KIỂM DUYỆT CUỐI
Phải! Từ thuở mới gây hình vũ trụ. Tạo Hóa đã thiết lập điều trước tiên chính là sự sáng. Là ánh sáng mà tôi trình bày qua hình ảnh của Hạt Photon, hạt ánh sáng. Nguyên lý của sự sáng chính là điểm sáng, là chất điểm làm nguyên nhân đầu tiên phải xuất hiện trong mô hình thực tại cơ bản của vũ trụ tự nhiên.
Nguyên lý này đã phản ảnh trên bình diện vạn sự mà chúng ta không nhìn thấy bằng tư duy đơn thuần cho được. Ví như nó mô phỏng sự khởi đầu của nền khoa học với ánh sáng của ngọn lửa mà Heraclitus từng lấy làm biểu tượng cho nguyên lý động của ông. Hoặc như ánh sáng của tri thức cho bất cứ ai muốn động não để tư duy làm khởi đầu cho bất kỳ sự việc gì xem xét đến. Mọi tôn giáo cũng đều xem nguyên lý của ánh sáng tri thức đó chính là Đấng tối cao. Thế nên sự sáng của tri thức tối cao của mọi giáo phái đó. Luôn chối bỏ mọi quan điểm thuộc tự duy tối tăm, dẫn đến sự mê tín của các giáo chúng, tín đồ chung. Những hệ quả vô thừa nhận đối với thực tại bản thể Đạo đã ngàn muôn đời qua.
Vậy, nay ta cũng dùng tư duy để rà soát lại lần cuối xem sao nhé. Chúng ta tiếp tục cùng tham khảo những sự việc như sau:
Trong mô hình của vũ trụ tự nhiên từ buổi ban đầu đó. Điều ta cần phải xem xét sớm nhất chính là “cơ sở” của hệ thống số. Là số Nguyên.
Lưu ý: Khái niệm Nguyên của từ Khởi Nguyên hay Nguyên Nhân. Có giá trị như nhau đối với câu Nguyên Tử, và có thể quy đổi mệnh giá tương đương như Một Nguyên của quan điểm phương đông như Thượng, Trung và Hạ Nguyên vậy! Vốn; Đồng nhất nghĩa. Các bạn có thể suy ra mô hình này từ bảng mà tôi đã bố trí 3 họ Quark trong bài viết vừa rồi.
Vậy; Hệ số 1 là đại diện cho nguồn năng lượng thiếu, mang nguyên lý của dương tính. Hệ số 2 được đề cử cho nguồn năng lượng thiếu, mang nguyên lý âm tính. Và hệ số 3 là Đại biểu ứng cử cho nguồn năng lượng vừa đủ. Vậy số 4 là đắc cử cho số thành. Cho nên hệ số 4 cũng là câu phát biểu cho nguồn năng lượng đủ trong sự vận hành trật tự trong mô hình tự nhiên và phát triển một cách cơ bản, làm nền móng cho vạn sự việc. Riêng hệ số 0, ta cũng xác định là đại diện cho nguồn năng lượng dự trữ sai số. Đó chính là nguyên nhân cội rễ ban đầu của quy luật vận hành và phát triển của vũ trụ tự nhiên. Xét từ hệ số 5 là giá trị chuyển tiếp. Từ số 6 cho đến số 9 là nói lên giá trị của sự thành rồi vậy.
Điển hình:
“Trời 1 Sinh Thủy, Đất 6 thành Thủy. Trời 2 Sinh Hỏa, Đất 7 thành Hỏa v.v… Là tư tưởng của Dịch Học! Một tuyệt kỹ của giống nòi Thần – Tiên đã từng bị thất lạc trong quá khứ cội nguồn mờ xa. Vẫn; “Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư”.
