TRẢ LỜI CÂU HỎI BẠN ĐỌC
Như chúng ta đã cùng trao đổi rằng: Những gì trên trang “Ký Sự…” chỉ là giới thiệu sơ qua tổng thể như thế. Sau khi các bạn nắm nội dung tổng quát rồi. Chúng ta sẽ đi sâu vào bàn bạc các vấn đề một cách chi ly nhất. Do bạn Nguyễn Tiến Hiệp có một trao đổi trong bài Tản Mạn Đầu Năm Mậu Tuất (77). Tôi xét thấy có tính chi tiết. Nên cũng nhân đây mà viết trao đổi chung cùng các bạn. Vì thế, các bài bàn đến chi tiết về sau này cũng giống như vậy.
Chúng ta Thù - Tạc đôi lời cùng nhau nhé:
BẠN NGUYỄN TIẾN HIỆP CÓ HỎI DƯỚI BÀI 77
"Có một con vật chẳng có thật hình trong 12 con giáp. Ấy thế mà, từ xưa tới nay, loài người vẫn tôn thờ và ngưỡng vọng nó, ấy là con Rồng. Con Rồng Việt hữu hình ở các kiến trúc tôn giáo, vẫn có hình. Tôi có thắc mắc hơi buồn cười, đó là trước đó, Rồng Việt ở đâu? Như thế nào? " Con Rồng cháu Tiên" cơ mà.
Tôi thi thoảng vẫn nghe " đầu Ngô mình Sở", song không có kiến thức gì về sử học để biết câu đó nghĩa là gì.
Thời gian vừa qua tôi không có điều kiện theo dõi page, thôi thì bây giờ bắt đầu từ Xuân vậy thôi! Đôi dòng cảm xúc gọi là! Sở dĩ có vài dòng, là do cảm khái với lời văn đầy ẩn ý lại rất nhịp nhàng của Ai đó. Tôi không gọi Ai đó là Thầy, là một cái đích danh, khi tôi chưa thực biết mặt biết lòng.
Con Vật không có thật Bằng Đá này, cũng đang tự hỏi mình thuộc về đâu, như con chó đá trong lòng dân tộc. Phải, câu chuyện chó đá mừng chủ, tôi nhớ đã được lướt qua... Văn hiến văn hoá dân tộc này đang cần siết lại. Mong gì được như Chó đá, càng không mong là con Rồng trên các kiến trúc tâm linh".
------------------
Và lời Trao đổi chung cùng các bạn như sau:
1. Có một quy luật của tự nhiên là; Điều gì là sự thật, nó sẽ tồn tại và song hành mãi cùng thời gian (thời gian đã thể hiện câu trả lời như thế). Ta có muốn xóa đi cũng không được!? Song, điều gì vốn không phải là sự thật. Thời gian sẽ thực thi trách nhiệm đào thải. Ta có cố giữ lại cũng không xong?!
Và “Con Rồng”, có một giá trị dị biệt như thế!!! Định ngữ đã thành tên này lại hiện diện trên tổng các lĩnh vực bao gồm tư tưởng, văn hóa, lịch sử Đông - Tây. Và nối một đường chỉ xuyên suốt kể cả các tôn giáo lẫn khoa học, từ thuở hồng hoang nối đến thời hiện đại!! Nhìn không thấy, chỉ không ra… nhưng bỏ hay xóa đi, lại càng không được hơn nữa!!! Vậy ta phải nhìn thẳng vào Con Rồng thôi. Và xem xét manh mối để tìm cho ra sự thật gì tiềm ẩn phía sau vấn đề lạ lùng này.
… Lại có một câu đố nữa, nằm khuất bên trong những trang Kinh Thánh đã hàng ngàn năm nay mà tôi phải trích dẫn là: “Con gì ngày trước đã có, hiện nay không còn, ngày sau lại có”. !?...
