Thiền!
Không biết từ bao giờ, khái niệm này đã gắn liền với Nhà Phật?! Bởi một khi nghe nhắc đến hai chữ Tham Thiền. Hầu như ngay lập tức, ý niệm khởi phát đầu tiên trong tâm tưởng của chúng ta, ai ai cũng đều nghĩ như thế. Nếu như ta quan sát trên bình diện tôn giáo. Thì hầu như bất kỳ giáo phái nào cũng đều có một pháp Thiền chứ không riêng gì Phật giáo cả.
Tuy nhiên, trong bài viết này. Chúng ta chỉ giới hạn trong phạm vi cái biết chung đơn thuần của đại đa số cộng đồng tại Việt Nam hiện nay thôi nhé. Thuộc những gì giản dị, dễ hiểu mà ta thường gọi là bình dân. Vì thế, nó chỉ có tính sơ lược. Ngay sau khi hết đề tài khoa học. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết và bàn vào sâu hơn. Theo quan điểm như thế. Chúng ta cùng tham khảo: Cũng theo như lệ cũ là từ đơn giản nhất, dần đến phức tạp nhất, là dừng lại các bạn nhé. Tiếp tục nữa là loạn mất!
Lưu ý chung: Những gì trao đổi dưới đây, không phải là tôi hướng dẫn hay khuyến khích mọi người nhập thiền như thế để đắc đạo bao giờ cả! Mà chỉ có tác dụng khả quan hơn mọi phương pháp mà trước đây các bạn đang hành thiền thôi. Lại chú ý và phân biệt một cách rõ ràng ra là; Chỉ Tham Thiền thôi. Nếu ai đó có ý phiêu lưu mà Du Thiền thì cũng đừng bao giờ mạo hiểm, dẫn đến Nhập Thiền là rất nguy. Bởi lúc đó chúng ta đã ở trong trạng thái được gọi là Thiền Định rồi. Tạo Hóa lại trớ trêu đến nỗi… Mọi sự Thiền Định mà mong đắc đạo xưa nay của hầu hết thế nhân chúng ta đó. Có giá trị chỉ như là Định Thiền, đối với mô hình thực tại Đạo mà thôi!!!
Bởi vì phương pháp Thiền. Còn có rất nhiều yếu tố quan trọng khác nữa, mới có thể đắc cho được. Ví như có bạn nào nhân vì phúc đức của mình đã nặng gieo bởi duyên lành mà đắc quả (như trị bách bệnh, nhìn xuyên mộ v.v…). Hãy luôn nhớ rằng; Đó chỉ mới là ngưỡng cửa của thực tại Đạo mà thôi nhé. Ngộ nhỡ có ai ngỡ rằng mình đã đắc đạo rồi là hỏng. Từ đó tạo bản ngã tự tôn dẫn đến tự ngã trong hố đen luân hồi…, bất thối chuyển!
Tuy nhiên, không nên vận khí lung tung khi chưa biết rõ về hệ thống Kinh Lạc vận hành ra sao. Rất dễ dẫn đến tẩu hỏa nhập ma lắm. Bởi hễ gieo nhân đúng, gặt quả tốt. Gieo nhân sai, thành quả xấu. Tùy theo ta có kịp tỉnh ngộ mà sự việc xảy ra ít hay nhiều, lâu hay mau. Bằng như ta mãi cố chấp, tác hại vẫn đeo đẳng mãi mà rất khó tỉnh lại được. Vì thế yêu cầu tuyệt đối:
Tránh hai Tiết Tiểu Thử và Đại Thử.
Thả lỏng toàn bộ ý nghĩ. Không được nghĩ đến việc vận khí, cho dù chỉ là ý nghĩ.
Xả chấp tất cả, không chấp định vào bất kỳ vị trí nào, một khi ta đã quen thở sâu để Du Thiền.
Tuyệt đối tránh Luân xa số 1. Vì đây chính là nơi nguy hiểm nhất. Nó được mệnh danh là Hỏa Xà, Lửa Tam Muội v.v… Thực tại bản chất của nó là kích hoạt Lửa dâm dục bốc lên mà không cách gì có thể ngăn chặn nổi được. Gây họa cho xã hội là tất yếu. Những sự việc này sẽ bàn sâu vào chi tiết sau này mới được (khi đã hiểu thấu về nó).
Thống nhất thế, chúng ta cùng du khảo nhé;
… Khi vừa bước qua Cửa Thiền (Thiền Môn) để thâm nhập vào lãnh địa của Xứ Thiền nói chung. Hầu hết mọi người đều phải chú ý và quan tâm đến hơi thở là đầu tiên. Chính điều này, đã đánh lừa tư duy của hầu hết thế nhân là phải định tâm vào hơi thở! Các bạn thấy đấy. Ngay từ bước chân đầu tiên, thế nhân đã bị thế giới hư hư, thực thực này đánh lừa ý thức, dẫn đến sai lạc quan niệm hết cả rồi!! Điều tai hại này, không biết từ bao giờ; Nó đã trưởng thành thành quan điểm, rồi lại hình thành thành thành kiến!!! “Nhập nhằng thế đấy”.
Lược Trích lời Chúa:
“Ta đặt trước ngưỡng cửa thiên đàng một hòn đá tảng. Bất cứ ai bước ngang qua đó, cũng đều phải vấp ngã”. “!?”.
Nói chung cho mọi phương pháp xưa nay đều phải ngậm miệng lại, đầu lưỡi chạm nướu trên, sát chân răng. Vì có chung quan điểm là nối liền hai mạch Nhâm và Đốc. Điều này ta có thể mường tượng giống như đóng công tắc để nối dòng điện hai chiều vậy (điện nhà). Nếu ta nối đúng, đèn sáng. Bằng như nối sai, hoặc quá tải là “chập mạch”. Đơn giản thế. Và trong quá trình Thiền là quá trình hình thành dòng điện… (nhân điện).
Vậy khi ta thở mà hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cũng giống như dòng điện xoay chiều (điện đường). Một đóng, một mở. Thế nên khi nóng quá thì tự tắt, khi đủ nguội thì tự sáng. Cứ thế mà không hề sợ “chập mạch”. Tuy nhiên vẫn xảy ra tình huống quá tải là khi ta nạp đủ khí mà không biết. Lại cố tình vận khí lung tung là quá tải ngay thôi, “lại chập”!!!
Vậy ta sẽ được hiểu một cách đơn giản là thời điểm của thời gian mà ta đã chọn để hấp thụ đó (sáng chiều). Nó không quá dương hoặc không quá âm mà là đắc Trung hòa. Động tác một hô - một hấp, cũng tác động mà cân bằng giữa luồng khí trung hòa. Quen dần, vẫn không hề phải lo là quá dương hay quá âm gì ở đây cả. Ta đã loại tối đa yếu tố tẩu hỏa nhập ma rồi, cho dù có lỡ sai lạc trong suốt quá trình tham thiền. Và lại, ở đây là ta theo nguyên lý thứ hai của Maxwell và Faraday. Có nghĩa là Từ sinh ra Điện, trong đó thì Trường là yếu tố nối đến dẫn.
Và từ đây suy ra; Từ - Trường, vốn được sinh ra ở Khí. Vậy Khí, có ở khắp trong không gian. Và tùy từng thời điểm của Thời Gian mà Trường tụ và tán xứ tại địa phương đó. Ví dụ; “Thời Điểm” là cơ cấu độc lập cơ bản, tiềm ẩn trong cấu trúc của Thời Gian toàn phần. Vì vậy Thời Điểm có nghĩa là Thời Gian hoặc yếu tố Thiên trong hệ thống Tam tài. Và “Địa Điểm” chính là Không Gian, thuộc yếu tố “Địa” trong Tam Tài. Vậy luận giải này cho ta thấy rõ yếu tố “Nhân Điểm” trong hệ thống Tam Tài, chính là để xác định “Vị Trí” nào trong toàn miền của không – thời gian đó. Sự phát triển hiện nay của nhân loại chúng ta là chưa xác định được vị trí của “Chất Điểm” ở đâu trong mô hình của không – thời gian đó cả. Chưa!
Thế nên; Ta mới có thể chợt “hốt ngộ” ra được rằng; Làm gì có chuyện tham thiền mà đắc đạo như xưa nay thế nhân chúng ta từng nghĩ như thế cho được. Tóm lại: Tư duy của nhân loại chúng ta chưa đủ trưởng thành để làm lễ phối ngẫu cho Không gian và Thời gian. Thế nên trong tư duy chung chưa có sự kết tinh để hoài thai một ý niệm vị trí có tên là “Chất Điểm” để xác định cho được. Nó chưa được sinh ra kể từ trước khi học thuyết này cất lên tiếng khóc chào đời cùng nhân loại! ( Trích lại; …Tiếng khóc đó, khó chịu lắm lắm. Bởi nó có âm giống như Tiếng Sấm vậy)!!!
Các bạn thấy qua những rắc rối, lằng nhằng những lý giải ở trên, đã đan xen như một mạng lưới đó. Chúng ta cũng phác thảo được một cái nền móng tương đối cơ bản về Khí. Bởi vì nếu muốn tham thiền thì đầu tiên là tập thở. Thở có nghĩa là phải hấp thụ Khí. Thế nên đối tượng Khí này nhất định phải được mổ xẻ và nhận định trước tiên như thế là hoàn toàn chính xác. Đối với quan điểm của Phương Tây thì khái niệm Khí này còn lạ lẫm và rất mơ hồ chung chung lắm. Nhưng với quan điểm của phương đông chúng ta thì; Các bạn cũng biết được nó gồm có tất cả đến 6 loại Khí khác nhau cơ!
Điều này có nghĩa là cơ bản Khí có 6 loại Trường, luân chuyển mà thay nhau tụ và tán khí trong mô hình của Không – Thời gian đó! Nôm na là nó có Thanh Khí, Trọc Khí và Tạp Khí. Và cứ mỗi thành phần Khí này cũng đều có hai tính khí âm và dương như nhau! Vậy, ta có đủ ý thức rằng mình đang Thiền và định hơi thở trong dạng khí nào có khí chất đồng với ta hay không? Tôi không ngần ngại mà trả lời luôn là hoàn hoàn không.
Vậy thời điểm thì các bạn đã xác định cùng tôi là giờ Mão và Dậu rồi nhé. Vấn đề là khi ta đã biết và hiểu rõ như thế. Ai có khả năng để lay động quan điểm đã lập trường như thế về Thiền hay Đạo nữa hay không? Bằng như ai đó hiểu thấu để luận bàn đến, cũng chỉ có thể bồi đắp kiến thức thêm cho vững vàng hơn thôi. Không thể xô đổ nền móng đó của tự nhiên cho được. Ắt vị đó cũng đủ để được gọi là Minh Sư rồi vậy. Kỳ dư, các bạn cũng đủ để nhìn ra là họ chỉ tự biện quanh. Bấu víu mớ ngôn ngữ vụng cùng sự chết đuối quan điểm giữa biển cả thực tại tri thức chung mà thôi.
Lược quan điểm lại thêm lần cuối. Các bạn dễ dàng nhận thấy được rằng; Trong 6 loại Khí đó, nó đều sản sinh và mang nguồn năng lượng riêng, khác nhau trong nó mà ta gọi là Trường. Tùy vào từng Thời điểm của thời gian mà nó tụ xứ và tán xứ trong từng miền không gian riêng biệt toàn vùng. Vậy khi Khí tán xứ thì ta gọi là Vô Khí. Và lúc Khí tụ xứ thì ta gọi là Tụ Khí. Thế nên ta mới nghe những khái niệm như Hưu tù, Vô khí. Hoặc như Khí rời, Khí tuyệt mà các học thuật Thái Ất thường dụng đến. Từ đây suy ra: Khí rời có nghĩa là tán Khí. Khí tụ có nghĩa là Đắc Khí. Và Khí tuyệt là Vô Khí vậy. Thế nhưng trong các khái niệm tưởng chừng như mơ hồ đó lại còn có phân ra là: Chính khí, Tà khí và Tạp khí nữa! Đó chính là Khí Thanh, Khí Trọc và Khí Nhiễm rồi vậy.
