Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa của Việt Nam và Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Việt Nam và Trung Quốc từ xưa đến nay. Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”. Có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Kinh Dịch từ xưa đến nay, không những ở Việt Nam mà ở Trung Quốc cũng chia thành 2 phe đối lập về sự tranh cãi này. Kinh Dịch là của người Việt hay của người Tàu vẫn còn là một câu hỏi lớn; ấy vậy mà có nhiều kẻ thân mang dòng máu Việt lại ngang nhiên kết luận Kinh Dịch là của Tàu, cho rằng người Việt đang nhận vơ. Vơ hay không thì chưa đầy 2 năm nữa sẽ rõ. Còn những kẻ chẳng có tí tìm hiểu nào về Kinh Dịch thì làm ơn "dựa cột mà nghe".
- Nguồn gốc thật sự của Kinh Dịch
Hiện nay có rất nhiều sách liên quan đến Kinh Dịch. Tuy nhiên để lựa chọn cuốn nào đáng đọc và nên đọc nhất, thì Dân tộc KING đã có chọn lọc 3 cuốn sách có thể nói là dễ tiếp cận nhất trong một rừng sách Kinh Dịch như hiện nay, cho những ai đang bước đầu nhập môn Kinh Dịch hoặc đã dụng Dịch lâu năm đều hữu ích. Kính mời quý bạn hữu cùng tham khảo:
Lưu ý: Dưới mỗi cuốn sách Dân tộc KING có để link đến những nhà cung cấp sách uy tín hiện nay. Nếu có nhu cầu, bạn hữu có thể mua để ủng hộ bản quyền tác giả nhé!.
1. Chu Dịch (Quốc Văn Chu Dịch diễn giải) - Sào Nam Phan Bội Châu
Đây là công trình biên khảo có giá trị lớn của Sào Nam Phan Bội Châu khi ông sống những ngày cuối đời trọng cảnh bị giam lỏng ở Bến Ngự (Huế) Ông đã không bỏ phí một khoảnh khắc thời gian nào để sống một cách có ích nhất. Ông đã dồn hết tâm sức nghiên cứ và giải thích những chân giá trị của Triết Học phương Đông cụ thể là Kinh Dich để cho con cháu mai sau. Nhiều người xem bộ Chu Dịch (Quốc văn Chu Dịch diễn giải) như là một thứ sách chỉ dung việc bói toán không có ích cho đời. Theo Huỳnh Thúc Kháng thì việc ra đời của quyển sách “không khác gì dọn gai gốc mà thấy đất bằng, vẹt mây mù mà thấy mặt trời, làm cho chân tướng của Triết Học Thánh hiền Đông phương bị che lấp mấy trăm đời, nay được bày tỏ một cách sáng suốt, giá trị của cuốn sách này không phải là ít.
2. Kinh Dịch trọn bộ - Ngô Tất Tố
Trong lĩnh vực khảo cứu, dịch thuật, Ngô Tất Tố là người có những công trình nghiêm túc, như bộ Việt Nam văn học (Tập I - Lý, Tập II - Trần), các bộ Hoàng Lê nhất thống chí, Đường Thi, Lão Tử, Mặc Tử, Kinh Dịch... đều được ông dịch và chú giải rõ ràng. Trong Kinh Dịch các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Địch, các triết lý nhân sinh trong Kinh dịch được Ngô Tất Tố trình bày một cách khách quan khoa học. Ông cho rằng, đây là một cuốn sách lạ trong văn học giới của nhân loại, là bộ sách cổ triết học phương Đông. Nhưng Kinh Dịch không như Kinh Thi, Kinh Thư; nó là thứ sách nói hết sự lý vô cùng, vô tận của thiên hạ đời sau, chỉ một hai chữ đã là một cái đạo lý...
Giới thiệu Kinh dịch của Ngô Tất Tố, chúng tôi mong cung cấp một cuốn sách khảo sát giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu, Hán, Đường... cũng đồng thời giúp các nhà nghiên cứu Hán Nho, bộ sách cổ xưa ẩn khuât bao niềm triết lý về tu, tề, trị, bình và cách xem hình tượng, chiêm đoán để tham khảo, ngẫm suy lẽ hay.
3. Kinh Dịch - Đạo của người quân tử - Nguyễn Hiến Lê
Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung, và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng, đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thế giới. Ở ta trước Cách Mạng Tháng Tám, Kinh Dịch đã được nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho. Lần này nhà xuất bản Văn Học trân trọng giới thiệu với độc giả, bản Kinh Dịch do Nguyễn Hiến Lê nghiên cứu và chú dịch.
Trong tất cả những bản Kinh Dịch chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, của Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Trinh, vân vân. chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê.
Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch, mà ông còn tham bác khá sâu, về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch, và qua đó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.
Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú, sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Về mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê lí giải khá thành công Kinh Dịch không thuần tuý là sách bói toán. Nó là một công trình khoa học đầy những ẩn số. Nhiều nhà bác học đang lần tìm ra những ẩn số ấy. Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm, một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng, đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.
Trên đây là 3 cuốn sách về Kinh Dịch mà Dân tộc KING tin rằng đủ để cho các học giả nghiên cứu và tham khảo. Không cần phải tìm thêm nhiều sách khác nữa. Chúc quý bạn hữu đạt được thành tựu to lớn khi nghiên cứu Kinh Dịch
Dân tộc KING kính... phím!
0 Nhận xét
⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