📢 Bài mới

6/recent/ticker-posts

[PDF] Văn Hương Chánh Nhất Vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa - TẢI SÁCH PDF MIỄN PHÍ



Sách về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Đức Thần chủ Đạo Mẫu Việt Nam - xuất bản tại Sài Gòn năm 1964.
Vân tác y thường phong tác xa
Triêu du Đâu Suất mộ yên hà
Thế gian dục thức ngô danh tính
Nhất đại sơn nhân ngọc quýnh hoa
---------
SỰ THẬT VỀ CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH VÀ TỨ BẤT TỬ

...Trong 18 đời Vua Hùng, sở dĩ có 9 sự tích là bởi: Trong giai đoạn đó, thời nào có xảy ra sự kiện cần phải tích lũy lại cho mai sau thì gọi là sự tích. Các đời khác vốn không có tích sự gì, nên không đủ để lưu vào sử sách, vậy thôi. Ta gọi đó là kho tàng văn hóa dân tộc. Và dĩ nhiên, hễ đã là kho tàng, ắt phải có giá trị cho mai sau. Và những giá trị tiềm ẩn trong kho tàng văn hóa đó. Tôi sẽ sử dụng và trình ra cùng các bạn có những giá trị gì như sau:

Đời Hùng Vương Thứ 3 là sự tích Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Hai danh xưng "Đồng Tử" và "Tiên Dung", đã đủ để khẳng định đó chính là giống nòi của Thần Tiên rồi vậy. Đồng thời để khẳng định là hậu duệ của Thần Tổ Xi Vưu; Chữ Đồng Tử khi đấy cũng đã thể hiện có phép thuật đầy mình. Chỉ cần cắm cây gậy, đội chiếc nón lên trên là hóa thành cung điện ngay tức khắc. Và cũng trong một đêm, cung điện biến mất. Chữ Đồng Tử và Tiên Dung; Một gậy, một nón... về trời!

Dĩ nhiên, Chữ Đồng Tử nghiễm nhiên yên vị trên chiếc ghế đầu tiên trong Tứ Bất Tử của dân tộc Việt Nam trước hết.

Kế đến, trong đời Hùng Vương thứ 6. Cũng không chịu thua kém với ứng cử viên cho ghế Tứ Bất Tử đó là Thánh Gióng! Phù Đổng Thiên Vương cũng ngay lập tức; Ra roi giục ngựa mà lướt gió lên thiên cõi. Chiếc ghế thứ hai, có chủ.

Thấy chiếc ghế thứ ba chờ mãi vẫn chưa có ai được đề cử! Sơn Tinh sau khi diễn xong vở "Long Hổ Tranh Châu" cùng Thủy Tinh. Gửi lại cho con cháu mai sau biết huyệt mạch chính của dân tộc Việt. Liền cũng cưỡi mây mà kịp đến với chiếc ghế thứ ba đang chờ chủ... tọa.
(Bởi giá trị ý tiềm ẩn ở phía sau cái áo nghĩa này là: Chúa sơn lâm nơi núi rừng vốn là Hổ. tu luyện ngàn năm nên đắc Tinh mà hóa Thần. Và tên hiệu mới gọi là Thần Sơn Tinh. Vua biển cả lại là Rồng. Vẫn một nghĩa như thế, nên cũng được ám chỉ là Thần Thủy Tinh vậy. Và cả hai vị Thần này quyết diễn tích Tranh Mị Nương, quê ở "Phong Châu" mà ra thế: 
"Long Hổ Tranh Châu". Đó là nền tảng của văn hóa nơi đỉnh cao một cách tuyệt đối của dân tộc Việt từ ngàn xưa. Khó có ai có thể nhìn với tới cho được cả. Tất cả những tư duy nông cạn chớ có lạm bàn mà vọng ngôn đối với nền tảng văn hóa của giống nòi Thần Tiên).

Riêng chiếc ghế thứ tư trong Tứ Bất tử xem ra có phần lúng túng chung cho tất cả các học giả cũng như sử gia nói chung! Khi thì cho là Từ Đạo Hạnh, lúc lại nói rằng Nguyễn Minh Không! Lại còn thêm Trần Hưng Đạo mà không giải thích nguyên do!! Để rồi cuối cùng; Tiên Chúa Liễu Hạnh, yên vị nơi chiếc ghế cuối cùng sau 3 lần ra vào Thiên - Hạ - Giới, dễ như đi chợ!

Thật ra trong mô hình thiết kế nên tòa kiến trúc Tứ Bất Tử trên nền móng văn hóa của dân tộc Việt rất có nhiều sai sót!