Thế nên cho dù ta có thiền, thì biết lúc đó ta hít thở (hấp thụ) phải loại tính khí nào trong đó? Trong khi những Khí đó, luôn vận hành đúng thứ tự một cách trật tự tự nhiên như hệ thống số trong Ma Trận vậy. Thế nên mới có câu là Khí Số. Và cái Mệnh số mà Tạo Hóa đã định số và an bài nào đó. Một khi Khí Số đã tận là bởi đã vận hành hết một chu kỳ cuối của nó rồi. Là chu kỳ của Thời gian đã vận hành đến Thời điểm mà Khí số đó đã tận. Hoặc thời điểm mà Khí Số đó có mang nguồn Năng lượng mà ta gọi là Phần Số đã định.
Đấy là chưa nói đến ta đang cố hấp thụ cái… Hữu Khí mà thành ra Vô Khí nữa kia! Bởi nó không phải Linh Khí thì lấy đâu mà Cảm để Ứng cho được! Chúng ta đã liễu ngộ được câu “Đạo cao” lắm rồi đấy các bạn ạ. Và tất cả những yếu tố mà chúng ta vừa bàn thảo qua đó. Cũng chính là lý do tại sao tôi khuyên các bạn đừng cố Thiền. Bằng như nếu có, thì chỉ nên thả lỏng mà thôi. Và đó cũng chính là câu vạn pháp trong một pháp. Mà bất kỳ một pháp nào cũng có giá trị vô biên luận là vì thế. Đó mới là thực tại bản thể Đạo. Đạo chỉ ở nơi đỉnh cao chót vót của tư duy khoa học của nhân loại chúng ta mà thôi.
Để theo đúng cái luật mà Tạo Hóa đã định số như thế. Ta xét thấy; Tất cả các phần số là như nhau. Tạo Hóa không thêm hoặc bớt đi của bất kỳ Mệnh số nào ở đây cả. Do chúng ta mê muội, không biết được tận nẻo Cùng – Thông mà cứ mãi than Trời, trách Đất mà đổ cho số phận! Nếu có chăng, đấy cũng lại bởi sự cố chấp, tham lam trong u minh của con Người tạo ra, khiến nên ngăn cản mà gây trở ngại rồi ra lầm lạc cả thôi.
Thế nên, các bạn chỉ nên xử cái Thế cục này trong lúc tiếp tục Tham Thiền hiện nay là thả lỏng tất cả. Chỉ mong là thanh thản, trầm tĩnh, giữ sức khỏe. Thậm chí dưỡng một số sinh khí để điều hòa một số bệnh lặt vặt là tốt nhất thôi. Thống nhất như thế. Chúng ta tiếp tục dấn thêm một vài bước nữa như sau:
Vì lý do tập thở, thế nên chúng ta tốt hơn hết là tập trung tại vị trí của Đan Điền thôi nhé. Vì nó vốn có tên khác nữa là Khí Hải, nên Khởi Thủy hay Khởi Nguyên tại vị trí này là đúng cho đại đa số chúng ta rồi. Khi ta tập thở như thế, đồng nghĩa với ý nghĩ chúng ta đang tập trung tại đó. Khi nào đã quen, chúng ta thả lỏng ý nghĩ luôn đi nhé. Do yêu cầu của Thiền là phải tĩnh tâm. Ý nghĩ còn đang tập trung để nhiếp hơi thở như thế là vẫn còn đang động ý nghĩ rồi. Phải buông xả ý nghĩ luôn mới được.
Thế nhưng khi ta buông ý nghĩ thì phát hiện hơi thở sẽ loạn ngay! Ví như nó đứt quãng, không đều… Ý nghĩ tập trung bắt nó đều lại thì nó êm đi. Thế nhưng ý nghĩ lại động mất rồi! Trạng thái lúc này, ta sẽ phát giác các giác quan bao gồm là Thính, Thị, Vị, Khứu, Xúc giác đồng loạt quấy phá mà không cách nào dẹp yên cho được. Bởi vì ta đã chạm đến được sào huyệt của Ngũ Tặc rồi. Nó sẽ đồng loạt nổi lên ở khắp nơi mà nổi loạn ngay.
Nếu ta đang dùng ý dẹp hơi thở là Khứu Giác thì giặc Thị giác sẽ động. Khi ta quay sang trấn an Thị giác thì giặc Thính Giác nổi lên. Ta lại thu phục Thính Giác thì giặc Xúc giác bắt đầu khởi. Quay qua Xúc giác thì cuối cùng là Giặc Vị giác quấy… Cứ thế mà Ngũ Tặc nổi lên quấy phá, gây rối loạn khắp cả Tiểu Vũ Trụ. Cho dù ý thức có dẹp yên cái loạn của đám Ngũ Tặc này đi chăng nữa. Xét trong một chừng mực nào đó của ý thức thì ý nghĩ vẫn cứ phải cơ động miệt mài! Làm sao mới có thể tĩnh tâm cho được. Bằng nếu như các bạn tham thiền mà chưa đối diện với đám Ngũ Tạc này quấy phá. Ắt các bạn chưa có thể đi đến đâu trong thế giới Thiền này hết cả. Chỉ khi nào các bạn xâm phạm vào đúng lãnh thổ của nó, thì lúc đó nó mới nổi lên mà cho nếm mùi lợi hại thôi. Bằng như không xâm phạm đến, ắt không biết đến Ngũ Tặc này khiếp cỡ nào đâu.
Chỉ khi nào đã rơi vào hoàn cảnh cũng như trải qua kinh nghiệm này. Các bạn mới bắt đầu ý thức được việc phải tìm cho ra vị Tướng nào đó, đủ khả năng để thu phục đám Ngũ Tặc này. Đó chính là Thính Giác.
Lúc này, các bạn hãy dùng phương tiện Thính Giác lắng thử xem sao. Quả thật, có đi mưa rồi mới biết lạnh. Hoặc cùng nghề thì mới biết người trong cuộc nói gì. Chỉ lúc này, các bạn mới ngộ được câu dạy của Phật Thích Ca khi xưa là; “Mười phương tam thế các chư Phật, đều lắng bằng tai. Không hề có lối mòn nào khác”. Đó cũng chính là lý do tại sao Phật phân “Công đức” cho Tai là có 12.000 Công đức. Mà quán xét trong Dịch Lý thì Tai cũng thuộc Khảm đấy các bạn ạ. Nhất định nó phải Khai Khiếu ở đấy thôi. Đâu khác được, bởi chân lý là một mà.
Lại còn phải bàn sơ qua đến việc cách ngồi Thiền nữa chứ. Như tôi có từng nói Chúa đại diện cho Cha, Phật đại diện cho Mẹ và tất cả thế Nhân chúng ta, đại diện cho Con. Tạm phân;
Chúa Jêsu là Dương, thuộc Động, là Chân Không. Chết đứng, tượng mở mắt v.v… Có bóng dáng gian nan, nhọc nhằn của người Cha. Phật Thích Ca là Âm, thuộc Tĩnh, là Chân Như. Chết nằm, tượng nhắm mắt v.v… Có hình ảnh từ bi, hiền dịu của người Mẹ. Kinh Thánh của Chúa thì nói đến (Chúa) Thánh - Thần. Kinh Phật thì nhắc đến Phật - Tiên. Vậy, xét về Người thì là yết tố Trung hòa giữa Trời – Đất trong hệ Tam tài Thiên – Địa – Nhân. Vậy Kinh Dịch vốn là của Thần – Tiên. Là hai tên ghép chung trong Kinh Thánh là Thánh – Thần và Kinh Phật là Phật – Tiên rồi vậy.
Chúng ta, Người Việt vốn lại là giống nòi của Thần Tiên với Kinh Dịch của Chiến Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ, đã từng bị đánh cắp khi xưa đấy thôi. Tôi khẳng định chắc như thế, không sai một. Và Tạo Hóa khiến nơi thời kỳ cuối tìm lại được mà hòa cùng đất trời theo Thiên Ý đã định.
Do Chúa dặn dò Hòa hợp, Phật nhắn nhủ Đồng nhất. Thế nên tôi đã hòa và đồng nhất giữa cách đứng của Chúa với cách ngồi của Phật mà ra thế; “Nửa đứng, nữa ngồi”! Các bạn hình dung xem…; Đó chính là cách ngồi trên ghế và buông hai chân chạm đất. Đó cũng chính là cách ngồi của Thế Nhân. Dung hòa giữa Trời và Đất, giữa Chúa và Phật. Bảo đảm vẫn đáp ứng “Đầu đội Trời, Chân đạp Đất” mà nhìn thẳng vào khắp cả thiên hạ.
Bởi ta lại phải xét tiếp trong vạn sự nữa. Vì tôi đã thường nói cùng các bạn là; Chúng ta đã thật sự tìm Đạo chưa? Bởi nó nằm trong vạn sự việc khắp vũ trụ. Không phải chỉ trong Lịch sử, Văn hóa, Kinh Điển mà là kể cả những câu ca Bà ru Cháu trên cánh võng, Mẹ ru Con từ thuở nằm Nôi kia. Thậm chí đến côn trùng, cỏ cây nữa. Bởi bản thể Đạo vốn nằm trong vạn vật.
Vậy, ta lại phải dụng đến sở trường của giống nòi dân tộc Việt chính là Kinh Dịch, để mà tiếp tục truy mối Đạo còn đang tiểm ẩn tiếp nhé (Tuyệt nhiên không được Bói đâu đấy). Mà phải là Chiêm Tượng (…xem tượng trời, xét thế đất…). Di chỉ của giống nòi có Mặc Định nơi đầu dòng sử là: Hễ “Kinh” là Vương (Kinh Dương Vương). Thì “Lạc” cũng là Quân (Lạc Long Quân). Vậy một Kinh và một Lạc, phối hợp mới đủ nói lên cái Quỹ Đạo để Khí Huyết vận hành trong toàn Tiểu Vũ Trụ được.
So sánh ra bên ngoài Đại Vũ Trụ. Tôi chỉ tạm bàn giới hạn cùng các bạn trong phạm vi Thiền của bài viết này thôi nhé. Xét trong tất cả mọi pháp Thiền từ ngàn xưa đến nay. Căn cứ vào trục dọc tính từ đỉnh đầu là Bách Hội. Chạy theo trước bụng, xuống Hội âm, vòng qua Trường cường rồi lại chạy phía sau lưng trở lên lại Bách Hội. Đó chỉ tương ứng với hệ thống của Lạc mà thôi. Không phải là hệ thống của Kinh bao giờ cả. Vậy cho dù ta có tài cán đến cỡ Thiên Ma Bách Chiết đi chăng nữa. Nào có đắc được nẻo Đạo bao giờ đâu.
Kinh vốn là hệ thống Dọc, phía trên. Sau mới có thể đổ xuống Lạc là đê ở dưới mà dẫn nước (huyết - khí) ra khắp nơi cho được. Phàm, Lạc thì không cách nào mà đổ nước ngược lên Kinh cho được. Lấy gì mà nói đến Đắc Đạo? Khôi hài làm sao ấy (không tả được, ngượng lắm)!
Không luận hết được. Tôi chỉ tóm lại để kết thúc bài viết này như sau:
12 Kinh, bao gồm 6 Kinh dương đi từ các đầu ngón tay chạy dọc theo má ngoài cánh tay, lên đến bả vai ngoài, là Kinh Thiếu Dương. Tiếp tục chạy phía sau lưng (gần xương sống, vòng tay phải hoặc trái qua trước ngực, dưới nách, ôm với ra sau lưng hết cỡ, là chạm), xuống đến qua hông là Kinh Dương Minh. Và từ đó chạy tiếp phía má ngoài chân, xuống vòng ra sau mắt cá và ra các đầu ngón chân là Kinh Thái Dương. Cả hai bên là 6 Kinh Dương.
