Xét câu hỏi của bạn Khanh Trinh trong bài 78 là rất quan trọng. Bởi đó cũng là bao nỗi niềm, tâm tư chung của dân tộc Việt có ý thức về cội nguồn cũng như giống nòi suốt bao đời nay. Thế nên tôi lại phải viết riêng một bài kết luận về cội nguồn đó, có nguyên nhân như sau:
Lưu ý; Những gì tôi trình bày dưới đây, chính là những điều mà trong thiên thư đã chép như thế! Do đó, không hề là những suy diễn, tưởng tượng, hư cấu cho thành kịch bản như thế nhân thường làm xưa nay bao giờ cả. Cho dù ta có chấp nhận hay không chấp nhận thực tại này. Nơi thời kỳ cuối, vẫn cứ phải phơi bày ra toàn diện sự thật đó để thiết lập lại đời mới thôi.
Tuy nhiên, tôi có thể lập ra một pháp thiền 49 ngày cho bất kỳ ai, để khai mở trí huệ ra mà nhìn thấy được toàn diện thực tại được gọi là thiên cơ đó. Những thực tại phía sau bức màn u minh ngàn đời mà tham vọng của loài người miệt mài che dấu. Lúc đó, ta mới có thể nói đến việc tranh luận hay bàn thảo về vấn đề sánh tựa thiên cơ này. Nếu cần. Mọi học giả, sử gia, bác học, người dân tầm thường nhất. Tôi đều ứng dụng hàng loạt (không giới hạn số người) cho một pháp thiền duy nhất, không khác. Bởi đó chính là thực tại đạo.
Tôi có đôi dòng mở đầu như thế cùng các bạn. Sau đến, mới có thể tiếp tục trình bày như sau. Những thông tin mà tôi trình bày dưới đây. Sẽ là tư liệu làm nền tảng cho các bạn dò tìm những manh mối rãi rác khắp nơi thành một chuỗi dây chuyền hoàn hảo nhất có thể. Bằng như tất cả các nguồn tư liệu đã có xưa nay, là không đủ để hệ thống được việc này. Bởi những tư liệu đó cũng chỉ dẫn đến những cuộc tranh cãi triền miên…, rồi đi vào bế tắc chung mà thôi. Nhất định thế.
Thật ra ngay trên trang này. Nếu các bạn liên kết, hệ thống lại… Là các bạn đã có được một tầm nhìn xuyên suốt về quá khứ cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt rồi. Vì thế, tôi sẽ xâu chuỗi lại thôi. Mọi sự là do dân tộc Việt của chúng ta. Vốn là nền tảng gốc của nguyên nhân sự việc. Đã bị che dấu, phủ lấp sự thật. Từ đó khiến nên không ai có thể đủ khả năng tìm ra nguyên nhân cho được nữa. Đó là tôi nói bao gồm toàn vùng lịch sử của các dân tộc, quốc gia có liên quan như Mông, Hán, Triều, Nhật, Pháp v.v… Riêng về Nam – Bắc Hàn nói chung. Do tôi chưa có đủ sử liệu của nước này nên chưa kết luận vội. Tuy nhiên trong các bài trước, tôi có đá động đến mối liên hệ đó từ nhân thân rất gần của bộc tộc Cửu Lê từ Tiên Huyền Nữ với một bộ tộc “luân di” của nước Thiên Kim rồi (Nam – Bắc Hàn khi xưa). Do họ có họ gần với Cửu Thiên Huyền Nữ chứ không phải Xi Vưu. Do ngày trước là hai nước cùng ranh với nhau (Đông Di), lại Xi Vưu hòa duyên cùng Tiên Huyền Nữ. Thế nên người Hàn hai miền cũng xem Xi Vưu là tổ tiên của họ. Đến nay, tượng kỳ của họ vẫn là hình ảnh của Tứ Tượng đồ quái đấy thôi. Tạm về nước Nam – Bắc Hàn như thế, tất nhiên mọi sự sẽ hạ hồi phân giải.
Ở đây, tôi chưa bàn đến kỷ nhất nguyên sơ khai hay kỷ nhị nguyên phân lập. Mà là chỉ tạm bàn đến trong giai đoạn của kỷ tam nguyên khai thái, cho đủ tính công bình thôi. Bởi có tính chung cho các đối tượng hiện diện, đang cần phải bàn đến. Ý còn bỏ ngỏ trước đó là để còn xem nhân vật thấu thiên thư nào lên tiếng tranh luận nữa. Kẻo lại gặp đầy rẫy thành phần chỉ nói loạn mà học nói hai tiếng thiên cơ, gây rối loạn đạo lý. Thuở hỗn mang của vũ trụ, đất trời. Vẫn còn đang chờ các vị thi thố khả năng thiên cơ đấy.
Cũng cùng một mô hình thực tại của vũ trụ cơ bản tự nhiên tiềm ẩn ban đầu, như nền khoa học mà tôi đã trình bày trên trang ký sự này. Ta xác định và lấy vị trí sao Bắc Đẩu làm khởi nguyên xuất phát điểm mô hình phát triển theo quan niệm của người phương đông nói chung. Bởi Sao Bắc Đẩu còn có tên là Sao Gấu! Vậy Gấu cũng có nghĩa là Hùng. Đó chính là cái tên chung mà kể cả bộ tộc Xi Vưu với họ Hồng Bàng và tộc Hữu Hùng với họ Công Tôn cùng xưng hiệu. Dĩ nhiên, ta không quên sự hiện diện của Phục Hy với họ Khương cùng ngự nữa. Thế cho nên mọi sự, sẽ được tôi mô tả như sau:
Với những cái tên nguyên thủy thì trong bộ Tam Quang bao gồm các sao Tiêu – Dao – Du. Đây chính là vùng mà Xi Vưu cai quản. Còn xét về khu Tứ Mộ thì có các sao Khu – Toàn – Cơ – Quyền, lại thuộc miền của Hữu Hùng cai trị. Bên trong của khu Tứ Mộ còn có tòa Hiên Viên nữa. Đó, chính là lãnh thổ của Phục Hy. Các bạn xét thấy đấy cũng chính là bộ Tam Tài cơ bản mà vũ trụ tự nhiên hình thành từ thuở ban đầu rồi vậy!
