Hầu hết chúng ta đều mặc định trong tư duy rằng, Phật giáo và Thiên Chúa giáo, là hai tôn giáo xuất sinh hoàn toàn độc lập, và không liên quan gì đến nhau. Đồng thời về hệ thống niềm tin tôn giáo, cũng có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, bất chấp nhiều hình thức khác biệt bên ngoài, vẫn luôn tồn tại rất nhiều điểm tương đồng lạ lùng bên trong, của cốt lõi giáo lý giữa hai tôn giáo này, mà không phải ai cũng nhìn ra.
Sơ lược về Đạo Phật
Phật giáo hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Ngày nay có tồn tại ba truyền thống Phật giáo chính ở trên thế giới. Phật giáo Nam truyền (Nam tông). Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông). Phật giáo Mật truyền (Mật tông).
Sơ lược về Đạo Chúa.
Côn giáo (Thiên Chúa giáo) do Đức Chúa Jésus Christ mở ra tại xứ Galilée nước Do Thái, dưới thời vua Hérode.
Đức Chúa Jésus khởi đầu giảng đạo vào năm Ngài 30 tuổi. Ngài thâu nhận 12 môn đệ, giảng đạo được 3 năm, bị Thầy Cả giáo phẩm đạo Do Thái tên là Cai-phe, hợp tác với chánh quyền thời đó là quan Tổng Đốc Pilate bắt giữ và giết chết Đức Chúa Jésus bằng cách đóng đinh tay và chân căng trên Thập tự giá.
Năm Đức Chúa Jésus giáng sinh được qui định làm năm khởi đầu cho kỷ nguyên Tây lịch (Dương lịch).
Đạo Thiên Chúa hình thành dựa trên cơ sở Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái. Đạo Thiên Chúa giữ nguyên phần Giáo lý cơ bản và tín điều của đạo Do Thái, nhìn nhận những điều chép trong Kinh Thánh Cựu Ước là đúng. Như thế, chúng ta có thể xem, Thiên Chúa giáo nối tiếp, chấn hưng và phát triển Do Thái giáo. Đó cũng là giao ước mới (Tân Ước), của Đức Chúa Trời dành cho loài người chúng ta, trước đó là giao ước cũ (Cựu Ước).
Những đặc điểm tương quan kì lạ giữa Đạo Phật và Đạo Chúa
Dường như, những hình thức đối lập bên ngoài của hai tôn giáo này, đã đánh lừa thế nhân chúng ta, suốt ngần ấy thời gian qua, khiến chúng ta không nhìn ra được chân lý thật sự. Bởi khi tìm hiểu, những mấu chốt trong giáo lý của cả hai tôn giáo này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra, những điểm giống nhau rất kỳ lạ, đến mức khiến chúng ta phải hoài nghi rằng, liệu đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là sự sắp đặt theo trật tự lạ lùng, mà Đấng Tạo Hóa đã định đặt nên. Qua tìm hiểu kinh sách, giáo lý từ cả hai tôn giáo, bỏ qua những tiểu tiết, chúng ta có thể đúc kết được những điểm giống nhau tổng thể, giữa cả hai tôn giáo như sau:
1. Phật dặn đồng nhất - Chúa dặn hòa hợp.
Phật Thích Ca đã cố gắng xóa bỏ, chế độ phân biệt giai cấp của Ấn Độ thời đó. Bởi Ngài quan niệm, vạn vật đều bình đẳng như nhau, bất kì ai cũng đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật. Như vậy là đồng nhất.
Chúa Giê Su phá hủy bức tường phân chia của thù nghịch. Xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc. Kinh Thánh chép rằng, tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, thành kiến và phân biệt đối xử, là sự sỉ nhục đến công việc của Chúa cứu thế, trên thập tự giá. Như vậy là hòa hợp.
2. Phật có 7 pháp liên hoa - Chúa có 7 phép bí tích.
Phật giáo có 7 Pháp Liên Hoa kinh, được xem là vua của các kinh điển Phật giáo. Thì bên Thiên Chúa giáo, cũng có 7 phép bí tích, được xem là phương tiện cứu rỗi cần thiết, mà mọi tín hữu đều mong đợi đón nhận.