Lại tính từ Huyệt Lao cung, vị trí là ở giữa lòng bàn tay, chạy theo má trong cánh tay, lên đến qua nách là Kinh Thiếu Âm. Từ đó lại chạy tiếp theo phía trước ngực (đối xứng Kinh sau lưng) và xuống đến ngang, tương quan với huyệt Đan điền là Kinh Quyết Âm. Từ đây lại tiếp tục chạy theo má trong của chân, thẳng xuống đến Huyệt Dũng Tuyền, giữa lòng bàn chân là Kinh Thái Âm. Cả hai bên là 6 Kinh Âm. Vậy tổng thể là có 12 Kinh cả thảy. (Mười hai bến nước mà ca dao ám chỉ đến).
Các thế bắt Ấn thì để tôi sẽ bàn chi tiết sau. Mà tôi chỉ bàn cùng các bạn rằng: Với cái “Thế Nhân” mà ta ngồi như bình thường trên ghế đó. Chính xác thì trên thạch bàn là tốt nhất. Vì đá vẫn nối thông và dẫn được Khí từ đất lên xuống. Ta xét thấy 6 Kinh Âm đã được nối thông cùng Khí Đất. Và 6 Kinh Dương cũng câu thông được với Khí Trời. Việc còn lại là Con Người nối hai Khí đó giao hòa bằng cách; Để hai tay buông bình thường trước bụng. Một tay ngửa lên, một tay úp xuống. Đặt các đầu ngón tay (sấp, down), vốn và nơi “Khí Đạo” ra của 6 Kinh Dương. Chạm vào lòng bàn tay (ngửa, up) ngay huyệt Lao cung giữa lòng bàn tay để nối mạch cho Khí âm dương giao hòa vào với 6 Kinh Âm mà cùng du hành khắp Tiểu Vũ Trụ nữa mà thôi. Hình thế hai tay giao nhau này, cũng có dáng là hình của Thái Cực.
Lời cuối:
Chúa đại diện cho Dương. Thế nên ta mượn “Thiên Nhãn” để quan sát thấy; 6 Kinh dương trên thân thể của Chúa Jêsu là còn nguyên. 6 Kinh âm đã bị bể hết các huyệt đạo này, do Loài Người gây ra rồi. Thế nên các dấu đinh đóng tên tay và chân của Chúa (kể cả ở vị trí hông), là đã bể các huyệt thuộc 6 Kinh âm đi hết cả rồi. Nó bao gồm các huyệt Lao cung và Dũng Tuyền, vốn là để dẫn Khí âm. Thế nên khi sống lại. Thân thể Chúa không tích tụ được Kinh Âm nên không có Khí Âm. Tất phải Thăng lên Trời là tất yếu thôi. Bởi tính dương là phải Thăng. Chúa ngày đó có muốn ở lại cũng không cách nào được nữa rồi. Tội lỗi đó chính là do loài người gây ra.
Và Phật đại diện cho nguyên lý Âm. Thế cho nên ta quan sát thấy; Cách ngồi của Phật là tất cả các huyệt thuộc Kinh Âm là ngửa lên Trời hết cả! Kể cả hai Huyệt Dũng Tuyền nơi hai lòng bàn chân và hai huyệt Lao cung nơi hai lòng bàn tay đều ngửa cả lên. Tất cả 6 Kinh Dương là không có tác dụng. Thế nên bản Khí vốn là Âm. Nên Phật phải Giáng xuống mà nhập Niết bàn là Tất yếu. Bởi Phật là Âm nên tượng là khi ngồi thì 6 Kinh âm ở các lòng bàn tay và chân phải ngửa hướng lên mà tiếp thêm khí Trời. Chúa là dương nên đứng. Và tượng 6 Kinh với các huyệt âm đều hướng xuống mà tiếp nhận thêm khí Đất.
Nhớ đấy: Thế Nhân chúng ta phải ngồi Thiền đúng với bản thể của Loài Người để còn Dung hòa cả Chúa và Phật đấy nhé.
Chỉ Định:
Hãy chuẩn bị viên sủi Panadol, sau và trước khi muốn đọc lại!!!
Bạn đọc tự do chia sẻ.
P/s: Lưu ý. Bạn đọc đặt câu hỏi nên tách riêng thành một cmt mới, tránh nối tiếp vào câu hỏi của bạn khác nhé.
Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Thưa Thầy, nếu có thể con kính xin Thầy hình ảnh vị trí bàn tay để mọi người thực hành cho đúng ạ.
Kính chúc Thầy và các bạn 1 tuần mới hoan hỉ, an lành.
Trả lời: Về vấn đề này, tôi đề xuất:
Bạn Lam Hồng hoặc Nguyễn Ngọc Hùng nên phát biểu để mọi người cùng tham lãm đi nhé.
Săn tay áo mà thượng đài thôi. Để quần hào còn thượng đài thi thố mà trao đổi nữa chứ.
Cách đặt tay như hình đính kèm, các ngón tay chụm vào nhau và đưa vào giữa huyệt Lao cung, tư thế ngồi thẳng lưng thoải mái hai lòng bàn chân tiếp đất là được.
Hỏi: Nằm Thiền có được không ạ?
Trả lời: Không thể nào được cả bạn ạ. Ta nằm thì chỉ có tác dụng điều hòa hơi thở cho nhẹ thân thể, đầu óc thôi. Ví như khi nóng giận, ta chỉ nhắm mắt, hít sâu, chậm, độ 4 hơi thở là bình tĩnh lại ngay. Nằm thở như thế, ắt là phải thanh thản, nhẹ nhàng rồi. Thế nhưng tuyệt đối không hề tơ tưởng gì đến đạo hay quả gì ở đây được hết cả. Ta chỉ xét đơn thuần ở chỗ Đạo nào mà lại cầu thiếu tính nghiêm túc như thế? Ta chỉ tiếp bạn bè thôi, sao lại có thể nằm cho được, Tiếp xúc với Đạo lại càng không thể được rồi. Bằng như chỉ giữ trầm tĩnh, dễ ngủ thì miễn bàn đến.
Nếu như xem xét rõ ràng thì: Khi ta nằm, hệ thống Kinh Mạch trên lưng đã bị ta “Lấy thịt đè Kinh” hết cả rồi. Lấy gì mà Đạo dẫn khí cho Thần, Kinh Hành được nữa. Nghẽn giao thông rồi.
Bạn thấy đó. Vì Phật đại diện cho nguyên lý Âm. Nên phải chứng minh và bảo vệ là Âm Tính. Thế nên các cách ngồi Kiết Già đó. Đã chặn và khóa các Kinh Âm hết rồi (ý là do bản chất vốn đã là Âm tính rồi, bế lại kẻo Âm Thịnh ắt Dương Suy). Các ấn là đang thể hiện nối với các Kinh Dương đấy thôi. Chắc bạn Nguyễn Ngọc Hùng dò ra được ấn ngón nào sẽ ngụ ý dẫn hệ thống nào trong Lục Phủ Ngũ Tạng thông với Kinh nào rồi đấy.
Ta bàn đến đây là đi xa quá rồi. Quay lại dần dần thôi. Kẻo sốc, e các bạn nào mới ghé ngang, lĩnh hội không nổi lại phản chính kiến…
Trả lời: Đúng vậy và hít vào là dương thở ra là âm.
Hỏi: Theo mô tả về đường kinh liệu có thể hiểu: tam kinh dương ở tay mà đại diện là thủ Thiếu Dương Tam tiêu (kinh được gọi tên) chuyển vận ra sau lưng chuyển khí huyết qua túc Dương Minh Vị tại hông, Dương Minh Vị chạy xuống chuyển khí huyết cho túc Thái Dương Bàng Quang tại ngón chân. Tam kinh âm từ Lao Cung theo thủ Thiếu Âm Tâm chạy vào ngực chuyển khí huyết cho Túc Quyết Âm Can ở khoảng ngang Đan Điền (Mạch Đới?) rồi theo Quyết Âm Can chạy xuống Dũng Tuyền bàn giao cho túc Thái Âm Thận ? Như vậy thì Âm Dương kinh chưa thấy có bàn giao cho nhau ạ.
Nếu câu thông dựa vào Ấn ở tay thì có cần phân trái dưới phải trên hoặc ngược lại không ạ? Đầu ngón tay sấp chạm Lao Cung tay ngửa, vậy đầu ngón tay ngửa có cần chạm Lao Cung tay sấp không ạ?
Liệu đây có phải là đường chạy của 8 mạch mà xưa nay chưa từng được mô tả trong sách mà chỉ nói vài điểm giao như Liệt Khuyết câu thông với mạch Nhâm, Ngoại Quan câu thông với mạch Xung?
Trả lời: Đây là món “khoái khẩu” của bạn Nguyễn Ngọc Hùng và bạn Lam Hồng. E rằng bàn sâu vào, các bạn khác hơi rối một tí. Phải là một chuyên đề riêng. Ở đây ta cố gắng duy trì tính cộng đồng, để các bạn khác còn tham khảo chung và cùng bàn luận nữa nhé.
Với quan điểm mà bạn luận bàn ở trên đó là của Y Thuật. Nó vốn là thành quả (Hậu Thiên), không phải là nguyên nhân (Tiên Thiên). Như tôi từng nói Hoàng Đế Nội Kinh là còn có sơ sót. Vì sở học này vốn là của giống nòi dân tộc Việt bị thất lạc kia mà. Di chỉ của mình thì chỉ có mình mới hiểu thấu được. Người khác chỉ vẫn gắng dò dẫm trong đó mà không có thể lĩnh hội nổi hết ý cho được. Đó là chân lý và đồng thời cũng là Thiên ý.
Tôi nhắc lại nguyên nhân từ khí của Tiên Thiên nhé:
Tam Kinh Dương:
1- Kinh Thiếu Dương thuộc Tướng = Hỏa = (Thử)
2- Kinh Dương Minh thuộc Táo = Kim
3- Kinh Thái Dương thuộc Hàn = Thủy
Tam Kinh Âm:
1- Kinh Thiếu Âm thuộc Quân = Hỏa = (Nhiệt)
2- Kinh Quyết Âm thuộc Phong = Mộc
3- Kinh Thái Âm thuộc Thấp = Thổ
Vậy trước hết tôi bàn theo ý của bạn như sau: Do bạn nói Tam Tiêu là “đại diện” cho Kinh Thiếu Dương. Thế nên tôi không nói gì thêm. Vì đó chỉ là đại diện thôi. Còn “Chính Chủ” thì phải là Tiểu Trường kia! Là Tướng Hỏa, thuộc Thử Khí. Do nó phải được kết tinh khi qua Tam Tiêu và đời sau đó nó biến hóa ra chính là Hỏa Đại Thử là Hỏa Xà tại Hội Âm.
Tương quan là Kinh Thiếu Âm Tâm thì đúng như thế rồi. Vì đây chính là Quân nên nó là Chân Hỏa, thuộc Nhiệt Khí. Và đời sau của nó chính là Hỏa của Mệnh Môn (Chân – Quân - Mệnh). Thế nên Hỏa khí này có xông lên đỉnh đầu là tốt chứ sao có thể “trông Gà hóa Quốc” mà tưởng tượng là tẩu hỏa nhập ma cho được! Đó gọi là “bỏ hình bắt bóng” trong thế giới huyễn – thực cảnh của Xứ Thiền rồi vậy. Là do không phân được hư - thực. Ta có thể xét thấy dấu chân của nó trong Tây Du Ký qua ẩn dụ quạt “Ba Tiêu” (Tam Tiêu), quạt tắt được Hỏa Diệm Sơn (Lửa Mệnh Môn) chứ không tắt nổi Lửa Tam Muội (Lửa Hỏa Xà) rồi vậy.