Vậy, điều đó có nghĩa là Kinh Thánh đã ám chỉ đến Con Rồng chăng? Vì con vật như có, như không này. Xem chừng đã bị thất lạc trong trực giác chung của Loài Người chúng ta mất rồi. Nếu có còn chăng? Thì điều đó chỉ tồn tại trong ý thức hệ một cách rất mơ hồ mà thôi! Xét trong cội nguồn lịch sử chung thì Người Việt chính là giống nòi của loài Rồng kia mà (con Rồng cháu Tiên)! Vốn là giống nòi của dân tộc Việt như chính sử đã ghi. Vậy nếu như con cháu hôm nay còn bị lạc mất cội nguồn Tổ Tiên, thì ai mới có thể tìm cho ra để chứng minh hư thực cho được nữa đây?
Vậy “Dấu Ấn Rồng Việt”, đã được tôi phục hồi và chỉ rõ trên trang Ký Sự này đấy thôi. Là hiện thân của Chiến Thần Xi Vưu (tướng tinh). Ta có thể thấy bóng dáng đó thoắt ẩn, thoắt hiện, bàng bạc suốt cả dòng Sử Thiêng của dân tộc Việt. Là sự mô tả của Phục Hy khi chép lại Hà Đồ (Liên Sơn Dịch) trên lưng của Long Mã khi xuống tắm trên sông Hoàng Hà. Rồi lại đến bóng dáng của Lạc Long Quân nơi Tổ Rồng Nghĩa Lĩnh với trăm trứng Rồng. Ngay cả Mã Viện khi gửi thư về cho gia đình, thường kể lại việc; Tại xứ Giao Chỉ, cứ mỗi độ sáng sớm hoặc lúc chiều hôm. Khi sương khí phủ kín mặt Hồ. Ta lại thấy “quái vật” xuất hiện, bay là là, thoắt ẩn - thoắt hiện trên mặt Hồ, trông mà khiếp đảm hết cả”!
Lại đến giai đoạn mà Rồng trao móng và cõng Triệu Quang Phục nơi đầm lầy khởi nghĩa. Rồng cũng ấp giấc ngủ cho Lý Công Uẩn thuở hàn vi và dìu Người về đến Thăng Long. Bóng dáng Rồng đó, vẫn hiển hiện nơi cuối bến dòng sử, cận thời dân tộc Việt hiện nay với tên hiệu là Gia Long. Và vẫn đang Thăng-Giáng, hiển hiện tại địa danh Thăng Long và Hạ Long của đất Việt Nam này đấy thôi! Do Thế Cuộc này thuộc Mẫu Hệ. Cho nên ta chưa có thể nhìn ra rõ ràng cho được. Vậy năm 2023 Rồng lại xuất hiện, cõng cơ đồ dân tộc này vào tương lai thôi. Đó cũng là điều mà Kinh Thánh nói là “…ngày sau lại có”. Tôi đang mang tất cả huyền thoại để bước vào hiện thực giữa đời thường đấy các bạn ạ! Phàm đã là dòng máu của Thần Tiên. Ta nhất định phải làm sống lại mọi Huyền Thoại. Bởi vì tư tưởng đang được suy tôn nơi đỉnh cao nhất của tư duy khoa học hiện nay là: Huyền Thoại, chính là mô hình gần với Thực Tại nhất! Và tất cả các nhà Bác Học giàu giá trị tư tưởng nhất của nhân loại chúng ta hôm nay. Đang nổ lực theo đuổi kịch bản đó một cách ráo riết trên mọi miền lịch sử của nhân loại…
Như thế, hình ảnh của Con Rồng đã mất dấu sau trận Trắc Lộc khi xưa. Và bao ngàn năm qua, giống nòi này bị lạc mất dấu cội nguồn nên không tìm ra cho được. Vậy, khu vực mà tôi gọi là Tổ Rồng nơi vùng Nghĩa Lĩnh đó; Chính là cái Rốn Rồng! Là nơi mà Lạc Long và Âu Cơ đã “Chôn Nhau, Cắt Rốn” của nòi giống dân tộc Âu - Lạc này khi nương theo cái chính khí oai linh tìm đến. Thế nhưng, cái nơi “chôn Nhau, cắt Rốn” của cả dòng máu đào, thuộc họ Hồng Bàng đó. Chính xứ sở tại bên Hồ Động Đình và Hồ Phiên Dương tận vùng Ngũ Lĩnh kia. Đó mới thực sự là Cái Rốn của Rồng Bách Việt từ giống nòi Thần Tiên xưa từng bị mai một vì lạc cội nguồn.