Thuở ban đầu đó thì Xi Vưu chính là vị Thiên Tử mà trời đã đặt thiên mệnh. Thế cho nên ta mới thấy trong sử ký Tư Mã Thiên. Ông có nhắc đến và gọi một cách tôn kính là "Cổ Thiên Tử Xi Vưu". Trong khi đó thì Hữu Hùng (hay Hoa Hùng, Hòa Hùng cũng chỉ là một), Phục Hy (Hiên Viên), thì chỉ gọi là Cộng Chủ mà thôi. Là ý ở Hai Chủ, cùng cộng cư phía bên khu Tứ Mộ của Tòa Bắc Đẩu mà ra. Thiên sự mà Tạo Hóa đã trao cho Xi Vưu, chính là việc điều tiết khí hóa của vũ trụ bốn mùa. Thế nên Cổ Thiên Tử Xi Vưu mới được ban ấn trời, chính là Liên Sơn Dịch lý để mà điều khí nơi nơi trên toàn vùng vũ trụ khi đó. Dĩ nhiên, ông cũng được ban cho một loài ngựa trời để đi kịp trọn vòng trời trong 1 canh giờ để điều tiết vạn vật, muôn loài. Đó chính là Ngựa Tiêu Sương. Với những gì sở hữu khi đấy như; Lưng mang túi càn khôn, hông đeo bầu nhật nguyệt. Xi Vưu đã được khắp nơi suy tôn là một vị Chiến Thần. Đó là chưa nói đến tính lãng tử phiêu bồng mà tôi đã từng kể cùng các bạn nghe trước đây. Và đó, cũng chính là hình ảnh của một vị nguyên soái của chốn Thiên Bồng từ thuở hồng hoang vậy.
Tạm nhắc, ôn qua cùng các bạn như thế. Tôi chỉ trả lời dựa theo những ý mà bạn Khanh Trinh đã nêu lên thôi nhé:
Ngay ý thứ nhất thì ngay cả như nước Sở là một nước hùng mạnh thời Đông Chu nói chung, mà các vị đã nhìn không ra gốc phát nghiệp từ đâu! Thì nói đến tranh cãi gì cho được nữa? Đã có mấy ai biết được Dục Hùng là thầy của Văn Vương. Vốn không phải có phả hệ từ Quý Liên, ngược trở về Đế khốc đâu. Lấy gì để biết được Dục Hùng lại chính là Hùng Thục, con của Hùng Hiền bên nước Văn Lang. Vốn mang sứ mệnh tuyệt mật mà khôi phục cơ đồ của tổ tiên từ Chiến Thần Xi Vưu để lại hàng ngàn năm trước đó nữa? Vì có một sự thật ràng ràng ra trước mắt mà không một ai thấy hay bàn đả động đến như: Nhà Chu, vốn chỉ chia đất cho con cháu trong dòng tộc mà thôi. Điều này không phải bàn cãi nữa. Thế nhưng sao nước Sở và nước Tề vốn lại không phải thuộc dòng tộc của Nhà Chu? Lại còn được phong đất lớn mạnh hơn con cháu của Nhà Chu! Khiến nên sau này hai nước Sở và Tề. Uy hiếp con cháu Nhà Chu đến nước chỉ còn có dựa vào yếu tố đạo, đức, nhân, nghĩa, lễ để mà bám vào như bản năng sinh tồn mà thôi?!
Bởi nguyên do, Văn Vương Nhà Chu, vốn thuộc phả hệ từ tộc của Hoàng Đế. Dục Hùng với nước Sở lại là tộc của Xi Vưu mà ra. Còn nước Tề với Khương Tử Nha thì có nguồn gốc từ tộc Phục Hy. Rõ ràng; Ta xét thấy cơ nghiệp mà Nhà Chu đã đoạt được từ Nhà Thương đó. Ắt phải là đại công của Thầy và Quân sư của Văn Vương mà ra cả thôi. Thế nên mới có sự chia chác rõ ràng như thế sau cuộc chiến, cho Dục Hùng và Khương Tử Nha đấy thôi.
Lại các vị vẫn chưa đủ để nhìn ra là người Sở với người Hoa Hạ vốn chỉ là một mà thôi! Như tôi đã từng có thảo luận cùng các bạn trên trang này rằng: Từ Hữu Hùng, Hòa Hùng hay Hoa Hùng cũng chỉ là một. Vì thế, Hoa Hùng hay Hòa Hùng. Là dùng để chỉ sự “Trung Hòa” của tộc Hòa Hùng “Hòa Huyết” với hai tộc Xi Vưu và Phục Hy mà ra. Thượng Hòa là để chỉ sự hòa huyết với tộc của Xi Vưu. Và dĩ nhiên Hạ Hòa là sự Hòa Huyết với tộc Phục Hy. Thế nên gọi là Trung Hoa vốn là người Mông Cổ chứ không phải người Hán cho được. Do nhận giặc làm Cha (Viêm - Hoàng Tử tôn, hay Hiên Viên - Hoàng Đế) , để người Hán tiện bề nhận Trung Hoa là tổ tiên của mình, sẵn vơ luôn cả cơ đồ của người Mông Cổ về theo. Từ Hòa Hạ là Hoa Hạ sau này, vốn là dùng để chỉ người Sở nhập nhằng vpo71 Hán là một. Và ta còn thấy từ nguyên Thượng Hòa tiềm ẩn trong câu “Hòa Thượng” ngày nay đó vậy. Vậy; Thượng Hoa, Trung Hoa và Hạ Hoa. Vốn có gốc tích, nguyên nhân, cội rễ là từ đây. Kẻ ăn ốc nói mò đã đành. Song kẻ đi mò cũng lại chưởi kẻ quen ăn ốc!!! Thế mới đủ lạ lắm thay cho trò đời nhân thế xưa nay, bao kẻ diễn!!!
Chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau, hãy quên ngay đi. Về việc cứ mãi tranh giành nghề trồng lúa hay cái gọi là văn minh lúa nước với người Trung Quốc! Tổ tiên của dân tộc Việt. Không hề trồng lúa bao giờ cả!! Mà đó lại chính là nghề tổ từ Thần Nông của họ mà ra. Cái văn minh của Người Việt chính là sự văn minh Di Canh chứ không phải Định Cư như sự lầm lạc cội nguồn xưa nay. Cái sự văn minh của Di Canh đó. Nó vượt trên vạn lần hơn sự văn minh định cư là lúa nước. Do thất lạc nên không một ai có thể biết cũng như lĩnh hội tới cho nổi được. Nhất định, tôi phải phục hồi và đưa ra trước ánh sánh của kỷ nguyên mới trong nay mai thôi. Điều này cũng giống như ta mường tượng như 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư, cũng như Hoàng Đế Nội Kinh là không một ai lĩnh hội học thuật ấy cho được. Bởi nó vốn được diễn lập ra từ Liên Sơn Dịch của tộc Xi Vưu xưa kia. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều thiếu sót chung chung trong đó. Âu, đó cũng là ý của Tạo Hóa cả thôi.
Chiến Thần Xi Vưu thuộc Tộc Tam Miêu, Tiên Huyền Nữ thuộc tộc Cửu Lê. Sánh duyên nhau mà sinh ra Bách Việt trong buổi sơ khai. Vì thế họ có nói Xi Vưu là tổ tiên của Tam Miêu hay Cửu Lê cũng đều đúng cả. Tranh với cãi nhau về những điều mình không đủ biết đến, chỉ làm khôi hài thêm hơn cho sự việc vốn đã đong đầy bi hài mãi rồi. Nhân đây, tôi cũng xác định cùng các bạn về nguồn gốc của lịch sử luôn rằng: Liên Sơn Dịch của Chiến Thần Xi Vưu. Vốn khởi từ quẻ Cấn. Là vùng Đông Bắc, thuộc vùng Cấn Quỷ mà ta quen nghe sử hay gọi là Phương Cấn, Cấn Quỷ v.v… Là vùng mà nước Đông Di của Xi Vưu kiểm soát. Chữ Di thuộc Quẻ Tốn ở Đông Nam với văn hóa Di Canh từ vùng Ngũ Lĩnh với Hồ Động Đình sang đến, là tàn cuộc đất trời đã định phận. Thế nên khiến sử xưa nay vẫn cứ nói đến tộc người Đông Di hay Man Di cũng chỉ là một. Về những cái nguyên lý của Dịch Lý này. Vô phúc thay cho các nhà sử gia nào mà không biết gì đến Dịch Học. Lại lần mò vào sử Việt mà suy đoán hay giảng giải về cội nguồn của dòng Sử Thiêng.
Lưu Bang vốn gốc là người Hán. Do ở trên đất thuộc về vùng Kinh Sở khi xưa. Không hề là người Việt như bài dẫn của bạn ở trên bao giờ cả. Chúng ta tuyệt đối không bao giờ được lầm lẫn cái lỗi rất sơ đẳng này cho được. Ta thấy xưa nay. Họ cứ tranh cãi “loạn xí ngàu” với nhau lên hết cả mà thôi. Như gà mắc tóc hết cả một lượt, còn dây mực, bêu đầy sử sách ra đấy. Xóa sao hết cho được.
Vậy Đông Di, vốn là tên mà sử xưa dùng để gọi để nói đến vùng lãnh thổ mà Chiến Thần Xi Vưu cai quản. Thuộc về toàn miền phía bờ Nam Sông Dương Tử. Nguyên do Hoàng Đế phạt tộc Phục Hy trong đời Thần Nông thì tôi cũng đã có mô tả đến rồi. Là Thần Nông bị bại trong thận Phản Tuyền chứ không phải Du Võng. Vì làm thế quái nào mà họ cố nặn ra cho được kịch bản; Đế Du Võng là cháu đời thứ 8 của Thần Nông. Lại đánh nhau với Hoàng Đế trong trận Phản Tuyền, trước Xi Vưu là trận Trắc Lộc?! Mà trong khi đó lại còn ghi rằng; Nữ Oa, vốn là mẹ của Thần Nông. Đánh nhau với Xi Vưu!? Vậy Du Võng thuộc hàng Chít đời thứ 9, lại có mặt cùng thời với Tổ Nữ Oa, để cùng đánh Xi Vưu kia à!!! Kịch bản này; Tôi cam đoan, ngày nay cỡ như đạo diễn James Cameron đi chăng nữa. Cũng chỉ có thể tưởng tượng đến hai hoặc ba đời từ tương lai trở về là cùng. Nếu không, tôi tin chắc Arnold Schwarzenegger cũng phải bỏ chạy mất dép mà không dám nhận vai diễn!!!