Những thảo luận vừa qua, là chúng ta bàn ở số Nguyên. Bằng như nếu ta xem xét ở toàn số thì sao? Vậy các bạn cũng biết số đại diễn của Dịch là 100 số, là toàn số của Trời và Đất theo Dịch Lý. Ta thấy nó phản ảnh ở mô hình Bách Việt hay Trăm Trứng trong lịch sử của giống nòi Thần Tiên làm di chỉ. Khi diễn Dịch thì chia ra 50 cho mỗi bên như việc 50 con theo Cha và 50 con theo Mẹ mà hành thiên lý vậy. Các bạn lại thấy trong số đại diễn là 50 đó, ta rút ra 1 để là số dự trữ sai số. Chỉ dụng 49 mà thôi.
Thế cho nên vấn đề được chúng ta cùng xem xét tiếp đến chính là hằng số 10-49 rồi vậy. Tất nhiên, chúng ta bao gồm các bạn và tôi, những người ngoài chuyên môn ở phía bên ngoài các phòng thí nghiệm. Chỉ xem xét ở gốc độ của hệ quy chiếu quán tính đơn thuần thôi nhé. Cũng sẽ không vì thế mà có sơ sót gì cả đâu các bạn nhé. Ví như ta làm một phép tính đơn thuần là:
1- 49x49=2.401
2- 50x50=2.500
Bước thứ nhất, ta dùng số đại diễn là 49, diễn giãi với số thời gian toàn thể là 2.401 năm.
Bước thứ hai thì ta dụng luôn số dự trữ sai số là 50. Ta có số thời gian toàn thể là 2.500 năm. Vậy, quy chiếu so sánh giữa hai giá trị của đáp số đó. Ta có 100 năm di dịch sai số dự trữ trong thời gian 2.500 năm là hoàn toàn chính xác cho mọi sự kiện xảy ra.
Xét ứng dụng quy chiếu vào mô hình thực tại. Ta quan sát thấy tính từ thời gian của chu kỳ đầu là giai đoạn hình thành nền khoa học vật lý, tương quan với sự khai sinh của Phật Thích Ca đã 2.500 năm! Vậy thời gian hôm nay, chính là thời gian đang vận hành ở vào chu kỳ thời gian cuối. Vậy từ đây suy ra: Ta có 100 năm để làm sai số dự trữ di dịch trong tổng thời gian 2.500 năm là hoàn toàn chính xác. Điều này có nghĩa là: Tính từ giai đoạn của 1950 đến 2050. Ngày tận thế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong giai đoạn sai số dự trữ di dịch này. Sự chính xác sự kiện đã loại trừ đi từ 2018-1950=68. Vậy ta còn có 1/3 tỷ lệ chính xác cho sự kiện tận thế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào rồi vậy (còn 32 năm theo sai số dự trữ).
Thậm, chí nguy!!!
Vậy, chúng ta cùng xem xét lại tổng thể thời gian 2.500 năm. Kể từ ngày khai sáng ra nền khoa học vật lý của nhân loại chúng ta hết một lược xem sao? Trong suốt quá trình phát triển của nền khoa học đó, nhân loại chúng ta đã có những sai sót nào trong mô hình thiết kế nên tòa kiến trúc này hay không? Vì tương lai của cả nhân loại chúng ta, bắt buộc thế hệ hôm nay, phải làm cho sáng tỏ việc này. Chúng ta cùng khai quật, khảo cổ nền móng của tòa kiến trúc khoa học này đã thiết kế và xây dựng nhé:
Cho đến thời điểm khởi đầu của thảo luận này. Hầu hết các bạn đã biết khởi đầu của nền khoa học với triết gia thứ nhất là Heraclitus rồi. Ta ôn lại rằng ông chính là tư tưởng biến động với biểu tượng là Ngọn Lửa làm nguyên lý. Ngay lập tức, sự đối lập xuất hiện với triết gia Parmenides là sự “bất biến” làm nền tảng nguyên lý tồn tại của vũ trụ. Trong lúc hai nhà đang tranh cãi bất phân thắng bại thì oái oăm thay! Lại có hai kẻ khó chịu khác nữa, ra vẻ giảng hòa rằng: Sự biến và bất biến nếu tách ra hay kết hợp chúng lại với nhau, cũng đều làm nên nền tảng của mọi sự việc trong vũ trụ! Đó chính là Leucippus và Demokritus.