Sẽ đến lúc; Ngựa Tiêu Sương về đến tận nơi mà ngày xưa Hoàng Đế từng dứt cương tại nơi Tuyệt Bí trong trận huyền chiến Trắc Lộc mà không một ai biết đến cho được. Đạo sẽ làm sáng tỏ mọi oan khốc, cho dù oan khốc đó có ở tận thời điểm của ngày đầu tiên khi Tạo Hóa tạo dựng vũ trụ nữa. Tôi lại phải Trích dẫn một mối dẫn nữa từ Thánh Kinh cùng các bạn làm bằng:
“Rồi đây, mọi sự thật sẽ được đưa ra trước ánh sáng. Kể cả những điều mật nhẹm nhất của Cha Ta, kể từ khi người tạo dựng vũ trụ, cũng phải bị phơi bày”!!! Đó chính là thời điểm của Ngày Tận Thế.
2. Và ý trao đổi thứ hai thì; Câu “đầu Ngô mình Sở” cũng lại bị xiêu lạc mất nguyên bản gốc cùng với thời gian nữa rồi! Hôm nay, những thế hệ chúng ta lại dụng nó theo một nghĩa đơn thuần khác đi rồi. Do photo thành “Tam Sao Thất Bản” so với bản chính. Vì câu thành ngữ này vốn xuất hiện trong bài thơ “Giang Sơn” của “Ngư Tiên Sơn Nhân”, sống thời Nhà Thanh.
Lời gốc là từ “Ngô Đầu Sở Vĩ…” mà ra. Để hiểu được câu thành ngữ này ngỏ hầu “đắc ý”. Chúng ta cùng tham khảo những sự kiện như sau:
Ngư Tiên Sơn Nhân vốn gốc là người Hán. Ông ra đời nhằm lúc Nhà Minh sụp đổ. Lớn lên, ông lại làm quan Nhà Thanh. Do ông thấu hiểu thế sự đương thời. Nên mới cảm tác mà làm bài thơ “Giang Sơn” để gửi nỗi lòng vào trong đó. Nội dung của bài thơ này là ý nói đến Thế Cuộc sự chia cắt non sông của Người Hán. Vậy ta phải biết sự việc Thế Cuộc như sau, để cảm nhận;
Trong thời Nhà Chu thì Nước Ngô cũng chính là một dòng khác của người Mông, thuộc phả hệ của Nhà Chu lúc đó. Thay vì Văn Vương thuộc phả hệ của họ Công Tôn từ Hoàng Đế đối với phả hệ của họ Công Ngô của Nước Ngô (cũng từ Hoàng Đế). Thế nên chữ Ngô là ám chỉ đồng nghĩa với giặc ngoại xâm trong văn hóa của người Hán. Ví dụ: Ngụy – Thục – Ngô. Thục là chỉ chính ngôi, Ngụy là chỉ giặc trong nước và Ngô là chỉ giặc ngoại xâm.
Vậy từ đây, ta dễ dàng nhìn ra 3 thế lực như: Nhà Chu thuộc Hoàng Đế, là người Mông, có họ Công Tôn do Văn Vương đảm nhiệm. Nước Sở là thuộc Xi Vưu, là người Việt, có họ Hồng Bàng với Dục Hùng (Hùng Thục) cai quản. Và Nước Tề, là người Hán, có họ Khương bởi Tử Nha đứng đầu. Thế nhưng ở đây lại còn có Nước Ngô cũng vốn là người Mông nữa.
Thế nên ta thấy Ngư Tiên Sơn Nhân đã mượn sự kiện trong thời Xuân thu đó để giấu kín nỗi lòng của mình đối với Giang Sơn của người Hán trong Thế Cuộc Nhà Thanh đương thời. Bởi vì: Nhà Thanh lại vốn không phải là người Hán! Mà lại là tộc Nữ Chân thuộc nước Đại Kim, khi xưa là Kim Thiên kia. Có chung nguồn gốc với Nam – Bắc Hàn hiện nay. Và câu “Ngô đầu Sở vĩ…”. Ý nói rằng Giang Sơn của người Hán nay đã bị chia xé ra manh mún như đầu là nước Ngô (Mông), đuôi là Nước Sở (Việt). vậy thì Thân (Mình) lại là Nhà Thanh (Kim, Nữ Chân).