Trong giai đoạn thứ nhất; Được tính trong thời kỳ Hùng Vương. Từ Chử Đồng Tử cho đến Sơn Tinh là triều đại cuối cùng. Ta thấy có ngay 3 ghế có chủ an tọa! Vẫn thiếu mất một vị!?
Sau đến, tính từ nhà Lý là do cột mốc thoát cảnh nô lệ mà định chủ quyền. Ta thấy xuất hiện liên tiếp lại có 3 nhân vật như: Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Trần Hưng Đạo làm đại diện! Nhưng vẫn khiếm một ghế!? Cuối cùng phải đợi tận đến Nhà Lê mới có Liễu Hạnh là đủ Đức độ để mà ngồi vào chiếc ghế cuối cùng cho đủ bộ Tứ Thánh.

Thế nhưng nếu xét trở ngược trở về quá khứ của giai đoạn của chu kỳ 2000 năm trước thì xem ra vẫn khiếm khuyết một ghế!? Và các nhà học giả lẫn sử gia tìm mọi cách bổ khuyết thêm... Như những gì tôi vừa trình bày ở trên.

Thật ra trật tự của mô hình văn hóa đó thể hiện sự tiềm ẩn phía sau như:

Trong mô hình Tứ Bất Tử của giai đoạn 2000 năm đầu với 3 vị thời Vua Hùng đó. Ta quên mất còn có Tiên Dung nữa! Bởi ngày đó cả hai vợ chồng. Bao gồm Đồng Tử và Tiên Nữ... người gậy, người nón cùng về trời chứ không riêng gì một Đồng Tử. Đó là hệ logic của văn hóa Tứ Bất Tử trong giai đoạn đầu.

Và ở giai đoạn thứ hai sau công nguyên. Ta có bộ 3 Thánh Tử như tôi vừa nêu bao gồm Đạo Hạnh, Minh Không và Hưng Đạo. Dĩ nhiên sự có mặt của Liễu Hạnh là vừa đẹp và đủ để được gọi là văn hóa nền tảng đối xứng.

Tuy nhiên, để tạo ra yếu tố liên kết nền tảng văn hóa xuyên suốt qua cả hai giai đoạn đó. Cho nên ta mới thấy công trình kiến trúc đó được gọt dũa lại như sau:

Do thời điểm ban đầu cũng đã tương đối bị thời gian xóa mờ đi giá trị trong lịch sử. Hơn nữa, Cột mốc để móc xích thứ hai kết nối thì không ai sáng giá hơn Hưng Đạo Đại Vương; Trần Quốc Tuấn. Và nghiễm nhiên Trần Hưng Đạo được chỉ định để ngồi thay vào chỗ của vị Thánh Tổ Chử Đồng Tử là hợp lệ. (Ấy là nghỉ Hưu, bạn đọc chớ có suy diễn là soán vị mà nguy). Dĩ nhiên, nếu một khi "Đức lang quân" có chống gậy về nghỉ Hưu thì; "Vị nương tử" cũng phải cắp nón theo chồng mà cùng theo về cõi hư vô thôi...

Điều này sẽ làm nổi bật nét bản sắc của bức tranh văn hóa Việt từ cội nguồn là: Văn hóa Thời Vua Hùng không phải gọi là Quan Lang! Mà phải là Quân Lang, hoặc Lang Quân mới đúng. Văn hóa đã bị xóa lạc mất dấu... "cái nón" lá ở chỗ này. Ý chỉ là người chồng trong văn hóa Văn Lang. Lang Quân còn có nghĩa là người Nam, con của Lạc Long Quân trong nước Văn Lang mà ra. Thế nên người Nữ là Mỵ Nương. Là "Nương Tử" của "Lang Quân". Và tất nhiên phải "nương" theo chồng mà cùng "đi, về" vậy.

Cho nên văn hóa dân tộc Việt có Tứ Bất Tử bao gồm:

Thánh Gióng ; Phù Đổng Thiên Vương.
Thần Sơn Tinh ; Tản Viên Sơn Vương.
Thánh Trần ; Hưng Đạo Đại Vương.
Tiên chúa ; Liễu Hạnh Tiên Chúa.

Đó chính là toàn cảnh của tòa kiến trúc văn hóa trong lịch sử của Dân Tộc Việt Nam hôm nay.

Nhất định, không bao giờ được suy tôn hoặc tranh cãi thiếu tư duy logic. Từ đó, dễ dẫn đến sai lạc cho những thế hệ mai sau là..., nguy cho văn hóa của dân tộc lắm vậy.
[Lược trích]

Tác giả: Phạm Hùng Sơn

Xem đầy đủ bài viết về Tứ Bất Tử của tác giả Phạm Hùng Sơn tại đây: https://www.dantocking.com/2020/05/ky-su-pham-hung-son-bai-26-y-chi-thoi.html






- Hỗ trợ Dân tộc King -

Đăng nhận xét

0 Nhận xét