Ấy! Thế mà điều này vẫn hiện diện trong sử sách của họ suốt hàng bao ngàn năm qua!! Có rối mớ bòng bong cho cái sự đời đi không?
Thôi! Thế thì chúng ta cũng quên luôn cả cái kịch bản mà Đạo Diễn Ngô Sĩ Liên đã vẽ ra cho dàn diễn viên hư cấu rất hùng hậu bao gồm: Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai luôn đi các bạn nhé. Bởi tôi tạm dẫn mạch nguồn dòng sử như sau: Khi hoàng Đế thôn tính xong Thần Nông. Lúc này thì mới có thể làm giấy khai sinh cho cái tên gọi là tập đoàn Lưỡng Hạo, như sử sách của họ đã ghi cho được. Vì Thái Hạo là Hoàng Đế, còn Thiếu Hạo lại là Kỷ Chất (Nghiệt). Vốn là con cả của Hoàng Đế. Khi thôn tính xong Thần Nông, mỗi người cầm đầu một tộc cùng công kích vào Xi Vưu trong trận Trắc Lộc sau đấy. Thế nên mới gọi là hội Chư Hầu ở Cối Kê, hay tập đoàn Lưỡng Hạo được. Bằng như trước trận Phản Tuyền, thì làm gì có chư hầu hay Lưỡng Hạo để mà gọi thành tên cho được.
Thế nên sau khi gồm thâu luôn cả tộc của Xi Vưu. Hữu Hùng mới chính thức xưng là Hoàng Đế, như ta quen gọi xưa nay. Tất nhiên, ta thấy Hoàng Đế mới chia cho Thiếu Hạo phía bờ Nam sông Dương Tử, trị vì chung với nước Thiên Kim khi xưa (Nam – Bắc Hàn). Đến khi Hoàng Đế truyền cho em của Thiếu Hạo là Xuyên Húc kế vị. Tiếp đến là Đế Khốc thì xảy ra nạn lụt hồng Thủy. Hai bên bờ Dương Tử đã cách trở. Khắp nơi, mãi lo chạy loạn vì lụt chưa xong. Lấy đâu để biết tình hình của Thiếu Hạo đã bị chia cắt phía bên kia dòng Dương Tử cho được nữa. Bên vùng Ngũ Lĩnh, Động Đình Quân đã nổi lên tiêu diệt Thiếu Hạo. Là dòng thuộc về tộc Cửu Lê của Tiên Huyền Nữ nổi lên, tiếp nối Xi Vưu mà cai quản khu vực Động Đình Hồ mất rồi. Trong giai đoạn này. Thú thật là tôi thật sự đã lạc mất tông tích của người con cả và con thứ tiếp theo của Xi Vưu sau trận Trắc Lộc! Vì thế, tôi tạm thời đặt giả thuyết kịch bản này và chờ hạ hồi truy về manh mối như sau:
Khi Thiếu Hạo tiếp quản nước Đông Di. Lực lượng của Bách Việt tan rã, họ đã lưu vong bên nước Thiên Kim. Thế nên sau đó ta mới thấy Thiếu Hạo thôn tính luôn Thiên Kim và nhập làm một với Đông Di tiếp theo sau đấy. Như tôi đã nói là do thiếu thông tin sử liệu của nước Thiên Kim (Nam – Bắc Hàn), nên tôi chưa kết luận vội là thế. Ta không phải ngạc nhiên gì cho mấy. Khi các thế hệ về sau của họ cũng nhìn nhận Xi Vưu là tổ tiên. Vậy ta thấy có 2 mắc xích ràng buộc có tính liên quan mật thiết ở giai đoạn đầu đối với 2 dân tộc này là; Giai đoạn thứ nhất là giữa Tiên Huyền Nữ và Nữ Chân. Giai đoạn thứ hai là khi Đông Di và Thiên Kim đều bị gồm thâu dưới quyền của Thiếu Hạo sau trận Trắc Lộc. Chắc chắn, tung tích của người con cả và thứ của Xi Vưu đã lưu lạc trong cội nguồn dòng sử của Nam – Bắc Triều rồi vậy. Bởi Động Đình Quân, vốn là người con thứ 3, lại nghiêng về gốc mẹ đã tiếp nhận lại non sông liền sau đấy từ Thiếu Hạo.
Cùng thời điểm này. Đế Nghiêu trị thủy không xong, bèn nhường ngôi và giao cho Đế Thuấn, là tộc của Phục Hy lãnh trách nhiệm. Vậy ta xét thấy giai đoạn mà Hai Đế Nghiêu - Thuấn đó. Tương đương với khoảng thời gian mà Động Đình Quân trị vì bên nước Đông Di. Xảy đến khi Đại Vũ khai nước từ Hoàng Hà ra sông Dương Tử thì gặp khi Lộc Tục đang hiện diện phía bờ nam. Bởi Lộc Tục chính là con rễ của Động Đình Lão Quân tại Hồ Động Đình khi đấy rồi.
Phải biết, trận lụt hồng thủy chia cắt, nhấn chìm cả toàn miền sông Hoàng Hà khi đó dưới quyền cai trị của Hà Bá mất rồi! Thế nên ta mới thấy sự kiện Đại Vũ đã dùng rìu của Chiến Thần Xi Vưu. Xẻ núi, dẫn nước từ Hoàng Hà theo đập Tam Hiệp, tháo ra Dương Tử, mới thoát được nạn hồng thủy khi đấy. Mặt mũi của Đế Minh nào mà xuất hiện, chen ngang vào ở đây cho được. Đế Minh lại là cháu đời thứ 3 của Thần Nông mới là lạ. Lại còn theo Ngô Sĩ Liên đi ngao du sang bên này khi đang trong cơn nạn lụt hồng thủy chia cắt toàn miền như thế để đẻ ra Lộc Tục cho được nữa chứ?!