Toàn ý là Giang Sơn ngày nay đã bị chia xé tan tành hết cả. Chỉ thấy đầu là Ngô, Đuôi là Sở và Thân mình lại là Kim. Người Hán không có lấy một tấc đất nữa rồi.
Thế nên ta xét thấy câu “Đầu Ngô Mình Sở” là sai lạc xa lắm rồi vậy. Đầu Ngô đuôi Sở (Ngô đầu Sở vĩ) thì còn tạm chấp nhận được. Lại còn phải xem xem có hiểu thấu ý không nữa. Hay chỉ biết và học thuộc lòng câu thành ngữ này mà nhai lại, rồi phun vào kẻ hậu sinh cho có vẻ lão làng thế thôi. Khiếp “các cụ” Nho lai ghép lắm lắm!!!
Cứ Tam Sao mà ra Thất Bản như thế đấy. Khổ cho hậu thế dò tìm chân lý. Các vị lão làng tỏ vẻ hiểu biết, mắng hậu thế như thế. Để thế thái nhân tình, càng thi vị hơn cho giọt nước mắt dân tộc Việt vốn đã đẫm đầy oan khốc. Ta gẫm xem. Ta cười ngặt nghẽo, lại có vị của nước mắt đọng quanh mi đấy. Lại còn có cả dư vị cay và đắng nữa kia…
3- Và trao đổi thứ tiếp theo là về Con Chó Đá ư? Đó là người con cả đầu dòng của Bách Việt với tên Thiên Lang! (Lang Việt, Đại Lang… vì mất Chủ trong trận Trắc Lộc nơi đầu nguồn dòng Sử Thiêng, nên phải đi hoang mà mang tên Sói Hoang hay Sói Lang). Tôi có nói rằng đã mất tung tích khi Thiếu Hạo, con cả của Hoàng Đế tiếp quản phía bờ nam sông Dương Tử. Về sau, trong đời Bách Bộc thì lại là dòng của Hùng Thục (Dục Hùng, Huyệt Hùng) mở ra Nước Sở (Kinh Sở). Rồi lại tiếp tục thành Nước Dạ Lang. Nay vẫn còn một số sống chung và hòa dòng lẫn với dòng Người Kinh và thuộc về Mẫu Hệ. Đặc biệt, trong các nhóm Việt Kiều xa xứ hiện nay là số đông.
Chỉ e giống nòi ngăn cách vì lòng ích kỷ, đê hèn gây chia rẽ mà quên đại cuộc của cả Dân Tộc Việt. Lại éo le và trớ trêu khi mỗi độ Trăng Xanh. Ta vẵng nghe có tiếng Thiên Lang lạc đàn, tru hồn cố hương ray rứt, nên Thần cũng Sầu, luống tìm về với dòng máu Dân Tộc oai hùng. Lại khi Trăng Máu, giữa đêm trường tăm tối. Hồn nước vẫn quặn đau, khi nghe vang tiếng Tru hoang khiến Quỷ phát Khóc, vẫy gọi Ma Sói hòng dứt dậu mà theo dã thú đang rập rình!!!
Nhân đây: Đang hừng chí, tôi trích dẫn ra một ứng dụng từ Thiên Thư hầu các nhà y học, khảo xét mà dụng y thuật cho đời nhé. Hằng năm. Cứ mỗi độ Hạ đến. Khi chòm Sao Thiên Lang xuất hiện trên bầu trời mùa hạ. Lúc đó thì Mùa Hè cũng thuộc tính Hỏa, phương Nam, xét theo Dịch Lý. Vào tháng 4 - 5 - 6, âm lịch. Nguồn năng lượng có tính Hỏa Khí từ chòm Sao Thiên Lang tỏa khắp vũ trụ. Cái Linh Khí của Thiên Lang (Hạo Thiên Khuyển) tương tác mà Cảm Ứng với nguồn Hỏa Khí dương của Linh Cẩu (Chó nhà). Thế nên ta mới thấy vào Mùa hè là tất cả Chó sẽ chịu không thấu với nhiệt hỏa đó. Đa số sẽ thở hốc, nhỏ dãi mà phát Dại, phát Cuồng. Vì thế nếu gặp phải Chó cắn nhằm Mùa Hè là Người ta sẽ phát Dại trong vòng 100 ngày (số đại diễn âm dương của Dịch vận hành). Bằng như 9 tháng khác trong năm thì Chó có cắn phải cũng không Phát Dại được. Do Sao Thiên Lang đã qua rồi. Đó, chính là một trong vô vàn những giá trị tiềm ẩn của nền văn minh “Văn Hóa Di Canh” mà tôi từng nhắc qua của dân tộc Việt bị thất lạc. Nó vạn lần hơn cái “văn minh lúa nước” định cư. Vốn là của người Trung Quốc chứ không phải người Việt chúng ta bao giờ cả. Chớ có lạc gốc cội rễ mà cứ vơ vào và tranh là của mình như thế. Dị lắm lắm.