3. Phật nhắc vòng luân hồi - Chúa nói vòng luân lý.
Phật nhắc cho chúng ta về nghiệp báo, sự luân hồi, theo quy luật nhân quả. Thì Chúa cũng dạy cho chúng ta về Luân lý, Luân lý là lề luật của Tự nhiên, của luật mới và luật cũ của Thiên Chúa, và luật này so với Luật Nhân Quả cũng chẳng hề khác biệt.
4. Phật Tam bảo - Chúa 3 Ngôi.
Tam bảo là Ba ngôi báu, ba cơ sở chính của Phật giáo, Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ, và những người bạn đồng học.
Ba Ngôi, theo giáo lý của hầu hết các giáo hội, thuộc cộng đồng Ki tô giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Như vậy, Tam bảo là 3 cơ sở chính của đạo Phật, thì Ba ngôi cũng là nền tảng của Đạo Chúa.
5. Phật vô biên - Chúa vô cùng.
Phật Pháp vô biên, nghĩa là Giáo pháp của đức Phật, rộng lớn như biển cả, không có bờ bến. Chúa vô cùng, nghĩa là tình yêu của Thiên Chúa, đối với con cái của Ngài là vô hạn, vô cùng, vô tận. Pháp Phật và tình yêu của Thiên Chúa đều bao la rộng lớn, vô cùng tận như nhau.
6. Phật có Tiểu thừa và Đại thừa - Chúa có Cựu Ước và Tân Ước.
Kinh Thánh có 2 phần cơ bản, là Cựu Ước và Tân Ước. Kinh Phật cũng có 2 phần cơ bản, là Tiểu Thừa và Đại thừa. Hệ Thống Giáo Lý Cựu Ước, tương ứng với giai đoạn TIỂU THỪA bên Phật Giáo. Hệ Thống Giáo Lý Tân Ước, tương ứng với giai đoạn Đại Thừa bên Phật Giáo.
7. Phật có Mẹ Quán Âm - Chúa có Mẹ Maria.
Đạo Phật có Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, được tín đồ Phật giáo bắc truyền tôn thờ. Còn tín đồ Phật giáo nguyên thủy, không tin vào sự hiện diện của Đức Quán Âm.
Đạo Chúa cũng có Đức Mẹ Maria, cộng đồng Công giáo đều tôn kính và dành cho bà các danh hiệu thiêng liêng như: Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, Ma ri a, Đức Bà,... Nhưng các hệ phái khác, ví dụ như Tin Lành, thì lại không nhìn nhận các danh hiệu này, họ chỉ xem bà là một người mẹ bình thường, gọi đơn giản là bà Mary, mẹ Giêsu. Như vậy, xét về tình cảnh của hai người mẹ nổi tiếng nhất của hai tôn giáo này, cũng không hề có sự khác biệt.
Ngoài ra, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy những điểm giống nhau cơ bản khác có thể kể đến như.
- Phật giáo và Thiên Chúa giáo, đều được sáng lập bởi một người Thầy tâm linh, và thu nhận môn đệ.
- Cả hai tôn giáo điều có hệ thống để hỗ trợ, truyền dạy giáo lý của mình cho mọi người như Tăng đoàn, nhà sư, tăng ni, bên Phật giáo. Và Linh mục, giám mục, bà xơ, bên Thiên Chúa giáo.
- Cả hai điều có ngày lễ chính. Ngày lễ Phật đản để mừng ngày sinh của Đức Phật. Lễ giáng sinh để mừng ngày sinh của Đức Giê-su.
- Cả Đức Chúa Giê-su và Đức Phật, đều cố gắng cải cách những thực tiễn xã hội. Chúa Giê-su Ki-tô chỉ trích những người cho vay tiền trong nhà thờ, sự phân biệt chủng tộc của người Do Thái. Đức Phật Thích Ca, chỉ trích hệ thống giai cấp, và nghi lễ hiến tế thần linh của người Bà la môn.