Thú thật! Các nốt của phím gỏ dưới đầu ngón tay của tôi bỗng trở nên ngại ngùng, khi tôi muốn gỏ tiếp đến giai đoạn Đế Lai sinh ra ai tiếp đến!? Bởi nó ghép dòng, nảy nòi một cách sống sượng, đầy tai hại mất đi rồi. Tôi có thể dựa vào tượng trời, sắp thế đất của buổi ban đầu lịch sử toàn vùng này như sau:
Căn cứ vào Tòa Sao Bắc Đẩu. Khu Tứ Mộ thì địa phận 2 sao Khu và Toàn thuộc về Hiên Viên (Phục Hy). Và 2 Sao Cơ - Quyền lại vốn là của Hữu Hùng. Cương giới Xi Vưu rõ ràng là 3 Sao Tiêu – Dao – Du bên Tam Quang. Đó là tôi đã xét có phần ưu ái cho Phục Hy rồi. Khi Hữu Hùng gồm Thâu về một mối thì mới xưng danh là Hoàng Đế. Đó cũng là những điều mà Thiên Thư đã ghi. Từ Xuyên Húc xuống đến Đế Nghiêu là dòng của Hoàng Đế, thuộc người Mông Cổ. Đế Thuấn thuộc về dòng Phục Hy (người Hán), được giao lại ngôi là bởi cớ hy vọng trị được nạn lụt hồng thủy qua tiếng Dao Cầm từ khúc Nam Phong. Và Đại Vũ lãnh ấn tiếp theo lại là người Việt của tộc Xi Vưu, kéo dài cho đến hết Nhà Thương. Đến đây là hết một cuộc bể dâu của trời đất vừa đủ. Nhà Chu lại trở về với tộc của Hoàng Đế, thế nên ta mới thấy trong thế cuộc mới, lại chia thế "chân kiềng" cho ba tộc là Nhà Chu thuộc người Mông (Hoàng Đế), do Văn Vương làm đại diện. Nước Sở là người Việt, giống Xi Vưu, có Dục Hùng ứng cử. Và sau cùng là Nước Tề (người Hán), vốn gốc Phục Hy với đại biểu Khương Thượng.
Dòng nguồn sử, chảy qua các giai đoạn vốn mạch lạc như thế. Mạch nguồn dẫn nào mà hòa dòng Đế Minh, lủng củng nhập vào đây cho được như thế?!
Tóm lại; Có tam lược, lục thao qua hết cả thảy một thế cục như trên. Ta mới thấy được nguyên do của từ nguyên Sao Gấu (Bắc Đẩu) mà có cái tên “Hữu Hùng” của họ Công Tôn ký hiệu làm Hoàng Đế. Thế nhưng Cổ Thiên Tử Xi Vưu mới chính thức là Thiên Tử của Tòa Bắc Đẩu từ thuở hồng hoang đó. Cho nên họ Hồng Bàng mới chính thức xưng là “Hùng Vương” (Vua của Gấu) về sau này, để xác định sự chỉnh đốn theo mệnh trời lại vậy.
Thế hệ hôm nay và mai sau của giống nòi Thần Tiên. Nhất định phải khắc sâu vào Tâm Khảm muôn đời về dòng sử thiêng của dân tộc Việt, vốn có xuất phát cội nguồn là như thế. Không khác được.
Giả như có may mắn do thế sự đẩy đưa. Là sử gia của dân tộc này. Chớ có ăn nói ngọng nghịu mà vấy bẩn dòng Sử Thiêng của dân tộc Việt thêm nữa. Một dòng sử oai linh, vốn đã chịu nhiều hoen ố trong rất nhiều trang sử của quá khứ rồi. Kẻo lại phải bêu danh cùng sử sách trong một tương lai gần và…, rất gần.
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Cảm ơn add đã khai trí về bài viêt này .. do lịch sử ngàn năm bị thất truyền add có thể vẽ lại sơ qua trên bản đồ dân tộc này được xuất phát từ đâu .. để lớp hậu bối được sử thiêng đã bao nay bị man thư... gây nhiêu tranh cãi về cội nguồn.
Trả lời: Bản Đồ này tôi chỉ trình bày sơ lược về 2 dòng chính, có Di Ấn. Từ Tam Miêu của Thần Xi Vưu và Cửu Lê của Tiên Huyền Nữ, sinh ra Bách Việt, truyền đến: Lạc Việt của Lạc Long và Âu Việt của Âu Cơ, sinh ra Trăm Trứng (Bách Bộc) thôi các bạn nhé. Vì thế, các bạn có thể dò hai dòng sông này trên bản đồ thực để có sự hình dung rõ nét hơn.
Hỏi: Thưa thầy ! Theo thầy nói cho con hỏi một câu nếu vấn thiền về quá khứ vậy có thể vấn thiền về tương lai . Công cụ nào để vấn thiến về tương lai . Theo như các bài viết của thầy dùng đồ hình 9x9 bắt đầu từ số 1 theo hình chóp nón . Trong các tư liệu con tìm hiểu đc thì văn minh văn hoá phương đông là hình số 8 ngược
Trả lời: Tương lai chỉ là sự chuyển hóa những mô phỏng lập lại từ quá khứ mà thôi. Vì thế, nếu muốn đi đến tương lai. Ta bắt buộc phải bắt đầu từ quá khứ. Thực tại bản thể của Đạo bao gồm cả quá khứ, hiện tại lẫn tương lai. Vấn đề là đâu mới là vạn pháp trong một pháp mà thôi. Có một chân lý tuyệt đối về đạo mà ta có thể xét thấy là; Muôn vạn tôn giáo, cũng đều cùng một pháp thiền 49 ngày duy nhất để làm nên giáo chủ của giáo phái đó, không khác.