Do bởi Phủ có 6 mà Tạng có 5. Thế cho nên ta mới thấy có khái niệm Tâm Bào Lạc (tưởng tượng rồi tán ra) cho tương ứng với Phủ Tam tiêu đấy thôi! Vì thế; Kinh Thiếu Dương là Tiểu Trường chứ không phải là Tam Tiêu cho được. Ta phải nhìn thấu tướng tinh của nó mới có thể điểm trúng huyệt chí tử này được. “Tiểu Thử rất xảo quyệt”, nó biến hóa rất khôn lường!
Tạm bàn thế thôi bạn nhé. Về ý thứ hai thì đúng như bạn nghĩ như thế. Phải, Âm - Dương Kinh chưa bàn giao cho nhau. Thế nên ta mới câu thông bằng cách nối hai bên tay với các đầu ngón tay vào với nhau nơi lòng bàn tay. Dĩ nhiên là phải chạm cả ở hai tay vào như nhau mới được. Ta cảm thấy thuận tiện tay nào trên hay dưới cũng được. Bằng như các bạn muốn hiểu rõ về nó thì:
Thường thì Đàn ông theo Dịch Lý bên trái thuộc dương, bên phải thuộc âm. Trước bụng là âm, sau lưng là dương. Trên dương, dưới âm. Nam tả, Nữ hữu v.v… Vậy để giao hòa thì dương dưới, âm trên (quẻ Địa Thiên Thái). Thế nên tay trái ở dưới, ngửa lên và tay phải ở trên, úp xuống. Đàn bà thì ngược lại.
Đã nối thông rồi nên ta cứ cảm thấy thuận tiện trên hay dưới đều được. Ta vẫn cứ thuận theo tự nhiên thoải mái nhất, là cũng tự nhiên đúng với quy luật vừa nêu ngay thôi. Các bạn cứ chiêm nghiệm thử xem.
Nếu ta chạm vào đúng cái “Máy Tạo” như thế, vận hành. Ắt sự xảo diệu sẽ xảy ra mà không biết được gốc rễ, cội nguồn ở đâu mà lần là nguyên cớ này vậy. Ý thế đấy.
Hỏi: Thưa thầy, đến đây ta thống nhất có 3 dòng chính là dòng thần tiên, dòng phật, dòng chúa.
Hơn 7000 năm trước dòng thần tiên với pháp thiền như thầy nêu ở trên
Hơn 2500 năm trước dòng phật với pháp thiền của phật
Hơn 2000 năm trước là phép thiền của dòng chúa
Và hiện nay pháp thiền dòng thần tiên trở lại. Vậy bất cứ ai trên thế giới này đều áp dụng được phải k thầy?
Trả lời: Phải. Bất cứ ai. Đạo hay chân lý vốn là của cung nhân loại chứ không riêng ai hết cả. Vì thế, không phân biệt tôn giáo, khoa học, sắc tộc, màu da hay quốc tịch, gì ở đây hết cả.
Nó chỉ không dành cho những kẻ đố kỵ, chấp mê không tỉnh mà thôi. Dĩ nhiên, thành phần tham vọng, dã tâm là miễn bàn.
Hỏi: Thưa thầy, trong binh pháp khương thái công có viết, phàm khi đánh thành, nếu thấy khí trong thành xông về phương nam thì thành không thể chiếm, khí trong thành xông về phương đông thì thành không thể chiếm. Vậy xét dòng trường giang chảy về đông, dãy trường sơn hướng về phương nam thì phải chăng dân tộc Việt càng không thể bị khuất phục. Liệu đây có phải bói quỷ k ạ
Còn như đánh thành 1 tuần mà không mưa không sấm thì cũng như không có Giải ( quẻ lôi thuỷ giải) thì cũng nên rút lui ? Từ đây con đoán có sấm rồi sau đó mưa thì cũng sẽ phải đánh lâu dài vì là quẻ thuỷ lôi truân. Chỉ khi nào mưa rồi có sấm thì mới thuận lợi.
Trả lời: Không! Bởi đó chỉ là cách “Chiêm Tượng” mà thôi. Là xem xét Khí, Tượng để suy đoán. Là Quân Sấm chứ không phải Bói Quỷ.
Hỏi: Cứ ngỡ quân sấm là của xi vưu (quân = vua, sấm=xi vưu) nên nghĩ là bói quỷ. Vậy là bói quỷ vẫn còn xa với. Nguyễn Trãi từng dùng bói quỷ, trong bình Ngô đại cáo có nói đến nhân nghĩa, tha cho kẻ thù, vậy phải chăng chỉ người nhân nghĩa mới dụng được bói quỷ ? Dò trong binh thư yếu lược như thầy chỉ cũng không thấy ra manh mối. Quả là chuyện k dễ dàng.
Trả lời: Bạn suy (quân = vua, sấm=xi vưu) nên nghĩ là bói quỷ. Câu này không hề sai! Như trong các bài đầu tiên, tôi có nhắc đến sự việc như: Ai đi vào rừng mà gặp phải Quỷ Núi thì xem như đã tận số rồi vậy. Chỉ khi nào ta cảm được cả Quỷ Thần thì lúc đó mới có thể biết thông đến cách Bói Quỷ. Chúng ta chỉ giới thiệu cho nhớ, biết để đừng quên những tuyệt học của giống nòi Thần Tiên thế thôi. Không lạm dụng như những cách bói như thói thường xưa nay được. Chỉ Hữu thời đắc dụng cho đại cuộc mà thôi.
Điển hình một vài dấu chân của Bói Quỷ mà tổ tiên xưa đã từng đắc dụng đến:
1- Nguyễn Trãi với sự kiện Kiến rừng ăn lá cây rừng thành chữ đầy rừng.
2- Thiền Sư Vạn Hạnh với sự kiện Sét đánh lên cây Gạo với chữ Sấm xuất hiện lời Sấm!
Đó là một vài trong các phương pháp Bói Quỷ đã đắc dụng và cũng đang ngủ quên, nhưng còn lắng hơi thở trong trang Sử Thiêng.
Thiên hạ tán sao tùy ý…
Hỏi: Chúa từ ngày tạo dựng vũ trụ đã ấn định loài người làm chủ tể muôn loài. Mới ban đầu con người con đơn sơ chất phác nên gọi là nhân hoà, nhân hoà thì khí lưu thông mà âm dương giao hoà. Con người không chỉ bẩm thu khí tiên thiên, mà còn có khí hậu thiên từ trời đất. Khí trời dương thông qua con người mà giao hoà với khí đất âm. Nếu con người ngày một tha hoá, khí trong cơ thể bế tắc không thông thì làm sao trời và đất giao nhau được. Bởi vậy chủ tể quan trong thế đó, không có “nhân hoà “ này thì tất yếu phải có “cài gì hoà” khác thay thế, nếu không thì sẽ bị huỷ diệt.
Trả lời: Phải. Bất cứ ai. Đạo hay chân lý vốn là của chung nhân loại chứ không riêng ai hết cả. Vì thế, không phân biệt tôn giáo, khoa học, sắc tộc, màu da hay quốc tịch, gì ở đây hết cả.
Nó chỉ không dành cho những kẻ đố kỵ, chấp mê không tỉnh mà thôi. Dĩ nhiên, thành phần tham vọng, dã tâm là miễn bàn.
Hỏi: Theo mình thì cứ suy luận, rồi thầy sẽ sửa dần
ở trên thầy có nói dương khí vào cơ thể bằng cách hít vào, âm khí đi ra khỏi cơ thể bằng cách thở ra. Mà mình nghĩ con người giống như cái dây dẫn để khí dương của trời và khí âm của đất giao hoà, bởi vậy khí dương sẽ thoát xuống đất ở một chỗ nào đó, có thể là đầu các ngón chân. Còn khí âm đi vào cơ thể thì có thể qua huyệt dũng tuyền.
Mình sẽ tham khảo thêm một số sách rồi sẽ trình bày sơ đồ, hihi. Không phải là chuyên đông y nên hi vọng mọi người k cười chê.
Trả lời (của bạn đọc Nguyễn Ngọc Hùng): Mâu thuẫn quá ! Hấp - khí dương, hô - khí âm... vậy chỉ có khí dương vào và mất khí âm. Chẳng phải mất cân bằng âm dương à. Cái này khác gì yoga tập phát triển dương khí cực thịnh đâu ? Ad theo phương pháp (mình nghĩ thế) cân bằng âm dương ( trung đạo - nói cái này tự nhiên nhớ ra bài tập hình như có tên gọi Ngũ bộ công gì đó ). Ad có lẽ tập hấp thanh khí, thải tạp/trược/độc... khí.
Ad ko có nói khí dương thoát ra ngón chân mà đến đó thì chuyển giao thôi. Nếu chỉ mượn đường đi qua thôi thì ko ích gì cả, không dụng được, không bồi đắp được... âm dương (theo mình nghĩ) chỉ là tương đối khi so sánh 2 cái với nhau. Kiểu như điện 3 pha ấy.
Trả lời: Đính chính:
Bạn Nguyễn Ngọc Hùng đã căn cứ vào câu trả lời ngắn ở mục nhỏ trên là “Hít vào là dương, thở ra là âm” nên có xảy ra chút mâu thuẫn. Mà có dù là Yoga đi nữa, đã có gì là khác mấy đâu? Bởi Yoga cũng chính là 1 trong 6 trường phái mà tôi hay nhắc đến trong cùng thời Phật Thích Ca tại thế ở Ấn Độ kia mà! Tôi cũng đang cố tập cách để làm sao thải tạp/trược/độc…khí đấy thôi.
Bằng như xét kỹ thì Hấp buổi sáng là khí Dương, Hấp buổi chiều là khí Âm. Là lấy cái Thanh khí dương và Thanh khí âm để Hô cái Trọc dương và Trọc âm ra vậy nhé. Hít vào vẫn có âm dương rồi, chứ không phải cứ hít vào chỉ có mỗi dương không thôi. Hít vào là thu, nạp. Thở ra là thải, phế…
Về thắc mắc thứ hai thì;
1- Chúng ta đang Tham Khảo Thiền chứ không phải dụng. Chi tiết chưa bàn đến. Dụng là nguy.
2- Bạn phải suy ra chứ. Tôi nói Kinh Âm nối với Khí Đất, Kinh dương câu thông với khí trời rồi. Nhìn xuống bàn chân của mình xem… Lòng bàn chân Người, chạm mặt Đất, đầu ngón chân Người, nối chân Trời.
3- Chúng ta cãi nhau mãi, chưa vỡ lẽ. Ngoài kia, đã có nhiều “Cao Nhân” vận dụng đi mất rồi.
Tôi đã chứng minh bằng toán học rồi đấy. Duy nhất, chỉ có khoa học mới làm sáng tỏ được đạo giáo mà thôi. Khoa học, lý giải mà không hiểu. Dùng toán học chứng minh. Toán Học đã chứng minh. Dù không hiểu, bắt buộc phải công nhận. Bởi đó là Toán Học.
Chúng ta chỉ cần ý thức mỗi một điều này thôi.
Vậy, nếu có bạn nào đưa ra được chỉ một mô hình toán học diễn tả và chỉ ra Ma Trận nào đúng. Tôi lập tức công nhận. Bởi đó là nguyên tắc.