Kìa! Người Do Thái cũng vốn thuộc về nền “Văn Minh Di Canh” đấy các bạn ạ!!! Hiện nay, Họ đang điều hành và điều khiển guồng máy tiềm ẩn nào vậy các bạn? Lại phải chờ thời gian trả lời vậy. Một câu nói dường như đã trở thành quán tính.
---------------
Chúng ta lại tiếp tục kết luận trao đổi ý của phần cuối như sau:
Tiến Hiệp Nguyễn; "Tứ trụ quan sát từ xưa đến giờ các sách hay nói là giờ Độc, vì sao lại Độc, là Độc đáo hay độc hại đây?... Ôi tiếng Việt... Xin lỗi, tôi đọc văn này thì thích hơn là đọc khoa học. Âm vần, ý nghĩa nối mãi không dừng. Văn U Mặc đấy ư? Tức là thứ văn tự đọc lên gợi ngay liên tưởng, bắt lấy cái Thần của Trừu tượng? Xin lỗi ad, các quản lý... Xin cám ơn Người đã mang tới những trao đổi này. Thực sự, như bài viết đoạn cuối có nói, tôi nghĩ chủ con chó đá chẳng đi đâu xa, chó không bỏ chủ, ngay cả trong các cuộc săn. Huyền thoại về con chó Lài lai giữa Sói độc hoang và chó cái nhà, chẳng rõ có thật không. Con chó Lài săn cả Hổ đó, phải chăng là chó của trực hệ Thợ Săn xưa, Xi Vưu... Lệnh trong Tứ Trụ có phải là cái lệnh điều chuyển bốn mùa của Tiết Độ Sứ hay không, thưa ad".
Trả Lời:
Nếu chỉ bàn giới hạn trong học thuật có gốc từ Kinh Dịch nói chung, thì chữ Độc này là Độc Hại chứ không phải ý gần là Cô Độc. Vậy ý của Độc Đáo càng phải xa hơn nữa, không liên tưởng đến được. Do nó xuất phát từ những thuật ngữ như; Hình, Xung, Khắc, Hại mà ra cả.
Ví như: Tứ Hình Xung, Tứ Mộ, Tứ Ác (Sát) v.v… Cho dù có là Tứ Quý đi chăng nữa, thì vẫn không gọi là Độc Đáo cho được.
Và;
Lệnh trong Tứ Trụ chỉ là cái lệnh điều chuyển Mệnh Số của một con người thôi. Riêng Tiết Lệnh mới thật sự là lệnh điều chuyển cả bốn mùa của Tiết Độ Sứ. Bạn có thể thấy chữ “Tiết” đứng đầu trong câu Tiết Độ Sứ đấy thôi.
Tuy nhiên ta phải hiểu chi ly hơn nữa là: Lệnh của Tứ Trụ cũng có liên quan đến guồng máy tổng thể. Vì nó là một bộ phận nhỏ, cấu thành trong cả guồng máy của Thợ Tạo, biệt lập ra để điều chuyển Mệnh Số của con người. Hệ thống lớn hơn thì điều hệ thống của Thời Tiết Bốn Mùa. Và tổng thể đến muôn loài thì điều cả Tiết Khí của vạn vật đất trời, nhất loạt vận hành cùng một quy luật cộng thông.