Số 8 ngược, đang được nhân loại đặt ra làm giả thuyết để truy tìm mô hình của chân lý tiềm ẩn trong đó mà thôi. Địa phương định xứ của nó tiềm ẩn chính là trong dáng bay của loài ong. Kinh Thánh đã ấn định điều này từ trong những ngày đầu khởi nguồn sự phát triển của loài người rồi. Văn minh văn hóa của vũ trụ chứ không phải của riêng phương đông chính là Kinh Dịch. Vì vậy, quy luật của số 8 ngược hay xuôi đó cũng đều chỉ là một phần của Dịch Lý.
Tóm lại: Trên trang này, tôi đang trình bày mô hình vận hành và phát triển của vũ trụ chúng ta đang sống. Tầm phát triển bao gồm tư duy ngôn ngữ đang bị giới hạn trong mô hình của vũ trụ cấp 8. Và đang đứng trước sự đột phá vào cấp 9. Vì thế hành tinh thứ 9 đang trong giai đoạn tượng hình… phôi thai.
Hỏi: Cảm ơn tác giả , có điều xin hỏi, từ " Hoà Thượng" nghĩa của nó là " Hoà cùng Thượng đế, việc liên quan đến " Thượng Hoà" e hơi khiên cưỡng.
Trả lời: Bạn có toàn quyền và tự do trong quan niệm cũng như phát biểu lên quan điểm đó. Thực tại này rất khó được chấp nhận. Bởi nó đã được định hình bao ngàn năm qua trong tư tưởng của người Việt chúng ta rồi. Không dễ gì xóa bỏ trong ngày một ngày hai cho được. Ta phải biết và hiểu rằng: Hữu Hùng khi thôn tính xong tộc Xi Vưu và tộc Phục Hy mới có thể xưng là Hoàng Đế. Khi Hoàng đế chết đi, các đời sau, người Trung Hoa (bao gồm cả người Hán và Mông), mới suy tôn và gọi ông ta là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì thế, cái nghĩa “hòa cùng thượng đế” mà bạn đã được nghe và biết đến đó. Cũng không có gì là sai cả. Đó chẳng qua cũng là mục đích đồng hóa cùng một tư tưởng với họ mà thôi. Từ “hòa… đồng”, dẫn đến hóa đồng và làm nên đồng hóa thôi.
Chữ “khiên” theo nghĩa đen là chống, đỡ. Chữ “cưỡng” là chèn ép, đè nén. Trong thực tế, người Trung Quốc nói chung. Chỉ mới hơi khiên cưỡng cái ý “hòa cùng thượng đế” đó thôi. Người Việt chúng ta đã bị cuốn ngã theo quan niệm (quỳ lạy, bái phục) đó trong tư tưởng từ ngàn năm qua mất đi cả rồi.
Tuy nhiên, ý thức hệ của số ít người Việt ưu tú, có tư tưởng bất khuất từ gen cội nguồn. Chính điều này mà không cách gì đồng hóa cho được. Giai đoạn 1000 năm đã trải qua trong quá khứ. Đã chứng minh chân lý này đối với giống nòi Bách Việt “thuần chủng”.
Vì thế; Bạn có quyền từ bỏ hoặc gìn giữ quan điểm của bạn. Như thế, thì những quan điểm của tôi cũng là thuộc cá nhân đối với bạn. Vậy để dung hòa và có tính công bình. Chúng ta cùng trao đổi, bàn bạc như thế này nhé;
Theo như quan điểm của bạn cũng là quan điểm chung của đại đa số hiện nay. Rất khó chấp nhận cho được. Dù cho có, thật sâu trong tâm khảm vẫn áy náy. Để phù hợp, tôi đề xuất với ý: Thì thôi, ta vẫn thống nhất Hoa Trung là người Mông theo như sự thật đó. Đổi lại Hoa Hạ là người Hán và Hoa Thượng là dùng để chỉ người Việt vậy.
Giả định được đề xuất này, xem ra khá hoàn thiện cho ý thức chung, bao gồm cả sử sách.
Chúng ta cứ tự do, thoải mái trao đổi quan điểm để cùng hoàn thiện nhau nhé. Không có gì phải e ngại cả.
Hỏi: Xin phép add có thể khai trí về tích của loài Rồng .Rồng, chữ hán là Long, chữ Phạn là Nâga, là một loài sinh vật thuộc thế giới vô hình, và cũng là một loài trong Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng) Rồng là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: “Long thường tại định, vô hữu bất định thì.” Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.... kẻ hậu bối chưa lĩnh hội . Xin add có thể thông tuệ ..!!!
Trả lời: 1. Trước hết, ta bàn về góc độ của loài Người, sau sẽ đến Phật, Trời bạn nhé.
Như tôi có nói về Hội Pháp Hoa. Mục đích là tìm ra sự sai lạc của bộ Nhị Thập Bát Tú và chỉnh đốn lại! Bởi câu Tứ Linh trong Long – Lân – Quy – Phụng là sai mất trật tự cũng như nguyên lý của Trời Đất hết rồi!! Mà xét thấy chỉ có mỗi “Linh Quy” là hợp lệ thôi!!! Tiếp đến thì câu gọi là Long Thần hay Thần Long cũng đều được. Không gọi là Linh Long cho được. Còn về Phụng và Lân thì lại càng không thể được hơn nữa. Vì có bao giờ nghe gọi là Thần Lân, Lân Thần. Thần Phụng, Phụng Thần đâu? Mà Linh Lân hay Linh Phục lại càng khôi hài hơn.