Hỏi: Thứ 1: Tôi rất đồng tình ngồi Thiền vào 2 giờ Mão,Dậu... vì nó đắc Trung hoà, có vấn đề đặt ra ở đây là quỹ đạo vận hành của trái đất không đều có ngày ngắn ngày dài tuỳ theo mùa ( như mùa hè ngày dài và mùa đông ngày ngắn chẳng hạn) nên giờ Mão Dậu vào những thời điểm này không cố định giống nhau...cụ thể là học Thuật Bát Môn Thần Khoá chắc ngài cũng không lạ lẫm gì vì nó quá nổi tiếng...! Theo tôi được biết thì vào đúng thời điểm của thảo luận này thì giờ tý lại bắt đầu từ 0h40 phút... cho nên giờ Mão không còn bắt đầu từ 5 đến 7 h chiều nữa mà phải là 6h40 đến 8h40 ! Ngài nghĩ sao về vấn đề này? Với cả trong Bát môn thì một ngày có 12h được phân vào 8 cửa với mỗi cửa đó mang những ỹ nghĩa khác nhau...! Đặc biệt học thuật này cho rằng làm việc gì vào cửa Sinh, Khai, Cảnh thì rất xuôi... còn làm vào Cửa tử, Đổ..! Thì rất xấu !!! Vậy thưa tác giả: tỷ dụ ngồi Thiền vào giờ Mão Dậu mà 2 giờ đó rơi vào Cửa ĐỔ, Tử... thì kết quả có được như ý? Hay là chọn ngồi vào những gì Khai, Sinh thì chất lượng có khả quan hơn không?
Thứ 2: Tôi có đọc được một cmt trả lời câu hỏi bạn đọc ngài có nói là ngồi buổi sáng quay mặt về hướng đông Để đón mặt trời, quay hướng Tây để tiễn mặt trời ..! Vì con người tích điện chứ không tích từ vì có điện sẽ phát từ..! Thì trên luận giải này ngài lại nói là “Có nghĩa là Từ sinh ra Điện, trong đó thì Trường là yếu tố nối đến dẫn trước thì điện sinh ra trường “ vậy là sao thưa ngài ? Nếu như vậy ta ngồi Thiền theo chiều sức từ trái đất có được chăng vì nếu có Từ thì cơ thể người cũng sinh điện mà!
Thứ 3: Tác giả đưa ra lập luận Hô -Hấp giống như hệ thống điện xoay chiều nghe rất hợp lý ..! Xin được hỏi là lúc tập thở sâu để chuẩn bị cho quá trình Du Thiền thì lúc Hấp khí trời thì bằng mũi và Hô ra bằng miệng ...! Vậy lúc hấp khí thì miệng có ngậm lại cho mạch điện đóng và khi hô miệng mới mở ra ngắt Mach điện hay là cứ để Miệng hở sẵn ra như vậy luôn? Mạch điện luôn hở???
Thứ 4: Theo tôi để đắc đạo không nhất thiết phải đi theo con đường của ngài... vì tất nhiên không phải con đường nào cũng đưa ta tới LA MÃ ... sẽ có rất nhiều con đường đưa ta tới Ngõ cụt đó là hiển nhiên !!! Nhưng không có nghĩa là chỉ có 1 con đường duy nhất vì lịch sử xa xưa như Chính Phật, Chúa, 1200 vị Đắc Đạo A La Hán trong đó có đủ thành phần xã hội làm gì có ai biết được tới những kiến Thức khoa học như ngài nói hay sự hiểu biết về kinh dịch hay lục phủ ngũ tạng hay kỳ kinh bát mạch như ngài nói đâu!! Hay như cả Lục tổ còn không biết chữ hay cả những vị Thiền sư nổi tiếng khắp gần xa trong sử xa đó thôi!! Họ vẫn đắc đạo mà !!! Tôi vẫn gặp và có những người bạn tu tập thiền định lâu năm vs kỷ luật nghiêm khắc , lối sống trong sạch tuyệt đối, thanh khiết ...! Họ vẫn có sự chuyển biến kinh ngạc về hình thể cho đến trí tuệ ..! Dường như hơn người bình thường gấp vạn lần ..! Chỉ tập theo những gì trong kinh phật dạy...! Nên tôi nghĩ không chỉ là Trầm Tĩnh, thư giãn và chữa bệnh đơn thuần
Thứ 5: Khí tụ tán, vận hành trong từng không thời gian xác định theo một quy luật trong ma trận số...! Có cách nào để xác định được nơi nào có khí tụ, tán, thanh khí, theo một quy luật thời gian xác định được hợp theo từng bản mệnh của mình không? Hay phải cần khả năng đặc biệt hay học thuật nào để xác định được vị trí trong không gian đó?
Thứ 6: Thưa tác giả , ngài có nói đến một phương pháp ngồi thiền dung hoà giữa Phật và Chúa ..! Vậy khi hai tay úp vào nhau như hình thái cực thì trai, gái, có dùng cùng 1 phương thức không hay là đổi chiều cho nhau... hay trai tay trái, gái tay phải úp lên ?
Thứ 7: Dựa vào bài kinh Sa Môn Quả trong Trường Bộ Kinh. Thì ngồi Thiền đắc đạo chỉ có thể trong trạng thái bất động ...! Liệu ngồi trên ghế có nhập định được ko?
Thứ 8: xin hỏi khi tôi ngồi Thiền...! Lúc đầu tập là ngồi tập thở, lâu dần hơi thở em xâu, tâm an định yên vui... nhưng đến một mức nào đó thì tự nhiên thấy mức độ đó thật khó chịu vì chính hơi thở đó dù nhẹ đến mấy cũng làm tâm tôi khó chịu ko an định được ..! Tôi tìm mọi cách để làm mất hơi thở đi..! Có những lúc vì muốn an lạc thì tôi thử nhịn 1 phút ..! Tâm lúc đó an lạc vô cùng nhưng hơi thở lại bắt tôi phải thở và lại làm mất sự yên vui..! Nhưng lâu dần thì khi hơi thở cũng bị chế áp thì lại xuất hiện những lời nói thầm trong đầu...! Làm tôi khó chịu..! Nó quấy phá..! Tai tôi như nghe thấy trăm ngàn lời nói khác nhau...! Bỗng dưng bất chợt có tiếng bước chân nhẹ qua, hay tiếng vật gì rơi trong đêm thanh vắng thì tâm tự nhiên bừng tỉnh , thính giác của tôi như được quy nguyên an lạc vô cùng ... rồi nó lại mất..! Sự hành hạ của hơi thở và thính giác làm tôi chán nản vô cùng ..! Vì chính những thứ giúp tôi an tâm mình thì khi ở mức độ nào đó lại là kẻ Ngáng chân mình..! Thưa ngài đó có phải là ngũ tặc ???
Trả lời: 1. Trước hết, chúng ta phải xác định được “chủ thể” là Thời Gian. Chính đối tượng này mới là nền tảng để ta phân tích. Ta phải quản thúc, kiểm soát nó chặt chẽ mới được. Không khéo là nó lẫn vào các “khách thể” khác trong Không Gian là ta bị lạc quan điểm ngay. Đạo vốn có hai cửa là Luật Pháp (quy luật) và Lòng Tin. Thế nhưng xét Luật Pháp là không một ai qua nổi. Vậy cửa Lòng Tin là đồng cho tất cả. Thế nên tôn giáo nào cũng đã suy tôn lòng tin lên thành “Đức Tin” rồi. Nói ra thì ngại, chẳng lẽ tôi bảo các bạn cứ tin tôi sao? Mà phân tích ra thì các bạn cũng đã thấy rồi đấy. Suy không thấu là phản chính kiến, biến tư duy ngay thôi. Thời giờ là Không Gian Chiều Thứ Tư. Về Khoa học, tôi đang phân tích thời gian đấy. Ta chưa biết gì về nó cả. Bạn thấy đấy, lại có quá nhiều người cứ giảng đạo ra vẻ rất trịch thượng?! Tôi lại phải phân tích nữa, rồi mới có thể trả lời câu hỏi này của bạn được. Mong các bạn hiểu và cảm thông cho tôi một điều là; Tôi không bao giờ muốn phát biểu một câu đại loại như: “Có những câu hỏi, mà khi tôi trả lời là không lĩnh hội nổi”! Tôi luôn né tránh câu phát biểu này. Nó bị kết án là ngạo mạn ngay tức khắc. “Cái Tôi” của thế nhân chúng ta rất phải đáng sợ.
Vậy tôi tạm phân tích thời gian như thế này nhé: Thời gian của 360 ngày trong một năm tương quan với hằng số 360 đó. Là tôi chưa nói đến 5 ngày dôi ra nữa. Lại còn sau mỗi 4 năm lại có 1 tháng nhuận cho đủ khớp với 384 Hào dịch nữa kia!!! Đó chính là con số di dịch của thời gian mà trong Bốc Dịch (cỏ thi) lấy 50, bỏ ra 1 để làm số dự trù sai số, chỉ dụng 49 thôi. Là ngày thứ 7 nghỉ dự trữ, so với 6 ngày tạo dựng vũ trụ. Thật ra, Chúa Jesu và Phật Thích Ca đều dụng thời gian 49 ngày. Thế nhưng 40 ngày là Chúa đắc và Phật thì 42 ngày là đắc rồi. Không phải 49 ngày như xưa nay chúng ta cứ tưởng như thế bao giờ cả. Bằng như không biết điều thực tại tiềm ẩn này, thì không cách gì mà chúng ta có thể tìm ra được thực tại Đạo ở đâu hết cả. Những giá trị bí mật của vũ trụ còn tiềm ẩn đầy rẫy trong đó cả đấy các bạn ạ!!! Thời gian, ta nhất định phải nắm nó trước đã. Chỉ có nó mới có thể trả lời được kia mà. Thì thôi, nếu các bạn tin tôi thì thời gian trả lời là 49 ngày khi chúng ta cùng bước vào Thiền. Bằng để tranh luận thì thời gian trả lời là 4 năm 9 tháng nữa là kết thúc vậy. Thời gian vẫn trả lời như thế đấy.
Vậy thời gian mà bạn nêu ra ở trên đó. Chỉ là thời gian của Bát Môn Thần Khóa hay Bát Môn cũng chỉ là một thành phần cơ cấu của Kinh Dịch trích ra thôi. Nó không phải là tổng thể cơ bản của nền tảng để xem xét cho được. Mà tổng của nó, tối thiểu cũng phải là Lịch Pháp bao gồm từ Giây, Phút, Giờ, Ngày, Năm, Tháng, Chu, Thế, Vận v.v… Lại còn làm sao để Lịch Tây, Lịch Ta cũng đều khớp mới được. Tôi không hề cố vẽ ra như thế bao giờ cả. Mà đó chính là sự thật. Tôi đang dùng toán học để “khảo” và nó “đáp” (số) rất chính xác qua Ma Trận đấy.
Tóm lại; Thời gian của Bát Môn Thần Khóa hay các Cửa của Bát Môn. Không gây được ảnh hưởng hay tác động đến thời điểm mà ta đã chọn ở đấy cả. Nó không phải là Hạt cơ bản có tầm tác dụng ảnh hưởng lên mô hình tổng thể được.
2. Vì ban đầu là khi đó chúng ta đang bàn đến cái lý chung chung thôi. Lại những khái niệm Thiền sẽ có Nhân điện, Điển v.v… Nên tôi phân tích như thế là đúng lý. Dần đến là phân tích, xác định vị trí 3 huyệt cơ bản trên cơ thể phù hợp với mỗi Mệnh. Các bạn lại hỏi Mệnh nào hợp với Huyệt vị nào trong 3 Huyệt Ấn đường-Đản trung-Đan điền. E các bạn nào đang hành thiền bị ảnh hưởng tư tưởng, nên tôi có nhắc chừng là chỉ tham khảo để biết lý, nếu ai có thiền thì chỉ nên thả lỏng ý nghĩ thôi. Thế nhưng vẫn có một số bạn cứ áp dụng thử. Thế nên tôi mới chỉ định là tại Đan Điền cho ổn. Chỉ khuyên không nên vận khí, chỉ thả lỏng ý nghĩ thôi. Nên có sự việc như bạn nêu.
