Độn Toán Thần Diệu [Bấm Độn]. Phương Pháp Độn Toán Chọn Ngày Theo Lục Diệu. Độn Giáp Của Gia Cát Lượng. Quỷ Cốc Tử Độn Giáp. Xuất Hành Theo Độn Quẻ Tiên. Bát Môn Tiểu Độn.
Cuốn sách này gồm những nội dung chính sau:
Phương pháp độn toán chọn ngày theo lục diệu.
Độn pháp của Gia Cát Lượng.
Quỷ cốc tử độn pháp.
Xuất hành theo độn quẻ tiên.
Bát môn tiểu độn.
Xin trân trọng giới thiệu.
Ý thức được sự vận động của bản thân mình trong không gian, loài người đã hình thành nên khái niệm thời gian. Từ sự hình thành khái niệm thời gian, nhân loại đã làm ra công cụ để đo thời gian là lịch. Quá trình làm ra lịch, cả người phương Tây và người phương Đông đều thấy được sự tác động và chi phối của vũ trụ không gian qua thời gian tới mỗi người, mỗi khu vực địa lý, tới đời sống sản xuất xã hội… Điều này có thể thấy rõ nét nhất là sự thay đổi và tác động của tiết khí trong năm đối với sản xuất, mùa màng và sự phát triển của con người.
Thời gian là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của cá nhân và xã hội. Thời gian là phương tiện để dựng lại và ghi chép quá khứ, dùng trong tổ chức sản xuất, quản lý xã hội, trong sinh hoạt văn hoá và giao tiếp xã hội không chỉ hiện tại mà trong dự báo tương lai. Do vậy, nhận thức về thời gian là một trong những tri thức sớm nhất của loài người và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện.
Một khía cạnh độc đáo có tính đặc trưng nhất của thời gian, là sự tác động của nó đối với cuộc sống và hành động của từng người.
Cho đến nay, sự tác động trên nhiều phương diện của thời gian được các nhà khoa học phát hiện ra. Những khám phá này được giới nghiên cứu gọi là “nhịp sinh học”, đó là một trạng thái tinh thần, sức khoẻ của từng người có quan hệ mật thiết với sự thay đổi thời gian theo ngày, tháng, theo tuần và theo năm. Chẳng hạn, qua những nghiên cứu đặc biệt của mình, nhà nội tiết học Đan Mạch Hamburger đã cho biết, trong cơ thể mỗi người, mức nội tiết vỏ thượng thận là những chất điều chỉnh quan trọng nhất của nhiều quá trình trong cơ thể, luôn luôn thay đổi theo nhịp tuần lễ (7 ngày) một cách nghiêm ngặt. Con số 7 ngày trùng hợp với một tuần lễ, được nhân loại coi như một đơn vị thời gian mà các nhà nghiên cứu thường gọi là “con số 7 kỳ lạ” có nhiều điều bí ẩn. Hiện tượng kỳ lạ này được các nhà nghiên cứu làm như sau: chọn nhiều lần nhiều nhóm người và đề nghị họ gọi tên một con số bất kỳ từ 0 đến 9, kết quả phần lớn các trường hợp ấy, người ta đều chọn và gọi số 7. Gắn liền với con số 7, người ta còn đưa ra nhiều huyền hoặc, song thực tế lại phức tạp hơn nhiều khi bác lại những điều dị đoan về con số đó. Chẳng hạn, bảng thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác lập được rằng, giới hạn khả năng con người, xử lý được thông tin thường chỉ bó hẹp trong sự ghi nhớ 7 từ, hoặc 7 loại đồ vật hoặc 7 ký hiệu cần phải tái hiện nhớ lại từ một bản liệt kê dài những tín hiệu thông tin mà họ tiếp xúc.
Những hiện tượng xã hội dường như cũng gắn liền với dịp thời gian của một chu trình 7 ngày (tuần lễ). Theo một số nghiên cứu cách đã lâu, ở Anh và xử Uên, từ 1970-1976 và trong các năm của thập kỷ 80 thế kỷ XX, vào những ngày thứ Bảy và Chủ nhật thì số lần sinh đẻ ít hơn so với những ngày khác trong tuần lễ.
Nhịp điệu thời gian theo nhịp 7 ngày tác động tới vạn vật, con người … cho đến nay còn bí ẩn, và điều đó đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu còn tiến hành những nghiên cứu mới. Người ta còn thấy nhịp thời gian còn mang tính xã hội.
Chẳng hạn, nhịp thời gian trong tuần của các xí nghiệp công nghiệp tác động đến người làm việc như sau: thứ hai năng suất lao động tương đối thấp, thứ ba, thứ tư, thứ năm thì năng suất có tăng lên, thứ sáu và thứ bảy lại giảm. Đối với sự học tập của học sinh sinh viên cũng theo quy luật này.