Vậy nếu xét trong bộ Thập Nhị Thần Chi thì ta sẽ thấy được: Tứ Linh gồm có các ứng cử viên như: Linh Cẩu (Khuyển), Linh Miêu, Linh Dương và Linh Kê. Tám vị còn lại đều là Thần mà thôi. Như Thần Long, Thần Hổ, Thần Mã v.v… Vậy Tứ Linh bao gồm Miêu, Dương, Kê, Khuyển. Và Linh Quy thuộc Trung Tâm rồi vậy. Ta xét thấy một cách không gượng ép là: Miêu và Quy thuộc tộc của Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ. Bởi Tướng Tinh của Thần Xi Vưu lại vốn là Rồng. Và Tướng Tinh của Tiên Huyền Nữ lại thuộc là Rùa. Khuyển lại là Lang và Dương thuộc tượng Vương, Đế. Đều là giống nòi của Bách Việt cả đấy thôi. Do Tạo Hóa đã định như thế trong Liên Sơn Dịch cho Xi Vưu và Quy Tàng Dịch cho Tiên Huyền Nữ từ ngày Người tạo dựng vũ trụ rồi. Và cũng từ đó mới khiến nên hai dòng này kết duyên với nhau mà sinh ra Bách Việt. Đạo nằm cả ở trong đấy đấy. Được thể hiện qua câu “Xích Quỹ”, như tôi đã từng giải nghĩa ý của từ này trong các bài trước cùng các bạn.
Tạm phân ra như thế nhé. Ta bàn sau. Vậy Rồng chính là Linh Vật Tổ của người Việt Nam chứ không hề là của bất kỳ một dân tộc nào khác trên bình diện địa cầu cho được. Trong khi các nước khác, cứ mơ được thành Rồng mà xưng danh. Người Việt lại chối bỏ chính bản thể của mình mà cứ muốn đi làm Trâu, Bò thậm chí làm Dế, Giun (Chẩn)!!! Đau lắm lắm. Thế nên tôi mới nói; Thần Xi Vưu xuống tắm trên sông Hoàng Hà. Phục Hy đã nhìn thấy bức đồ Liên Sơn Dịch trên lưng của “Long Mã” mà chép lại đấy thôi. Vì Trời đã chạm trên lưng của Thần Xi Vưu mà ra. Sau này, Sùng Lãm cũng nhắc lại thân thế của tổ tiên với giống nòi qua hiệu là “Long Quân”. Trong suốt dòng sử Thiêng, Rồng cũng thường xuất hiện mà phò các bậc minh quân đấy thôi. Ví như tên thành Thăng Long trong khởi đầu cuộc cuối, hoặc Gia Long trong kết thúc cuối cuộc ấy. Ta tạm biết trước một ít giềng mối như thế nhé…
2. Về Phật thì ta thấy; Thật ra từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Người Ấn Độ vẫn cứ xem dòng Sông Ấn mới là cội nguồn của họ chứ không phải Sông Hằng. Quốc Giáo cũng là Hindu, quốc tế cũng đã công nhận như thế hàng bao ngàn năm qua rồi. Vậy đó cũng là cội rễ của Phật Thích Ca, không thể lầm lạc được. Và Rắn Thần Nâga, vốn lại là cố tổ của người Ấn Độ bao gồm cả Phật Thích Ca trong đó. Và tướng tinh chung, đồng thời cũng là Linh Vật tổ của họ cũng là vị Rắn Thần Nâga này. Thế nên ta có thể quan sát thấy người Ấn Độ rất thân với Rắn nói chung. Các đạo sĩ luôn sống chung với rắn, thậm chí trẻ em cũng gối đầu lên rắn mà ngủ! Đặc biệt, ánh mắt là thể hiện cửa sổ của tâm hồn. Mắt của người Ấn nói chung, có mang sắc thái của ánh mắt Thần Rắn Nâga. Đến khi Phật ngồi 49 ngày dưới gốc bồ đề chuyẩn bị đắc đạo pháp. Những đêm gió mưa, sấm sét. Thần Rắn Nâga 7 đầu đã hiện ra. Cuộn tròn quanh thân và xòe đầu ra che mưa cho Phật đấy thôi. Theo sự tiến hóa và phát triển lên ở tương lai cùng với thời gian. Rắn sẽ hóa ra Rồng vậy. Thế nên phật ngày đó biết rất rõ. Dòng người Thường Việt, Dương Việt và Lang Việt đang sống lưu vong bên đó chính là giống nòi của Thần Rồng Xi Vưu và Lạc Long Quân. Vậy là có hai đồ đệ dò sang nước Âu Lạc và Phù Nam là tất yếu. Và tôi cũng nhắc lại câu mà Bồ Đề Đạt Ma nhắc lại làm lời khẳng định là: “Rắn hóa Rồng nhưng không đổi vảy” để ám chỉ đến giống nòi Rồng Tiên này. Thế nên ngày hôm nay: Nhất định con Rắn Thần Nâga 7 đầu khi xưa nơi đầu nguồn của dòng Sông Ấn đó. Đã hóa thành con Rồng 9 đầu tại Việt Nam nơi cuối dòng sông “Cửu Long Giang”, để vươn ra Biển Cả trong Kỷ Nguyên Mới. Cũng lại tạm giới thiệu qua như thế nhé…
3. Tôi chỉ có thể vén bức màn của Tạo Hóa, cận cảnh nơi ngày cuối, khi người tạo dựng vũ trụ cùng các bạn thôi nhé. Vì các tiền cảnh trước đó là chưa có thể lĩnh hội cho nổi, đối với sự phát triển tư duy hiện nay của nhân loại chúng ta được. Dễ tẩu hỏa nhập ma lắm! Đại loạn rồi dẫn đến chết đuối quan điểm trên cạn xảy ra là dễ như không. Ta thấy sân khấu của Tạo Hóa diễn cảnh những ngày đầu tiên trong Vườn Địa Đàng… Vào một buổi bình minh đẹp trời, trước khi buổi hoàng hôn u ám phủ chụp xuống loài người. Có… “Con Rắn” đã rủ rê ông bà Adam và Eva ăn Trái Cấm để… bằng Chúa Trời!!!
