📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

(Ký sự Phạm Hùng Sơn) - Phần 3.91 - ĐỊNH LUẬT ĐIỂM TỰA PHÁT BIỂU… | Ký sự phía bên kia không gian chiều thứ tư






ĐỊNH LUẬT ĐIỂM TỰA PHÁT BIỂU…

Năm 2005, khi đăng đàn trên diễn đàn khoa học vật lý thế giới. Lý Thuyết Dây, ứng cử viên sáng giá nhất trên diễn đàn khoa học vật lý đương đại đã thổ lộ tâm tư sau khi diễu võ dương oai cùng cộng đồng thế giới (Wittel): … Dựa trên những quy luật vận hành của vũ trụ tự nhiên thì đã có một học thuyết của tất cả ra đời rồi! Thế nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa có thể có được thông tin gì của học thuyết đấy?! Mục đích của Lý Thuyết Dây là thách thức học thuyết đấy phải lên tiếng.

Các bạn xem xem. Nếu quả là học thuyết đó ra đời tại Việt Nam. Tất nhiên sẽ là bất khả lên tiếng rồi vậy!!! Ta còn nhớ năm 1991, cả thế giới giới im lặng và tập trung về Liên Xô. Truy lùng, nghe ngóng, tình hình về một học thuyết của tất cả. Bởi họ đã dựa trên quan điểm ánh sáng cuối đường hầm, hoặc đại loại như sự văn minh sẽ được sinh ra từ nơi đổ nát (lúc đó Liên Xô đang sụp đổ). Thế nhưng đã có mấy ai nghĩ rằng: Đất nước Việt Nam mới thật sự là nơi thấp nhất, nếu tôi không muốn nói là kém nhất và tăm tối nhất đối với bình diện địa cầu. Thì thôi vì sĩ diện của lòng tự ti, mặc cảm. Tôi phát biểu là nơi trũng của vùng trũng vậy nhé. Tất nhiên; Ánh sáng đó phải được xuất hiện tại Việt Nam vậy. Tạo Hóa luôn đánh lừa nhân loại chúng ta một cách ngoạn mục như thế bao đời nay rồi. Thậm chí đến độ, nơi có ánh sáng đó thắp lên. Mọi người vẫn cứ nghi nghi, hoặc hoặc trong mơ hồ chung mà không dám nhìn thẳng vào sự thật cùng những giá trị đó được.

Và hôm nay, học thuyết đó lên tiếng với tên gọi Định Luật Điểm Tựa. Một học thuyết của riêng và chính Dân Tộc Việt Nam trước cửa mở tương lai. Những kẻ mãi mụ mị tư tưởng, hãy cứ tự lùi về với dĩ vãng, nhường bước cho các tư duy thế hệ hôm nay, dấn bước tiên phong vào tương lai nhé. Chí ít là một số các bạn đã từng cùng phiêu lưu và trao đổi (không ngại mạo hiểm) trên trang Ký Sự đến thời điểm này. Dù muốn, dù không. Các bạn phải công nhận rằng; Đã có những cú sốc thật sự trong suốt cuộc du hành vào trang Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư! Những bạn say sốc quan điểm, dội ngược là không hề ít! Một số bạn ngất ngư tư tưởng, kịp trấn tĩnh và tiếp tục bám tiếp cuộc du hành cũng khá nhiều!! Dĩ nhiên ta phải rất nên quý các bạn có tư duy vững vàng, luôn thích nghi nhanh chóng tại trạm cuối dừng chân của mỗi bài!!! Thú vị là điều mà các bạn phải nhìn nhận là có, đã từng diễn ra trên trang này.