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Trả lời câu hỏi bạn đọc:
Hỏi: Cám ơn trả lời đầy ý vị của ad. Quả tình là tôi không có kiến thức về Kinh Dịch, tôn giáo cũng như khoa học, ba cái chân kiềng vững chắc mà từ đầu trang này đã và đang thể hiện. Chỉ là một kẻ phàm phu. Vấn đề lạc mất nguồn cội, tự hèn hạ dòng máu tổ tiên, loay hoay gỡ cuộn chỉ rối quả tình là đang diễn ra. Tôi có góp lời ở góc nhìn bàng quan bên ngoài, nhưng cảm được cái nỗi đau khi thời cuộc bây giờ không trọng những giá trị tinh thần. Có đôi dòng góp lời mà thôi. Vấn đề "cười ra nước mắt" ấy, là văn hoá đã bị bỏ quên, làm thất thoát đi kể từ sau khi đất nước thực sự im tiếng súng. Con cháu lạc dấu tổ tiên, để cho cái văn hoá ngoại lai nó Thống trị. Những nơi Thờ Cúng Tế Lễ Tổ Tiên, những phương thức, luật lệ, vận hành, tìm kiếm và phát triển bị phá huỷ. Xây dựng lại thế nào, khi mà sự nghi kị lẫn nhau, không xem trọng người tài và sự tranh khôn của người Việt hiện giờ đứng thứ hai thì không ai dám đứng thứ nhất. Hay cái vận này nó thế, Kim Tiền nó đâm toạc Tờ Giấy. Vốn tôi ủng hộ cái việc chống sự hiểu sai, hiểu lầm về Tâm Linh, nhưng con người vốn lại thích cái gì tò mò, huyền bí, chắng chịu tin rằng Đơn Giản cô đọng mới là Chân Thật. Để tiến hành thông tắc "những cái bể phốt" quả thực cần đứng trên nhiều phương diện để mà đả phá. Thiên thư, có ghi rằng dân này cần một cuộc thanh lọc hay không? Người ta sợ khổ, sợ bị chậm chân, sợ đủ thứ và tham đủ thứ, nên mới tìm cứu cánh ở Tâm Linh. Than ôi, chiếc "cầu nối" hữu hình với Tổ Tiên ấy đã bị chính chúng ta phá đi mất rồi.
Con chó đá, có phải là thành viên trong ngôi nhà của Đá, từ Tô Thị vọng phu đến Phu tử, từ Yên Kì Sinh trên đỉnh Yên Tử, cớ sao toàn là chia ly dị biệt. Thực ra chủ con chó đá chỉ là hình tượng, bao giờ người Việt biết mình, biết máu của mình, biết tìm về, thì sẽ chó sẽ vẫy đuôi mừng mà thôi.
Những bậc Thánh, Thần, Tiên, Phật, Chúa....đều cần lên đến đỉnh cao của Đau đớn rồi mới thấy cõi yên lòng. Dân tộc này đớn đau mãi rồi cũng phải lên thôi. Suy nghĩ AQ quá thể. Bởi sự thực, để phân biệt tầm vóc của một xứ sở, hãy xem văn hoá cùa họ. Đau thay khi Trí thức văn hoá dẫn người ta sai đường... "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"...
Tôi có đọc qua qua về Tứ Trụ, thấy có thuật ngữ Lệnh, ví như "Ngày Bính Ngọ hoả vượng, lại tháng Giáp Dần, được Lệnh, nên quá cường vượng"; liên tưởng đến Lệnh ở đây muốn nói cái Tiết Lệnh của Mùa mà thôi. Tôi không phải bậc có học hay uyên thâm gì cả, mong các bạn bỏ quá cho. Vài ba cái lời xàm ấy mà.
Tôi hay nghe đến đoạn " trẻ sinh giờ Tứ trụ quan sát nên rất khó nuôi", chả rõ cái giờ Quan Sát Chính này nó độc hại đến đâu mà các Thầy hay đòi giải đi vậy. Hic, chuyện đời sống hàng ngày ấy mà.
Qua các bài viết, thấy rằng ở đây trình bày vấn đề theo tính chất khoa học, lại ít màu huyền bí nên rất thuyết phục.. Địa hạt không gian chiều thứ 4, như tác giả nói, là chiều thời gian. Tôi đã đọc bài mới nhất về Học Thuyết Điểm tựa. Rất chắc chắn! Tôi không có tri kiến, hiểu biết về các vấn đề ở mức độ của các nhà nghiên cứu. Cứ đọc thôi, nhớ gì cần nhớ... Huhm. Đó là lí do chính tôi không dám còm men, vậy thôi.