Theo Dịch Lý Phương Đông, nam giới cử sau 7 năm (7 tuổi ta, 6 tuổi lịch Dương) và nữ giới sau 9 năm có sự thay đổi toàn diện cơ thể. Đối với nam giới 7 lần thay đổi tức 7×7 = 49 tuổi là lần thay đổi lớn nhất trong cuộc đời, nên năm này người ta hết sức giữ gìn.
Ảnh hưởng của hoạt động mặt trời qua mỗi ngày đối với hoạt động của con người, cũng được các nhà khoa học quan tâm.
Ngay từ năm 1934, hai nhà khoa học Mỹ là anh em ruột Dull đã ghi nhận được chu kỳ 27 ngày của tỷ lệ tử vong có liên quan đến cường độ hoạt động của mặt trời. Năm 1937, họ cho biết đường cong tỷ lệ tử vong ở các thành phố lớn của châu Âu biến đổi đồng bộ khớp với hoạt động mạnh ở mức cao nhất của mặt trời. Năm 1964, tại Budapet thủ đô Hungari, những vụ tự tử do tổ chức cấp cứu ghi nhận được, rất khớp với những biến đổi tình trạng điện tích của không khí theo nhịp 27 ngày dao động hoạt tính của mặt trời. Cũng tại nước này, từ năm 1963-1964 những bão táp địa từ do mặt trời gây nên, đã làm tai nạn giao thông trên đường tăng lên 101%. ở các hầm mỏ than vùng Rua của nước Đức, sự cố xảy ra nhiều nhất vào những ngày có hoạt tính mặt trời tăng. Như vậy, cường độ hoạt động của mặt trời qua các ngày là nguyên nhân gây ra các tai nạn và các vụ tự tử. Khi trên mặt trời có những vết sáng tạo ra trong khí quyển, các nhà nghiên cứu thấy hành vi ứng xử của con người chậm đi, thường mất bình tinh, cùng lúc xuất hiện những hành động sai trái dễ gây ra bạo lực và xung đột.
Như vậy, dường như có những ảnh hưởng của vũ trụ, của mặt trăng, mặt trời đến hành vi của con người. mặt khác cùng không thể phủ nhận sự tác động các vì tinh tú tới mọi sinh vật trên trái đất, trong đó có con người qua các ngày, tháng, năm.
Sự ảnh hưởng của mặt trời qua các ngày tác động đến con người, được nhà khoa học Liên Xô cũ nổi tiếng AL Trigiepxki (1897 1964) nghiên cứu rất chi tiết. Ông cho rằng, mọi sự phát triển của sinh vật, trong đó có con người đã diễn ra dưới tác động của vũ trụ, mà rõ nét nhất là mặt trời. Chu kỳ hoạt động của mặt trời có liên quan đến hàng loạt những hiện tượng trên trái đất như: bệnh dịch ở thực vật, động vật, các nan dịch lớn ở người… Theo nhà khoa học này, các trung tâm hoạt tính của mặt trời có thể tồn tại lâu tới vài tháng, khi mặt trời quay, các trung tầm hoạt tính này cứ 27 ngày đêm, lại qua kinh tuyến trung tâm của bán cầu hướng về trái đất. Các hiện tượng này thành chu trình là : 5 – 6 năm, 11 – 12 năm và có khi hàng thế kỷ.
Trong vòng ảnh hưởng các chu kỳ hoạt tính mặt trời trên, nhiều biến cố đã xảy ra trên trái đất. Chẳng hạn các nhà khoa học ở thành phố Tomxcơ của nước Nga đã tiến hành thống kê nghiên cứu những vụ trục trặc kỹ thuật của xe hơi, đã phát hiện các trường hợp tai nạn giao thông trong 7 năm (1958 - 1964) đều thấy vào các ngày đầu và sau những chớp sáng trên mặt trời. Ở những ngày như thế, số lượng tai nạn giao thông tăng gấp ô lần so với ngày yên tĩnh, tức là không có chớp sáng. Nếu theo quan điểm này, sẽ có ngày hung họa, mặt trời thường ngày của nhân loại đáng quý có lúc trở thành "hung thần". Các nhà khoa học phương Tây còn cho rằng, ở mỗi người căn cứ vào ngày sinh của họ tính đi đều có nhịp sinh học theo thời gian ngày, được chia thành 3 chu kỳ song hành là: chu kỳ thể lực 23 ngày liên tiếp, chu kỳ xúc cảm 28 ngày liên tiếp, chu kỳ trí tuệ 33 ngày liên tiếp. Trong mỗi chu kỳ, những ngày đầu của chu kỳ có lợi cho một người, nửa sau là bất lợi. Ở nửa sau mỗi chu kỳ, người ta đưa ra những ngày nguy hiểm. Ngày nguy hiểm với mức độ c àng cao, khi ở mỗi người nhịp vận động của 3 đường giao động trùng nhau. Ở những ngày này, những sự cố nguy hiểm dễ xảy ra nhất.
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