Vậy Nguyên lý thứ 1 của Maxwell và Faraday là Cuộn Dây (mô tơ) dẫn-phát điện qua Nam Châm (Từ). Nguyên lý thứ 2 là Nam Châm phát-dẫn điện qua Cuồn Dây. Trường mới thực là trung gian dẫn.
Giống như: Thiên là Điện, Địa là Từ và Nhân là Trường vậy (phải rõ ràng ra, không được nhập nhằng. Nền khoa học vẫn đang nhập nhằng giữa nhân quả do không biết nguyên nhân). Do bài này là viết cho bạn Huỳnh Thái Hòa đang thiền hỏi tôi. Thế nên tôi mới chuyển sang Từ cho bảo đảm không có điện ngay (chậm), để tránh ai có vận khí lung tung, e “chập điện” đó mà. Tôi lo chung cùng các bạn từng tí như thế đấy. Vậy mà các bạn nào không và chậm hiểu là phang tôi tơi bời ngay!!!
Ta nhất định phải xoay mặt theo hướng mặt trời mọc. Các bạn phải cảm thông là cộng đồng thì trao đổi rất khó. Ai chuyên môn hoặc sáng trí thì dễ hơn. Và kẻ thấp trí mà còn mê tín thì lại càng rất nguy vô cùng.
3. Khi hít vào bằng mũi, ta phải ngậm miệng lại như thường mới đóng mạch được (đầu lưỡi chạm hờ nướu và chân răng hàm trên). Thở ra bằng miệng thì phải hở và hạ lưỡi xuống để ngắt mạch rồi. Dần rồi thì sẽ quen thôi.
4. Tôi vẫn tôn trọng quan điểm của bạn. Thế nhưng đây chính là quy luật mà Tạo Hóa đã tạo dựng vũ trụ. Người đã giấu loài người kể từ khi chính thức đuổi chúng ta ra khỏi vườn địa đàng. Tất cả các vị biết và không biết chữ đó. Ý Tạo Hóa là tỏ cho ta biết rằng bất kể ai cũng có thể vào được như nhau chứ không phải cứ đủ học thức, đọc Kinh thì mới biết và hiểu đạo được. Các vị ấy đều có một mệnh số đặc biệt khác với các mệnh số còn lại (một mô hình chủ trong mỗi Ma Trận cơ bản, ví như có vài con Giáp và Bản Mệnh cơ bản trong 60 hoa giáp) Và tất cả các vị đó, đều may mắn sinh ra là lớn lên tại nơi có nguồn Linh Khí – Thủy mạch của núi sông. Hấp thụ Linh khí đó mà đồng cảm Ứng. Và tất cả đều cùng một pháp thiền 49 ngày như nhau. Cũng có một số vị vì hưởng phúc đức ông bà tích lũy, lại được hấp thụ linh khí núi sông nơi mình ở. “May phúc” gặp “tai bay phải gió” (tai nạn va phải lúc thời điểm Nhâm Thần huyệt đang kinh hành qua vị trí đó) nên có công năng mà tưởng mình bằng trời. Lại gây nát loạn Đạo lý mà dẫn đến mê tín chung cho xã hội.
Và tất cả những ai từ xưa đến nay, chỉ đắc quả thôi chứ chưa phải đắc đạo bao giờ cả. Đồng thời, tất cả họ đều không cách gì lý giải cùng thế nhân về đạo một cách rõ ràng cho được. Vì chỉ có tư duy khoa học mới có thể làm sáng tỏ mọi sự việc một cách thuyết phục nhất mà thôi. Trong khi nền khoa học chưa đủ trưởng thành. Thế nên đạo cũng không cách gì sáng tỏ cho được. Xưa nay, biết bao bậc thức giả vẫn chưa bàn luận nổi. Hôm nay, lại đầy rẫy kẻ mê muội ra sức giảng mới nát loạn hết cả lên. Nhất định, chỉ có duy nhất là tư duy khoa học mới có đủ khả năng làm sáng tỏ được việc đó mà thôi. Và giai đoạn hiện tại là khoa học đang được kiện toàn để làm sáng tỏ tôn giáo. Trước nay là tư duy khoa học chưa đủ chín mùi và chưa được kiện toàn.
Bởi nếu một vị nào đó đắc đạo, thế nhân chúng ta hôm nay đã không còn khổ đau nữa. Thực tế thì hiện nay thế nhân chúng ta đang cuồng loạn tận đáy của sự đau khổ, lầm lạc, tăm tối và suy đồi hơn bao giờ hết. Hiện tượng Thiên – Nhân Hợp Phát đang diễn ra với tốc độ và mật độ kinh hoàng trên bình diện ngay trước mắt mà ta có thấy đâu. Do ta không Cảm cùng đất trời vạn vật, nên không Thông.
Chỉ mỗi điều này cũng đã đủ minh chứng là xưa nay chưa một ai đắc thực tại đạo cả. Phật vẫn đang mãi mô tả về một cõi Cực Lạc như thế ở “tương lai”. Chúa cũng nói đến sự việc có một chốn Thiên Đàng đang chờ đợi ở “ngày mai” kia mà!!!
5. Để xác định được điều đó. Nó gồm luôn cả 3 điều như bạn nêu. Ví như ta thấu suốt Kinh Dịch là xác định được ngay thôi. Hoặc người không biết chữ, tôi chỉ và họ chỉ việc thuộc và nhớ như thế. Là cứ tin và áp dụng như thế là xong. Sau này có muốn hiểu, tôi giải thích sau cũng vỡ ra được. Cho dù mai sau, khoa học có chế ra thiết bị hiện đại nhất, cũng chỉ có thể xác định đúng như thế mà thôi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lập đồ bàn, thấp thì của Kỳ Môn Độn Giáp. Cao thì của Thái Ất Thần Kinh ra mà bố trí dò theo vòng Trường Sinh là đã có thể nhận ra một phần nào đó rồi. Ví như Vượng-Tướng-Thai-Mất-Tù-Tử-Hưu-Phế. Vượng=Đắc Khí,Tướng=Chính Khí. Thai=Tụ Khí. Hưu=Vô Khí và tất cả còn lại là Tuyệt Khí. Can – Chi – Mệnh bố trí theo các cung là dần hiện ra cả rồi, tuy còn mông lung. Nhưng ít nhất đã có đầu mối, sáng hơn của cái gọi là entropy của Lỗ Đen! Nguyên tắc bố trí là bất di bất dịch. Nếu sách nào có dị biệt. Tác giả đó viết sai. Vì vạn sự việc đều mô phỏng cùng một quy luật như thế cả.
6. Ta để làm sao cảm thấy thỏai mái nhất là được. Không nhất thiết phải quy định trên hay dưới.
7. Bạn cứ ngồi thử, sẽ thấy rất thoải mái và rất vững. Nếu cảm thấy không vững, hạ bớt chiều cao xuống cho vừa với mình là được. Vì ghế cao quá, chân chỉ vừa chạm hờ mặt đất là không vững rồi vậy.
8. Phải. Đó chính là ngũ tặc. Bạn đã vào đến thế giới của nó rồi, nên mới thấy nó manh động. Khi nào bạn dẹp xong cái động của ngũ tặc này thì sẽ phát hiện ra Ngũ uẩn ngay thôi. Bạn để ý xem, mắt của bạn vẫn dõi theo các hiện tượng đó đấy. Tại bạn chưa nhịn ăn, nên chưa phát hiện ra hai giặc đầu đảng là Xúc giác và Vị giác nổi lên nữa. Thế nên cho dù ai có Thiền vài chục năm mà chưa nhịn ăn, thì vẫn không thể biết đến Giặc Xúc giác và Vị giác khảo đảo tầm nào hết cả. Các giặc kia cũng chưa công phá hết khả năng của nó.
Ví dụ: Bụng đói nó sẽ cồn cào, xót ruột. Miệng lưỡi nhạt, thèm ăn. Tay chân bủn rũn, mõi mệt. Tai ù. Mắt hoa, Hơi thở đứt quãng, Ý nghĩ sợ chết…
Nhìn xem… Tất cả các Vị Chúa, Phật, la hán đều phải gầy trơ xương ra hết cả đấy thôi. Ma Quỷ cứ mang thức ăn ra để mà thử thách cả đấy.
Nhất định phải Tuyệt lương mới bắt được giặc. Đó chính là một trong 36 kế dụng binh. Thiên - Địa - Nhân gian, đồng nhất lý.
Hỏi: Thưa Thầy : Thầy cho đệ tử hỏi :
1. Cách tay câu vào huyệt Lao Cung như vậy, rồi cố gắng để ngang ngực hay để để xuống gần vùng đùi xương chậu ( cho đỡ mỏi mà ngồi thoải mái hơn ) ???
2. Khi mình ngồi xong, cách xã Tham thiền như thế nào, đệ tử cũng xin Thầy mách bảo thêm
Đệ tử xin cảm ơn Thầy rất nhiều !!!
Trả lời: Tôi đã nói là chỉ cần nối hai vị trí đó để thông các Kinh Âm – Dương lại với nhau là cơ bản rồi. Mọi chi tiết còn lại thì ai để sao, miễn cảm thấy thỏa mái nhất là được. Ta muốn cao hay thấp, hai bàn tai duỗi áp sát, hơi khum hay cong, co lại đều được hết cả. Miễn sao hai vị trí nối thông không hở ra là được. Ưu tiên là thuận theo tự nhiên mà cảm thấy thoải mái nhất, dễ chịu nhất. Cũng không nhất thiết phải “khuỳnh” hai cánh tay ra cho tỏ vẻ uy nghiêm hay thu hẹp lại hai bên hông cho hơi “lép vế” cũng không sao cả! Miễn ta thấy dễ chịu với chính mình (cũng không vì thế mà thiếu tính nghiêm trang hay kính cẩn trước Đạo được). Tuy nhiên không được tựa lên đùi. Vì hai cánh tay đã cản trở đường lưu thông của hai Kinh Thái Âm trên đùi rồi.
Trước hết, ta phải hiểu là các động tác Nhập hay Xả Thiền trước và sau khi ngồi đó. Ta xoa khắp hoặc một số vị trí trên cơ thể là có tác dụng như mát xa, kích thích bên ngoài như xúc giác, bên trong như các hệ thống kinh mạch.
Vậy khi ngồi bất động lâu, e các có hiện tượng mất cảm giác cũng như các mạch máu có trơ phản ứng vận động nhất thời. Thế nên phải xoa khắp cơ thể để trả lại trạng thái cân bằng như bình thường mà thôi.
Thế nên ta mới xoa hai tay vào nhau để tạo hơi ấm. Nơi lòng bàn tay là huyệt Lao Cung vốn là Kinh Âm rồi, thế nên có hơi ấm rất nhanh đấy thôi. Sau đó là ta hiểu nguyên lý rồi thì biết phải xoa tại đâu ngay.
Vậy ta phải xoa, vuốt nhẹ, đều theo đường của 12 Kinh dọc thân là được. Ví dụ:
1.Chỉ xoa hai tay vào nhau 1 hay 2,3 lần đều được. Xoa, vuốt khắp mặt, cổ trước và sau gáy.
2. Vuốt từ bả vai xuống các đầu ngón tay, cả bên ngoài lẫn trong (theo Kinh Thiếu Dương, Thiếu Âm).
3.Vuốt từ bả vai xuống đến mông, cả sau lưng (với tay trái sang vừa chạm sườn lưng phải và với tay phải sang vừa chạm sườn lưng trái) và trước bụng (Theo Kinh Dương Minh…).
4. Vuốt từ mông xuống sau mắt cá và ra các đầu ngón chân (theo Kinh Thái Dương). Cả hai bên. Nhớ xoa phía trong theo Kinh Tái Âm xuống qua Huyệt Dũng Tuyền nơi lòng bàn chân nữa là được.
Mục đích là trả Xúc giác (cảm giác) trở về trạng thái cân bằng bình thường trước và sau khi ta ngồi Thiền. Đó là công dụng cũng như ý nghĩa của các động tác Nhập và Xả thiền nói chung.