Trả lời: Ta lại phải bàn thêm cho sáng ý ra hơn nữa rằng:
Nếu gọi là Lệnh của Tứ Trụ thì phải nằm trong Năm-Tháng-Ngày-Giờ. Vậy Giờ là Thời Lệnh. Ngày là Nhật lệnh. Tháng là Nguyệt Lệnh và Năm là Niên Lệnh. Mỗi Lệnh ấy cón quyền trong phạm vi mà nó hiện diện mà thôi. Ta không nói sang Tiết Lệnh cho được. Tiết Lệnh mới được gọi là Tiết Độ Sứ để cầm quyền trong 24 Tiết cho được. Vậy từ đây suy ra…; Chỉ có Niên Lệnh mới có thể so sánh với Tiết Lệnh được. Vậy Niên Lệnh giống như Lệnh Vua, còn Tiết Lệnh là Lệnh Tướng nơi biên ải. Thay Vua mà cầm quyền Tiết, Độ, ở cái Xứ đó và có quyền tha sống, cho chết đối với muôn dân. (là Vua của xứ đó, do thừa sai nên gọi là Sứ chứ không gọi Xứ cho dù có Định Xứ tại địa phương đó).
Vậy xét câu bạn nêu; “Ngày Bính Ngọ hoả vượng, lại tháng Giáp Dần, được Lệnh…” là không phải! Bởi nếu lấy Ngày Bính Ngọ thì gọi là Nhật Lệnh. Là “Tướng” chứ không phải “Vượng”. Tháng là Nguyệt Lệnh của Tháng, trong ngày đó chỉ ngang quyền với Nhật Lệnh thôi, không Lệnh cho nó được (ngang cơ kia mà). Mà là Sinh trợ lực thêm, nên phải gọi là “Vượng”, do nhận thêm “Trợ Khí Lực” mới Cường Vượng lên.
Ví như; Năm nay là Mậu Tuất thuộc Hỏa Khí làm Khách khí, là Tướng. Lại có Chủ Khí là Mộc, trợ lực thêm cho nên cường “Vượng” lắm. Gặp “Thời Vận” ở Mùa Hạ là Đắc Khí nên Hỏa khí nung nấu bốc lên ngút trời…
Xét Niên Lệnh thuộc Mậu Tuất lại là con Chó đá! Lúc ấy lại có Sao Thiên Lang xuất hiện (hệ sao đôi Lùn Trắng, Alpha, Sirius). Nhất định vào mùa Hè năm nay là có “Cẩu Cuồng…” khắp chốn. Hành Khất có ra đường, hãy chuẩn bị “Đả Cẩu Bổng” nhé. Nhớ; Phải tuyệt đối cẩn thận khi các cháu bé ra đường vào các tháng 4-5-6 ÂL.
Bạn nào có suy chiến sự thì vẫn cứ dựa vào Thiên Tượng đấy mà liên tưởng nhé. Vì Hỏa nó Khắc Kim. Là Tượng Xung Sát của Chiến Cuộc…
“Lốc, Cốc, Cốc… Trời khô nắng nỏ, cẩn thận củi lửa”!!!
Hỏi: Ad cho hỏi năm nay cháy nhiều vậy có phải là điềm gì ko.
Trả lời: Là một trong các “Tượng Trời”. Trời treo cái Tượng thì Người phải “Chiêm…” để tìm cái ý tiềm ẩn trong đó thôi.
Vậy tôi gợi cái ý từ nguyên nhân, rộng ra để các bạn cùng Chiêm và Tán nhé: Cái khó là chúng ta không được mê tín đấy nhé (nội dung vẫn xoay quanh bài viết này).