Thế nên trang Ký Sự này cũng vì mục đích mà Lý Thuyết Dây đang tìm… Là lên tiếng trình bày về một học thuyết có tên gọi là “Theory Of Everything”! Mặc cho các nhà chuyên môn cao nghi ngờ. Mặc cho những ai dở chừng tri thức hoang mang, và mặc hơn nữa cho những quan điểm đào thải, tự ôm khư lấy quá khứ không buông bỏ. Chúng ta tiếp tục các bạn nhé, vì đây đã là chặng về cuối rồi vậy:

Thế nên:
Tôi lại tiếp tục trình bày lại mô hình của không – thời gian cơ bản ban đầu của vũ trụ tự nhiên mà chúng ta đã xác định được. Và chúng ta khảo sát tiếp...


Qua mô hình của không – thời gian 10 chiều mà tôi đã từng trình bày và thảo luận cùng các bạn. Các bạn quan sát thấy trong hình 1 là tôi bố trí nón ánh sáng đủ, tại vị trí tâm của không – thời gian cơ bản theo đúng trật tự của tự nhiên, theo chiều dọc (chiều thời gian tiềm ẩn). Đến hình 2 là trình bày nón ánh sáng trong chiều ngang (chiều không gian tiềm ẩn). Để rồi hình 3 là bố trí nón ánh sáng theo nguyên tính đẳng hướng của ánh sáng. Thế nên chúng ta mới xem xét thấy một thực tại của ánh sáng toàn miền của không – thời gian đó. Tổng các giá trị đó cho ta một phát biểu là mô hình thực tại tiềm ẩn cơ bản của trật tự vũ trụ tự nhiên cho được. Và cuối cùng là hình 4 với mô hình không – thời gian 4 chiều cơ bản với những thực tại cơ cấu của 4 miền không gian tiềm ẩn riêng biệt trong tổng thể của mô hình đó (A-B-C-D).
Và để các bạn dễ nắm bắt những diễn biến sắp đến. Tôi sẽ cố gắng vận dụng những điều đơn giản và gần nhất mà chúng ta đã biết. Để mượn phương tiện đó, chúng ta cùng du hành sang sông nhé:
tiếp...


Vậy là chúng ta không phải bàn cãi hay hoang mang gì nữa, về một mô hình của ánh sáng đủ và nhất định phải bố trí tại vị trí gốc của không – thời gian như mô hình ở trên trình bày một các cơ bản tự nhiên rồi vậy. Do nguyên tính của ánh sáng là đẳng hướng, cho nên khi nó vận hành tại “điểm gốc” là A. Đi đến điểm 0 (zero) tại trung tâm của không – thời gian, vốn là điểm hình thành từ “điểm ngọn” của không gian tại B và “điểm ngọn” của thời gian tại C. Thế nên lập tức ánh sánh đồng nhất với toàn miền của không – thời gian đó một cách tiềm ẩn mà ta ta đã bị đánh lừa tư duy từ những giác quan thông thường xưa nay. Đây chính là những thực tại mà Phật mô tả là miền ngũ uẩn từ mãi 2.500 năm trước rồi vậy. Do Ngũ tặc là 5 giác quan thông thường bằng trực giác vật lý, che giá trị của Ngũ Uẩn là Gián Giác (Cảm Giác) tâm lý nắm quyền sở hữu. Và với mô hình trình bày ở trên, các bạn đã nhìn thấy được thực tại chữ ký của chính chủ.
Tuy nhiên, các bạn cũng dễ dàng nhận ra được rằng: Không gian của Thuyết Tương đối với cấp 9x9 mới thực tại là mô hình của vũ trụ cuối. Và ta quan sát thấy ánh sáng đã thực sự đi đến vô cực trong biểu đồ của mô hình không – thời gian cơ bản đó rồi vậy. Bởi nó không ở tại điểm tiếp giáp của Kinh tuyến Thời Gian và Vĩ tuyến không gian! Nơi mà tại đó, không gian, thời gian, ánh sáng đã “đồng nhất làm một”, nếu tôi không muốn viết là “mất hết ý nghĩa”, như dạng ngôn ngữ thực dụng của nền khoa học vật lý thường dùng. Đó chính là nơi mà ta quen gọi là “Vô Cực”.
Lưu ý:
Kể từ giai đoạn này. Chúng ta luôn phải trình bày tối thiểu song song cùng lúc hai biểu đồ! Hoặc như chúng ta luôn phải hiểu cùng lúc ở hai vị trí quan sát của tư duy suy diễn sự việc đang trình bày. Bởi nếu ta chỉ quan sát hay đào sâu trong một chiều hướng duy nhất. Chúng ta phạm phải hai nguyên tắc là tổng các quỹ đạo, hoặc tổng các lịch sử và tổng các vị trí quan sát vậy. Điều này có nghĩa là dù muốn dù không. Các nhà chuyên môn phải chấp nhận; Bao lâu mà các vị còn đào sâu chuyên môn theo một hướng duy nhất. Bấy lâu, các nhà chuyên môn càng không tìm thấy gì và lại càng lạc hướng xa thêm hơn nữa đối với mô hình thực tại cơ bản của tự nhiên vũ trụ rồi vậy. Bởi vì các nhà chuyên môn sâu đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản đó mất rồi.
Và sau đây tôi trình bày bằng cách vận dụng những điều đơn giản nhất mà các bạn đã biết trong mô hình của vũ trụ không – thời gian 4 chiều như:


Vậy các bạn thấy khoảng cách của Mặt Trời và Sao Alpha là cách nhau 4 năm ánh sáng trong mô hình của không – thời gian 4 chiều mà chúng ta đang hiện diện. Nếu thế thì trong hình thứ 2 là mô tả vị trí biểu kiến của Mặt Trời và Sao Alpha trong mô hình không gian của vũ trụ đó. Vậy thì các năm ánh sáng vận hành tiếp theo sẽ có biểu đồ phát triển trật tự như sau:



Qua các biểu đồ trình bày theo quy luật phát triển một cách trật tự, tự nhiên của năm ánh sáng vận hành đồng nhất cùng Không – thời gian thì cuối cùng chúng ta nhận thấy đã đến vùng biên của vũ trụ rồi! Thế cho nên ta thấy vị trí biểu kiến của Mặt Trời và Sao Alpha trong hình thứ 4 là như thế.
Điều này có nghĩa là khi ánh sáng (ngôn ngữ giả định, đã xóa nhòa ranh giới kể cả thời gian lẫn không gian) vận hành đến năm thứ 8 là đã đến vùng biên của mô hình vũ trụ của Thuyết Lượng Tử rồi vậy. Khái niệm “biên” của mô hình vũ trụ vô hạn đã từng được chúng ta tung hô qua ý tưởng của Hawking. Thế nhưng ta thấy Hawking đã phát biểu về đối tượng biên này còn rất thô sơ như: “Tôi đã từng đi vòng quanh thế giới, thế nên tôi biết vũ trụ có biên”!!! Có mấy ai phát hiện ra và hiểu rằng ý tưởng này thật ra Hawking đã dựa trên ý tưởng của Einstein từ những năm 1917 để khai thác mà thôi!
Điển hình:
Do Einstein đưa ra hằng số cho một mô hình vũ trụ tĩnh qua ý tưởng vũ trụ là hữu hạn nhưng không có biên. Tất nhiên ta thấy Hawking đã dựa trên sự đối lập của ý tưởng đó mà phát biểu vũ trụ vô hạn nhưng có biên rồi vậy. Có một điều mà tôi không lấy làm trọng thị gì cho mấy khi đã có rất đông các nhà khoa học. Họ sống, lớn lên và nổi tiếng nhờ vào sự khai thác tài nguyên từ Thuyết Tương Đối của Einstein mà quay lại công kích học thuyết này khi đã đủ lông đủ cánh!
Vì thiên văn, vũ trụ chính là vùng trời của Thuyết Tương Đối. Chẳng phải chỉ vì “cái uy” của Thuyết Lượng Tử đang làm mưa làm gió chăng? Khiến họ nghiêng về Thuyết Lượng Tử mà “trốc cả gốc cây khi đã ăn quả”! Do bởi Thuyết Tương Đối đã không còn ai cai quản hay chăm bón nữa, kể từ khi Einstein qua đời. Ta có thể xét thấy khi Einstein còn sừng sững ở đấy. Chả ma nào dại gì mà dám mang vạ cả.
Bởi Einstein chính là “Bác Học của những nhà Bác Học” kia mà…
Và nếu ta tiếp tục phát triển tư duy khảo sát thêm nữa thì:



Điều này có nghĩa là vị trí biểu kiến của Mặt Trời và Sao Alpha đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Thuyết Lượng Tử rồi vậy! Với khả năng hiện nay của nền Cơ Học Lượng Tử là không thể. Chúng ta phải chấp nhận sự thật đầy cay đắng này chứ không thể khác đi được, nếu một khi nền khoa học của nhân loại chúng ta không muốn bị bỏ rơi trước quy luật tự nhiên của vũ trụ. Bản tính của sự thật luôn phủ phàng như thế cả!!!
Bởi vì chúng ta vẫn đang lệ thuộc và phát triển trong giới hạn của mô hình vũ trụ không – thời gian 4 chiều đầy bất toàn hiện nay kia mà. Vậy, nếu muốn tiến hóa để bắt kịp sự vận hành đó thì phải giãn biên cho Thuyết Lượng Tử bằng cách;


Đó chính là mô hình của Không – Thời gian cấp 9x9, vốn thuộc vùng trời của Thuyết Tương Đối ngự trị! Thế nhưng:
Chúng ta chưa một ai có thể hiểu nổi Thuyết Tương Đối cả! Nếu tôi có thể phát biểu cách khác đi nữa là: Thực sự thì chúng ta chưa hiểu gì về Thuyết Tương Đối hết!! Mà là nhân loại chúng ta “đã tưởng” như thế mà thôi!!! Với sự hiểu biết cũng như khả năng phát triển hiện nay của nền Cơ Học Lượng Tử là không thể với tới cho nổi. Thế nên thuật ngữ Lỗ Đen ra đời cho những sự kiện ngoài tầm với như thế. Là đại biểu đại diện của hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời chúng ta. Với khả năng hiện nay của nền khoa học lượng tử, chúng ta chỉ có thể đo được các xung (sóng) xác xuất của nó một cách tựa hồ như có, như không mà thôi.
Mà đâu đã vậy là thôi đâu, mà là còn phải…, “thế nhưng” (knock-out luôn):
Mô hình vũ trụ vốn là vô hạn. Thế cho nên tôi lại tiếp tục cho tư duy phát triển thiết kế mô hình lên cấp 10 “!!!”, cùng các bạn như sau:
bằng cách;



Khi năm ánh sáng vận hành lên đến cấp 10. Các bạn thấy vị trí biểu kiến của Mặt Trời và Sao Alpha khi đó đã hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát của nhân loại chúng ta mất rồi. Đó chính là nơi mà ta gọi với khái niệm Lỗ Đen hiện nay vậy.
Tất cả đành phải chịu “hết thông tin”! Kể từ thời điểm này.


Bạn đọc tự do chia sẻ.


Tác giả: Phạm Hùng Sơn - Ký Sự Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư


Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Hỏi: kính thưa tiền bối, tiểu bối muốn hỏi là có phải miền ánh sáng khi ta vào ngũ uẩn chính là đốn ngộ đó không ạ, trong chưa đầy 1 nốt nhạc, tiểu vũ trụ đã được khai ngộ tràn ngập ánh sáng trí huệ và mất 49 ngày để ánh sáng chạm biên tiểu vũ trụ? không biết tiểu bối tư duy như vậy có bị lạc ở đâu không, mong tiền bối chỉ giáo thêm ạ, xin đa tạ tiền bối! __()__
Trả lời: Những khái niệm Ngộ nói chung có rất nhiều cơ cấu mà ta gọi là các cấp độ bao gồm trong đó! Như Kiến Ngộ là bước đầu tiên khi ta đã chợt thấy, gặp được thực tại tri thức tiềm ẩn đó. Ta không bám mãi hoặc dừng lại vào trong giới hạn của giá trị tri thức đó, mà ta tiếp tục vươn lên (Đốn Ngộ), khai thác ở tầm cao hơn, dựa trên nền tảng đã có được này. Nó tương đương như thuật ngữ những bước nhảy lượng tử trong thế giới khoa học vật lý vậy. Và ta tiếp tục Khai Ngộ theo từng cấp Ngộ sẽ được gọi là Tri Ngộ chứ không còn Chấp Ngộ nữa. Suốt chặng Ngộ này, nếu ta Chấp Ngộ ở cấp độ nào cũng đều có giá trị là Chấp Mê! Thế nên những ai Chấp Mê (Kiến Chấp) ở cấp độ cao hơn sẽ có khái niệm “Bất Thối Chuyển v.v…” làm chỉ định danh. Đó là chỉ những ai đi đúng hướng chứ chưa nói đến những thành phần lạc lối do thiếu ánh sáng của tri thức soi đường. Bạn cứ suy như thế dần lên với các khái niệm tiếp theo như Giác Ngộ, Liễu Ngộ v.v… trong phả hệ của khái niệm này nhé. Khi nào ta vượt qua được địa phương Giác Ngộ, thì ta mới có thể dụng câu Hốt Ngộ khi chợt rơi vào miền ánh sáng tri thức của Ngũ Uẩn định xứ. Câu Trí Huệ chỉ có thể tụ xứ ở phía bên kia của miền địa phương Ngũ Uẩn mà thôi.
Phải! Bạn cứ tư duy theo định hướng như thế nhé. Căn bản là bạn không lạc lối tư duy, nhưng chưa nắm được những chi tiết tiềm ẩn đầy bất ngờ như những gì tôi vừa bổ sung. Không khéo, rất dễ vấp ngã đấy… Bởi thiên hạ có vô số kẻ mơ được đạt đẳng Bất Thối Chuyển là lấy làm cao ngạo lắm rồi. Kìa! Lại còn các đẳng cao hơn nữa như Kim Cang, La Hán v.v… Và còn vô biên… vị, trong thế giới của Phật Pháp nữa!!! Thế nhân chớ có tơ tưởng gì đến Trí Huệ Phật khi còn đa mang nặng tạp tri, mà chưa vượt qua nổi được mỗi bến sông mê quanh rẻo đường đời nhẫm lối.
Hỏi: Đọc nội dung video câu hỏi tại đây.
Trả lời: Tôi không hiểu ý của bạn qua link bài biết video clip như thế là gì!? Bởi tôi đã từng nói rằng: Nhà Máy LHC giống như một canh bạc mà nhân loại chúng ta đã thua cháy túi cùng Tạo Hóa rồi. Lấy vốn liếng đâu nữa mà mang ra đặt cửa?! Lại là sân chơi của Phía Bên Kia Không Gian Chiều Thứ Tư nữa chứ! Thuyết Big Bang còn mệt mỏi miệt mài với cái giá trị 13,8 tỷ năm tìm giải trình cho cái gọi là Giai đoạn Lạm Phát Vũ Trụ nữa kia.
Ta cứ suy giá trị vốn liếng đó (13,8 tỷ) đã bị khủng hoảng trong thời kỳ Lạm Phát mất đi rồi còn gì!!!
Cứ lo hoàn vốn đi, sau hẵng nghĩ đến nên hay không nên đặt cược cùng Mô hình thực tại của Tạo Hóa nữa cho được.
Khi bạn nêu ra một ví dụ điển hình nào đó, nên có một vài lời gợi ý cũng được. Kẻo khó hiểu lắm, e tôi trả lời sai ý mất. Nếu không may, lỡ mà sai ý, mong bạn cũng chớ có buồn, do chưa xác định được ý của trao đổi mà bạn đã nêu ra.