Hỏi: Như vậy khi thiền nên khoác cái gì đó thôi, đừng mặc quần tây nó chặn đường kinh đúng không ạ?
Trả lời: Quả! Bạn Lam Hồng dò một bước là đã nhìn phía xa xa rồi đấy. Đây mới chính là “Sự Thấy” của tư duy. Bạn Thái Hòa cũng lập tức Hòa sự Thái đó. Rất nên tán dương!?
Bởi:
Dò theo lối mòn này khai phá đến đây, tôi mới phát quang thêm bức màn u minh ra là; Thế nên ta mới chợt “hốt ngộ” ra…; Xưa nay các nhà tu hành của mọi giáo phái nói chung. Họ thường mặc áo quần vải đơn sơ. Cốt là không có sợi nylon để cản sự trao đổi năng lượng tương tác giữa Đại Vũ Tụ và Tiểu Vũ Trụ. Tiềm ẩn rất kín bên trong đó là mặc áo quần “lưng rút”. Do khi ta mặc lưng thun hay chật. Nó xiết ngang các đường Kinh mạch từ hông trở xuống. Khí huyết khó vận hành, do đã bị cản trở tại vị trí này. Khi vào Thiền thì nới dây lưng ra. Bình thường thì ăn mặc như thường chứ không phải khư khư như thế. Chỉ dụng khi nào Thiền thôi nhé.
Đó là lý do mà ta không hiểu thấu đến những chiếc áo nâu sòng mà kẻ hành Đạo phải khoác nói chung.
Các bạn nhìn xem; Phật và Chúa cũng đâu có mặt áo bao giờ đâu! Mà đó chỉ là những chiếc “áo choàng” (tấm vải) khoác qua thân thôi. Đó là thiên ý. Là tượng “vải trời che mắt tục”. Đã có mấy ai tìm đạo đến độ…; Khi Chúa Jesu chết. Quân lích xúm vào chia đồ của Người. Chợt có kẻ nào đó ngạc nhiên, nói rằng; Ơ kìa! Cái áo của người này không có đường chỉ may nào hết!! Làm sao xé ra để chia cho được!!! Các bạn nghĩ xem. Áo mà chưa có đường chỉ nào may thì…, nếu không phải là tấm vải còn nguyên thì có còn là gì được nữa?!
Ta cứ ngỡ bỏ tất cả “Nợ Đời” để đi tìm đạo. Thế nhưng cái nợ tầm thường nhất vẫn chưa bỏ được là “Cái Nợ Cơm Áo”!!!
Phàm. Hễ nợ Cơm là Cơm còn đòi. Nợ Áo thì Áo vẫn xiết. Và nó Xiết nợ các Kinh Mạch này đấy nhé. Không trả cho xong là không được bao giờ.
Chợt nhớ: Phật Thích Ca đã vất cái Bình Bát mang theo để chứa “Nợ Cơm” bên mình suốt bấy lâu xuống dòng sông…, là kể từ thời điểm đó:
“Người Đắc Đạo”.
Hỏi: Nếu con nhớ k lầm, thì ở bài "Vũ trụ trong một vi trần" Thầy có nói sơ về cách thở, tư thế và trang phục khi thiền. Trước đây, con có thử thiền, nhưng lại k để ý đến những chi tiết/điều quan trọng này, nên k tài nào định tâm nỗi. Chỉ nhất nhất niệm "chú", quán hơi thở, ngồi kiết già, hạn chế nữ trang, v.v.. Eo ơi !!được khoảng vài phút thôi ạ. Nay Thầy phân tích thêm, con mới vỡ lẽ ra nhiều. Phải thả lỏng, xả hết mọi tâm chấp... Lại nữa, khi thiền thì cởi hết nữ trang, kim loại trên người để khí dễ dàng lưu thông, vậy đối với những ai đã phẩu thuật (nâng, độn, gắn, v.v.. kim loại ở đâu đó trên người), hay bị khuyết bộ phận, thì có gặp vấn đề gì k Thầy? Còn về trang phục, có nên làm từ vải hữu cơ hay chỉ cần là vải thô ạ? Ăn uống cũng có cần phải tuyệt đối thanh sạch bằng các thực phẩm hữu cơ luôn k vậy Thầy?
Trả lời: Đây chính là lý do tại sao tôi nói Tây Y nhất thiết phải cẩn thận và hạn chế lại. Vì Tây Y là Hình, Đông Y là Khí. Thế nên tất cả các khái niệm về Khí, Kinh, Lạc, Huyệt v.v… là Tây Y còn đang rất mơ hồ để tìm mọi cách tiếp cận tư tưởng này. Giống như từ không gian chiều thứ tư trở đi vậy. Mọi thắc mắc mà bạn đang quan tâm. Có trong các cmt tại bài này đó, bạn tìm xem…
Nhắc lại: Ta chỉ thật sự ăn chay, kiêng trong suốt quá trình tham thiền thôi. Ngoài ra thì ăn bình thường, không hề ảnh hưởng gì ở đây cả. Từ từ khi bàn sâu vào chi tiết. Tôi sẽ không bỏ qua cho bất kỳ chi tiết nào còn đang lẫn khuất được nữa đâu. Nước Thiên Đàng hay Cõi Cực lạc hoặc Xứ Sở Thần Tiên ở tương lai, không cho phép những điều đó Nhập Tịch làm định xứ. Cho dù có tụ xứ trong tư tưởng cũng thanh lọc ngay thôi.
Hỏi: Nếu như có ai đó trước đây không may bị đứt tay hay chân thì có cách gì giúp họ k ạ?
Trả lời: Chúng ta lại phải nói rõ hơn nữa là: Chỉ e những gì mà Tây Y can thiệp quá sâu thôi. Ví như thay Tim chẳng hạn. Hoặc cắt bỏ những bộ phận quan trọng có ảnh hưởng đến Khí – Huyết Kinh Hành trong phạm vi Thiền cần đến thôi. Tất cả mọi vết thương, sau đó lành lại là không hề gì hết cả. Tuy nhiên cụt chân hay tay là xem như mất hết “2 trong 12 thành công lực rồi” (12 Kinh Mạch). Vì thế ta mới thấy Kim Dung tả là Lòng bàn tay xuất ra Âm nên phải là Chưởng. Còn ngón tay là Dương nên phải là “Chỉ”. Lý Chính Thuần ở Nam nên phải là Nhất Dương Chỉ. Bắc Cái nhất định là Giáng Long Thập Bát Chưởng rồi vậy. Cãi sao được.
Gặp phải khiếm khuyết này thì có giảm đi như thế đấy. Ngồi Thiền công phu phải lâu hơn. Tự Lực bản thân đã chịu bất toàn. Tình huống này cần thêm Tha Lực hỗ trợ.
Từ đó luận ra:
Nếu cụt chân thì Kinh Thái Dương đã mất rồi. Thái Dương lại khai khiếu ra ở Tai. Vậy người này khi tham Thiền, không lắng bằng tai được, phải thiết lập (hóa độ) phương tiện khác để dẫn nhập. Khi Du Thiền, không nghe được tiếng Nhạc Trời. Đắc Quả; Không “nghe trộm” giống như bạn Phạm Thanh Truyền nói được.
Khi vị Minh Sư nào dìu dắt ban đầu. Nhất thiết phải đủ nhìn ra mới được. Kẻo phải lạc lối trong Ma Trận mà không cách nào ra cho được. Tuy nhiên, sẽ đắc quả ở khả năng khác. Về khả năng này, nhất định phải kém hơn người khác, không thể cãi cố cho được.
Trị bệnh, tất phải tìm nguyên nhân (căn cứ). Trị theo Thành quả, không dứt được gốc tái phát bệnh là thế.
Nếu may mà không phải Đầu thì phải Tai, dẫn đến câu “Phước Chủ May Thầy” có đất sống.
Bạn Lam Hồng có Trồng hết cả hai hàm răng thì cũng không sao đâu nhé.
Hỏi: Trích dẫn : "Bởi vì phương pháp Thiền. Còn có rất nhiều yếu tố quan trọng khác nữa, mới có thể đắc cho được. Ví như có bạn nào nhân vì phúc đức của mình đã nặng gieo bởi duyên lành mà đắc quả (như trị bách bệnh, nhìn xuyên mộ v.v…). Hãy luôn nhớ rằng; Đó chỉ mới là ngưỡng cửa của thực tại Đạo mà thôi nhé. Ngộ nhỡ có ai ngỡ rằng mình đã đắc đạo rồi là hỏng. Từ đó tạo bản ngã tự tôn dẫn đến tự ngã trong hố đen luân hồi…, bất thối chuyển!"
Kính thưa Thầy, nhân sự kiện có nhiều người quan tâm về pháp thiền 49 ngày. Con có suy nghĩ thế này....
Lỡ có ai nhiều duyên phước lọt vào giờ lành, tự nhiên đắc được 1 cái gì đó, như con sâu lâu ngày bò dưới đất nay bỗng hoá bướm, chẳng trách sao không ngỡ ngàng thốt lên : _ Ôi mình đẹp và tài giỏi quá, mình thấy và làm được những điều các con sâu khác không thấy, không làm được.
Ngay giây phút đó, nhiều người đã bị vấp ở cánh cửa của Đạo.
Thường ngày, chúng ta chấp mọi thứ trong thế giới thực tại giác quan, nay trí tuệ tâm linh được kích hoạt nên buông được thế giới của mắt tai mũi lưỡi thân là 1 bước tiến bộ vô cùng ngoạn mục (vẫn chưa buông được ý). Thế là, khi cái tôi không nằm ở Đời nữa thì nó lại bao bọc cái thần thông mà mình đạt được.
Câu hỏi của con là : vậy lúc này, làm thế nào có đủ tỉnh giác và trí tuệ tâm linh để hoá giải cái ngã đang vụt lớn lên cùng những khả năng siêu việt khai mở.
Khi nào rảnh Thầy trả lời cũng được ạ, chỉ là con thử nhìn hơi xa thôi....
Trả lời: Điều này ở tự bản chất của mỗi cá nhân hình thành trong đó. Chúng ta một khi bước qua ngưỡng cửa đó. Không ai che dấu được bất cứ điều gì hết cả. Một sự kỳ dị trần trụi tính chất thực tại sâu kín nhất của mỗi cá nhân sẽ bị phơi bày! Tổng các khái niệm đại loại như bản lĩnh, từng trải v.v… tưởng như chưa bao giờ tồn tại trong tự điển sống của loài người!?
Tóm lại: Phải là một tâm hồn của một Trẻ Thơ đúng nghĩa nhất!!! Nó đòi hỏi những giá trị tình huống cao hơn nhiều, đối với tình huống tôi thuần được Tiêu Sương Mã vậy.
Có một lối mòn như thế…
Hỏi: Thứ tác giả! Nếu như ko nhịn ăn được 49 ngày nhưng trong 49 ngày đó mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa ..,! Kết quả có hơn bình thường ko thưa ngài?
Trả lời: Chắc chắn là hơn bình thường rồi. Tuy nhiên nếu ta nắm rõ quy luật. Thì vẫn ăn những gì đúng lúc được. Ví như biết lúc Khí tụ, tán. Vẫn gặt được Quả lành. Nhưng để nói đến đắc Đạo là hoàn toàn không thể.
Tôi chỉ xóa bớt những mơ hồ, gây hoang mang chung như sau:
Dần đến, tôi sẽ phân tích chi ly và chỉ ra là tại sao. Sớm quá, Sốc nặng lắm (chúng ta nói chung, thời điểm này chưa đủ thích nghi). Trong trao đổi này. Chúng ta tạm tham khảo qua như sau thôi nhé:
Thể - Chất của loài người chúng ta thuở gây hình, đã được Tạo Hóa kiến tạo từ Đất và Khí. Bản Thể vốn từ Linh Khí, chung đúc để làm nên Linh Hồn. Bản Chất lại là do Tính Đất, cảm ứng mà tạo ra Thân Xác.