Ta thấy trên đây chính là sự ra đời của nền khoa học từ tư tưởng của các triết gia Hy lạp ở vào giai đoạn 500 năm trước công nguyên. Ta có thể xét thấy trong mô hình đó đã phản ảnh mô hình tư tưởng đã có 1 Động, 1 Tĩnh và 1 Trung Hòa rồi! Hệ thống Tam Tài cũng đã xuất hiện một cách tiềm ẩn trong mô hình tự nhiên đó mà chúng ta khó có thể phát hiện chân tướng sự việc này cho được. Tôi tạm nêu ra như sau:
1- Heraclitus; Đại diện cho nguyên lý Động. Thuộc Dương= Thiên!
2- Parmenisdes; Đại diện cho nguyên lý Tĩnh. Thuộc Âm=Địa!!
3- Leucippus và Demokritus; Đại diện cho nguyên lý Trung Hòa=Nhân!!!
----------------------
Vậy, tôi kéo một lằn ranh như trên cho giai đoạn thứ nhất này và chúng ta cùng bàn bạc tiếp:
Ai ai trong chúng ta hôm nay cũng đều biết triết gia Aristotles chính là người đã mang Mô Hình vào khoa học, dựa trên tư tưởng của các vị lão làng mà tôi vừa giới thiệu qua ở những dòng trên. Kế đến, lại có Galile tiếp tục mang Toán Học vào khoa học. Và rồi việc sẽ đến là Descartes mang Lý Thuyết vào khoa học với quan điểm mọi vật có thể tách rời và lắp ráp chúng lại với nhau! Thế là quan điểm của thế giới quan cơ giới ra đời để kết thúc giai đoạn thứ hai, tính từ Heraclitus. Tôi cũng lưu lại cột mốc này cùng các bạn như sau:
1- Aristotle; Mang Mô Hình vào khoa học= Công cụ ngôn ngữ Hình Học.
2- Galile; Mang Toán Học vào khoa học= Công cụ ngôn ngữ Toán Học.
3- Descartes; Mang Lý Thuyết vào khoa học=Công cụ ngôn ngữ Đơn Thuần (Triết Học).
Lại một lằn ranh nữa, được tôi lưu ý cho giai đoạn xem là thứ hai này. Các bạn có thể nhìn thấy được mô hình thực tại cơ bản tự nhiên của vũ trụ đã được mặc khải một cách trật tự theo một trình tự nhất định như thế. 1=Mô Hình (Tượng), 2=Toán Học (Số), 3=Lý Thuyết (Lý)!!!
--------------------
Để rồi trong giai đoạn thứ 3 này. Chúng ta thấy quan điểm của các nhà khoa học đã liệt kê ra như sau:
1- Newton
2- Einstein
3- Niels Bohr, Heisenberg v.v…
-------------------
Chúng ta nhận thấy trong giai đoạn thứ 3 này đã vấp phải một khó khăn nhất định cho mô hình trật tự cơ bản của tự nhiên rồi vậy! Để nhận định một cách rõ ràng hơn, tôi trình bày, liệt kê và mô tả cùng các bạn như sau:
Các bạn thấy bảng trình bày trên đây chính là trục xương sống của nền khoa học trong suốt 2.500 năm qua. Và ta xét thấy trong chu kỳ thứ III đã có những rắc rối nhất định xảy ra. Nếu thế, chúng ta cùng xem xét lại vị trí này như sau:
A thấy Newton với lực hấp dẫn vạn vật đã được Einstein phát huy lên thành lực Trọng Trường. Xét cho cùng thì điều đó có cùng một nền tảng gốc như nhau. Ta không thể bố trí trong giai đoạn thứ III cho được. Mà lằn ranh này phải xem Thuyết Tương Đối vốn đã đại diện cho nguyên lý Động so với Thuyết Lượng Tử là Nguyên lý Tĩnh rồi. Vậy yếu tố Trung Hòa chính là Lý Thuyết Dây chứ không hề là bất kỳ học thuyết nào khác được. Thế nên ta thấy trật tự đó được hình thành là:
1.Einstein………………………; Động.