Năm nay là Mậu Tuất. Khách Khí là Hỏa, Chủ Khí là Mộc. Gió của Mộc Sinh cho Hỏa càng bốc thêm hơn nữa nên gọi là Hỏa Khí Thái Quá. Vạn vật ắt phải bị lệ thuộc theo Tiết Khí đó mà chịu ảnh hưởng bởi cái gọi là Tiết Lệnh (Lệnh của Tiết Độ Sứ). Khi “Thời Vận” đến…
Vậy Thời là Giờ, là thời điểm. Là Thời Lệnh tụ đến, gặp phải lúc Nhật Lệnh đang hiện diện. Lại còn Nguyệt Lệnh tụ hội nữa. Thì ta gọi đó là Tuế Hội. Vậy cái Xứ mà Tứ Trụ cùng Tụ về mà Đồng Tuế Hội là Mùa Hè, gồm các tháng 4-5-6 âm lịch.
Nếu “Thế - Vận - Hội Mùa Hè” đã mở, thì các thành phần tụ hội sẽ thi nhau tranh tài thôi. Vì ta phải biết Hội này vốn là Hội Ngọ, Vận Kim. Ắt là phải Tàn Sát rồi. Vậy, tôi nêu ra một ví dụ để dò sự tiềm ẩn đó như sau:
Mùa Hè thuộc Hỏa, Tiết Lệnh sẽ Phát Lệnh vào Tháng 4 thuộc Tỵ Hỏa “Vượng”, Nhằm Tiết Tiểu Mãn Mang Chủng nhận Lệnh châm lửa đuốc khai hội. Vậy “Tướng” (Tướng thì động không ngừng nên là Khách Khí) sẽ ở tại Tháng 5 là Ngọ Hỏa là Hạ Chí. Ta thấy đã có Tiết Lệnh và Nguyệt Lệnh cùng phát rồi. Vậy việc còn lại là dò cho ra các Nhật Lệnh là ngày Tỵ ngày Ngọ, cùng với Thời Lệnh là Giờ Tỵ, Giờ Ngọ (Bính Ngọ, Đinh Tỵ) nữa là rờ đúng cái rốn của Thế Vận Hội. Lại khi mà Sao Thiên Lang mọc trên bầu Trời Mùa Hạ nữa là xem như xong. Vì Hạo Thiên Khuyển cũng đã xuất hiện luôn rồi. Ấy là khi nào thấy Chó phát Dại, hoặc thông tin nhiều trường hợp bị Chó Dại cắn xảy ra.
Tuy nhiên, đó chỉ là phương án A! Vậy phương án B có nghĩa là một hoặc hai Lệnh trong Tứ Trụ có tướng tinh là Dần hoặc Mão Mộc để làm Củi mồi cho Lửa nữa chứ. Như ngày Giáp Dần, Ất mão chẳng hạn. (Lưu ý, mấy cây Xăng, Dầu cũng là Củi nữa đấy nhé).
Tất nhiên, Chiến Sự cũng theo đấy mà suy, bởi Hỏa - Kim xung sát là Chiến Cuộc.
Nhớ:
1- Gió là Phong Mộc nói chung sẽ thổi cho Lửa. Nên Sinh Hỏa.
2- Củi là Mộc = Cây Xăng, Dầu cũng có giá trị như Củi. Nên Sinh Hỏa.
3- Mộc Chấn = Điện, Máy cũng tương đương như Bấc, Đóm chờ sẵn. Nên Sinh Hỏa.
Vậy, cãi nhau tranh hơn thua đến nổi nóng mà phát hỏa, sẽ dẫn đến đánh nhau thôi.
Xung đột quyền lợi, chính trị mà không giải quyết bằng ngôn ngữ ngoại giao được nữa thì điều tiếp đến là: Chiến Tranh.
Vận Trời cùng vạn vật đã Tuế Hội. Thế Nhân rủ các nước Họp nữa là… Tắt Đèn! Đó có thể gọi là Phát Lệnh cuộc Thiên Nhân Hợp Phát không vậy?..., !!!.
Nào; Chúng ta cùng chơi trò “Chơi Tả” nhé…; … Chi Chi, Chành Chành… (Nhớ, khi Tả trúng rồi thì phải ngồi xuống, im lặng mà kéo hai Tai ra nghe ngóng mọi động tĩnh đấy các bạn nhé)!!!
Ôi! Văn hóa của giống nòi Thần Tiên mà các Đồng Tử thường chơi… thuở ấu thơ cũng đã lạc mất luôn đi rồi.
- Hỗ trợ Dân tộc King -
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