Ôi thôi!...
Đã 4000 năm trôi qua rồi. Nỗi oan nào đã từng xảy ra trong Vườn Địa Đàng, dưới gốc cây mà Chúa cấm ngày đó vậy?! Không một ai trong loài người về sau này còn nhớ trong ngày đó, Chúa Trời giận quá đã mắng con Rắn rằng: “Từ đây, ta bắt phạt ngươi phải đi bằng bụng”!!!
Điều này có nghĩa là: Trước đó, Con Rắn mà Tạo Hóa tạo ra đã có chân?!..., các bạn ạ!!! Thật quá ngỡ ngàng đến bàng hoàng... cho nhân loại chúng ta hôm nay nói chung.
Sau đó, trong dòng sử của Thánh Kinh. Mấy ai còn nhớ được rằng; Trong những tháng năm dài đi trong sa mạc để đến vùng đất mà Chúa Trời đã từng hứa đó. Có biết bao lần, con rắn ngày xưa. Từng đã là cái gương để cứu con cái của loài người để mà chuộc lại lỗi lầm khi xưa hay không? Lại ai biết được rằng cái lỗi khi xưa nơi Vườn Địa Đàng đó, có xuất phát từ nguyên do nào hay không?
Lại nữa: Chúa Jêsu về sau này đã từng có đánh đố với loài người chúng ta rằng: “Con gì ngàn xưa đã có, hiện nay không còn, ngày sau lại có” “!?”. Các bạn đoán xem xem; Nếu không phải là “Con Rồng…”, thì có còn là con gì được nữa vậy?
Chính vì Rồng là có thật. Thế nên nó vẫn cứ hiện diện trong tư tưởng loài người mà không cách gì chối bỏ đi cho được. Mặc dù không môt ai từng thấy được cả. Có muốn xóa đi cũng không được. Vì đó chính là sự thật.
Tóm lại: Phàm, tìm đạo. Trước phải biết và hiểu tường tận tất cả các sự việc oan khốc của Trời Đất mà ta quen nghe gọi là thiên cơ đó đi đã. Sau mới có thể hiểu biết được con Rồng này biến hóa ngoài Đại Vũ Trụ ra sao. Và khi hóa thân vào trong Tiểu Vũ Trụ, lại biến hóa ra sao nữa.
Đạo cao lắm lắm… Không hề như thế nhân chúng ta từng đã nghĩ xưa nay bao giờ cả.
Lại, tạm cùng bạn như thế trước nhé. Dĩ nhiên, tôi “ghi nợ” một lời giải trong tương lai gần. Còn quá nhiều điều để biết, cho nhân loại chúng ta nơi Kỷ Nguyên Mới.
Không phải ngẫu nhiên mà tôi cứ phát biểu: Xem Chúa như Cha, xem Phật như Mẹ vậy. Vì cũng giống như Chiến Thần Xi Vưu và Tiên Huyển Nữ, hoặc như Lạc Long và Âu Cơ mãi lạc nhau. Vậy Chúa Jêsu đại diện cho dòng Cha. Phật Thích Ca đại diện cho dòng Mẹ đã từng lạc nhau. Đang đi tìm về cội nguồn của Đạo, đã từng bị lạc mất từ khi tạo dựng vũ trụ ban đầu vậy.
Ấu trĩ thay cho những ai cứ vội cho tôi là đã kích và bôi bác Phật. Những bài viết trên trang này vẫn còn nguyên cả đấy. Các bạn dò xét kỷ càng lại xem xem… Thậm chí, những lỗi gõ phím sai còn đầy trên đấy. Tôi vẫn còn chưa chỉnh sửa lại nữa các bạn ạ.
Hỏi: Cháu chào bác
Cháu đã theo dõi và được đọc các bài Bác chia sẽ . Hiện tại cháu có một nghi vấn, rất mong Bác giúp đỡ để hiểu rõ hơn ạ. Nghi vấn của cháu là : " Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, ..." phải chăng vẫn còn khiếm khuyết hay bị sửa đổi giản lược ạ. Cháu rất mong câu trả lời của Bác. Cháu cảm ơn Bác ạ !
Trả lời: “Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Bát quái định cát hung, cát hung sinh sự nghiệp”.
Câu đó chỉ đơn thuần là nói lên sự sinh thành và phát triển của Dịch Lý có trật tự như thế mà thôi. Xét, đây chỉ là quan điểm chung của các nhà dịch học có xu hướng nghiêng theo bói dịch làm nền tảng. Bởi vì cho dù cát hay hung thì vẫn sinh thành hoặc hủy diệt vạn sự mà điều tiết cả vũ trụ. Thậm chí, kể cả ngoài vũ trụ khác nữa, nếu có.
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