- Cả hai đều là người bình thường, giản dị. Đức Phật chấp nhận tất cả các giai cấp làm học trò của mình. Chúa Ki tô dạy giáo lý của Ngài, cho tất cả những người mà Ngài gặp.
- Ngũ giới của Phật giáo, (hình thức kiêng cữ, nói dối, trộm cắp, vô đạo đức, tình dục), được hầu hết các Ki tô hữu hoan nghênh.
- Cả hai tôn giáo đều nhấn mạnh đến cuộc sống đạo đức, từ bi, và tình yêu đối với người khác.
- Cả hai đều dạy cách vượt qua những thế lực thù hận, thông qua sức mạnh của tình yêu.
- Phật giáo và Thiên Chúa giáo, điều khuyến khích con người thực hiện các bước tâm linh, để cải thiện phúc lợi của họ. Những người đạo Thiên Chúa, thường xuyên đọc kinh thánh và cầu nguyện trong các bữa ăn của mình. Điều này cũng phổ biến trong Phật giáo bắc truyền, Phật tử cũng đọc kinh và niệm Phật hàng ngày.
- Cả hai tôn giáo đều có nơi tập trung, để mọi người đến cầu nguyện và phát triển tâm linh, như chùa chiềng, nhà thờ, tu viện,...
- Cả hai tôn giáo đều mong muốn sự hoàn hảo tinh thần, mặc dù họ có cách tiếp cận khác nhau.
- Cả hai tôn giáo, đều tìm cách vượt qua thế giới vật chất. Họ tin rằng hạnh phúc thực sự, sẽ thu được từ các giá trị tinh thần và ý thức tâm linh.
Kết luận
Đạo vốn vô hình, cho nên muốn trình bày bản thể Đạo, tất phải mượn hữu hình, để phô bày cái Dụng, mà thiệt hành cái Thể. Ví dụ ta có một tư tưởng, tư tưởng ấy vốn vô hình, muốn trình bày nó ra cho người ta biết, cần phải mượn văn chương là vật hữu hình. Vì lẽ đó mới phát sanh nhiều tôn giáo, là những cái Dụng của Đạo, như Phật giáo, Thiên Chúa Giáo, Tiên giáo, Hindu giáo, Nho giáo, vân vân. Mặc dầu các tôn giáo khác nhau về hình tượng, cách tổ chức và Lễ nghi tế tự, nhưng vẫn giống nhau ở chỗ, lấy từ bi bác ái mà dạy chúng sanh, lấy sự Chuyển mê khai ngộ làm tôn chỉ, lấy sự giải thoát luân hồi làm cứu cánh. Vậy nên có thể nói, các tôn giáo dù có khác biệt như thế nào, thì vẫn xuất phát từ một gốc Đạo Lý của Hóa Công mà ra. Xin nhắc lại. Phật dặn đồng nhất, Chúa dặn hòa hợp. Phật 7 pháp liên hoa, Chúa 7 phép bí tích. Phật nhắc vòng luân hồi, Chúa nói vòng luân lý. Phật Tam bảo, Chúa 3 Ngôi. Phật vô biên, Chúa vô cùng, vân vân. Chúa và Phật không có vị nào làm khác hay đối chọi gì với nhau, mà đều thể hiện một con đường như nhau cả. Chỉ có thiên hạ chúng ta, quả là đầy đố kỵ, khiến nên mờ lý trí mất hết cả rồi.
Dân tộc KING
1 Nhận xét
Chúa thì tin k cần dùng não, phật thì hãy hoài nghi dùng não chứng minh là thật hãy tin. Trái nhau 1 trời 1 vực. 1 bên ma quỷ gạ người, nhìn các đời giáo chủ sẽ thấy gian dâm tà mị giết chóc, 1 bên từ bi k giọt máu. Giống chỗ nào. Bọn giả nhân giả đức thì nói giống nhau.
Trả lờiXóa⛔️ Vui lòng để lại phản hồi nếu file sách bị lỗi, hoặc bình luận tên sách quý anh chị cần tìm. Dân tộc KING sẽ khắc phục file lỗi và cố gắng tìm sách giúp quý anh chị. Chân thành cảm ơn!
🙏🙏🙏