2.Niels Bohr, Heisenberg…….; Tĩnh.
3.Wittel…………………………; Trung Hòa.
Đây chính là giai đoạn thứ IV. Chu kỳ của sự thành, là giai đoạn của chu kỳ thời gian cuối mà nhân loại chúng ta đang hiện diện trong đó. Vậy ta xét ngược trở về giai đoạn thứ III, vốn là giai đoạn cận quá khứ của mô hình đang xem xét đến. Ta thấy: Do học thuyết Vạn Vật Hấp Dẫn của Newton vốn là Lực (F). Là thể tính vô hình. Thế nên ta quy chiếu trong các lực chung làm chuyển tiếp giai đoạn này thì đó chính là Lực Điện Từ của Maxwell và Faraday. Lý Thuyết Trường. Và ứng cử viên cuối cùng được tôi điền vào ô dự khuyết này có mô hình tự nhiên và cơ bản như sau:
1. Archimedes……….,,; Lực đẩy hơi nước.
2. Newton………….,,; Lực hấp dẫn.
3. Maxwell – Faraday: Lực Điện - Từ.
Và cuối cùng, chúng ta thấy mô hình toàn cảnh như sau:
Với Chu kỳ thời gian qua 4 giai đoạn 600x4=2.400 năm (49x49=2.401).
Rõ ràng là nhân loại chúng ta đang ở vào chu kỳ của giai đoạn thời gian cuối. Dự trữ sai số giao động trong 100 năm như chúng ta đã có từng bàn thảo qua rồi (1950 – 2050). Lại quỹ thời gian dự trữ sai số đó, cũng đã vận hành quá 2/3 nguồn năng lượng dự trù nữa rồi!
Thời điểm của Ngày Tận Thế đó. Quy luật của sự đào thải tự nhiên đó. Đang cố neo sự tồn tại sống của nhân loại chúng ta hôm nay trong từng hơi thở đấy các bạn ạ…
Thực tại Thời điểm nào, sẽ được gọi thành tên là Sát Na. Thoắt chợt bước ra thực tại từ trong huyền thoại để ngáng bước thời gian đang gỏ nhịp theo từng hơi thở của thế nhân chúng ta hôm nay…?
Một vài lời “Lưu ý cuối”: Mô hình thực tại cơ bản của vũ trụ tự nhiên tiềm ẩn chỉ rõ: Quy luật vận hành và phát triển của Tạo Hóa tuân theo trật tự là Mô Hình – Toán Học – Lý Thuyết như đã dẫn trong bài này. Thế nên ta nhất định phải xem xét lại các nguyên lý:
1 Dựa trên Mô Hình để lập Lý Thuyết là tuyệt đối đúng, tuy có sai sót là không tránh khỏi. Ta sẽ kiện toàn theo thời gian.
2 Lập Giả Thuyết để xây dựng Mô Hình là hoàn toàn Nghịch thiên lý rồi vậy. Đó là sự vận hành sai với quy luật tự nhiên của Tạo Hóa. Nhất định các lý thuyết đó sẽ bao gồm cả sai sót lẫn thiếu sót. Chính sự sai lầm “luôn tuồng” này. Đã khiến nên hiện tại lẫn tương lai của cả nhân loại chúng ta đang phải đối đầu với những giá trị hỗn loạn hiện nay.
Kìa: Mô hình cơ bản đó, đã được Tạo Hóa tạc một cách tiềm ẩn trên các cơ cấu Aristotle – Galile – Descertes đấy thôi. Một tạo tác của Thợ Tạo, luôn mãi khiến Nhân Loại chúng ta phải sững sờ… mà Sốc!!!
Bạn đọc tự do chia sẻ.
Tác giả: Phạm Hùng Sơn (Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư)
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