Trao đổi dù đúng, dù sai cũng không hề gì cả. Chỉ không nên lập lờ…, nhập nhoạng, trước ánh sáng của tri thức chung trên diễn đàn thảo luận.
Hỏi tiếp: Ý tôi là bên ngoài cái không gian vũ trụ của thuyết bigbang, theo mô hình ở bài trên, là các không gian vũ trụ (space- khoảng không) chưa biết, có thể là chiều không gian vũ trụ khác mà khoa học cần vài tỷ năm nữa để giải quyết. Không có lẽ gì phải giải quyết ngay tại tương lai gần cả.
Đấng sáng tạo sẽ điều chỉnh lại các hiểu biết của loài người, sao cho khi mà cái gọi là khoa học đang thắng thế quá - thì đạo sẽ lên tiếng, khi mà cái gọi là đạo đang thắng thế quá- thì khoa học lại lên tiếng. Nó nằm trong vòng âm dương triết học của kinh dịch cả thôi.
Mong rằng mọi người tại vùng không, thơi gian ( đang sống) có những đánh giá, phân tích sao cho đạo và khoa học luôn đưa loài người phát triển.
Một việc nữa, dân Do thái cũng chưa bao giờ nhận thuyết tương đối là của họ cả, mặc dù do 1 người do thái phát minh ra.
Nên chăng thuyết điểm tựa là một sự phát triển cao hơn, có kế thừa???? Các học thuyết lượng tử, tương đối, kinh dịch.... nên chăng cũng để cho loài người chung hưởng. Không lẽ của người Việt nghĩ ra mà phải là của người Việt. Nhằm mục đích dẫn dắt thế giới. Trân trọng!!!
Trả lời: Tôi không hề có tham vọng dẫn dắt thế giới bao giờ cả. Nếu có chăng thì đó là sự dẫn dắt vào một nước thiên đường chung mà thôi. Tuy thế, ai bước đến hay quay lưng là quyền ở mọi người. Mọi việc đã có sẵn, tôi chỉ việc liên kết và kiện toàn lại thôi. Kế thừa cũng là một ý đúng và tốt đẹp, tôi không lý gì mà chối bỏ điều này. Thế nên Kinh Dịch thuộc sở hữu chung của cả nhân loại như đức tính của nó vốn là như thế.
Tuy nhiên trước khi làm được điều đó, Kinh Dịch trước hết phải quy hồi cố hương. Sau mới có thể từ chính chủ tuyên bố là tài sản chung được.
Đó là quy luật của chân lý, đồng thời cũng là đạo lý.
Bằng như giải quyết trong vài tỷ năm nữa thì mô hình các vũ trụ khác cũng đã từng và vẫn đang có diễn ra! Đấy là người ngoài hành tinh. Trong quá khứ, họ cũng từng phát triển đến giai đoạn như nhân loại chúng ta hôm nay đang đối diện. Và họ chờ thời điểm này quay lại, thăm dò, xem xét xem; Trong quá khứ, họ đã từng bỏ sót qua điều gì. Để trong không gian chiều thứ 5 đó, họ cấp tốc mà phát triển lên không gian chiều thứ 6. Bởi không gian chiều thứ 5 đó là mô hình của “Một Vũ Trụ Không Mong Muốn” đối với tất cả những gì được gọi là sự sinh tồn.
Hỏi: y kien ca nhan, theo cac bieu do thi vu tru la su song dang phat trien va cac hanh tinh se ngay cang xa cach nhau, co kha nang phat trien vo han khong hay mot luc nao do vu tru se tan lui. Mong tac gia cho y kien. Cam on ve bai viet moi cua tac gia.
Trả lời: Vũ trụ là trường tồn, vĩnh hằng. Ta có thể xét thấy quan điểm đó đã được Tạo Hóa ấn định và ban phát trên bình diện tổng các góc độ tư tưởng của nhân loại một cách tự nhiên như:
