Với mục đích thể dục tinh thần, sức khỏe thôi. Tuy nhiên lúc đó họ cũng đồng nghĩa với việc đang đứng trước ngưỡng cửa của sự mê tín. Dấn thêm nữa bước chân nữa vào lĩnh vực tâm linh, xem như là xong.
Hỏi: Theo như con hiểu, ở phương diện một người bình thường mưu cầu sức khỏe, tinh thần, trí óc thì nếu có theo pháp môn nào chỉ nên dừng lại ở mức tu tập sức khỏe, nếu các vị trưởng môn có yêu cầu vượt quá vấn đề đó thì mình tự khắc dừng lại, không tu tập xa hơn.
Vd bên Pháp Luân Công trưởng môn có yêu cầu mỗi ngày phát chánh niệm muốn ĐCS TQ tan rã, điều này đi quá xa so với mục đích tu luyện sức khỏe, tinh thần. Như vậy, ta nên dừng lại!
Con hiểu vậy nếu có sai mong Thầy giải đáp. Một lần nữa, con cảm ơn Thầy rất nhiều!
Trả lời: Tôi không bàn thêm xa hơn, chỉ tạm giới hạn đối với Pháp Luân Công là; Bạn có ý dừng lại khi thấy biểu hiện như thế là đúng. Tuy nhiên ý thức ta nếu cảm thấy có điều gì ảnh hưởng, gây khó chịu cho cộng đồng cũng như xã hội thì nên dừng lại. Về việc có yêu cầu như bạn nói đó là hoàn toàn sai mất đi rồi. Vì việc của chính trị, đảng phái là của quốc gia. Các quốc gia, chính trị, đảng phái sẽ phải có trách nhiệm đó. Đối với đạo. Nếu ta muốn thì chỉ có thể cầu cho nhân loại thái bình, không chiến tranh mà thôi. Không có chuyện cầu cho một quốc gia, đảng phái, hay tổ chức chính trị đó thành hay tan rã cho được.
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