Do bản ngã của chúng ta sa ngã theo vật chất nhiều quá, khiến cho tinh thần nhuốm tham vọng vào trong tư tưởng.
Thiền, cốt yếu là hấp thụ lại Linh Khí để lọc ý niệm đã bị nhiễm tạp trong tư tưởng ra. Thế nên ta phải cần phải tĩnh tâm để lắng, gạn… kể cả tạp niệm trong suốt quá trình Thiền.
Thế nhưng ta không hề biết rằng: Đó chỉ mới là Bản Thể của Linh Hồn mà thôi. Còn cả bản Chất của Thân Xác cần phải gột rửa nữa kia! Nếu như tư tưởng của Tinh Thần không còn tạp niệm thì ý nghĩ của Thân Xác cũng phải sạch mọi Tạp Chất mới được xem là hoàn thiện được.
Vậy, nếu ta còn ăn là vẫn đang còn nạp đầy tạp chất vào Thân Xác. Cho dù ăn Chay thì đó vẫn là Tạp Chất, dù ít.
Ví dụ: Các Quark Neutrino mang năng lượng trong vũ trụ với một lượng Điện Tích (Điển quang) rất bé nhỏ. Hằng ngày, ta hấp thụ nó một cách vô thức qua hơi thở. Nguồn năng lượng này phải tiêu hao để đào thải mọi tạp chất trong người nên không đủ để tích năng lượng lại. Ta không phát hiện ra nó. Thế nên khi ngồi Thiền. Ta thở sâu và dài hơi hơn. Dĩ nhiên là nạp số lượng Quark Neutrino nhiều hơn bình thường. Khi ta suy nghĩ, động não thì cũng đã tiêu hao nguồn năng lượng đó đi rồi. Thế nên mới yêu cầu là phải tĩnh tâm để tránh phung phí cũng như tích lũy lại nguồn năng lượng đó. Khi đủ nguồn năng lượng đòi hỏi là nó kích hoạt trí tuệ thôi. Đây chính là nguồn năng lượng sống mà Tạo Hóa đã ban cho loài người cách nhưng không, đầy tiềm ẩn tràn ngập khắp vũ trụ. Đặc tính của 6 nguồn năng lượng này kết tinh mà hóa thành 6 công năng cơ bản mà các tôn giáo phát lộ cho chúng ta biết từ ngàn xưa nay đó.
Vậy, ta còn ăn trong quá trình Thiền. Thì nguồn năng lượng này còn bị tiêu hao bởi phải tiếp tục lọc tạp chất trong Bản Chất của Thân Xác. Vậy thì làm sao ta nói đến chuyện đắc quả cho được.
Đó là tôi chưa kể đến ta không biết được trong vùng địa phương của miền không – thời gian nào mà nguồn năng lượng này tụ xứ và tán xứ nữa. Nhiều vô kể, vì Đạo là diệu vợi…
Tóm lại; Vậy ta đã giải được bài toán hóc búa là ăn hay không ăn trong suốt quá trình Nhập Thiền rồi vậy.
Nếu thế; Bạn gẫm xem; Ai là kẻ dám bảo mình Đắc Đạo? Câu phát biểu của tôi là “Thiên hạ chỉ quen nói những điều mà mình chưa bao giờ được biết cho nổi về Đạo”, xem ra không có gì là ngạo mạn rồi vậy.
Chúng ta sẽ bàn chi tiết vấn đề này sâu hơn trong các bài viết tiếp về sau bạn nhé. Chỉ khi nào chúng ta chấp nhận nhìn thẳng vào thực tại.
Đó chính là cách mà Tạo Hóa đã ban cho chúng ta một cách nhưng không.
Hỏi: Xin Thầy cho đệ tử mạo muội hỏi Thầy 1 vấn đề này nhé: Tại sao phàm chúng ta đều là con người như nhau nhưng tại sao chúng ta không áp dụng được phương pháp thiền của chúa, phật ( đã đắc Đạo Quả) ??? Mà chúng ta phải làm theo phương pháp này , thưa Thầy. Mong Thầy giải thích thêm cho mọi người cùng hiểu đi ạ!!!
Trả lời: Chúa đã 2000 năm rồi. Phật thì 2.500 năm. Chẳng lẻ với suốt khoảng thời gian dài đằng đẳng như thế mà chúng ta chưa tỉnh ngộ hay sao? Thực tại Đạo vẫn chưa đến!? Điều này có nghĩa là Đạo vẫn đang còn chờ đợi hay thiếu một điều gì đó nữa. Đấy chính là điều hợp nhất. Phật bảo đồng nhất, Chúa dặn Hòa Hợp kia mà. Nếu nhắc đến Phật thì nhiều người lại nhao nhao cả lên. Vậy tôi tránh, chỉ nhắc đến Chúa thôi nhé:
Chúa jesu từng nói rằng: Nếu ta không đi thì Người sau ta sẽ không đến được. Hãy bang bằng đường của Người. Và Chúa Jesu cũng đã tự làm đá lát chân Đấng phải đến sau đó nữa. Còn thiếu sự hợp nhất nữa. Giống như hệ thống Tam Tài mới có Thiên và Địa thôi. Còn yết tố Nhân để đắc trung mà kết hợp giữa hai Vị lại mới được. Giống như hễ Nam là Nam. Nữ là Nữ. Kết hợp thì mới sinh con được. Bạn muốn sinh hay không sinh con lại hoàn toàn là quyền của bạn. Thế nhưng để hiểu biết được chân lý này. Trước đó ta phải kết hợp tư tưởng mới có thể tìm ra cho được.
BỞI NẾU MỘT TRONG HAI VỊ ĐẮC THỰC TẠI ĐẠO THÌ THÊ NHÂN CHÚNG TA ĐÃ KHÔNG KHỔ NHƯ HIỆN NAY. Bởi tôi biết Thiên Đường hay Cực Lạc mà Chúa và Phật nói đến đó. Không phải là cái thế giới mà nhân loại chúng ta đang sống chìm đắm trong hỗn loạn kể từ khi hai không hiện diện nữa.
Tôi lại phải nhắc lại: Ai thích Chúa thì cứ đi theo Chúa. Ai thích phật thì cứ đi theo Phật. Tuy nhiên, nếu hợp nhất cả hai là đẹp nhất.
Vậy tương lai có mô hình như sau:
1- Chốn Thiên Đường…………Thiên.
2- Cõi Cực Lạc…………………Địa.
3- Xứ Sở Thần Tiên…………...Nhân.
Ai muốn theo về định xứ nơi đâu cũng đều được hết cả. Bạn nhìn xem. 3 cũng là 1 kia mà! Tuy nhiên. Nếu ai dung hòa thì có thể qua lại xuyên suốt cả 3 cõi đó đều được. Ta tạm biết đến đây thôi nhé.
Hỏi: Một chút tư ý lạc đề
Tại sao Đức Phật khong truyền lại cách "đi" cho nhanh
Phai chang chẳng thà cứ để thiên hạ dò dẫm đi rất chậm và đi lòng vòng trở tới trở lui cũng là cần, bởi quá trình ấy đào thải, loại ra kẻ yếu kém, tồi tệ, gian tà. Quá trình cả hàng trăm, hang ngàn năm thức tỉnh - chuyển hoá cho tới khi hiểu ĐẠO thì mới ĐẮC.
Không phải ai cũng biết, đạt tới kha nang phi phàm "tham thong dieu dung" mới chỉ là đặt chân lên ngưỡng cửa ĐẠO
Trong vô số kể hạng nguoi, vô số kể pháp môn chỉ đặt mục đich điểm đến là "thần thông"
Họ tìm mọi ngã tắt đi thật nhanh khi chưa kịp chuyển hoá tâm trở nên từ bi, chưa kịp đủ ĐẠO buông được cám dỗ, khiến "than thong" biến kẻ nhiều tham vọng thành kẻ ác
Ai trả lời cho tôi ???
Trả lời: Nếu như trả lời đúng thực tại câu trao đổi này thì sẽ vấp phải cơn bão chỉ trích ập xuống ngay. Ta phải ý thức có biết bao cơn bão u minh đang rình rập, chực chờ sơ hở là ập xuống để cuốn trôi trang này ngay tức khắc.
Ta chỉ bàn và trao đổi như thế này thôi nhé:
Vì đấng Tạo Hóa đã an bài và định số rằng: Phật đại diện cho người Mẹ dẫn con đi tìm Cha. Chúa đại diện cho người Cha, dẫn con đi tìm Mẹ. Vậy thách thức mà Tạo Hóa đặt ra là còn chờ sự dung hợp của Con Người nữa mới có thể đưa đạo ra ánh sáng được.
Thế nhưng lại còn có một thực tại nữa là: Trong ngày đó, Phật đã quyết đi đến thực tại cuối cùng rồi, lại bởi tại sự u mê của loài người chúng ta gây ra mà khiến nên Phật còn mang vướng, vấp, và không thể đi đến thực tại cuối củng được. Chúa Jesu cũng vấp phải những vô vàn lưới, bẫy rập của loài người giống như Phật Thích Ca trước đó vậy.
Vì lời nguyền trước đó từ Đấng Tạo Hóa, khiến nên quả báo mà nhân loại phải nhân thêm lên từ 2000 đến 2500 năm nữa.
Cũng một mô phỏng như thế cho thời điểm hôm nay. Nếu thiên hạ lại cố chấp trong u mê. Gây trở ngại khi thực tại Chân Lý mang đến. Lại 2500 nữa trôi qua cho đủ số 4.900 năm kể từ khi Phật nhập Niết Bàn theo như thiên số đã định.
Vậy ai tiến hóa, sẽ vượt qua thời điểm mà bước vào địa đàng. Ai thoái hóa thì đành chịu luân hồi và chờ thêm 2,500 năm nữa cho đủ số 4.900 năm tính từ khi Phật nhập Niết Bàn vậy thôi.
Phải, thần thông (công năng) tự nó không phải là xấu. Mà là do cái tà tâm tham vọng và mê muội của loài người mà khiến nên thành xấu (hễ mới đạt một tí là tự coi bằng Trời ngay). Vì thế những Thần Thông đó, nhất định phải thấm nhuần đạo đức trước khi nói đến nhận lãnh nó mới được. Bằng không, sự đại loạn càng cao và vùi lấp chân lý thực tại đạo sâu thêm hơn nữa mà thôi. Tôi cam đoan, Ty Xứ địa phương đang rộng của đón chờ tất cả các vị ấy đấy.
Lối vào địa ngục, lủ lượt hơn lối vào Thiên Đường trong ngày phán xét là vì thế. Bởi sau lưng mỗi vị còn có hằng hà sa số các đệ tử ngơ ngơ, ngác ngác, cùng theo vào nữa.
Vậy tôi có lời chân thành gửi chung đến các vị rằng: Ai may phúc khí tổ tiên mà có khả năng ở đâu. Ta chỉ nên trị bệnh cho mọi người thôi là đắc phúc rồi. Chớ có nên thuyết pháp đạo lý một khi mình còn đang mù mờ tư tưởng chân lý. Từ đó khiến nên giúp đời không được bao, gieo họa cho xã hội hiện tại. Gây rối loạn trật tự xã hội cũng như quan điểm chung cho những thế hệ mai sau là nhiều.
Xét bất kỳ chế độ hay xã hội nào. Cũng đều không muốn ai gây rối trật tự cũng như làm sai lạc quan điểm của quốc gia cũng như người dân nước đấy. Tất cả đều muốn xây dựng và phát triển ngày một vững vàng và tốt đẹp thêm hơn mà thôi. Cho dù định hướng xây dựng của quốc gia mà chế độ đó ký sinh, có sai lầm hay khiếm khuyết.
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