1. Khoa Học với khái niệm là………..Vô Hạn.
2. Phật Giáo …………………………..Vô Biên.
3. Thiên Chúa …………………………Vô Cùng.
4. Huyền Giáo (Thần Tiên Giáo)…… Vô Cực.
5. Ấn Độ Giáo (Hindu)………………. Vô Tận.
Tất cả tư tưởng đó cũng đều mô tả thống nhất về mô hình thực tại tự nhiên của vũ trụ vốn là như thế cả!
Nó chỉ giới hạn trong phạm vi của một chu kỳ nhất định mà thôi. Vì
cỗ máy Tạo Hóa vận hành có xảy ra 3 kịch bản:
1. Vận hành đúng quy luật thì vẫn tiếp diễn…
2. Vận hành có trục trặc tư duy, rẽ hướng sang không gian chiều thứ 5 là vũ trụ của những người ngoài hành tinh, thuộc chủng tộc Da Xanh (rơi vào hố đen).
3. Vận hành có hỏng hóc và thoái hóa tư tưởng. Quy luật của tự nhiên phải thanh tẩy để đào thải rồi tiếp tục vận hành…
Vậy những thành phần sai số dự trù, được mô tả với khái niệm Luân Hồi của Nhà Phật là; Ám chỉ đến những thành phần thoái hóa bởi sự u mê mà phải chịu sự đào thải trở lùi về quá khứ đối với quy luật phát triển tiến hóa theo thời gian. Bởi “Người ngu suốt đời không khôn, kẻ dại trọn kiếp không tỉnh”. Nên phải chịu luân hồi tri thức thêm một hoặc vài kiếp nữa mới có thể bắt kịp với nhịp tri thức cùng thời đang trên đà phát triển. Vì thế nên tri thức là có level nhất định dù nhân loại có chung sống cùng thời với nhau. Thế nhưng trong chu kỳ của mô hình vũ trụ cuối là không còn có quỹ thời gian để chờ luân hồi vài 3 kiếp mà hòng đuổi kịp nữa rồi.
Vì thế; Đối lập với “Thiên Đường vĩnh hằng” là “Địa Ngục mãi mãi”.
Hỏi:  đọc đến lần thứ n mà sao thấy mọi thứ vẫn mơ hồ..
Trả lời: Bởi vì đó chính là cảnh giới hư hư, thực thực của ranh giới không gian 3 chiều và 4 chiều. Mọi Thiền Giả cũng có cùng một cảm giác như thế khi thâm nhập vào thế giới này. Tôi đã nói là “Độ Mông Hạn Ảnh” rồi kia mà! Là ranh giới của “ Ảnh tượng và sự Mông lung…”.
Ta có thể tìm hiểu và suy kỹ càng hơn về “Giai Thoại Người Mù Bẩm Sinh” của Einstein về thực tại những giá trị này.
Tôi có giải rồi: Là ta nhất định phải đi uống Sữa một lần, sau mới có thể phần nào đó cảm nhận cũng như biết được Sữa là gì.
Các bạn thấy đấy: Anh bạn “mù bẩm sinh” rất thiện chí hỏi. Thế nhưng cuối cùng vẫn cứ đưa ra một “Cái Chỏ” đối với Nhà Bác Học!!!
Bằng như cứ dò xét hay nghi ngờ hoặc phản bác, lại càng phải tệ hại hơn nữa cho vấn đề đang được đặt ra xem xét.
Kết luận: 
Ai hiểu được Giai Thoại Người Mù Bẩm Sinh của Einstein. Người đó có đủ khả năng để hiểu được sự việc cũng như những diễn biến này.
Đó, chính là phương pháp khoa học căn bản nhất để đặt viên gạch đầu tiên làm nền móng cho tư duy.






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

2 Nhận xét

  1. Nặc danh20:20

    Kính Thầy, sách BINH PHÁP TÔN TỬ có 13 chương nếu là bản ứng dụng của Kinh Dịch thì nên thêm vào tủ sách học thuật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người đã mất từ năm 2019. Website này chỉ lưu trữ những di sản của ông, không phải đại diện phát ngôn nên không thể trả lời. Kính mong bạn thông cảm!

      Xóa

⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!

🙏🙏🙏